ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÂM SỰ của Ngài CHƯỞNG QUẢN HỘI THÁNH

(Ghi chép của người bạn thân trong một lần đến thăm)

Lê Thanh Nhă

 

       Chúng tôi nhận được bài viết từ một bạn đạo trong nước với ḍng chú thích: “Tôi có người bạn thân tên Lê Thanh Nhă. Anh Nhă là đàn em của anh Nguyễn Thành Tám, rất được anh ấy giúp đỡ và tâm sự. Anh Nhă có ghi lại cuộc nói chuyện của anh Tám trong một chuyến thăm và nhờ tôi gời đến Diễn Đàn”.

       Đọc xong bài này, tôi cảm thấy bùi ngùi. Một nỗi xót xa thương cảm từ đâu len lỏi vào  ḷng ḿnh cho một phận đời, một phận người…

       Độc giả có thể cho câu chuyện này là một hư cấu của tác giả Lê Thanh Nhă. Tùy! Nhưng với những người có chút kiến thức về cách cai trị người dân của những chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều tin câu chuyện này là có thật.

       Tôi tin đây là câu chuyện có thật. Chúng ta hăy nghe nỗi ḷng của một phận người thoạt nh́n tưởng như đang ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng không! Những xích xiềng trần thế đă trói chặt ông vào. Nh́n những sai trái của chính ông và những người theo ông, ông mướn la to lên, hét lớn lên rằng chúng ta đă sai rồi, chúng ta đă làm cho nền Đạo buổi Tam kỳ này thất pháp! Nhưng ông bất lực (hay không dám). Đời đă trói chặt ông rồi! Nỗi ḷng của ông là một tiếng kêu trầm thống đầy uất nghẹn!

        Tại phần cuối, tác giả Lê Thanh Nhă có một ước nguyện là “Cầu mong anh làm được một việc làm có ư nghĩa trong những ngày c̣n lại của cuộc đời. Chỉ có như vậy anh mới có thể thanh thản khi về diện kiến Đức Chí Tôn Từ Phụ hay ít bị ray rứt trước nghiệt Cảnh Đài xem lại hành tàng”. Nhân đây, xin mời độc giả cũng như ngài Thượng Tám Thanh đọc lại hai bài viết 1/Đức Lư sẽ dùng ngài đến giai đoạn nào? của tác giả Ngô văn Trí và 2/Đầu Sư Thượng Tám Thanh sẽ làm ǵ? của tác giả Nguyễn Minh Thiện được đăng trên Diễn Đàn Về Nguồn trước đây.

        Xin mượn hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu gởi đến độc giả và ngài Tám để kết thúc phần giới thiệu ngắn này:

                    Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

             Làm người như thế cũng phi anh hùng.

      Nhất Nguyên.

 o o o O o o o

 

       Tôi và Anh Tám (Nguyễn Thành Tám) là hai bạn chí thân. Tôi nhỏ hơn anh đến gần 10 tuổi. Anh xem tôi như một đứa em ruột thịt. Anh giúp đỡ và lo lắng cho tôi mọi thứ trong công việc và tâm tư t́nh cảm. Chúng tôi quen nhau khi cùng làm công quả chuyên môn văn pḥng với nhiệm vụ  Đầu Pḥng Văn. Tôi sau anh đến những ba khoá. Chúng tôi cùng được giáo huấn và  trưởng thành trong môi trường Đạo. Anh hành đạo siêng năng và tinh tấn, sau đó cầu phong Lễ Sanh và thăng phẩm lên đến Giáo Sư. C̣n tôi không tiến bộ bằng anh v́ gia cảnh có phần khó khăn nên măi vẫn là Đầu Pḥng Văn quèn. Nhưng anh lúc nào cũng quan tâm thương tôi.

       Anh Tám th́ tiến thân trên đường Đạo mạnh mẽ hơn. Sau ngày Đạo Lịnh 01 ra đời tôi về tu tại gia, anh Tám th́ vẫn tiếp tục. Hiện anh là Chưởng Quản Hội Thánh nắm hết cả cơ Đạo trong tay. Tôi rất ngưỡng mộ anh.

          Tôi đến thăm anh Tám tại Đầu Sư Đường sau kỳ lễ Phật Mẫu. Người gác cổng không cho vào nhưng tôi cứ cố vào đại. Nghe tiếng căi vă ngoài sân, Anh Tám bước ra nói: “ Cho anh ấy vào đi, bạn thân tao đấy”.
          Tôi theo anh Tám lên lầu. Anh chỉ vào bộ sa lông khảm xà cừ bảo tôi ngồi đó đi. Anh nói để tao lấy chai rượu Hennessy ḿnh nhâm nhi nhé. Tôi nói ừ cũng  được, bộ anh c̣n uống rượu được sao?
          Anh Tám đáp thỉnh thoảng mới uống thôi. Khi có bạn thân chí cốt như mày tao mới có hứng thú uống rượu.
          Tên tuỳ phái chạy đến giúp anh, anh ta xách chai rượu và mấy cái chung. Anh nói thôi khỏi, cháu ra ngoài chơi đi, đâu có ǵ nhiều đâu đừng bận tâm. Quay sang tôi anh nói tiếp: mày thỉnh thoảng ghé tao uống rượu nhé.
          Tôi cười nói cũng được. Nhưng ghé thăm anh khó quá. Phải qua mấy tầng bảo vệ. Muốn gặp cũng không phải dễ. Anh bây giờ sướng thiệt, như ông vua vậy. Có kẻ hầu người hạ tôi rất ngưỡng mộ anh.

          Anh Tám không thấy vui hay thỏa măn những ǵ mà tôi nói thật ḷng về sự ngưỡng mộ của tôi với anh. Anh nói: “Đứng bên ngoài ai cũng nhận xét tao như vậy. Mày là đứa em thân từ thuở nhỏ cũng không khác ǵ họ. Không hiểu được ư thích của tao ǵ cả.”

          Anh rót 2 chung rượu thơm nồng đưa tôi một chung và anh một chung. Anh nói: “ Nè cụng ly mừng bạn đến thăm nhé.” Tôi đón chung rượu trên tay anh và cụng vào ly anh đang cầm, rồi cả hai cùng đưa lên môi vui vẻ uống hết.


          Anh khà một tiếng rồi nói: “Tao giờ có ǵ sung sướng đâu mà mày ca tụng. Tao hiện đang sống đây như đang bị tù lỏng, không c̣n một chút tự do nào cho riêng ḿnh cả. Những người xung quanh tao vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cho tao đồng thời cũng làm nhiệm vụ khác.” Anh hạ giọng th́ thào nói lướt: “Là theo dơi xem tao làm ǵ và tiếp xúc với những ai!!”
          Rồi anh cất giọng: “Tao thèm cuộc sống tự do tự tại như mày. Tao thèm buổi ngồi cà phê tán gẫu với bạn bè mà nào có được.

          Làm Chưởng Quản Hội Thánh mà mọi quyết định của Hội Thánh tao nào có được ư kiến. Khi đưa đến tao là chuyện đă rồi. Tao có biết ǵ đâu. Chỉ làm một cái máy kư tên mà thôi.
          Hôm nay gặp mày tao được thư giăn đôi chút. Thôi ḿnh tranh thủ uống vài chung  rượu cho vui nhé.” 

          Sau khi đưa tôi chung thứ hai, anh nói: “ Trong nội ô Ṭa Thánh có khi nào tao đi được khắp mọi chỗ đâu, chỉ quanh quẩn con đường từ cửa 7 đến cửa Hoà Viện. Tức từ Đầu Sư Đường đến Báo Ân Từ rồi Đền Thánh. Tao muốn hít thở cái không khí trong lành dọc theo các hàng cây trên các đại lộ của nội ô cũng không thể đi được. Mỗi lần tao ra khỏi văn pḥng đều có rất đông người đi theo tao để bảo vệ. Tao không c̣n một chút thời gian nào riêng tư cho ḿnh cả.

          Ở tại văn pḥng th́ cô đơn ngột ngạt. Về tới nhà th́ cô đơn lạnh lẽo. Vợ không có, con một đứa th́ cũng đă chết rồi. Tao không biết tâm sự vui buồn với ai.
Mỗi khi bước vào Tịnh Tâm Điện gặp h́nh Tam Thánh kư Ḥa Ước với các ḍng chữ Thiên-Thượng Thiên-Hạ,  Bác-Ái  Công-B́nh tao thấy vô cùng hổ thẹn.”
Tôi hỏi sao hổ thẹn vậy anh?
          “Mày nghĩ coi, anh nói tiếp. Nhiệm vụ của tao là phải lèo lái nhơn sanh đi theo con đường ấy, tức trên thuận ḷng Trời dưới Thuận ḷng Nhơn Sanh, đem Bác Ái và Công B́nh đến cho mọi người trong Đạo lẫn ngoài Đời. Mà tao nào có làm được. Dưới quyền của tao, những bất công dẫy đầy. Ganh hiền ghét ngơ chực cắn xé nhau trong cửa Đạo nơi nào cũng có. Nơi đất Thái B́nh Cực Lạc từ xưa đến nay tiền bối để lại cho người Đạo quá cố gửi thân yên nghỉ. Chẳng những người Đạo mà người ngoài Đạo cũng cho gởi xác ở đây.

          Vậy mà một chuyện đau ḷng lại xảy ra trước mắt tao. Hôm đó tao theo đám tang, đưa con gái tao vào an táng trong Cực Lạc Thái B́nh. Buổi lễ hạ huyệt thật long trọng và êm ấm th́ cách đó chưa đầy trăm thước một quan tài của một vị đạo hữu nào đó bị bỏ phơi nắng. Tao hỏi kỹ lại  th́ được biết Ban quản lư Cực Lạc không cho chôn. Sao vậy? tao hỏi. Họ đáp v́ bọn này chống lịnh Hội Thánh. Tao nói, Đạo ta dụng bác ái công b́nh. Họ chống th́ họ không được cứu rỗi vậy thôi, sao phải ép họ phải tùng, lại c̣n hành hạ không cho họ một nơi an nghỉ? Họ cũng có lư do ǵ đó nên mới không nghe lịnh Hội Thánh, có ai t́m hiểu chưa?

          Tao rất sợ mỗi khi chầu lễ Đền Thánh v́ phải nh́n lên Thiên Nhăn Thầy trên quả càn khôn. Ánh mắt hiền từ nhưng h́nh phạt. Mỗi khi nh́n lên đó ḷng tao xao động không yên như bị một cuộc quở trách nặng nề vậy. Tao phải né qua bên khác.

          Mọi việc ai làm, ai quyết định, ai thi hành tao đâu được biết. Nhưng rốt cuộc tiếng oán tiếng than, tiếng nguyền rủa nhơn sanh thảy thảy đều trút tức giận lên vai tao. Cửa đạo mà sao lại gây thù chuốc oán đến như vậy ?
            Rồi đây đến ngày thoát xác về cơi hư linh, tao sẽ đối mặt với các Đấng và phải trả lời như thế nào về sự mất Thương Yêu  trong cửa đạo hiện nay? Tao tin trên đầu có thần linh. Tao rất sợ bị quả báo. Tao muốn buông tất cả để về tại gia tu tâm dưỡng tánh như mày và như các anh em hiện nay nhưng không thể nào làm được.
            Tao đeo phẩm tước này về Bạch Ngọc Kinh thấy xấu hổ vô cùng. Không có chút ǵ để gọi là hănh diện. Ngày xưa  Đức Lư Giáo Tông đă phong cho tao phẩm Giáo Sư. Tao vui mừng và trân trọng lo lập công cho tṛn với phẩm ấy. Tao đâu ham lên phẩm này chức nọ.
            Dầu là Giáo Sư hay Đầu Sư th́ hiện nay tao vẫn là phẩm lớn nhất trong Cửu Trùng Đài. Tao vẫn đủ tư cách để làm Chưởng Quản Hội Thánh. Người ta buộc tao phải thăng phẩm Đầu Sư nhưng lại không ai dám kư tên công nhận phẩm đó cho tao. Rốt cuộc th́ Đạo cấp Đầu Sư cho Nguyễn Thành Tám th́ do chính Đầu Sư Thượng Tám Thanh kư tên. Mày thấy có đáng nực cười hay không? Tao nghĩ nếu các đạo cấp mà tao kư với phẩm Giáo Sư không chừng giá trị c̣n cao hơn nhiều!!!”
            Anh Tám vói tay rót thêm 2 chung rượu đưa tôi một chung: “ Nào cụng ly! Uống cạn nhé!” Tôi liếc nh́n ánh mắt của anh long lên một tia sáng kỳ lạ, không phải tia hạnh phúc thoả măn hay vinh quang…

          “ Có một điều mày không thể tin được”- anh Tám nh́n tôi nói tiếp: “Những đứa do tao phong phẩm tước cho nó. Nó chỉ tỏ ra tôn trọng tao trước mặt, nhưng sau lưng tao  nó nói xấu đủ điều. Chúng tưởng tao không biết! Những ánh mắt của chúng nh́n tao đă giải thích cho tao là chúng đang phản bội sau lưng tao nếu tao không c̣n quyền.”

           “Sức khỏe tao đang xuống cấp. Tao muốn được b́nh yên nghỉ ngơi. Tao muốn giao lại toàn bộ quyền hành của Đạo hiện nay cho đứa nào có ham th́ cứ vào mà lănh.

          Từ khi anh Cải Trạng Lê Minh Khuyên qua đời, các Chức sắc Hiệp Thiên Đài vào tiếp tục công việc đă bầu lên một vị Chưởng Quản để gánh vác việc Đạo. Việc làm hết sức cần thiết và ôn hoà. Thế mà đứa nào ra lịnh tịch thu Vi Bằng rồi đóng cửa Văn Pḥng, đuổi hết Chức Sắc Hiệp Thiên Đài ra khỏi nội ô. Các anh em ấy vui vẻ đi ra không kháng cự. Rồi hậu quả đến, đại Hội Nhơn Sanh năm 2017 không có Chức Sắc Hiệp Thiên Đài chứng kiến. Khiến cho áo măo tao ban cho đám nhỏ năm 2017 bị dị nghị và xem thường thật tệ hại. Tao th́ mang tiếng chuyên quyền đóng cửa Hiệp Thiên Đài. Trong khi mọi việc đều do ai đó sắp xếp và thi hành. 

          Các phần hành chuyên môn của Hiệp Thiên Đài không c̣n ai phụ trách như chỉnh sát cúng phẩm; bồi tửu Hội Yến Diêu Tŕ Cung đều bị người của tao làm hết.
            Nay  lại sắp sửa đến kỳ Đại Hội Nhơn Sanh 2022. Tao lại phải đóng vai một kép hề lên chứng kiến cầu Phong, cầu Thăng ngoài Pháp Chánh Truyền như lời anh hai Khuyên đă nói khi Đại Hội 2012. Tao không thể làm khác. Tội nghiệp cho mấy đứa nhỏ ham chức quyền ham áo măo. Được thăng, được phong phẩm đứa nào cũng mừng rỡ hết! Ôi Thật là tội nghiệp. Áo măo và phẩm tước đó do tao phong th́ sao được thiêng liêng công nhận mà mừng chứ? Vào Đạo có lập thệ mọi người có bổn phận phải ǵn vậy mà không chịu ǵn lời Minh thệ, Những văn bản dù do tao kư ban hành nhưng tụi bây có quyền không chấp hành nếu thấy nó sai; đó là quyền của bây đó. Cái quan tài bị phơi nắng ngoài kia không chừng nó đă làm đúng trách nhiệm của một môn đệ. Có thể sau này về cơi hư linh chúng nó sẽ kiện cả thăy trong đó có tao.”


          Tôi liếc nh́n vào góc pḥng bên cạnh, thấy các em bảo vệ đứng đó thập tḥ, tôi khẽ khều tay Anh Tám chỉ, rồi khẻ nói: “Anh không sợ bọn họ sao mà nói nhiều vậy?”
          Anh Tám lắc đầu nói tiếp: “Đă quá bát tuần rồi tao c̣n ǵ nữa để mất mà sợ chứ? Cái tao sợ hiện nay là linh hồn của tao. Tao sẽ thọ tội trước Đức Lư Giáo Tông như thế nào?
          Vợ không có, con không có. Khi tao chết đi rồi tài sản tao bỏ lại cho ai?
Tao muốn giao toàn bộ tài sản ấy để làm phước thiện. May ra có được một chút công nào đó để chuộc tội hay chăng?
           Ôi thật là ngán ngẫm, thật là trớ trêu, thật là là ngang trái. Tao biết tội của tao đă làm lớn lắm. Tao đă làm cho cả Đạo buổi Tam Kỳ này bị thất pháp.

          Trước khi thoát xác, tao muốn sửa sai.
          Mấy triệu tín đồ, mấy ngh́n chức sắc đă tin tao nhận lănh phẩm tước để lập công. Do nơi tay tao mà họ tu hành ngoài Pháp Chánh Truyền, tao sợ lắm. Tao e không thể gánh nổi cái tội t́nh khủng khiếp ấy.
         Tao thật sự không muốn can dự vào việc làm phạm pháp trong Đạo nữa. Tao hối hận lắm. Tao muốn làm một điều ǵ đó để chuộc tội.
         Nhiều lần tao nằm chiêm bao thấy bị Đức Lư Giáo Tông buồn bă quở trách. Tao sợ quá chừng! Rất sợ!

          Hôm nay với tư cách một bằng hữu thân thiết, mày hăy làm chứng cho lời ăn năn sám hối thật ḷng của tao- người sắp sửa kết thúc cuộc đời. Tao rất cảm ơn mày. Nào cùng uống nhé.”


          Từ năy giờ ngồi yên nghe anh Tám tâm sự, Anh nói với tôi mà như đang than thở với chính ḿnh. Đến giờ tôi mới thấy được anh không có ǵ là vinh quang như tôi đă ngưỡng mộ. Tôi rất thương anh! Muốn mở lời chia sẻ và an ủi anh nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào, nên đành ngồi im. Tôi đóng nút chai rượu lại để báo hiệu thôi uống. Anh cũng không phản đối.  Tôi cố t́m được một ư hay nói thêm: “Dù sao th́ anh rất có công là đă tạo dựng được nhiều cơ sở thờ tự khắp nơi, mong rằng Đức Lư sẽ ân xá cho anh.”

          Tôi muốn đứng dậy tạm biệt anh ra về. Nhưng thấy vẻ mặt thiểu năo của anh, tôi không nỡ xa anh lúc này. Nhưng cũng không thể ở măi với anh được. Cầu mong anh làm được một việc làm có ư nghĩa trong những ngày c̣n lại của cuộc đời. Chỉ có như vậy anh mới có thể thanh thản khi về diện kiến Đức Chí Tôn Từ Phụ hay ít bị ray rứt trước nghiệt Cảnh Đài xem lại hành tàng.

Thánh địa tiết Trọng Thu năm Kỷ Hợi

LÊ THANH NHĂ.

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000