NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHỤC HƯNG HỘI THÁNH
Nguyễn thị Kim Liên
Bàng Luận:
Phục hưng Hội Thánh là vấn đề lớn của Đại Đạo. Đó là trách nhiệm
không của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn thể Chức
sắc, Chức việc và Đạo hữu. Nên tôi không dám lạm bàn. Với phận
nữ nhi ít học có suy nghĩ cạn hẹp chỉ t́m hiểu những chuyện vặt
vănh, nên không dám có ư kiến trực luận. Tôi muốn luận chuyện
bên lề nên gọi là bàng
luận (không phải bàn
luận).
Từ khi Đạo Cao Đài
của Chí Tôn bị canh cải đi ngoài giáo pháp chơn truyền, người
tín đồ tâm huyết với Đạo đều lo lắng muốn cho Đạo được sớm phục
hưng. Phương thức thực hành th́ mỗi người mỗi khác. Do sự không
giống nhau nên chư huynh-tỷ-đệ-muội lại bài bác nhau. Thậm chí
dùng cả những lời lẽ không đạo đức cho nhau. Điều mâu thuẫn này
càng lớn, th́ thiệt tḥi cho Đạo càng nhiều. Chỉ có một người
duy nhứt được hưởng lợi trọn vẹn là Ngư Ông. Sau khi đọc
các bài viết trên các trang mạng chánh luận, phiếm luận,
mạng xă hội, tôi h́nh dung được khái quát các phương cách mà các
huynh-tỷ theo đuổi. Xin tạm chia làm ba cách như sau:
1-/ Cách đ̣i Cơ ngơi và đ̣i tên Đạo đủ 10 chữ.
2-/ Cách đ̣i lập Hội Thánh mới để đảo chính Hội Thánh hiện tại.
3-/ Cách đ̣i Luật pháp Đạo được tôn trọng và thi hành.
Theo quan điểm cá nhân, tôi xin lần lượt phân tích từng cách một
với các ưu khuyết điểm của nó. Trong phần phân tích này tôi xin
giả định cả ba phương cách đều thành công có kết quả
tốt đẹp (không thất bại).
Trước khi vào phân tích tôi nhắc lại bài viết của đạo huynh Đoàn
Minh Thuỳ:
“Một câu
hỏi cho 5 triệu tín đồ: V́ sao huynh đệ đồng môn nghịch lẫn đến
nỗi xem nhau như kẻ thù".Trong
đó huynh Minh Thuỳ có phân tích chi li sự nghịch lẫn trong huynh
đệ là do người lănh đạo không tùng Pháp Chánh Truyền. Bài viết
này bị một nhóm nhỏ người phản kích dữ dội, thậm chí có những
comment lạc đề không hề b́nh luận đến nội dung của bài viết.
Người ta sĩ vả, nhục mạ khi gặp tên Đoàn Minh Thuỳ xuất hiện chứ
chưa đọc hết bài.. Nếu ai có nhă hứng muốn chứng minh sự thật
th́ vào facebook của Nguyễn Xuân Phúc sẽ rơ. Nơi đây tập trung
những cây bút (không nhiều) phản đối bằng những lời lẽ khó nghe.
Huynh Minh Thuỳ Đoàn đă im lặng không tranh luận với họ. Có lẽ
huynh Đoàn thấy vô ích? Nhưng với tư cách bạn đồng môn, Tôi thấy
hầu hết không suy nghĩ ư của Đoàn Minh Thùy muốn nói trong bài
viết. Tôi chia sẻ bài
“bàng luận” này, biết đâu nó có chút đóng góp hữu ích, đây cũng
là điều mong muốn mọi việc vui vẻ.
Hai ư chánh trong bài của Minh Thuỳ tập trung nhiều nhứt là:
1-“Chức
sắc Đạo không đ̣i hỏi uy quyền như một số người thường nhầm lẫn.
Không đ̣i hỏi cơ ngơi như một số người thường làm. Người Đạo chỉ
đ̣i hỏi luật pháp được tôn trọng, tuân hành. Một khi Pháp
Chánh Truyền được thi hành th́ tức khắc mọi mâu thuẫn trong
Đạo sẽ tự tiêu tan. Huynh đệ trên dưới được hoà ái không phân
biệt màu da,ngôn ngữ, dân tộc. Đó mới là đại đồng huynh đệ thật
sự.”
2-“Người
Đạo chơn chánh không phân biệt ai nắm quyền Hội Thánh. Ông Tám,
Ông Năm, Ông A, Ông X nào cũng được. Điều chính là Ông ấy phải
tôn trọng Pháp Chánh Truyền. Tôi xin nói rơ cho thiệt rơ thêm:
Dù cho một người đó thuộc cộng-sản, tư-bản hay hồi-giáo,
công-giáo hay cả I.S khi được Chí Tôn chọn làm Giáo Tông của Đạo
ta cũng cúi đầu tuân mạng điều cốt yếu là ông Giáo Tông đó phải
là người tùng Pháp chánh Truyền và Luật Pháp Đại
Đạo.”
Xét cho cùng lư th́ huynh Đoàn không đ̣i ǵ cho ḿnh mà đ̣i cho
cả nền Đại Đạo. Và tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng thiêng
liêng nên không kỳ thị một thiên mạng nào do Chí Tôn chọn làm
Giáo Tông Đại Đạo cho dù người đó là ai (Cộng-Sản, Tư-Bản,
Công-Giáo, Hồi-Giáo…). Tất cả mọi sắc dân đều là con cái của Chí
Tôn. Ngôi Giáo Tông phải do cả thế giới công cử trong hai phẩm
ứng cử là Đầu Sư và Chưởng Pháp. Pháp Chánh Truyền không qui
định phẩm Giáo Tông phải nhứt thiết là người Việt, nhưng Giáo
Tông phải là người biết trọn tùng Pháp Chánh Truyền. Ví dụ có 2
vị Đầu Sư dự cử Giáo Tông một người Việt, một Phi châu. Vị gốc
Phi biết tùng PCT c̣n vị gốc Việt th́ phá Pháp Chánh Truyền, bạn
và tôi sẽ dùng lá phiếu cho ai? Đây chắc hẳn là những điều mà
huynh Đoàn Minh Thuỳ muốn nói.
Trở lại phần phân tích, bạn và tôi cùng nhau bổ sung ư kiến t́m
cho hết cái hay và cái chưa hay của từng phương pháp.
1-/ Phương pháp đ̣i Cơ
ngơi và đ̣i tên Đạo đủ 10 chữ.
Như đă qui ước, dù các phương pháp phục hưng Hội Thánh đều rất
khó thực hiện nhưng ta tạm coi như đă vượt qua cái khó, đă thành
công để t́m hiểu thêm phần phải làm kế tiếp. Khi ta được trả lại
cơ ngơi và tên Đạo đủ 10 chữ, ta có lấy lại được chơn truyền của
Đạo không? Xin nói thêm, chơn truyền của Đạo được thể hiện qua
Pháp Chánh Truyền, Đạo Nghị Định và các Đạo Luật khác. Đó là về
phần Đạo. Về phần đời, khi muốn thực hiện những luật pháp của
Đạo ta phải tóm lược đầy đủ trong một văn bản tổng quát gọi là
Hiến Chương để tŕnh nhà nước công nhận. Đến đây ta thấy dù làm
chủ cơ ngơi, làm chủ tên Đạo do ta chọn nhưng chưa có sự công
nhận của nhà nước th́ coi như chưa đi được đến đâu. Chưa thể
chánh thức khởi động Đạo sự theo ư của ḿnh. Chúng ta c̣n phải
chờ thiện chí của nhà cầm quyền công nhận tất cả 100% những điều
ta ghi trong Hiến Chương. Lúc ấy ta chỉ có 50% hy vọng. Giả sử
nhà nước bác bỏ mà nói rằng đă cấp Hiến chương rồi th́ không thể
cấp thêm nữa. Hoặc yêu cầu ta chỉnh điều một số điều (thêm hoặc
bớt), ta sẽ chưa thể thực hiện chơn truyền trong Đạo.
Kết luận ư thứ nhứt: Đ̣i được cơ ngơi, đ̣i được tên Đạo chưa
chắc đă đ̣i được chơn truyền.
2-/ Cách đ̣i lập Hội Thánh mới để đảo chính Hội Thánh hiện tại.
Dùng chữ đảo chính là tôi muốn ám chỉ việc chiếm quyền Đạo ngoài
ư muốn của người đương quyền. Có thể bằng vũ lực, có thể bằng
thủ đoạn, có thể tạo áp lực ngoại vi…Chắc chắn phương cách này
làm nhân tâm bất an thậm chí gây rối loạn, có thể tâm và khẩu
đều không phục. Nên sẽ xảy ra một trường ngôn luận kiểu mới
không tránh khỏi. Khi đă thành công rồi th́ tân Hội Thánh đó
phải làm ǵ để điều hành cơ đạo? Có đủ người để bổ nhiệm các
chức danh từ trung ương đến địa phương không? V́ chuyện này phải
làm ngay không thể kéo dài để giữ cho nền Đạo được b́nh yên trật
tự. Đạo sự phát sinh mỗi ngày mỗi nơi đều có. Ai sẽ làm? Nhứt là
tang tế sự ai lo? v.v.
Vấn đề lớn cũng giống tương tự như cách thứ nhứt. Muốn áp dụng
được luật pháp chơn truyền vào cửa Đạo th́ phải được nhà nước
công nhận pháp nhân. Tất cả chương tŕnh và cách thức hành Đạo
phải được tóm lược thành văn bản gọi chung là Hiến Chương. Để
thực hiện các lớp chuyên môn đào tạo, để in ấn kinh sách, để lập
cơ quan phổ thông giáo lư v.v. tất cả đều phải tŕnh cho nhà cầm
quyền được biết. Trước đây cũng vậy Hội Thánh và chánh phủ Việt
Nam Cộng Ḥa cũng phải kư một thỏa ước như vậy hồi
năm Bính Thân. Tất cả các vấn đề như vậy đều cần sự tương
đắc Đạo Đời, cần nhứt thiện chí của nhà cầm quyền.
Kết luận ư thứ hai: cũng tương tự như ư thứ nhứt. Chiếm được Hội
Thánh chưa chắc thực hiện được chơn truyền.
Một vấn đề chung cho hai phương cách trên: Tân Hội Thánh sẽ đối
mặt với các vấn đề lớn:
- Ai sẽ thay mặt cho toàn Đạo để kư nhận các ngơi khi được bàn
giao? Chủ-trưởng Cữu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài hải ngoại? Đại
diện Khối Nhơn Sanh? Hay các Chức sắc thiên phong đă được công
cử trách nhiệm?
- Đối với toàn bộ những người do hoàn cảnh mà thất thệ phạm luật
đă qua (trong đó có cả phẩm tước lớn đời phong) phải xử trí thế
nào? Bỏ mặc không đếm xỉa tới hay vẫn phải lo cho họ?
- Các cơ sở vật chất của Đạo xuống cấp được sửa chữa và xây mới
khắp nơi như hiện nay là công của họ. Ta đ̣i cơ ngơi là đ̣i
những cái cũ đă bị chiếm hay đ̣i luôn cả cái mới?
- Những cái mới tạo tác tân Hội Thánh có trưng dụng để xài
không? Bồi hoàn thành quả?
Những bằng hữu chủ trương theo cách một và hai xin vui ḷng giúp
giải tỏa thắc mắc này của tiểu muội!
3-/ Cách đ̣i Luật pháp Đạo được tôn trọng và thi hành.
Cách này đă bị một số ít trích điểm. Tôi cũng xin đóng góp ư cho
đủ. Với cách này, điều cốt yếu mong muốn là Luật Pháp Đạo được
tôn trọng tuyệt đối. Không chia người đi sai và đi đúng luật ra
làm hai phe để khích bác lẫn nhau. Tất cả nhơn sanh là con cái
của Chí Tôn; tất cả nhơn sanh có nhập môn đều là môn đệ của Chí
Tôn. Chí Tôn đă thương bao la, không lẽ Hội Thánh h́nh thể của
Người lại phân chia thành nhóm thành phe? (phe sai, phe đúng) Dĩ
nhiên là luật thương yêu phải được thể hiện
công b́nh. Đảm bảo sự
công b́nh là luật pháp. Khi tôn trọng luật pháp, Đạo được ḥa
b́nh nhơn sanh yên tâm lập công bồi đức. Một khi đ̣i luật pháp
tôn trọng th́ Hội Thánh không đối mặt với các khó khăn của cách
một và hai. Tất cả tài sản cơ ngơi vật chất đều là chung của
nhơn sanh để phục vụ cho cả nhơn sanh. Những người vi phạm pháp
luật trước đây họ sẽ tự định phận theo luật Đạo mà ăn năn sám
hối. Khi về cơi thiêng liêng, theo muội t́m hiểu cũng chính ḿnh
làm ṭa xử ḿnh chứ không ai xử. Có nhiều người v́ ảnh hưởng của
luật pháp hồi nhị kỳ luôn nói ai làm trật th́ thiêng liêng xử
họ, thật không phải vậy. Sao ta có thể tạo điều kiện xét ḿnh
trước khi thoát xác. Chữ
“sai” cũng phải được hiểu cho chính xác chứ không phải nói
chung chung. “sai”
là sai với cái ǵ? Trong Đạo ta phải hiểu sai với Pháp Luật Đạo.
Người không làm giống ư ḿnh có thể ḿnh sai, có thể người sai.
Ta sai ta sửa. Người sai, ta giúp họ sửa, đâu cần nặng lời. Làm
sai luật dù có công mà chẳng được thưởng.(TNHT)
Dĩ nhiên cả ba cách làm, tất cả đều cần thiết phải cần có thiện
chí của nhà cầm quyền đất nước. Muốn có được thiện chí ấy, tại
sao ta không lấy thương yêu ḥa hoăn mà đối đăi nhau. Việc chỉ
trích, đổ lỗi, buộc tội cũng không thay đổi được thái độ của
chánh quyền mà c̣n gây thêm ác cảm. Chỉ có cách ôn ḥa là khả
thi. Một vài trang mạng trích điểm cho việc kiến nghị xin nhà
nước việc này việc nọ là mất mặt, mất thể thống Chức sắc.v.v.
Các Chức sắc không cần chi cho cá nhân mà cần cho nền Đại Đạo
được đúng luật pháp dù có phải hy sinh tinh thần vất chất sức
khỏe.
Kiến nghị với nhà nước tạo được hai mặt cứng và mềm hỗ tương.
Theo nguyên lư của Đạo phải có âm-dương, cương-nhu, hồng oai và
hồng từ. Kiến nghị với nhà nước để bày tỏ quyết tâm ôn ḥa một
cách cứng rắn. Đó là cách đấu tranh bất bạo động mà Đức Hộ Pháp
đă dạy. Mặt khác các kiến nghị ngày nay được công khai lên dư
luận ai cũng thấy. Nó giúp cho nhơn sanh khi thấy được th́ tự
ḿnh có cách xử lư riêng cho ḿnh. Hoặc là không hợp tác với
người phạm pháp luật mà về lo lập đức cứu khổ. Hoặc là đă thấy
sai mà c̣n đi lún đi càng th́ đó là duyên số họ muốn vậy. Khi
đóng nắp quan tài nạp bài kiểm tra cho Chí Tôn họ đă thu hoạch
được ǵ th́ họ đă hiểu trước ( ư từ bài
Bản
thu hoạch thứ hai trên D.Đ.V.N). Đó là những cá nhân
tội nghiệp, ta nên thương họ hơn là ghét bỏ họ. Hội Thánh ngoài
giáo pháp chơn truyền c̣n đất đứng là do những người này nuôi
sống. Một ngày nào cả nhơn sanh thấy được sự vi phạm pháp luật
mà không tùng theo th́ Hội Thánh ngoài pháp luật không c̣n đất
sống tự động tan ră. Đó
là bất chiến tự nhiên thành.
Với các ư kiến phân tích như trên, chắc cũng c̣n nhiều điều chưa
nói hết, kính mong chư huynh đệ góp ư thêm. Có một điều, Muội
mong muốn là dù đi cách nào nhưng tất cả đều chung một mục đích
Phục Hưng Hội Thánh. V́ vậy, ta có thể cố gắng thực hiện cách
ḿnh thích mà không nên nồi da xáo thịt xâu xé cho t́nh huynh
nghĩa đệ bị tan ra manh mún. Nếu kiên quyết không đi cùng, ta có
thể minh định bằng văn bản như Bàn Tri Sự Hương Đạo Florida đă
làm với (…). Đấy là cách đường ai nấy theo đuổi.
Kính chúc sức khỏe toàn thể chư Chức Sắc và đồng đạo.
Thánh địa, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Nguyễn Thị Kim Liên