VỀ “CHƯƠNG TR̀NH HIẾN PHÁP”
TRONG CHÂU TRI SỐ 15
Nhất Nguyên Huỳnh văn Mười.
Trong Châu Tri số 15 được ngài Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt
kư ngày 18 tháng 4 năm 1931 có trích lục Vi Bằng về Chương Tŕnh
Hiến Pháp, cũng như đề cập về vấn đề cầu cơ rồi từ đó in ra
thánh ngôn, kinh sách không tùng qua mạng lịnh của Hội Thánh Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong bối cảnh sau khi có lịnh của Đức Chí Tôn
cho “ngưng cơ bút phổ độ” theo Thánh giáo của Đức Chí Tôn
đêm 1 tháng 6 năm 1927 (TNHH 2).
Rồi chỉ trong ṿng 4 tháng sau đó, ngày tháng 10 năm 1927
Đức Chí Tôn có giáng cơ than: “… kỳ ngưng cơ phổ độ cho đến
nay, chưa được bao lâu, mà nền Đạo xảy ra lắm điều trắc trở…”
(TNHT 2).
Trong
bối cảnh như thế, một cuộc họp tại Ṭa Thánh Tây Ninh ngày 28
tháng 8 năm 1928 về “Chương Tŕnh Hiến Pháp”, mà Vi Bằng
được ngài Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt trích lục lại và cho
công bố trong Châu Tri số 15. (Xem thêm trong quyển Tiểu sử Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt)
Xin
trích ra đây Vi Bằng của Chương Tŕnh Hiến Pháp tại Chương Thứ
V: Điều 22, Điều 23 và Điều 24 (trích trong Châu Tri số 15):
Ṭa Thánh Tây Ninh, le 28 Aout 1928
VI BẰNG
Chiều ngày 14 tháng 7 Annam, năm Mậu Th́n, y theo tờ mời nhóm
của Hiệp Lư "Cửu Trùng Đài", các Quản Lư "Cửu Viện" tựu tại Ṭa
Thánh hồi 7 giờ tối với các Chức Sắc Thiên Phong có mặt kể ra
sau này:
Ông Phối Sư Thái Ca Thanh đọc chương tŕnh Hiến Pháp.
CHƯƠNG TR̀NH HIẾN PHÁP
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CHƯƠNG THỨ V
Điều thứ 22:
-Nghiêm cấm trong Đạo không ai đặng lấy danh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHĂN mà đề vào b́a Kinh sách, Bố cáo,
vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát
không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có tŕnh ban kiểm
duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.
Điều thứ 23:
-Ai phạm nhằm hai điều lệ trên đây th́ các Kinh sách, Tượng ấy
phải đem nạp cho Tổng Lư hủy bỏ. Người có lỗi ấy sẽ giao về B́nh
Viện phân đoán, chiếu theo điều lệ thứ 9 (Chương III)
Thảng như người ngoại Đạo mà phạm nhằm điều lệ thứ 22 th́ Quản
Lư Nội Viện chạy tờ Châu Tri cho Chư Đạo Hữu các nơi biết, mà
không dùng đến Kinh sách, Tượng in sái phép ấy.
Điều thứ 24:
-Kể từ ngày ban hành "Chương Tŕnh Hiến Pháp" duy có một ḿnh
Hội Thánh "Cửu Trùng Đài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu
"Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ".
Nhận xét:
A- VỀ CHƯƠNG TR̀NH HIẾN PHÁP
1/ Điều 22:
(1) Từ ngữ sử dụng rơ ràng mà một em bé học hết lớp Ba
cũng có thể hiểu được: Những Kinh sách, Thánh tượng … không được
lấy danh Đại Đạo Tam Ky Phổ Độ mà đề vào b́a Kinh sách, Bố cáo,
… nếu chưa được Hội
Thánh kiểm duyệt. Nên nhớ, Điều 22 chỉ nhấn mạnh vào KINH SÁCH,
THÁNH TƯỢNG không được Hội Thánh kiểm duyệt (và ngược lại, nếu
được Hội Thánh kiểm duyệt, tức là tùng quyền Hội Thánh, th́
ĐƯỢC).
(2) Chỉ có từ “bố cáo” là loại từ Hán Việt được sử dụng ở
tiền bán thế kỷ 20. Nó có nghĩa là “loan tin khắp nơi cho mọi
người rơ”. Từ này nằm trong bối cảnh - như đă tŕnh bày phía
trên - dẫn đến sự ra đời
của Chương tŕnh Hiến pháp và Châu tri 15, th́ phải hiểu “Bố
Cáo” là những văn bản do những người không tùng quyền Hội Thánh
đă lấp lững cầu cơ rồi công bố ra.
C̣n nếu hiểu từ “Bố Cáo” này là những văn bản do các cấp
hành chánh đạo trực thuộc giáo quyền Ṭa Thánh Tây Ninh ban hành
là cách hiểu lệch lạc, hiểu sai.
(3) Rơ ràng là những Văn bản trong hệ thống hành chánh
đạo trực thuộc Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ TTTN từ nhỏ nhứt
là Ấp Đạo đến Cửu Viện trung ương đều PHẢI GHI tiêu đề ĐĐTKPĐ
TTTN trên mỗi văn bản của ḿnh. Đây là hiểu biết tối thiểu của
một người làm công tác hành chánh đạo. Cần ǵ phải bàn cải, luận
biện.
(4) Thực vậy, từ khi Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được
thành lập cho tới nay th́ trong mọi văn bản hành chánh đạo các
cấp đều sử dụng đại tự này trên mỗi đầu văn bản. Chẳng lẽ các
Chức sắc Đại Thiên Phong cho đến Hội Thánh, cho đến các cấp hành
chánh đạo đă sai, đă không biết ḿnh sai!!! Chỉ có một vài cá
nhân, rất ít, trong hiện tại, khi thấy Điều 22 này, bằng một trí
năo mông muội nhưng đầy hoang tưởng lẫn tự cao tự đại, đă sửa
lại nề nếp văn thư hành chánh đạo của Hội Thánh từ xưa đến nay;
và cho rằng chỉ có họ là đúng. (Trời hỡi! Hội Thánh, gần cả trăm
năm nay kể từ khi có Chương Tŕnh Hiến Pháp 1928, đă sai và cho
đến bây giờ chỉ có vài kẻ hậu sinh này là đúng! Thật là tội lỗi
biết chừng nào!)
2/ Điều 23 & 24:
Chỉ nhấn mạnh đến việc in Kinh sách và Thánh tượng.
B- Châu Tri số 15:
Sau khi trích lục Vi Bằng Chương Tŕnh Hiến Pháp, th́ trong Châu
Tri 15, Ngài Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt có đưa ra một vài
nhận xét, xin trích nguyên văn:
(1) “Ngày nay, nhiều Chức Sắc Thiên Phong tự tôn, tự đại, chấp
bút cầu cơ rồi in Thánh Ngôn, Kinh sám, không màng, không do Hội
Thánh.
Như quyển Tu Chơn Thiệp Quyết, Thánh Giáo Chơn Truyền, Thánh
Ngôn về Chánh Tà Yếu Lư (Thánh Thất Bạc Liêu, Rạch Giá, Mỹ Tho)
cũng lấy danh Đ.Đ.T.K.P.Đ. để ngoài b́a cho Đạo Hữu Lưỡng Phái
và Nhơn sanh tin tưởng lầm của Đại Đạo Tam Kỳ nảy ra.
Nhiều vị cũng chấp bút, cầu cơ, phong Giáo Sư, Giáo Hữu, Lễ
Sanh, rồi sắm sắc phục và đi các nơi cho Đạo Hữu biết tước phẩm
ḿnh và khoe khoang chỉ cho người luyện Đạo, khoe ḿnh huyền
diệu, vân vân...”
(2)
Xin lưu ư:
Ṭa Thánh không nh́n nhận mấy quyển "TU CHƠN THIỆP QUYẾT, THÁNH
GIÁO CHƠN TRUYỀN, THÁNH NGÔN" của (Thánh Thất Bạc Liêu, Rạch
Giá, Mỹ Tho).
Ai không tuân th́ sẽ bị tội.
Rồi đây sẽ lọc lừa Thánh Thất không tùng Ṭa Thánh, th́ Ṭa
Thánh không nh́n Thánh Thất ấy là của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nảy
ra.
Xin Chư Hiền Hữu rán lập thế phát Châu Tri nầy ra cho nhiều cho
Chư Đạo Hữu lưỡng phái lăm tường”.
(hết trích)
Vậy là rơ rồi. Chương Tŕnh Hiến Pháp và Châu Tri 15 chỉ
nhắm vào những chức sắc cầu cơ rồi in Kinh sách, Thánh ngôn,
Bố cáo ... mà
không tùng Hội Thánh, không do mạng lịnh Hội Thánh. Chỉ vậy
thôi.
C- Kết Luận
(1) Sau khi có những ồn ào trên mạng về vấn đề “Nam mô…” mà tôi
đưa tin, th́ có một bằng hữu gọi cho tôi bảo rằng đừng phí thời
gian với một vài người như thế này v́ đa số đồng đạo chúng ta có
ai nghe theo họ đâu. Thưa vâng. Chỉ có một vài người nghe theo
họ thôi, nhưng tôi lại có nhiều thiện cảm với vài người này
thông qua những việc làm của họ v́ Đạo. Chẳng qua là họ không có
đủ điều kiện để nhận thức, phân tích vấn đề, không có điều kiện
và thời gian để nghiên cứu tài liệu mà chỉ nghe theo một, hai cá
nhân thiểu trí nhưng đầy hoang tưởng và ngă mạn nên mới ra nông
nỗi. Tôi viết là v́ một số ít người này, chớ không nhằm để tranh
biện với một hai cá nhân nọ.
Hy vọng các bạn đạo này, sau khi đọc bài viết này, có dịp
để b́nh tĩnh mà nh́n lại chính ḿnh. Đừng là cái bóng của người
khác. Hăy đi bằng chính đôi chân của ḿnh. Đừng giao phó danh dự
của ḿnh cho những kẻ thiểu trí nhưng đầy hoang tưởng và ngă
mạn, để tránh những việc làm “không giống ai” như cái
tiêu đề “Nam Mô” này. Đă vậy mà c̣n cố chấp, không nh́n nhận sự
thiếu hiểu biết của ḿnh để sửa sai lại c̣n biểu hiện cái cá
tính hẹp ḥi, nhỏ nhoi, trẻ con khi có ai chỉ ra cái sai của
ḿnh th́ phùng man trợn dọc, nhảy dựng lên như đĩa gặp phải vôi,
cứ ngồi đó mà lải nhăi tên tôi liên tục trên trang cá nhân của
anh ta. Nhưng cái bản tính nhỏ nhoi, trẻ con này của anh ta
không đáng để tôi quan tâm thêm nữa. Tôi chỉ thương cho vài bạn
đạo c̣n nhẹ dạ chấp nhận vai tṛ là cái bóng của anh ta mà thôi.
(2) C̣n cách tính niên đạo, th́ tôi đă phân tích rất rơ ràng
trong bài viết với tựa đề “Vài lời cùng hai ông Cao Việt và Công
Huy” được đăng trên trang Diễn Đàn Về Nguồn rồi. Đồng ư hay
không đồng ư là do sự nhận xét của từng người. Nếu có hứng thú,
xin mời đọc lại bài này
tại
đây.
Trân trọng,
Florida, ngày
9/12/2024
Nhất Nguyên Huỳnh
văn Mười