Vai Tṛ của Đạo
Cao Đài Trong Tương Lai
(Tham luận bài viết của một đạo trưởng)
Lê thị Minh Trang
Tiểu muội hân hạnh đọc được bài
“Năm
mới thử xét lại triết lư Cao Đài có phù hợp với thiên niên kỷ
này hay không” của tác giả Từ Chơn được đăng trên Diễn
đàn Về Nguồn của Hương Đạo Florida.
Có thể nói tiểu muội đọc đến vài chục lần nội dung ấy càng đọc
càng say mê và càng thấy đồng cảm với phần lớn nội dung của bài
viết.
Đạo-huynh Từ Chơn đă đưa ba vấn đề lớn về đạo Cao đài hiện nay
với tầm nh́n khá lạc quan như sau: đầu tiên nêu lên những
băn khoăn, sau đó những hạn chế, và đồng thời đưa ra được những
điểm mạnh của Đạo Cao Đài. Cuối cùng, kết luận: “Cũng chính
v́ điều đó mà triết lư dung hợp của Cao Đài vẫn c̣n phù hợp
trong thiên niên kỷ này và cả những thiên niên kỷ sắp tới nữa”
Tuy nhiên, sau nhiều lần đọc lại, mỗi lần phát hiện thêm một ư
mới. H́nh như nó c̣n thiếu thiếu cái ǵ và dư dư cái ǵ đó. Suy
nghĩ măi tiểu muội mới phát hiện chỗ thiếu và chỗ dư đó. Muội
nghĩ nếu đạo huynh viết thêm phần t́m hiểu nguyên nhân khách
quan và chủ quan đầy đủ đưa đến sự bất cập ấy và để xuất một
giải pháp khắc phục th́ bài viết sẽ hoàn hảo vô cùng.
Hôm nay trong tinh thần học hỏi và cầu tiến thắm t́nh huynh đệ,
tiểu muội xin phép đạo huynh Từ Chơn cho tham gia một chút ư mà
theo muội th́ sẽ làm cho bài viết của huynh vốn đầy đủ càng thêm
phong phú. Hỏi ư kiến như vậy, nhưng biết làm sao tŕnh tới
huynh để mong nhận sự cho phép? Thôi th́ mong huynh niệm t́nh
huynh muội bấy lâu mà không trách muội tiền trảm hậu tấu như
vậy. Xin đa tạ.
Trong bài viết hôm nay với tựa đề
Vai Tṛ của Đạo Cao Đài
Trong Tương Lai như đă nêu làm tựa bài, tiểu muội xin
mạng phép đi sâu vào hai ư căn bản mà tiểu muội đề cặp ở trên là
nguyên nhân và cách khắc
phục cho hoàn hảo, nội dung như sau:
Trước tiên tiểu muội biểu đồng t́nh với toàn bộ các băn khoăn
của đạo huynh đặt ra. Người tín đồ chân chính môn đệ của Đức Cao
Đài Ngọc Đế có tâm với Đạo ai cũng phải suy nghĩ như vậy.
Muốn có được những nguyên nhân tại sao có những bất cập tồn tại
để có hướng giải quyết khắc phục tiểu muội xin trích lại các sự
việc ấy theo nội dung bài viết của Từ Chơn:
1/- “Đạo này (ư nói Cao Đài) chẳng có triết lư ǵ cả, chỉ vay
mượn, chắp vá ý tưởng của những tôn giáo khác mà thôi.…” Để
cho vị khách quí ấy có nhận xét như thế là lỗi của chúng ta:
con cái của Đức Chí Tôn đă không nói rơ được triết lư cao cả của
Đại Từ Phụ.”
2/-“Chưa có đặc trưng nào của Cao Đài được chính thức giới thiệu
một cách có hệ thống bằng ngôn ngữ đương thời để cho
người học đạo dễ dàng t́m hiểu.”
3/- Chưa thấy có những ư tưởng đột phá có tầm mức quốc
tế. Đa số các tác giả viết về Cao Đài thường lập lại 100% thánh
ngôn, chứ không dám có những suy tưởng “vượt rào ngoạn mục”.
4-/Văn hóa Cao Đài dường như đứng yên không phát triển.
Chúng ta đều biết rằng ngoài kinh điển ra, luôn có một nền văn
hóa song hành với tôn giáo. Văn hóa này thể hiện qua cách diễn
giải, truyền bá triết lư của tôn giáo, và giúp đưa những nguyên
tắc sống theo đạo lư vào trong xă hội”
Nay tiểu muội xin mạng phép phân trần thêm như sau:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, gọi tắt là Đạo Cao Đài với tôn chỉ Tam
Giáo Qui Nguyên – Ngũ Chi Phục Nhứt. Với nhiệm vụ lớn lao và vô
cùng vĩ đại ấy, Đức Chí Tôn đă lập một nền tôn giáo mới giao cho
Hội Thánh do ngài thành lập với nội dung gồm các tinh hoa của
Tam Giáo theo phong cách văn minh và dân chủ tiên tiến không tôn
giáo nào trên thế giới có được.
Đầu tiên phải kể là một hệ thống Pháp và Luật hoàn hảo.
Sau đó đặt nền tảng đức tin trên sự tự giác chấp hành. Lấy
thương yêu để lập quyền, không lấy sức mạnh cưỡng bách chấp
hành. Cho nên luật pháp tuy vô cùng chặt chẽ, nhưng thi hành
pháp luật th́ vô cùng mềm dẻo đầy t́nh thương yêu, không có nhà
tù hay h́nh phạt thể xác con người được áp dụng.
Tiểu muội rất thông cảm với các băn khoăn mà tác giả đặt ra. Tuy
nhiên thay v́ t́m nguyên nhân khách quan và rơ ràng, tác giả quy
trách nhiệm những tồn tại này cho “là lỗi của chúng ta”.
Chúng ta ở đây tác giả muốn nói đến ai? Thế hệ trẻ Cao Đài
hay Hội Thánh Cao Đài?
Tiểu muội có đôi điều vụn vặt tham gia ư kiến của ḿnh như sau:
A- Tiểu muội đặc biệt suy nghĩ rất nhiều về ư
Văn Hóa Cao Đài.
Đây là vấn đề tồn tại theo Từ-Chơn tiên sinh đă đề cập
(vấn đề 4). Tiểu muội xin khép nép bày tỏ ư nghĩ chủ
quan của ḿnh mong Từ tiên-sinh cho phép.
Trước khi t́m hiểu Văn Hóa Cao Đài, thiết nghĩ chúng ta nên điểm
qua thế nào là Văn Hóa và một khái niệm khác tương tự với văn
hóa là Văn Hiến.
Hai từ Văn Hóa và Văn Hiến đôi khi được sử dụng lẫn lộn
với nhau. Nó giống nhau hay khác nhau?
Trong tiếng Anh, văn-hóa được hiểu là
Culture. Và
văn-hiến được hiểu là
Civilization.
Culture: theo Webster’s tự điển có nghĩa là: “The
ideas, customs, skills, arts etc of a given people in given
period”. (ư tưởng, phong tục, kỹ năng, nghệ thuật v.v. của một
người nhất định trong một thời kỳ nhất định).
Civilization:
theo Webster’s tự điển có nghĩa là: “Condition of being
civilized, social organization of a higher order, in which the
arts, sciences, government etc are developed” ( t́nh trạng trở
nên văn minh, tổ chức xă hội có trật tự cao hơn, trong đó nghệ
thuật, khoa học, chính phủ v.v. được phát triển).
Ta có thể hiểu tổng quát văn-hóa là nét đặc thù nổi bật của cá
nhân trong một giai đoạn nhất định. Một khi văn hóa được xă hội
chấp nhận và truyền thừa lại qua nhiều thế hệ (cả không gian và
thời gian) sẽ được xem là Văn Hiến.
Tham chiếu các ư nghĩa trên, liên hệ tới Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,
ta thấy đạo Cao Đài là một tôn giáo có văn-hiến (bậc trên của
văn-hóa). Tất cả đều được pháp chế hóa. Đây là trách nhiệm đă
làm và phải làm của Hội Thánh hữu h́nh được thiêng liêng chỉ
dạy.
Đạo Cao Đài tự bản thân đă có những nét văn hóa đi trước thời
đại nhiều thập kỷ nếu không nói là cả trăm năm. Văn hóa ấy đă đă
dần được chấp nhận như là nền Văn Hiến Việt. Cụ thể như:
-Văn hóa lập minh thệ
nhập môn cầu Đạo. Đây là nét văn hóa văn minh hàng đầu
của đạo Cao Đài đă có từ năm 1925 không tôn giáo nào có. Người
tín hữu nào cũng phải minh thệ ít nhất một lần. Mỗi khi lănh
trách nhiệm mới đều phải một lần nữa lập minh thệ. Trên
thế giới chỉ có các nguyên thủ quốc gia khi nhậm chức mới tuyên
thệ, Các vị quan đầu ngành lớn như thủ-tướng hay bộ-trưởng không
có. Tai sao gọi lập minh thệ là một nét văn hóa? V́ nó khởi
nguồn cho tinh thần thượng tôn pháp luật giữ ǵn trật tự kỷ
cương trong ư thức tự giác. Cho nên đạo Cao Đài không chủ trương
h́nh phạt thể xác.
-Văn hóa mặc quốc phục.
Các tôn giáo khác không có. Quốc phục là nét văn hóa truyền
thống được đạo Cao Đài ǵn giữ và lưu truyền. Chiếc áo dài trắng
của phái nữ Cao Đài đă có từ năm 1926, trước áo dài
trắng của nữ sinh mặc hiện nay. Quốc phục áo dài trở thành Đạo
phục của Cao Đài.
-Văn hóa thượng tôn
pháp luật trên kính dưới nhường, nếu có vi phạm th́ ăn
năn sám hối tự ḿnh định tội cho ḿnh.
“Hớn Lưu Khoan trách dân bồ-tiên thị nhục, Hạng Trọng Sơn
khiết tỷ ẵm mă đầu tiền". (TNHT) Nặng giáo dục nhẹ trừng
trị.
-Văn hóa tu học bằng tự
giác sau đó giác tha. Đây là một nét văn hóa chánh tín
không tôn giáo nào có được. Cầu xin tha giác là mê tín. Ngũ
nguyện của tín đồ Cao Đài không có lời nào nguyện xin riêng cho
ḿnh.
-Văn hóa chào hỏi xă
giao mang nét trung dung không lố bịch như khi hai người
đồng phái ôm nhau thắm thiết; không quỳ mọp với bề trên; không
hách dịch với người dưới, chấp hai tay vái chào chứ không vẩy
một tay như âu-mỹ. v.v.
Về trách nhiệm, Văn Hóa các cá nhân môn đệ của đức Cao Đài
phải thống nhứt, tuyệt đối tùng luật lệ ( lệ thành văn) của Hội
Thánh. Môn đệ của Chí Tôn không được tùy tiện phá rào một cách
tự ư. Tất cả việc cá nhân tự ư làm một việc ǵ đó khi chưa được
phép kể như là canh cải luật lệ, tức phạm lời minh thệ vậy.
Văn-hóa có thời gian hữu dụng ngắn cá biệt. Bản thân văn-hóa có
tốt cũng có xấu. Nếu văn-hóa tốt được xă hội công nhận hoặc tẩy
chay văn hóa không tốt. Văn-hiến th́ khác hơn, nó là ánh sáng
chói lóa được cả dân tộc lưu truyền trường cửu. Ta đă từng tự
hào Việt-nam có bốn ngh́n năm Văn Hiến.
Trong Thập Thủ Liên Hoàn của Diệu Vơ Tiên Ông giáng cơ cho đạo
Cao Đài (bài số 10) có câu:
“ Văn Hiến bốn
ngàn năm có sẵn,
Chi cần dị chủng đến dâng công!”
Văn-hiến của ta không nhờ học hỏi người ngoài.
Nền Văn Hiến của Việt
Nam hiện nay chỉ c̣n Cao-Đài là bảo tồn, ngoài ra hầu
như cả xă hội đương thời đă quay lưng hay giũ sạch. Nh́n bộ máy
cầm quyền hiện tại ta không t́m thấy cái nào là nét văn
hóa thừa kế đă có?
Tinh thần thượng tôn pháp luật của đạo Cao Đài là một di sản Văn
Hiến. Đạo Cao Đài c̣n bổ sung cho nền Văn Hiến Việt một nét mới
về tổ chức Hành Chánh Đạo với tam-quyền phân lập. Quyền lập pháp
( Quyền Vạn Linh) có ba cấp, Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng
Hội. Ngoài ra quyền này c̣n trên thuận thiên thời dưới thuận
nhơn ḥa. (Thiên Thượng – Thiên Hạ) không có một quốc gia văn
minh tiên tiến nào trên thế giới có được.
Tự giác tùng luật pháp của người tín hữu Cao Đài vừa là một hành
vi văn hóa tiên tiến mà cũng là một di sản Văn Hiến.
Quốc phục được đạo Cao Đài bảo tồn, chiếc áo dài việt là một di
sản của nền Văn Hiến. Chiếc áo dài trắng của nữ Đạo hữu Cao Đài
có trước từ năm 1926 chiếc áo dài trắng nữ sinh sau này mới có.
Nếu ai có đọc qua tác phẩm Tuấn Chàng Trai Nước Việt th́ rơ điều
này.
Nhân loại trên thế giới phải vươn ḿnh lên học hỏi văn hóa và
Văn Hiến Cao Đài bằng ngôn ngữ của Thánh Địa Việt nam. Chúng ta
phải tự hào về nó, chúng ta chắc chắn không có đủ thời gian để:
“nghiên cứu sâu rộng về các tôn giáo trên thế giới để nâng
cao sự hiểu biết lên tầm mức quốc tế” (Từ Chơn). v́ tất cả
được đức Cao Đài gom lại làm một.
Nhiệm vụ của con cái của Chí Tôn là truyền bá giáo lư Cao Đài ra
thế giới theo câu Thánh Ngôn
“..
Thầy hiệp các con lại
một nhà,
Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc”
(thi văn dạy Đạo) nên phải “phải học hỏi ngày càng nhiều để
có tŕnh độ văn hóa theo kịp với thời đại,” (Từ Chơn). Tôn
giáo Cao Đài hiện tại có mặt khắp nơi trên thế giới là hoàn cảnh
éo le của những người tha hương cầu thực nhen nhóm lại để giữ
đức tin, không phải do lịnh Hội Thánh truyền đạo phổ độ thế
giới. Đây là tự phát chứ không phải do mạng lịnh của Hội Thánh.
(nếu xét về khía cạnh luật pháp Đại Đạo, ở hải ngoại ngoài
các Chức Việc Bàn Tri Sự Hương Đạo được Pháp Chánh Truyền cho
phép thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp có mặt khắp nơi do đồng
đạo bầu lên, tất cả c̣n lại phải có lịnh Hội Thánh.Ta tự xét lấy
ḿnh xem có phạm đệ Bát Đạo Nghị Định không?).
Ta chưa thể tự hào Đạo đang truyền ra thế giới. Nếu khiên cưỡng
cho Cao Đài hải ngoại lănh lịnh Hội Thánh hiện tại truyền giáo
là một nỗi đau hơn là một vinh quang?
B- Vấn để số 3: “Chưa thấy có những ư tưởng
đột phá có tầm mức quốc tế. Đa số các tác giả viết về Cao Đài
thường lập lại 100% Thánh ngôn, chứ không dám có những suy tưởng
“vượt rào ngoạn mục” (Từ Chơn)
Tiểu muội nhớ một câu nói rất phổ thông của Phật Giáo (không rơ
xuất xứ) : “y kinh
diễn nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh diễn nghĩa tất đồng ma
thuyết”
Tiểu muội rất thấm thía câu nói này. Đạo Cao Đài tôn trọng nhứt
là chơn truyền, một dấu phẩy cũng không được thêm hay bớt, nếu
không dựa căn bản trên văn bản Luật pháp và Thánh Ngôn, tự ư
diễn dịch gọi là “vượt rào” có thể ta bị rơi vào t́nh trạng LY
KINH DIỄN NGHĨA không?
Như vậy nếu phán cho “Chưa thấy có những ư tưởng đột
phá có tầm mức quốc tế…” hay “..không dám có những suy
tưởng “vượt rào ngoạn mục” là một khiếm khuyết của chúng ta
e có quá khắt khe không?
C- Vấn đề số 2
: “Chưa có đặc trưng nào của Cao Đài được chính thức
giới thiệu một cách có hệ thống bằng ngôn ngữ đương thời để cho
người học Đạo dễ dàng t́m hiểu.” (Từ Chơn)
Tiểu muội thấy: ngôn ngữ Cao Đài là một ngôn ngữ thật giản dị và
b́nh dân nhứt ai đọc qua cũng hiểu. Kinh Sám Hội có câu:
“Lời kệ sám di truyền khuyến thiện,
Câu văn từ luận biện thật thà.
Chẳng dùng những tiếng sâu xa,
E không hiểu thấu diễn ra ích ǵ..?”
So với kinh sách Phạn-ngữ của Phật Giáo, Hán-ngữ của Nho và Lăo
Giáo, La tinh ngữ của Thánh Giáo Gia Tô , kinh điển Cao Đài là
dễ hiểu nhất. Đây là một ân huệ lớn lao của Chí Tôn ban cho dân
tộc Việt được dạy đạo bằng ngôn ngữ Việt, Các dân tộc khác trên
thế giới phải thiệt tḥi hơn khi học giáo lư Cao Đài bằng tiếng
Việt. Cái khó khăn ấy Chí Tôn đă lo rồi…
D- Vấn đề thứ 1 “Đạo này chẳng có triết lư
ǵ cả, chỉ vay mượn, chắp vá ý tưởng của những tôn giáo khác
mà thôi.…” …và cầu mong cộng đồng Cao Đài, những ai tự nhận ḿnh
có trách nhiệm với tiếng nói của Cao Đài, cùng những ai muốn lập
ngôn với Đức Chí Tôn, hăy suy gẫm về nhận xét này”(Từ Chơn).
Tiểu muội xin đóng góp một chút suy gẫm như sau:
1/- Vai tṛ và cái hay của tôn giáo nói chung và Đạo Cao Đài nói
riêng không phải đứng ra giải quyết các tranh chấp cho thế giới
hay các tranh chấp sắc tộc, tôn giáo cung cấp cho thế giới một
dụng cụ để ngăn ngừa các tranh chấp xảy ra.
2/- Triết lư Đạo Cao Đài nếu cho là vay mượn, chắp vá các ư
tưởng của những tôn giáo khác, có thể tưởng tượng như h́nh ảnh
một bệnh-viện đa-khoa, bệnh viện này trị được tất cả các loại
bệnh của đời. Triết lư của các tôn giáo khác như là một
bệnh-viện chuyên-khoa cổ truyền lâu năm. Một bệnh nhân khi đến
bệnh viện đa khoa Cao Đài sẽ được hội chẩn toàn diện. V́ vậy đến
đây không trị hết bệnh th́ không c̣n nơi nào có thể chữa khỏi.
3/- Một bệnh viện đa khoa không hẳn buộc phải có một phương pháp
điều trị hoàn toàn mới lạ, mà các bệnh viện chuyên khoa khác
không biết. Khác chăng là phác đồ điều trị. Phác đồ điều trị tốt
hay xấu tùy thuộc do khả năng và tay nghề của bác sĩ.
V́ vậy nhận xét cho rằng tôn giáo Cao Đài không có ǵ mới ngoài
giáo lư tam-giáo là cái nh́n của người chưa học đạo hay ngoại
đạo Cao Đài.
Tiểu muội xin lấy một ví dụ khác. Chắc chắn ai trong chúng ta
cũng được một lần nếm thử mật ong? Mật ong được tạo thành do các
ong thợ hút từ mật đủ loại hoa, hoa nhăn, hoa sim, hoa bưởi, hoa
tràm v.v. Nhưng mùi và vị của mật ong không phải là mùi hoa
nhăn, hoa sim, hoa bưởi hay hoa tràm, nó là mật ong hoàn toàn.
Các loài hoa ấy không có được nét độc đáo của sản phẩm do các
con ong tạo nên, đúng không?
Tôn chỉ, các nghi lễ cúng bái, giáo-lư đến luật-pháp, giáo-phẩm
giáo-phục của Cao Đài hoàn toàn là Cao Đài không điểm nào là của
Nho, Thích hay Đạo? Không có! Nó hoàn toàn là tinh chất của Cao
Đài, cũng tương tự như h́nh ảnh mật ong kia vậy.
Tính ưu việt của Cao Đài, các tôn giáo khác không thể có. Cao
Đài là một tôn giáo nhập thế để phổ độ. Người hành giả
ngoài tự-độ c̣n phải độ tha, phải đem cờ cứu khổ đến cho cả nhân
loại. Đức Chí Tôn lập đạo để cứu đời, chứ không phải lập đạo cho
đời cứu. Vậy mong rằng ai đó nh́n Cao Đài là một mớ chấp vá vay
mượn giáo lư hăy cố gắng đọc lại!
Phần trên là ta phân tích Triết Lư Cao Đài theo kinh điển. nên
tiểu muội luôn vững tâm không băn khoăn. Xin mượn câu tiên tri
của đức Thích Ca Mâu Ni:
“Đức Phật đáp cho ngài Ananda: “Ta chẳng phải vị Phật đầu
tiên, hay cuối cùng, ngày giờ đến, sẽ có một Đấng khác xuất hiện
cứu đời, một Đấng Chí Thánh, một Đấng Đại giác, cực kỳ cao
thượng, một Đấng dẫn đạo vô song, một Đấng chủ tể Thánh, Thần và
loài người, Đấng ấy sẽ truyền dạy các con một mối Đạo: Vinh diệu
buổi sơ khai, vinh diệu buổi thạnh hành, vinh diệu buổi kết
cuộc, Đấng ấy sẽ xướng xuất một đời sống đạo đức hoàn toàn thuần
khiết.(trích Giáo Lư Cao Đài). Như vậy triết lư Cao Đài măi
sáng chói không phải thiên niên kỷ này mà cả 700 thiên niên kỹ
nữa cũng c̣n vinh diệu.
Nhưng than ôi, trên bốn thập kỷ qua đạo Cao Đài của Chí
Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đă vô t́nh hay cố ư đi ngược lịch sử
trở về thời kỳ hoang dă. Lănh đạo Hội Thánh hiện tại đă từ chối
các nét văn hóa cơ bản thượng tôn pháp luật và bỏ luôn cả nền
văn hiến Cao Đài để chạy theo văn minh thế giới duy vật, làm cho
triết lư Cao Đài bị khuynh tả khuynh hữu nên không c̣n đủ sức tự
độ ḿnh chứ nói ǵ đến uy tín độ cả nhơn loại?
Đây chính là nguyên nhân làm cho Cao Đài phải bị lạc hậu với thế
giới như Từ tiên sinh đă viết.” Trong văn hóa, ngừng lại
không phát triển có nghĩa là lạc hậu, mà lạc hậu th́ không thể
thực hiện được nguyên tắc phổ độ của Cao Đài".
Đạo Cao Đài của Chí Tôn luôn đi trước thời đại, nhưng đạo Cao
Đài hiện tại đă chẳng những không cố đứng lại mà c̣n tự đi lùi
khiến cho sự lạc hậu phải gia tăng bội số. Trách nhiệm này không
phải của toàn thể chúng ta nói chung chung, phải quy trách nhiệm
cho Hội Thánh hiện tại.
Biện pháp khắc phục hiện nay không phải vươn lên học hỏi tôn
giáo thế giới để cầu toàn.
Yêu cầu cụ thể phải trả
lại văn-hóa và Văn Hiến vốn có của Đạo Cao Đài đă có từ thử.
Đó là đạo phải có tam
quyền phân lập và
quyền vạn linh ba cấp
đồng thời hiệp với Chí Linh.
Mỗi giai đoạn phổ độ, Thiên-thượng sẽ quyết sách vận trù phù hợp
theo câu kinh:
“
Hiệp vạn chủng nhứt môn
đồng mạch, Qui thiên lương quyết sách vận trù.(kinh
Phật Mẫu).
Thiên-thượng sẽ dạy cho thiên-hạ tức cho chúng sanh những điều
phải làm. Ta đă có ông thầy Trời lo sẳn, ta chỉ làm nhiệm vụ của
ḿnh theo luật pháp của Đạo là đủ.
Đến đây bài viết đă khá dài, nhưng những điều suy gẫm vẫn c̣n
chưa ghi hết xin hẹn một lần khác. Nhân dịp cuối năm Canh Tư,
thiên địa sập bước sang Tân Sửu, tiểu muội thành tâm cầu nguyện
hai đấng Phụ Mẫu Thiêng Liêng ban ân tứ phước cho toàn thể nhơn
loại được thạnh trị thái b́nh, thanh nhàn hạnh phước. Xin cảm ơn
và kính chúc đạo-huynh Từ Chơn được dồi dào sức khỏe để có thêm
nhiều bài viết hay cho Đạo.
Thánh địa, ngày 21 tháng 1 năm 2021.
Lê Thị Minh Trang