TẢN MẠN GIỮA CHỪNG XUÂN (!)
Dương Xuân Minh
Giữa chừng Xuân không phải Nửa Chừng Xuân là tác phẩm trong Tự
Lực Văn Đoàn đâu mà giữa chừng mùa xuân. C̣n Xuân nhưng hết tết.
Tiếp theo bài viết
Tản
Mạn Đầu Xuân của huynh Nguyễn Bàu Đồn. trong đó có nhiều ư
hay ngộ nghĩnh tô điểm cho nụ cười Xuân. Tôi xin nối “điêu” theo
huynh Bàu Đồn. Chắc không hấp dẫn như huynh ấy nhưng cũng gượng
cười cho qua hết đầu xuân.
1/- Hỏa mù đầu năm.
Sau ngày mồng chín tháng giêng vài ngày là lễ tấn phong lập thệ
cho các tân phàm. Ngày này người tín đồ về không bằng lễ Hội Yến
nhưng cũng về khá đông. Dĩ nhiên ai cũng thấy cái bảng hiệu mới
có tên Văn Pḥng Bảo Thế
Quyền Đầu Sư Cửu Trùng Đài đưa lên thay thế cho bảng cũ Hiệp
Thiên Đài vừa hạ xuống.
Kỳ đại lễ vía Chí Tôn đồng đạo phương xa về ai cũng chứng kiến
một vấn đề ngoạn mục về việc Văn pḥng Hiệp thiên Đài được gở
xuống thay vào đó bảng mới Văn Pḥng Bảo Thế Quyền Đầu Sư Cửu
Trùng Đài được thượng lên. Hai người bạn căi nhau về vấn đề này:
-Tại sao phải là văn pḥng Thời Quân Bảo Thế mà không phải Thời
Quân nào khác. Như Bảo Pháp hay Bảo Đạo?
-Tại sao phải quyền Đầu Sư Cửu Trùng Đài mà không phải là Đầu Sư
Chánh vị?
-Tại sao Đầu Sư không làm việc tại Đầu Sư Đường mà phải tại văn
pḥng Hiệp Thiên Đài?
-Tại sao lấy Đầu Sư giữa chừng mà không lấy Đầu Sư đầu tiên
Thượng Trung Nhựt,
hay Đầu Sư cuối cùng
Thượng Sáng Thanh?
-Nếu muốn mượn hơi hám và bóng dáng Hiệp Thiên Đài sao không lấy
tên văn pḥng Hiến Pháp Chưởng Quản... ôi thật khó hiểu.
- Không một ai giải mă coi lănh đạo Hội Thánh muốn ǵ khi làm
việc này. Tôi có hỏi một ông chức sắc cao cấp (xin giấu tên) Ông
ấy cũng trả lời không biết.
Ôi đúng là một trái mù
tung lên cho nhơn sanh rối loạn trí năo.
Đạo của ta là Đạo chân thật, Chí Tôn nói thế th́ sao quí ông
không nói chân thật cho nhơn sanh mà chơi tṛ ú tim chi vậy?
Tuy nhiên, chúng ta có thể lần lược loại trừ những trường hợp vô
lư để c̣n chừa lại một vấn đề gần hữu lư nhứt:
1-/ Muốn khôi phục lại quyền hành Đầu Sư? Vô lư. V́ Đầu sư đang
có hiện hữu.
2-/ Muốn khôi phục lại Hiệp Thiên Đài? Vô lư. V́ HTĐ đang có
nhiều chức sắc hiện tại và có công cử được vị Quyền Chưởng Quản.
3-/ Muốn dời chỗ làm việc mới
mượn ghế Bảo Thế cho ông Đầu Sư hiện hữu ngồi? Vô lư. V́
Ghế chưởng Quản Hội Thánh c̣n bự hơn nhiều.
4-/ Muốn tạo sẵn chỗ cho một vị Đầu Sư mới khác lên ngồi? Vô lư.
V́ Vị Đầu Sư chưởng quản Cửu Trùng Đài có Giáo Tông Đường. Đầu
Sư không chưởng quản th́ ngồi tại Đầu Sư Đường.
5-/ Sợ nhơn sanh nguyền rủa sao có văn pḥng Hiệp Thiên Đài mà
không có chức sắc HTĐ? Nên xóa sổ HTĐ rồi mượn hơi Bảo Thế coi
như c̣n một chút hương vị HTĐ? Có lư một tư.
6-/ Muốn biểu dương lấy nghĩa “Thế” tức đem đời vào
trị Đạo? Bảo Thế thuộc chi Thế Có lư hơn một tư.
2/- CÁ MÈ MỘT LỨA
Tết này về Thánh Địa. Xuống xe tại bến xe khách Long Hoa, Ḥa
Thành. Tôi phải nhờ xe ôm về cửa bảy nội ô ṭa thánh. Bác xe ôm
hỏi tôi: Cửa bảy cũ hay cửa bảy mới? Tôi ngạc nhiên: Sao kỳ vậy
bác. Hồi nào giờ cháu chỉ biết cửa bảy từ Đại Lộ B́nh Dương chạy
vô Đại lộ Phạm Hộ Pháp không hà. Bác xe ôm nói:
- Người ta dời cửa bảy về nơi khác rồi dời cửa năm về chỗ đó.
- Vậy sao? Từ thời Đức Hộ Pháp số năm không có cửa mà. Sao giờ
lại có?
- Ai mà biết được.
Bác vui vẻ nói thêm với tôi: 12 cửa vào nội ô đều đổi tên hết
rồi. cửa Ḥa Viện giờ là cửa 11.
- Theo cháu biết vào nội ô chỉ có 11 Cửa và một Cổng.
- Đúng vậy. nhưng bây giờ không c̣n cổng nữa mà 12 lối vào đều
gọi đồng cấp là cửa.
- Vậy Cổng Chánh Môn giờ xuống cấp thành một trong 12 cửa hả
bác?
- Đúng vậy cổng cháh môn là cửa số một đó.
Tôi chợt buồn trong ḷng.
Nhớ hồi đi học. Môn Anh văn dạy:
door và
gate khác nhau. Door
là cửa, c̣n gate là cổng.
Cửa lúc nào cũng nhỏ
hơn cổng. Trong
Gate (cổng thường)
lại c̣n có cấp độ main
gate (cổng chánh)
nữa.
Hiện nay lănh đạo Hội Thánh của Nguyễn Thành Tám Chưởng Quản
muốn xù hết không c̣n phân biệt lớn nhỏ chánh phụ hay chánh tà
ǵ hết sao?
Đúng là cá mè một lứa,
12 cửa đều bằng nhau. có nghĩa là đi đường nào cũng chánh môn
hết. Đi đường nào cũng đúng hết. Đây là ư đồ xóa hết luật pháp
chơn truyền trong ḷng người tín đồ hữu thệ.
Miền Tây, ngày 15 tháng Giêng năm Mậu Tuất.
Dương Xuân Minh