NHỮNG NGỘ NHẬN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
.
Nguyễn Chuyên Nghiệp
rong xă hội có biết bao chuyện vui buồn, những bi kịch xảy ra.
Trong đời thường, trong t́nh yêu, trong t́nh bạn, t́nh đồng môn,
trong thương trường, kể cả trên đường học Đạo đều có. Đó là sự
NGỘ NHẬN.
Ngộ nhận ở mức độ nhẹ th́ gây chia rẽ ly tán. Nặng th́ mâu thuẫn
thù hận đưa đến đối đầu hoặc chiến tranh. Cái hậu quả tai hại
nhứt của ngộ nhận là làm hỏng cả một cuộc đời, một lư tưởng do
đi lạc hướng không đến được mục đích.
Ngộ nhận là nh́n lầm, hiểu lầm, tin lầm… Nguyên nhân th́ rất
nhiều.Có khách quan vô t́nh, cũng có chủ quan cố ư…
Trong nền Đại Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng có những ngộ nhận
như vậy.
Người tín hữu Cao Đài chân chính biết khôn ngoan lèo lái theo
Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh không cho các ngộ nhận xảy
ra; hoặc nếu đă xảy ra cố tránh khỏi mâu thuẫn bất lợi.
Đây là một chủ đề quá lớn. Trong phạm vi một bài luận ngắn không
thể nào nói hết những chi tiết ngộ nhận. Với phương tiện hạn chế
về tài liệu và hạn hẹp về khả năng chắc chắn phần tŕnh bày có
phần đơn sơ và thiếu sót. Mong quư đồng Đạo góp ư bổ sung cho
hoàn hảo.
*** Sau đây là những ngộ nhận mà người tín hữu Cao Đài đương
thời hay gặp và không phân biệt được đâu là thật và không thật:
1. Đức CHÍ TÔN không lập nhiều phái Cao Đài.
Mọi người thường nghe câu nói lạ này, nhưng nghe măi cũng quen
tai sau cùng tin thật: Chí Tôn lập nhiều phái Cao Đài để phổ độ,
sau sẽ gom lại thống nhất các Phái.
Sự thật không phải vậy.
Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Qui Nguyên Tam Giáo và Hiệp
Nhứt Ngũ Chi. Qui Nguyên
và Qui Nhứt không có nghĩa giống nhau. hai chữ ấy có ư nghĩa
khác nhau rất xa.
Qui Nguyên là đưa trở về cái gốc chính xác của nguyên thủy; Qui
Nhứt là gom nhiều mối lại làm một mối. Qui Nguyên Tam Giáo không
phải là Qui Nhứt Tam Giáo. Trong Đạo Cao Đài không có chuyện gom
ba Tôn Giáo Nho, Thích, Đạo làm một. Nghi thức vẫn c̣n thờ đầy
đủ Tam Tông Chơn Giáo của Nhị Kỳ Phổ Độ gồm Thích Ca, Lăo Tử và
Khổng Tử. Trong Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn vẫn lập đủ Tam Trấn
thay cho Tam Giáo là Nhứt Trấn Oai Nghiêm Lư Thái Bạch, Nhị Trấn
Oai Nghiêm Quan Âm Như Lai, Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh Đế
Quân.
Người tín hữu Cao Đài phải thực hiện, Tam Qui Ngũ Giới của Phật
Giáo, Tam Bửu Ngũ Hành của Tiên Giáo, Tam Cang Ngũ Thường của
Nho Giáo.
Toàn bộ những lư thuyết vừa tŕnh bày, có một số tác giả
do cố ư hay hiểu không đến nơi đến chốn mới hiểu chữ "Qui Nguyên
Tam Giáo" thành "Qui Nhứt Tam Giáo". Sau một thời gian diễn dịch
như vậy, đến giai đoạn sau từ "Qui Nhứt Tam Giáo" diễn thêm
thành "Qui Nhứt các Phái Cao Đài" làm một, hay thống nhất các
phái Cao Đài v.v. Thế hệ đầu cố giải thích như vậy, thế kế tiếp
cứ coi đó là chân lư không t́m hiểu đến nơi đến chốn không dám
có ư kiến ngược lại. Cho đến ngày ngay, tâm lư của tín hữu ở các
Phái Cao Đài đều hiểu và tin các phái Cao Đài do một ḿnh Chí
Tôn lập ra cho dễ phổ độ sau này sẽ gom lại.
Tâm lư người tín hữu các Chi Phái Cao Đài đều giải thích như vậy
và luôn mong mỏi ngày qui nhứt này. Thời gian qui nhứt không
thấy gần mà ngày càng xa thêm v́ những bất đồng. Bất đồng về
luật pháp, về phẩm tước kể cả giáo lư cũng không giống.
Các Phái Cao Đài đều coi trọng Đức Lư giáo Tông chấp nhận Ngài
là Giáo Tông, nhưng lại nặng lời với Đạo Nghị Định Thứ Tám do
Đức Lư Giáo Tông kư tên cùng với Đức Hộ Pháp. Có nhiều lần
Hội Thánh có hội nghị với các phái Cao Đài để thống nhất nhưng
tất cả đều thất bại.
Có thể chứng minh thuyết phục
nhứt bằng Đạo Nghị Định
Thứ Tám. Cả Giáo Tông và Hộ Pháp cùng kư chung một văn bản
th́ bằng quyền Chí Tôn tại thế. Quyền Chí Tôn trong Đệ Bát đạo
Nghị định không công nhận Các chi phái Cao Đài như sau:
“Những Chi phái nào do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập
thành mà không do mạng lịnh của Hội Thánh th́ cả chúng sanh
chẳng đặng nh́n nhận là của Thầy mà phải định quyết là Bàng Môn
Tả Đạo”
2. "Chưởng Quản Hội Thánh" không phải chưởng quản cả nền
Đại Đạo.
Sau khi Hiến Chương 1997 sửa đổi lần hai (2007), danh từ CHƯỞNG
QUẢN HỘI THÁNH ra đời. Với lời giải thích lệch lạc làm cho ai
cũng tin tưởng rằng chưởng quản Hội Thánh người là nắm cả nền
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Đức Chí Tôn lập.
Nhưng thực ra không phải vậy.
Hội-Thánh là một trong ba hội lập quyền Vạn Linh. Trên Hội-Thánh
có Thượng-Hội. Dưới Hội-Thánh có Hội Nhơn-Sanh.
"Chưởng Quản Hội Thánh" là một danh từ mới đặt ra sau này
thay cho danh từ "Chủ Tọa Hội Thánh". Hai danh từ tương đương cố
ư được sử dụng để đánh lừa thính giác của tín đồ. Chủ tọa Hội
Thánh có nhiệm vụ trong đại hội hay hội nghị của Hội thánh. Gồm
tất cả chức sắc từ phẩm Giáo Hữu đổ lên Chánh Phối Sư. Các phẩm
dưới Giáo Hữu và trên Chánh Phối Sư không dính líu ǵ đến Hội
Thánh.
Nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Chí Tôn lập gồm có ba Đài.
Bát-Quái-Đài do Đức CHÍ TÔN vi chủ. Cửu-Trùng-Đài do Giáo
Tông Chưởng Quản, Hiệp-Thiên-Đài do Hộ Pháp Chưởng
Quản.
Thế nên Chưởng Quản Hội Thánh hiện nay và Chủ Tọa Hội Thánh
Trước đây là một chức năng chỉ gói gọn trong Hội-Thánh là một
cấp của nền lập pháp ba cấp Đạo Cao Đài. Không phải là chức năng
bao trùm cả nền Đại Đạo được.
Chưởng Quản một đài là đặc quyền riêng của Đài ấy do Pháp Chánh
Truyền qui định.
Chưởng Quản Cửu Trùng Đài do đức Lư Thái Bạch cầm quyền. Trong
lịch sử Đạo Cao Đài, đă hai lần Đức Lư Giáo Tông nhượng phần hữu
h́nh cho người khác. Một lần cho Ngài Đầu sư Thượng Trung Nhựt
lănh Quyền Giáo Tông tại mặt thế hữu h́nh. Một lần nhờ Đức Hộ
Pháp kiêm luôn phần Giáo Tông hữu h́nh để chưởng quản Cửu Trùng
Đài. Lúc đó Đức Hộ Pháp Chưởng Chưởng Quản Nhị Hữu H́nh Đài. Như
vậy, không có sự yêu cầu
của Đức Lư Giáo Tông th́ không một ai có thể chưởng quản Cửu
Trùng Đài thay cho Ngài.
Do vậy ta phải hiểu lại cho đúng sự việc.
Chưởng Quản Hội Thánh chỉ
có nhiệm vụ tại Hội Thánh mà thôi, đó mới là Đạo của Chí Tôn.
3. Quyền Hội-Thánh và Quyền Đạo khác nhau.
Đa số người tín hữu Cao Đài đều nghĩ hai quyền này giống
nhau, chỉ khác tên gọi.
Nhưng không phải vậy.
Quyền Hội Thánh là quyền về Hành Chánh Đạo. Hội Thánh Phước
Thiện cũng có Cửu Viện Phước Thiện riêng với Cửu Viện Cửu Trùng
Đài. Hành Chánh Đạo có thể thay đổi tùy theo từng thời kỳ cho
phù hợp với lương tri con người và phù hợp với hoàn cảnh xă hội.
Quyền Hội Thánh được thực hiện đồng thuận của Ba Chánh Phối Sư,
nếu một văn thư nào mà không có đủ chữ kư của ba Chánh Phối Sư
đều không được phép thi hành. Trong lịch sử Cao Đài hành chánh
đạo có mười ba đời Chánh Phối Sư. Suốt chiều dài lịch sử ấy mỗi
nhiệm kỳ của ba Chánh phối Sư đều có có sự thay đổi cho phù hợp
với hoàn cảnh xă hội. Có một nhiệm kỳ ba vị Thời Quân Khai Pháp,
Khai Đạo, Khai Thế bên Hiệp Thiên Đài qua nắm quyền thay cho Cửu
Trùng Đài để trị b́nh.
Quyền của Đạo là quyền được Chí Tôn giao Hiệp Thiên Đài phần hữu
h́nh, c̣n phần thiêng liêng vẫn do Đức Chí Tôn nắm giữ. Pháp
Chánh Truyền nói rơ: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự để cầm quyền
thiêng liêng mối Đạo là như vậy.
4. Tôn Giáo Cao Đài và Đạo Cao Đài có ư nghĩa rất khác nhau:
Tôn-Giáo là phương tiện giúp cho con người t́m đến Đạo. Tôn Giáo
có được thể hiện qua luật pháp hữu h́nh, có phẩm trật tôn ti
trật tự. Mỗi mỗi một cá nhân có một nhiệm vụ riêng được qui định
trong luật của Đạo.
Đạo Cao Đài là phần vô vi, đó là nguồn sống của nhơn loại. là
nguyên lư phát sinh điều ḥa càn khôn vũ trụ và con người và cả
chúng sanh. Nguyên lư của Đạo âm dương tương khắc lại tương ḥa.
Nếu âm dương mà thiếu một th́ vũ trụ này sẽ bị tiêu diệt. Tôn
giáo dạy con người sống theo lẽ Đạo. Thảo mộc, côn trùng và thú
cầm cũng nhờ Đạo mà sống và tấn hóa. Con người có thể không có
tôn giáo nhưng không thể không có Đạo.
5. Hội Thánh của Chí Tôn (trước Đạo Lịnh 01) và Hội Thánh hiện
tại (sau Đạo Lịnh 01) không phải là sự kế thừa.
Đa số tín hữu đạo Cao Đài phản ứng mănh liệt v́ sự nắm quyền độc
tài chuyên chế và vi phạm pháp luật của Hội Đồng Chưởng Quản nên
đ̣i Hội Thánh phải cầm quyền đạo. Dựa trên tâm lư đó người ta
(*) đă lập một Hội Thánh kiểu mới (**) để cầm quyền đạo cho vừa
ư nguyện đ̣i hỏi của nhơn sanh. Hội Thánh kiểu mới này chỉ là
cái tên thay đổi của Hội Đồng Chưởng Quản mà thôi. Cách thức và
phương pháp đều do con người của Hội Đồng Chưởng Quản cũ đảm
nhận. Cũng nhờ danh tự Hội Thánh kiểu mới này đă đánh lừa được
sự nh́n nhận của nhơn sanh nên bớt phẩn nộ.
Tóm lược tính không kế thừa như sau:
Hội Thánh Trước Đạo Lịnh 01
là Hội Thánh của mỗi Đài hữu h́nh riêng biệt gồm Hội Thánh Cửu
Trùng Đài, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Phước Thiện. Tất
cả đều tùng theo Pháp Chánh Truyền.
Hội Thánh sau Đạo Lịnh 01
không tùng Pháp Chánh Truyền, dám đi ngược lại ư của Chí Tôn gom
cả hai quyền Giáo Hóa và Luật Pháp làm một mà Đức Chí Tôn đă
chia ra làm hai cho bớt cái hại khi lập Tam Kỳ Phổ Độ.
Mời xem bài phân tích cụ thể trên Diễn Đàn Về Nguồn
tại đây.
Kết Luận:
Trên đây là năm vấn đề đa số người tín hữu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ṭa Thánh Tây Ninh thường gặp và hiểu nhầm ư nghĩa. Ngoài ra c̣n
nhiều vấn đề bị ngộ nhận khác sẽ có dịp tŕnh bày trong một bài
viết khác.
Mục đích của bài viết không nhằm gây chia rẽ trong Đạo mà để
cung cấp cho chư bằng hữu học Đạo một cái nh́n sự việc của Đạo
đúng như sự thật. Tự chọn cho ḿnh một con đường tu hành theo
Đạo của Chí Tôn và Đạo không phải của Chí Tôn lập vẫn là quyền
quyết định của mỗi cá nhân.
Kính chúc tất cả những người dù thương tôi hay ghét tôi đều được
hưởng hồng ân của đấng Cha Mẹ thiêng liêng.
Sài G̣n, ngày 20 tháng Chín năm Canh Tư (2020)
Nguyễn Chuyên Nghiệp.
Ghi chú:
(*): Một người không tiện nêu tên nhưng ai cũng biết.
(**): Hội Thánh ngoài Pháp Chánh Truyền, nghịch ư Đức Chí Tôn.