ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÔI PHẬT MẪU.

 

       Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Đạo Cao Đài có dạy: “Các con là Thầy,Thầy là các con. Có Thầy mới có các con, có các con mới có Thần Thánh Tiên Phật. Không có Thầy th́ không có chi trong Càn Khô Vũ Trụ”. Theo câu Thánh giáo trên ta có thể hiểu Thầy là Trời là Chí Tôn. Chí Tôn và con người vốn là một thể. Thần thánh tiên phật do con người tu mà đắc vị.

       Trong quá tŕnh t́m hiểu để học hỏi giáo lư của Đạo Cao Đài, chúng ta đôi khi gặp những khái niệm tương tự có bên Phật Giáo hay Công Giáo. Từ đó hiểu giáo lư Cáo Đài trên quan điểm kiến thức đă có của Công Giáo hay Phật Giáo khiến chúng ta lúng túng trong việc giải thích giáo lư Cao Đài. V́ vậy chúng ta phải nghiên cứu độc lập và sâu xa hơn mới có thể hiểu rơ Đạo Cao Đài một cách khoa học. Trong các vấn đề dễ nhầm lẫn nhứt đó là ư nghĩa BA NGÔI.

       BA NGÔI theo Đạo Cao Đài không trùng hợp với thuyết Ba Ngôi của Công Giáo giải thích. Ba Ngôi của Đạo Cao Đài theo Thánh Giáo dạy là: ngôi PHẬT- ngôi PHÁP- ngôi TĂNG. Trong khi đó ba ngôi mà chúng ta thường nghe trong Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước (Công Giáo) có giảng đó là ngôi Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

       Bên Công giáo, Ngôi hai  là Đức Jesus Christ là con một của Thượng Đế:

       Nhưng Đạo Cao Đài ư nghĩa ngôi hai khác hơn. Mời chư đồng Đạo tham khảo sau đây bài Luận Đạo về ngôi Hai trong Giáo Lư Cao Đài Đó là ngôi Phật Mẫu do Đạo huynh Hiền Tài Nguyễn Long Thành biên soạn, (trích trong Luận Đạo Sưu Tập):

Dương Xuân Minh

====================

       ”Chí Tôn là Phật, Phật Mẫu là Pháp, Càn Khôn thế giới là Tăng.

       Đó là ư niệm ba ngôi của học thuyết Cao Đài, hay là sự thể hiện của Thượng Đế ở ba trạng thái. Trái với lời diễn giải thường dùng ở Đông phương, khi bàn về Thượng Đế có khuynh hướng đi lần từ một chấp nhận tiên khởi, đến các ứng dụng của ư niệm siêu việt về nguồn gốc vũ trụ trong sự cấu thành các vật thể lẻ tẻ. Chúng ta hăy bắt đầu từ sự quan sát hiện tượng của thế giới hữu h́nh trước, rồi dùng suy luận liên tưởng đến các nguyên lư tổng quát của vũ trụ và sau cùng, khi mà trí đă đến gần được những nguyên lư ấy th́ hăy dùng tâm mà cảm biết, tức là dùng trực giác để ngộ được điều mà Lăo giáo gọi là lư. Lối diễn giải nầy phù hợp với những người chịu ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương hiện đại, quen nh́n sự vật với con mắt khoa học, chẳng hay cũng chẳng dở nhưng thích hợp với một số người mà thôi, cái hữu hạn của ngôn ngữ khi dùng để nói Đạo là vậy.

       Bây giờ chúng ta hăy đi vào một hiện tượng vật lư để t́m h́nh ảnh của Phật Mẫu.

Có một số ít kiến thức khoa học ai cũng biết rằng cho Oxy và Hydro tác dụng với nhau trong một số những điều kiện về tỉ lệ hóa hợp xúc tác..v..v.th́ sẽ có nước sinh ra. Khi đó khoa học khám phá ra điều nầy th́ nước đă có từ lâu rồi trong thiên nhiên.

       Phân tích như vậy chúng ta thấy ba điều :

       Thứ nhứt : Trong thiên nhiên có một nguyên lư rằng nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là Hydro và Oxy.

       Thứ hai : Điều kiện để hóa thành nước là phải có tỉ lệ thể tích hai phần khí hydro và một phần khí Oxy và một điều kiện khác nữa thuộc về môi trường tổng hợp tia lữa, hổn hợp khí nổ cho phản ứng hóa hợp. Những điều kiện này chúng ta tạm gọi " trật tự của sự diễn biến" hay là dịch lư.

       Thứ ba : Nước đă tạo thành và hiện có mặt trong thiên nhiên.

       Phân tích xong kết luận cũng rồi, hăy để cho trí óc suy luận một chút, có nước tức phải có phản ứng hóa hợp tức nhiên phải có nguyên lư cho phép một sự sanh thành như vậy. Cái nguyên lư rằng có một sự sanh thành trong vũ trụ gọi là Đức Háo Sanh của Đại Từ Phụ là "trạng thái " thứ nhứt hay là ngôi một của ư niệm Thượng Đế, gọi tắt là Phật hay Chí Tôn. Trật tự của những sự diễn biến hay dịch lư là trạng thái thứ nh́ là ngôi hai của ư niệm Thượng Đế gọi là phép hay pháp tức là Phật Mẫu.

       Kết quả của những sự diễn biến hay dịch lư là vật thể được tạo thành. Trong thí dụ trên là sự có mặt của nước trong vũ trụ " kết quả nầy gọi là Tăng ", bao gồm cả những hiện tượng hiện có trong càn khôn thế giới hữu h́nh cũng như vô h́nh. Những cái chứa đựng ấy thật mênh mông, chẳng thể nào kể cho hết được mà học thuyết Cao Đài chia thành tám loại, gọi là bát phẩm chơn hồn : vật chất, thảo mộc, thú cầm, người, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Chữ Phật ở đây chỉ một giai đoạn tấn hóa của một linh hồn, trạng thái của một tiểu ngă khi nhập vào đại ngă, một tiểu hồn ḥa vào cái đại hồn của vũ trụ, nó khác nghĩa với chữ Phật trong ba tiếng Phật, Pháp, Tăng. Hiểu vậy thử hỏi có Chí Tôn có Phật Mẫu không ? Hăy nh́n vào nước như là một vật để cho trí ḿnh trả lời những câu hỏi sau :

       - Có phản ứng sinh ra nước không ?

       - Có nguyên lư về sự hóa hợp để sinh ra nước không? Hăy nh́n vào vũ trụ bao la với những quả tinh cầu chi chít, ṿm trời vô tận với những sinh vật, dưới làn da vô số những tế bào, trong hơi thở có vô vàn những nguyên tử...Rồi để cho trí óc ḿnh trả lời.

       - Có những phản ứng để sinh thành những vật thể ấy không ?

       - Có nguyên lư cho phép một sự sinh thành như vậy không. Chớ trả lời vội v́ trí hơi rối bời với những lư luận và thắc mắc. Bây giờ là lúc phải học Đạo bằng tâm, ngừng lại một chập có thể vài ngày vài phút, đôi ngày, vài năm hay gần hết cuộc đời cũng nên, để cho sự yên lặng bao trùm lên cả tâm và trí ḿnh, tỏa ra cả một vùng chung quanh ḿnh th́ một ánh sáng nhiệm mầu từ nội tâm sẽ trả lời dứt khoát rằng có hay không một " Bà " Phật Mẫu mà ngày nào chúng ta c̣n bám víu vào cái hữu thinh hữu sắc chắc khó ḷng cảm ứng được.”

PHẬT MẪU LÀ PHÁP

       “Phật mẫu là Pháp tức là nguyên lư sinh thành vạn loại trong càn khôn vũ trụ, v́ vậy gọi là mẹ sanh. Đấp h́nh tượng người đàn bà gọi là Phật Mẫu tượng trưng cơ sanh hóa loài người.

       Mẹ sanh ra con th́ con là h́nh thể của mẹ, biến h́nh hai mà một. V́ vậy Phật Mẫu có t́nh yêu thiêng liêng đối với con cái của người. T́nh yêu thương là phép truyền thần tự nhiên khi bà mẹ phàm tục nh́n con say đắm khi bé ngủ trong nôi, Thần Thánh pḥ hộ cho chúng ta cũng vậy.

       Tổng hợp một phân tử nước, sẽ gặp một tỉ lệ cố định : 2H + 0 = H2 0.

       Tỉ lệ nầy là phép sinh thành nước trong vũ trụ. Nếu ghép theo tỉ lệ khác th́ không phải là nước nữa mà là một thứ khác.

       Như vậy thử hỏi trong vũ trụ có sự hiện diện của những nguyên lư (Pháp) và do nguyên lư đó vạn loại mới thành h́nh, được hay không?

       Có chứ ! Cái khôn ngoan sáng suốt linh diệu đầu tiên đó gọi là Phật, tự nó có nên gọi là Chí Linh được tôn kính tột cùng gọi là Chí Tôn. Vũ trụ có nguồn gốc đầu tiên của nó gọi là Chí Tôn, c̣n nguyên lư tạo thành vạn loại diễn ra thế này, thế khác gọi là Pháp hay là Phật Mẫu.

       Vạn loại đă thành h́nh như trăng, sao, đất, nước....là Tăng tức là h́nh thể của vũ trụ trong đó có con người.” 

(Trích Luận Đạo Sưu Tập- Hiền Tài Nguyễn Long Thành)

       *** Mời bạn đọc tham khảo thêm bài Về ba ngôi Phật- Pháp-Tăng trong Cao Đài Giáo” của Nhất Nguyên được đăng trong chuyên mục ĐẠO HỌC LUẬN cũng trên diễn đàn Về Nguồn này.

 

 

 

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000