Về ba ngôi Phật Pháp Tăng
trong Cao Đài giáo
Nhất
Nguyên
Nhân thảo luận về việc đánh chuông kỉnh Thánh, chúng ta thử
t́m hiểu thêm về ba ngôi Phật, Pháp, Tăng trong Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ .
Trong Phật giáo cũng có
Tam Bảo là ba ngôi qúy báu: Phập, Pháp, Tăng:
- Ngôi Phật: Là bậc giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn về
ba phương diện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn .
- Ngôi Pháp: Là phương pháp tu hành mà Phật đă phát
huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả
Phật .
- Ngôi Tăng: Là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp
lên, cùng nhau sống chung một chổ, đồng giữ giới luật của
Phật ..., đồng chia sớt cho nhau một cách hoà thuận những ǵ
đă thâu nhận được, từ vật chất đến tinh thần . Quy y Tam Bảo
là trở về nương tựa ba ngôi qúy báu: Phật, Pháp, Tăng . Muốn
trở thành đệ tử của Phật phải thông qua nghi thức quan trọng:
Quy Y Tam Bảo .
Trên đây, ta thấy ba ngôi Phật, Pháp, Tăng có đối tượng cụ
thể: Những bậC phước trí vẹn toàn (Phật); giáo lư, phương
pháp tu hành (Pháp); đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên (Tăng).
Bây giờ ta xét về ba ngôi
Phật, Pháp, Tăng trong ĐĐTKPĐ.
"Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đă
nói một chơn thần Thầy mà biến ra càn khôn thế giới và cả
nhân loại . Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy ...
Thầy khai Bát quái mà tác thành càn khôn thế giới mới gọi là
Pháp; Pháp có mới sinh ra càn khôn vạn vật, rồi mới
có người, nên gọi là Tăng .... Thầy là Phật chủ cả
Pháp và Tăng ." (TNHT)
"Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra . Thầy là
Cha của sự sống...." (TNHT)
Ta thấy ba ngôi Phật Pháp Tăng trong Cao Đài giáo khác với
Phật giáo:
- Ngôi Phật: Theo ư của câu Thánh ngôn trên th́ ngôi
Phật là Đức Chí Tôn, là chủ cả chư Thần Thánh Tiên Phật, là
chúa tể cả càn khôn thế giới .
- Ngôi Pháp: Từ Thái Cực (ngôi Phật) Đức Chí Tôn mới
định ra quy luật tự nhiên/thiên nhiên để kiến tạo nên càn
khôn thế giới và cả chúng sanh. Tượng trưng cho ngôi Pháp là
Đức Phật Mẫu:
"Kể từ hổn độn sơ khai
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu
Lưỡng nghi phân khí hư vô
Diêu Tŕ Kim Mẫu nung ḷ hoá sanh", hay:
"Thiên cung xuất vạn linh tùng pháp
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh
Càn khôn sản xuất hữu h́nh
Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh" (Kinh Phật Mẫu)
- Ngôi Tăng: Là cả càn khôn vạn vật.
Một vài thí dụ về ba ngôi Phật Pháp Tăng trong thế
giới vật chất:
1. Chúng ta đều biết có được một phân tử nước
(H2O) là do sự kết
hợp của hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy . Tỷ lệ này
bất di bất dịch, con người chỉ khám phá ra chứ không đặt ra
được . Không ai biết nó có từ bao giờ, nhưng nếu đổi khác nó
sẽ không tạo thành nước . "Sự sáng suốt" trong thiên nhiên
biết định ra tỷ lệ này ta gọi là
Phật. C̣n tỷ lệ Hydro và
một Oxy là Pháp. Và khi tỷ lệ này tác hợp nhau tạo thành
phân tử nước, nhiều phân tử nước tạo thành khối vật chất
nước gọi là Tăng.
2. Ta thấy những con sâu có khuynh hướng cùng màu với thân/lá
cây để chim săn mồi khó nh́n thấy . Như vậy chúng có thể tồn
tại và duy tŕ được nồi giống. Các nhà khoa học gọi là
hiện
tượng chọn lọc tự nhiên. Đây là hoá tŕnh biến đổi gene di
truyền lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.
"Sự khôn ngoan" biết đặt ra những quy tŕnh biến đổi gene
phù hợp gọi là Phật; những quy tŕnh phù hợp này là
Pháp; và
kết quả của quy tŕnh biến đổi này ta có được một chủng loại
sâu có màu xanh của lá, ta gọi là Tăng.
3. Trong một quần thể, những cá thể thường có khuynh hướng
vượt trội hơn để sống. Các nhà khoa học gọi là
cạnh tranh
sinh tồn. Ta biết hiện tượng quang hợp là quá tŕnh thu nhận
năng lượng mặt trời của thực vật để tạo ra hợp chất hữu cơ
phục vụ cho bản thân chúng. Nếu quan sát một vườn cây, ta dễ
dàng nhận thấy những cây có khuynh hướng vươn cao hơn những
cây khác để dễ tiếp nhận ánh sáng mặt trời nhiều hơn.
"Sự
sáng suốt, khôn ngoan" sẵn có của tự nhiên biết đặt ra những
quy luật để những cây này vượt trội hơn, ta gọi là Phật;
những quy luật này là Pháp; kết quả là những cây này có thể
duy tŕ và phát triển được nồi giống, chủng loại gọi là
Tăng.
Như vậy, dù cho con người có muốn chối bỏ một hay hai trong
ba ngôi quư báu này th́ Phật Pháp Tăng vẫn luôn luôn có mặt
trong từng hơi thở của sự sống, trong cái muôn màu muôn vẻ
của sự vật. Hay nói cách khác, sự hằng hữu của Chí Tôn bàng
bạc khắp nơi từ những nguyên sinh vật đơn bào cho đến loài
người . Nơi nào có sự sống là nơi đó có Ngài được tượng
trưng bằng ba ngôi Phật Pháp Tăng.
Bây giờ trở về vấn đề: ta có đánh tiếng chuông thứ nhất để
niệm nam mô Phật-Pháp-Tăng rồi tiếng thứ nh́ niệm nam mô Cao
Đài .... không?
Trước tiên, ta thấy từ "nam mô" có nghĩa là chí tâm đảnh lễ,
kính lễ, quy y, quy mạng (tôn kính và phục tùng tuân theo).
Bí pháp mà Đức Chí Tôn đặt để trong cửa đạo Cao Đài buộc
chúng ta mỗi khi cầu nguyện, lễ bái phải mật niệm: Nam mô
Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng có nghĩa là con nguyện tôn
kính, phục tùng và tuân theo những quy luật thiên nhiên mà
Thầy đặt để; con tôn kính sự hằng hữu của Thầy trong sự sống
của muôn loài được thể hiện qua ba ngôi Phật Pháp Tăng.
Con người chế tạo được bom nguyên tử là họ tùng Pháp (những
quy luật trong thế giới vật chất) nhưng không tùng Phật và
Tăng (hủy diệt sự sống). Trường trai cũng là hành động tôn
kính ba ngôi Phật Pháp Tăng (không hủy diệt sự sống một cách
trực tiếp hay gián tiếp).
V́ vậy mật niệm Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng có ư
nghĩa quan trọng và sâu sắc (bao hàm cả vũ trụ quan và nhân
sinh quan Cao Đài giáo) chứ không phải là một cử chỉ đơn
thuần "lấy dấu" Phật Pháp Tăng để kỉnh Đức Chí Tôn. Cho nên
tiếng chuông thứ nhất là để kỉnh lễ ba ngôi qúy báu này .
Sau cùng, một chút về thuyết
Tiến Hoá .
Nhà tự nhiên học người Anh, Charles Darwin (1809-1882), cho
rằng đặc tính thích nghi của cơ thể và sự đa dạng về loài là
kết quả của quá tŕnh tiến hoá lâu dài, loài mới xuất hiện
từ loài cũ, thông qua hiện tượng cạnh tranh sinh tồn và chọn
lọc tự nhiên (như thí dụ 2 và 3 nêu
trên). Và động lực của sự phát
triển trong thế giới vật chất là những
nhân tố tự nhiên,
khách quan chứ không phải do một lực huyền bí siêu nhiên
điều khiển.
Nhưng những nhân tố tự nhiên do đâu mà có ?
Tại sao sự phát
triển phải cần có những quy luật và đi ra ngoài những quy
luật này th́ không thể phát triển được?
Vậy Ai/Cái ǵ đă đặt
ra những quy luật này ?
Các triết gia duy vật biện chứng đă chối bỏ một ngôi quan
trọng nhất trong sự phát triển của thế giới vật chất
(ngôi Phật - tức Đức Chí Tôn), nên
những câu hỏi trên vẫn c̣n bỏ ngỏ . Nhưng sự sống vẫn phát
triển và ba ngôi Phật Pháp Tăng vẫn hằng hữu khắp nơi dù ta
có chối bỏ hay không.
Tài liệu tham khảo chính:
- Thánh ngôn hiệp tuyển (Toà Thánh Tây Ninh)
- Bí pháp - Các bài giảng đạo (Hiền Tài Nguyễn Long Thành)
- Quy y Tam Bảo (Hoà thượng Thích Thiện Hoa)
NHẤT NGUYÊN