Nếu Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ Tam giáo
giữ được chơn truyền tức không bị bế, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng
Thượng Đế có mở Tam Kỳ Phổ Độ hay không? Đây là chủ đề
được đạo huynh Ngô Văn Trí đặt ra để cho chúng ta t́m hiểu.
Xin đáp:
Trước khi vào nội dung chính thức chúng tôi có một vài ư
phân trần thưa trước:
- Muốn rơ vấn đề này chúng ta phải t́m có bằng chứng chắc là Tam
giáo Nhị Kỳ đă bị bế.
- Kế tiếp t́m cho được cái Quư Báu và ưu việt nhứt của lần khai
Đạo thứ ba ( buổi Tam Kỳ) Đức Chí Tôn đă làm ǵ để tránh rơi vào
lối ṃn của Tam giáo cổ vấp phải làm cho Đạo bế?
1./ Làm sao mà người phàm như chúng ta dám định chắc rằng Đạo
của Nhị Kỳ Phổ Độ đă bị bế?
Xin thưa rằng khái niệm Đạo bế rất nghiêm trọng không một ai dám
phát biểu một cách bừa băi. Nếu không giải tŕnh rơ ràng dễ gây
ngộ nhận với các tín hữu trong các tôn giáo đương thời.
2/ Chữ “Đạo bế” không một ai dám cả gan phát biểu chứ đừng nói
chi là khẳng định.
May mắn thay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có các Đấng thiêng liêng ban
Thánh ngôn dạy rơ về việc đạo bế. Nhờ đó tín đồ Cao Đài mới biết
được.
3/ Xin trích các đoạn Thánh ngôn nói về việc Tam giáo xưa bị bế:
“
Phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật từ ngày bị bế Đạo th́ luật lệ hỡi
c̣n nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đ́nh mỗi phen đánh
tản Thần không cho hiệp cùng Tinh Khí...” ( Thánh Ngôn dạy ư nghĩa thờ Thiên Nhăn 25.2.1926)
“Thầy mới nhất định quy nguyên phục nhất. Lại trước đây Thầy
giao Chánh giáo cho tay phàm càng ngày lại càng xa Thánh giáo mà
làm ra phàm giáo. Thầy lấy làm đau đớn hàng thấy gần suốt 10
ngàn năm nhân loại phải sa vào tội lỗi mạt kiếp trốn A Tỳ”. ( Thánh Ngôn 24.4.1926)
"Vốn từ Lục Tổ th́ Phật giáo đă bị bế lại cho nên tu hữu
công mà thành th́ bất thành. Chánh pháp bị nơi Thần Tú làm
cho ra mất Chánh giáo...
Cứ
ôm theo luật Thần Tú th́ đương mong mỏi về Tây Phương mà cửa Tây
Phương vẫn cứ bị đóng...". ( Thánh Ngôn 5.6.1926 của Thích
Ca)
Trên đây trích một số ít Thánh ngôn nói về Đạo đă bị bế... và
c̣n nhiều nữa.
4/ Đến đây chúng tôi xin có một số ư về danh xưng:
"Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ".
- Khi nghe đọc đến danh xưng này, chúng ta cảm nhận ngay được
rằng Đạo là một thể thống nhất có từ ngàn xưa đến nay của Đấng
Thượng Đế được đưa xuống thế gian lần này là lần thứ 3.
- Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng cho phép chúng ta suy
nghĩ và khẳng định tất cả các tín ngưỡng trên thế gian này đều
chung một góc, không ngoài sự Chưởng quản của một Đấng tối cao.
Nói gọn hơn, tương tự như một nền giáo dục của một quốc gia mở
ra nhiều đợt nhiều khóa đào tạo vậy.
5. Riêng về hai chữ "Đại Đạo". Chúng ta phải hiểu theo cách nào?
Theo ư nghĩa thông thường từ xưa đến giờ, Đại Đạo là một mối Đạo
lớn. Hiểu như vậy h́nh như chưa hết ư nghĩa chữ Đại Đạo.
Ngoài cách này, ta c̣n có thể hiểu Đại Đạo theo nghĩa nào khác
hơn không?
Theo Hán Việt từ điển chữ Đại có đến hai chục nghĩa khác nhau.
Khi hiểu Đại theo nghĩa lớn, ta đă mặc nhiên định tính hữu tướng
về không gian. Tức nói về h́nh thể hữu h́nh về khối lượng và
trọng lượng và quy mô .
Theo Lăo Tử: "Đạo là cái
Vô danh có trước Trời Đất (Vô danh Thiên Địa chi thủy). Đức
Lăo Tử tả cái Vô danh ấy như vầy:
"Có một «Cái» tự nó sanh nó. «Cái» ấy sanh trước Trời Đất,
yên lặng trống không, đứng riêng một ḿnh mà không nghiêng không
lệch, lưu hành khắp nơi mà không ṃn mỏi, «Cái» ấy khá gọi là
nguồn sanh hóa Thiên hạ. Ta chẳng biết tên ǵ, song mượn chữ gọi
là Đạo". (Đạo Đức KINH,
CHƯƠNG 25).
Vậy Đạo, chẳng những không tên mà c̣n vô h́nh, vô sắc, vô hương,
vô xú nữa
Nói như thế th́ Đạo là cái “Không”.Nhưng rồi Ngài sợ người ta
hiểu lầm Đạo là trống rổng; cho nên Ngài nói: Đạo dường như
“Không” mà cũng dường như “Có”.Ngài mô tả cái “Có” rằng:
“Đạo có ba trạng thái DI, HI và VI:DI, HI, VI
là ba trạng thái hỗn hợp thành một thể. Cái thể ấy, trên không
phản chiếu ánh sáng, dưới không ẩn khuất bóng tối, vằng vặc
không tên lại lui về chỗ vô vật, thật Đạo là trạng của cái vô
trạng.
Lại nữa; nó dường có, dường không và lưu hành không ngừng. Đón
xem phía trước th́ không thấy đầu mối, chận xem phía sau th́
không thấy chỗ cuối cùng".
Như vậy th́ làm sao có h́nh tướng để gọi là lớn hay nhỏ được?
Trong phần dịch ra tiếng Lang Sa ( pháp ngữ)
"Troisième Amnistie de Dieu en Orient." Không có chữ nào có
nghĩa là lớn. Do đó nếu hiểu Đại nghĩa lớn h́nh như không sát
lắm.
6.a. Phân tích kỹ, Khi xét về số lượng và quy mô th́ Đạo Cao
Đài tín đồ không đông lắm; cơ sở thờ tự không nhiều lắm,
tài chính không dồi dào lắm so với các tôn giáo khác.
6.b. Khi xét về Giáo Thuyết: Quả thật có nhiều. Trong Đạo Cao
Đài có đủ Tam giáo. Tam giáo quy nguyên ( chứ không phải quy
nhất). Cụm từ này đa số đều nhầm lẫn ư nghĩa nên có những dịch
giả sang tiếng nước ngoài hoặc các luận án về Cao Đài v.v. cho
rằng Cao Đài là một tôn giáo dung hợp các tôn giáo lớn trên thế
giới là có một chút hiểu lầm ( đó là quy nhất).
Quy Nguyên đúng nghĩa đưa tôn giáo trở về nguyên thủy chính
thống gốc Đạo khi vị Giáo chủ dạy, để hiểu đạo.
Cái nào xa rời Đạo nguyên thủy th́ lược bỏ đó mới là Quy nguyên.
Người tín hữu Cao Đài phải học 3 phần căn bản: Tam quy Ngũ giới,
Tam Bửu Ngũ hành, và Tam Cang Ngũ thường. Cả ba phần đó tổng hợp
lại mới đầy đủ trọn vẹn của một nền Đại Đạo.
6.c Khi xét về phương pháp thực hành tu học.
Người tín hữu Cao Đài phải thực hành 5 bước của năm bậc học tiến
lên từ thấp đến cao:
Đạo Nhơn, Đạo Thần, Đạo Thánh, Đạo Tiên và Đạo Phật.
Học xong cấp nào được chứng nhận cấp bằng tốt nghiệp mức đó (đắc
phẩm vị ấy).
Rốt lại, Đạo Cao Đài thực sự không phải Đạo Tiên như người ta
lầm tưởng. Không phải đạo Nhơn, đạo Thần, đạo Thánh, đạo Tiên,
hay đạo Phật.
Năm mối Đạo đó không có mối đạo nào có được năm cấp học như vậy.
Chỉ đạo Trời mới có.
Thật vậy, trên ngôi thờ theo đẳng cấp có 5 bậc. Phía trên Phật
là Thiên Nhăn tượng trưng cho Trời. Chính xác Cao Đài là Đạo
Trời.
Ta có thể hiểu Đại Đạo là một mối Đạo thay thế tất cả các mối
Đạo đă có nhưng không c̣n đủ uy lực để phổ độ tất cả chúng sanh?
Chữ Đại hiểu theo một nghĩa khác là thay: Đại Diện: thay
mặt, Đại số: dùng chữ thay số trong toán học. Đại ư: Ư tiêu biểu
cho một bài viết..
Đến đây chúng ta có thể đi vào chủ đề chính:
Đức Chí Tôn có khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khi Tam giáo của Nhị
Kỳ không bị thất chơn truyền hay không?
Như đă phân tích và t́m hiểu ở trên, ta có ngày câu giải đáp là
KHÔNG.
Chí Tôn không khai đạo để giành giật nhơn sanh với các vị Giáo
Chủ Tam giáo. Đức Chí Tôn chỉ làm lại một việc mà Tam giáo đă thất bại
trong 2 Kỳ Phổ Độ trước.
Đạo huynh Ngô Văn Trí kết luận ư này như sau:
" Tổng kết các ư kiến t́m hiểu:
- Với ư thứ nhứt: “Nếu Tam Giáo của Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ
không bị thất chơn truyền th́ Chí Tôn có khai mở Tam Kỳ Phổ Độ
hay không?”
Câu này đa số trả lời giống nhau: Có Nhị Kỳ Phổ độ v́
Nhứt Kỳ bị thất Chơn Truyền. Và có Tam Kỳ Phổ Độ v́ Nhị Kỳ bị
thất chơn truyền. Cách nói này, ám chỉ sau một lần khai Đạo, khi
bị phàm tâm canh cải cho thất chơn truyền không c̣n đủ hiệu lực
phổ độ nữa và do vậy, chúng sanh phải lặn hụp trong biển khổ
mênh mong th́ Chí Tôn phải khai đạo một lần khác để cứu vớt
chúng sanh.
Xét về ư th́ đáp rất đúng, nhưng về kỹ thuật th́ c̣n
thiếu xót: Câu hỏi nhấn mạnh: Chí Tôn có khai Tam Kỳ hay không
th́ chưa có huynh đệ nào dám khẳng đinh là KHÔNG!
V́ có ai đi sắm cái mới bỏ cái cũ trong khi nó c̣n giá trị rất
tốt?
Khi khẳng định như vậy, ta sẽ làm tăng giá trị và sự hiểu biết
về vai tṛ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đa số các bằng hữu c̣n mờ
hồ và nhầm lẫn về sự có mặt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là song
song với các tôn giáo c̣n thịnh hành khác.
Do đó trọng trách vai tṛ phổ độ của Cao Đài sẽ bị lu mờ.
Chính sự lu mờ này làm người ta không thấy hết cái quư
giá nhứt của Tam Kỳ Phổ Độ để ǵn giữ cho được.
Các huynh đệ có đồng ư với nhận xét của tôi như vậy không?
Chưa kể có một vài ư kiến cho rằng dù không thất chơn truyền của
hai kỳ trước th́ Tam Kỳ vẫn mở; và có ư nói Đạo nào cũng dạy làm
lành lánh dữ, mở nhiều Đạo càng tốt v.v.
Với cách nhận xét như vậy sẽ không đạt được sự nhấn mạnh điểm
sáng vai tṛ Tam Kỳ Phổ Độ.
- Ư thứ hai : “Cái quư trọng nhứt của Tam Kỳ là ǵ?” Các
huynh tỷ đệ muội nêu đầy đủ hết, như:
- Cho các tôn giáo nh́n nhau là con một Cha.
- Phổ độ tất cả không chừa một ai.
- Đại ân xá. v.v.
Tất cả các thứ đó đều là những cái quư của Tam Kỳ Phổ Độ,
nhưng chưa có ư kiến nào nhấn mạnh cái quư nhứt: Đó là nhấn mạnh
đến cái QUƯ BÁU phải giữ cho được.
Giả sử ta có một chuyến xe tải nhỏ phải chở nhiều món đồ quư.
Nếu chở không hết th́ có thể để lại vài món A,B,C chở chuyến
sau. Nhưng đặc biệt món X là không thể chở sau được v́ nó quư
nhứt.
Nhận thấy trong chư huynh tỷ đệ muội với cách hành văn và
chữ viết, tôi đoán thế nào cũng có người xuất thân nhà giáo. Một
khi học tṛ của quư vị đáp đúng ư nhưng không đáp ứng trọng tâm
của câu hỏi vậy bạn có cho được điểm tối đa hay không?
Trở lại vấn đề quư nhứt: trong các ư trên, th́ cái ư Ǵn Giữ
Chơn Truyền là quư Nhứt. Nếu không quư th́ làm sao mà Chí Tôn
buộc các môn đệ phải minh thệ ǵn giữ? Nếu vi phạm sẽ bị phạt
rất nặng là Thiên Tru Địa lục.
C̣n Chơn Truyền tất cả đều c̣n. Mất chơn truyền, các
thứ khác cũng không c̣n ư nghĩa.
Tôi với vai tṛ người cao tuổi nhận xét vậy thôi, nhưng
để các bằng hữu tự chọn cho ḿnh. Tôi hoàn toàn tôn trọng.
Nay kính
Chính Luận Ngô
Văn Trí."
Kết luận: Quư vị vừa nghe qua bài chính luận của Đạo Huynh Ngô
Văn Trí. Đạo Huynh Ngô Văn Trí cũng chỉ đóng vai tṛ tổng hợp
các ư kiến của Huynh Tỷ Đệ muội mà thôi.
Sự tổng hợp của đạo huynh Trí đă làm nổi bật một vấn đề ít ai
nghĩ đến đó là: “Để tránh cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khỏi bị thất bại như Tam giáo của
hai Kỳ Phổ Độ trước, Đức Cao Đài Ngọc Để buộc phải Minh thệ nhập
môn cầu Đạo”.
Đây là điều Tam Giáo Ngũ Chi từ xưa đến giờ không có.
Đây là điểm then chốt quư báu nhất trong muôn ngàn cái quư báo
khác của Đạo Cao Đài.