ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

Chủ đề: Làm thế nào giữ nền Chánh pháp của Chí Tôn

không bị qui phàm nơi hải ngoại?

Bài Ba: Tại sao những Chức sắc hiện nay

không nhắc nhở tín đồ “giữ lời minh thệ”

Nhất Nguyên.

 

       Chúng ta thường thấy là những tín đồ Cao Đài thường ít khi nhắc nhở nhau hoặc được nhắc nhở từ những chức sắc bề trên là phải “ǵn giữ lời minh thệ”. Mặc dầu muốn trở thành môn đệ của Chí Tôn th́ trước tiên phải lập thệ.

       Trong TNHT, Đức Chí Tôn có bảo rằng: “Quỉ vương đến trước Bạch Ngọc Kinh xin hành xác và thử thách các con. Thầy chẳng chịu cho hành xác. Chúng nó hiệp Tam Thập Lục Động hại các con, nên Thầy sai Quan Thánh và Quan Âm đến giữ các con; nhưng phần đông chưa lập Minh thệ nên chư Thần Thánh Tiên Phật không muốn nh́n nhận”.

       Đức Thích Ca khi giảng về kinh Di Lạc có khẳng định: “Tùng thị Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ tất đắc giải thoát”.

       Không phải tự nhiên mà Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn khi cho bài kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối có câu: “Xét câu Minh Thệ gởi ḿnh cỏi Thăng”.

       Có lẽ v́ sự tối quan trọng trong lời Minh thệ trước Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng nên trong Diễn Từ đọc tại Đền Thánh sau khi cúng lễ Chung Niên đêm 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (1959), Đức Thượng Sanh có nói: “Nghĩ đến sự ngắn ngủi của kiếp nhơn sanh trong cửa Đạo, không khỏi băn khoăn lo sợ khi tự hỏi ḿnh: (1) Ta có thất lời Tuyên Thệ với Đức Chí Tôn chăng? (2) Ta có làm chi giúp ích cho Đạo chưa? (3) Ta có đem công quả để chuộc các điều lầm lỗi của ta trong đời sống hiện tại chưa?”.

       Trong bài viết “Thật Đáng Tiếc” trên Diễn Đàn Về Nguồn, chúng tôi đă nêu chi tiếc thế nào là “Hiệp đồng chư môn đệ; Thế nào là ǵn luật lệ Cao Đài” và hệ lụy của nó như thế nào nếu như ta không giữ tṛn. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến việc “Biết một đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi ḷng” tức “không ḷng hai” trong Lời Minh Thệ.

       Có người ngụy biện rằng Hội Thánh Tây Ninh hiện tại, sở dĩ những người lănh đạo vi phạm Pháp Chánh Truyền , đi ngoài giáo pháp chơn truyền của Đại Đạo v́ “thời thế thế thời phải thế”. Họ phải làm theo ư muốn của chánh quyền! Vậy à! Chánh quyền bảo ông Chưởng Quản cải sửa từ việc nhỏ đến việc lớn trong Đạo khiến cho nền Đạo bị cải sửa chơn truyền khiến cho nền chánh giáo của Chí Tôn biến thành phàm giáo sao?

       Bỏ qua những việc làm thất nhân tâm của ông Chưởng Quản như không cho chôn tại nghĩa trang của Đạo những tín đồ nào không theo ông; hoặc những hành động tự chuyên quyền một cách vô pháp vô thiên như kư giấy trục xuất những người không tùng theo ông; hoặc tự cải sửa nghi tiết thờ cúng, .v.v…; chúng ta nên lướt qua tiến tŕnh h́nh thành Hiến Chương Đinh Hợi (2007) tái lập Hội Thánh để xem chính quyền có thật sự bắt ông Chưởng Quản phải vi phạm Pháp Chánh TRuyền hay không? (Ở đây chúng tôi không đề cập đến những phát biểu của các chức sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài lúc bấy giờ. Các vị này đều cho rằng bản Hiến chương này đặc biệt tại điều 16 nói về chỉ có một Hội Thánh duy nhứt  là vi phạm nghiêm trọng Pháp Chánh Truyền):

       A/ Tại Đại Hội Hội Thánh ngày 25,26 tháng 10 Định Hợi(2007) có sự tham dự của ông Trần Tiến Thành, đại diện Ban Tôn Giáo Chánh phủ, đă phát biểu: “Mong muốn sự tổ chức hành đạo của Cao Đài TTTN phải theo đúng luật đạo từ xưa tới nay, phải có đủ hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng ông yêu cầu HĐCQ phải tu sửa hiến chương cho đúng Pháp Chánh Truyền để đáp ứng đúng nguyện vọng của Đại Hội Hội Thánh.

       B/ Ban Tôn Giáo Chính phủ tổ chức phiên họp tại Văn pḥng Trung Ương II tại TP HCM lúc 14 giờ ngày 06/06/2008 dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chánh phủ:

       1- Ông Nguyễn Thanh Xuân phát biểu: “… Hiến chương do Giáo hội giải quyết, việc liên quan các tổ chức của Đạo cần có sự đồng ḷng, v́ Hiến chương này thay đổi so với cơ cấu tổ chức của Hiến chương trước, nhất là điều 16 liên quan đến một cơ cấu mới gọi là Chưởng quản và Phó Chưởng quản Hội Thánh. Điều này ngay trong Đại hội Hội thánh có số ư kiến nêu ra không đồng t́nh v́ nó không có trong Pháp Chánh Truyền; cũng như có rất nhiều ư kiến ngoài Hội Thánh phản ảnh chống đối cơ chế này. Ban Tôn Giáo Chánh phủ muốn có một lần cuối cùng là tinh thần của Hiến chương phải đi sát với truyền thống Đạo, làm thế nào ngày càng được sự đồng thuận cao nhất để phát huy hiệu lực của ḿnh…

… Hôm nay Ban Tôn Giáo chính phủ muốn nghe ư kiến một lần nữa của các vị trong HĐCQ và các vị trong Ban Soạn thảo, sau hết là đi đến kết luận, sau hết là đi đến kết luận. V́ chúng ta chỉ làm theo ư kiến phản ảnh của Đại hội Hội Thánh giao lại cho HĐCQ tu chỉnh tổ chức việc hành đạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, nhứt là phải đi sát với Pháp Chánh Truyền và các Luật Đạo”.

       2-  Ông Trang văn Hải, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh phát biểu: “Cần phải sửa chữa tổ chức hành đạo của tôn giáo sao cho phù hợp Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và các Luật Đạo…”.

       3- Bất chấp sự phát biểu góp ư của phía chánh phủ VN, của ông Cải Trạng Lê Minh Khuyên và Truyền Trạng Trần Anh Dũng về việc Hiến chương không đúng luật pháp Đạo, Ông Đầu Sư Nguyễn Thành Tám phát biểu: “Rất cảm ơn sự quan tâm của chính phủ. Riêng về Bản Dự thảo Hiến chương, HĐCQ đă xem xét rất nhiều lần, được Đại Hội Nhơn Sanh trên 4.000 đại biểu và Đại hội Hội Thánh trên 1.000 đại biểu đă thông qua. Do đó, cá nhân tôi cũng như không cá nhân chức sắc nào tại phiên họp này có quyền sửa đổi về một nghị quyết của tập thể. Dứt khoát cần phải giữ nguyên trạng. Muốn sửa đổi phải chờ đến Đại hội Nhơn sanh, Đại hội Hội Thánh 5 năm nữa sẽ sửa đổi”. (Nhưng đă gần 15 năm trôi qua, đă qua hai kỳ Đại hội Nhơn Sanh và Đại hội Hội Thánh, sắp sửa có thêm một kỳ Đại Hội nữa mà nào có tay đổi ǵ đâu!)

       ** Lời phát biểu trên của ông Đầu Sư Nguyễn Thành Tám đă chứng tỏ chính ông là người cố t́nh vi phạm Pháp Chánh Truyền để ḿnh được độc quyền lănh đạo đạo Cao Đài Tây Ninh. Đạo Lịnh 02/84-HT-ĐL ngày 20/3/Kỷ Sửu (14/4/2009) do tự ông kư tên để cho chính ông làm Chưởng Quản một Hội Thánh duy nhất đă phủ nhận hoàn toàn những mị luận của một vài người tạm gọi là có tŕnh độ trí thức trong Đạo, hay của những đồng đạo không có đầy đủ những thông tin để có được những nhận xét cho riêng ḿnh, nên chỉ biết chạy theo hiệu ứng đám đông.

       Xin mở ngoặc. Để tránh hiểu lầm cũng như tránh sự xuyên tạc từ một vài cá nhân ác ư, xin nói rơ là, mục đích của chúng tôi khi nêu những vấn đề này lên không phải để minh oan cho những kế hoạch nhằm xóa sổ Đạo Cao Đài trước đây hay sự can thiệp thô bạo vào Đạo quyền của chánh quyền VN sau này, mà chỉ muốn chứng minh một sự vi phạm, một sự coi thường Bản Hiến Pháp bất di bất dịch của Đại Đạo Tam Kỳ Phộ Độ là Pháp Chánh Truyền của ông Chưởng Quản Nguyễn Thành Tám khi cố t́nh biến một Đạo Cao-Đài-Của-Chí-Tôn gồm Hội Thánh Lưỡng Đài trở thành một Đạo Cao-Đài-Không-Phải-Của-Chí-Tôn gồm một Hội Thánh Độc Đài do chính ông chưởng quản. Đóng ngoặc.

       Dựa trên tập hợp những dữ liệu cụ thể trên đây để suy luận một cách logic, là (1) chính ông Đầu Sư Nguyễn Thành Tám đă cố t́nh vi phạm Pháp Chánh Truyền, là (2) Đạo Cao Đài hiện tại ở trong nước không phải là Đạo Cao Đài Ngọc Đế mà là Đạo Cao-Đài-Vi-Phạm-Pháp-Chánh-Truyền do ông Chưởng Quản Nguyễn Thành Tám lănh đạo.

       Vậy nếu chúng ta không bảo nhau t́m hiểu và ǵn luật lệ Cao Đài, tuân thủ Pháp Chánh Truyền của Chí Tôn mà chạy theo đạo Cao Đài hiện nay do ông Chưởng Quản Nguyễn Thành Tám lănh đạo có nghĩa là (1) chúng ta không “ǵn luật lệ Cao Đài” do Chí Tôn và Hội Thánh Lưỡng Đài ban hành, (2) chúng ta không theo một-đạo-Cao-Đài-Ngọc-Đế, tức là ta có “ḷng hai”, tức là ta không ǵn giữ lời minh thệ. Và kết quả của việc không giữ lời minh thệ này sẽ được định phận theo nội dung của lời minh thệ bởi các Đấng Thiêng liêng khi ta thoát xác.

       Cuối cùng, để trả lời cho tiêu đề nêu trên là “Tại sao những Chức sắc lănh đạo giáo hội hiện nay chưa bao giờ nhắc nhở tín đồ phải giữ Lời Minh Thệ?”. Bởi v́ Lời Minh Thệ liên quan đến ǵn luật lệ Cao Đài chỉ biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế. Trong khi những vị này đang lănh đạo một Đạo Cao-Đài-vi-phạm-Pháp-Chánh-Truyền tức nhiên không phải là một Đạo Cao Đài của Ngọc Đế.

       Xin triển khai thêm một chút. Có người bảo với tôi rằng, nếu huynh ở trong nước th́ huynh cũng vậy thôi, tức là “cũng đành nhắm mắt đưa chân”, cũng đành “thời thế, thế thời phải thế”. Có lẽ vị này đă không thấy hoặc cố t́nh không thấy là, từ trong nước, có những em bé c̣n xanh tuổi đời đến những cụ già lưng đă c̣ng, gối đă mơi; có những Chức sắc Thiên phong đă gần đất xa trời nhưng vẫn một ḷng chung tay nhau để ǵn giữ Lời Minh Thệ, ǵn giữ nền Chánh pháp của Chí Tôn mặc cho những sóng vỗ mưa dồn có khi đỗ ập lên cuộc đời họ. Họ giống như một cọng cỏ non yếu, cố vươn ḿnh đón bắt ánh sáng cho lẽ sống, dưới sức mạnh tàn bạo của khối đá vô tri lầm ĺ (lời thầy Tuệ Sỹ). Như vậy, lời nói “thời thế thế thời phải thế” chỉ là một lối ngụy biện, một lời tự an ủi cho chính thân phận của ḿnh. Thế thôi! Chỉ thương cho những đồng đạo ở những nơi mà Bàn Trị Sự Hội Thánh Em của Đức Lư Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chưa đến được th́ không biết về mặt tâm linh sau này họ sẽ ra sao?!

Florida, ngày 20 tháng 6 năm 2022

NHẤT NGUYÊN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000