ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 

 

Chủ đề: Những điểm tuyệt vời trong đạo Cao Đài

               mà các tôn giáo khác không có.

Bài năm: Cứu cánh của các Tôn giáo và đạo Cao Đài

Điền Lạc.

       Đây là bài thứ năm trong loạt bài Những điểm tuyệt vời của Đạo Cao Đài các tôn giáo khác không có. Loạt bài này nhằm mục đích duy nhứt để chứng minh rằng đạo Cao Đài một tôn giáo hiện đại nhứt so với các tôn giáo cổ có những đặc điểm riêng rất khoa học và tiến bộ. Đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo có giáo lư tổng hợp các tôn giáo khác. Đạo Cao Đài là một tôn giáo có nét đặc thù riêng nhưng không đối lập hay nghịch lại giáo lư của một tôn giáo nào.

       Đạo Cao Đài có một cứu cánh rất đặc trưng cho một tôn giáo nhập thế và hiện đại. Đạo Cao Đài không coi vật chất là giả tạm nên không hề xem nhẹ và hủy hoại nó. Đó là một phương tiện cần thiết để tu học không thể thiếu.

       Hôm nay chúng tôi t́m hiểu bài cuối cùng: Cứu Cánh của các tôn giáo và đạo Cao Đài. Như các kỳ trước chúng ta t́m hiểu lần lượt Cứu cánh của các tôn giáo trước sau đó là cứu cánh của đạo Cao Đài để nh́n bức tranh toàn cảnh.

       Câu hỏi được đặt ra là: Cứu cánh  là ǵ?

       Theo Tân tự điển Việt Nam của Thanh Nghị th́ các từ “cứu cánh” và “phương tiện” có nghĩa như sau: Cứu cánh là kết quả cuối cùng, chung cuộc; c̣n phương tiện là cách thức dùng để đạt đến mục đích.

       Từ đó, ta thấy Niết Bàn được coi là cứu cánh của anh em bên Phật Giáo “...Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.”, dịch nghĩa “...Xa ĺa được cái mộng tưởng điên đảo, đạt tới đích Niết Bàn cuối cùng” (trích từ kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh, kinh Tuệ Giác Qua Bờ); trong khi Thiên Đàng hay Nước Trời chính là cứu cánh của người theo đạo Công Giáo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ” (Mối phúc thứ nhất, trong Tám Mối Phúc Thật của đạo Công Giáo);

       “..Trong tiếng Việt, những hạn từ “tận cùng, đích điểm, cứu cánh, mục tiêu, mục đích” xem ra chẳng liên hệ ǵ với nhau, nhưng nếu đối chiếu với các tiếng Tây phương th́ ta sẽ nhận thấy mối tương quan. Thực vậy, những hạn từ vừa rồi đều tương đương với một danh từ: fin (tiếng Pháp), end (tiếng Anh), finis (tiếng Latinh), vừa có nghĩa là “tận cùng, chấm dứt, kết thúc” vừa có nghĩa là “mục tiêu, cứu cánh”. (Theo Đặng Phúc Minh trong bài “Cứu Cánh Và Phương Tiện) 

 

       A/- Cứu cánh của đạo Công Giáo.

       Cứu cánh của Giáo hội Công Giáo và cứu cánh của giáo dân công giáo đôi khi không giống nhau:

       -Theo Linh Tiến Khải (Radio Vatican) th́: 

       Mục đích cuối cùng của đời sống chúng ta là cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, diện đối diện. Cuộc gặp gỡ này với Chúa là đích điểm của chúng ta. Chúng ta không chờ đợi một thời gian hay một nơi chốn, nhưng chúng ta đi gặp gỡ một người: đó là Chúa Giêsu. V́ thế, vấn đề không phải khi nào xảy ra các dấu chỉ báo trước thời sau hết, nhưng là phải sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ ấy.

       Lời bàn: “ Gặp gỡ diện  đối diện với chúa phục sinh là mục đích cuối cùng. Sau đó chúng ta sẽ được ǵ và làm ǵ?”. (*) 

       - Trong bài “Mục đích cuối cùng của giáo hội Công giáo là ǵ?” đăng trên trang Chúa Vĩnh Cữu: 

       Cuối cùng của Giáo hội là ǵ?

       Là nhà thờ Công giáo thấy ḿnh và tự xưng ḿnh là người được Chúa Giê Su Ky Tô ủy nhiệm để giúp bước đi trên con đường thiêng liêng hướng tới Đức Chúa Trời bằng cách sống t́nh yêu tương hỗ và qua việc quản lư các bí tích, qua việc cái nào Chúa ban ơn cho người tin Chúa. 

       Cuối cùng của thời đại đối với người Công giáo là ǵ?

       Theo thuyết cánh chung của Cơ đốc giáo, vào ngày Phán xét Cuối cùng sau sự tái lâm của Chúa Giê Su Ky Tô và sự phục sinh của thân thể, tất cả nhân loại sẽ bị phán xét tùy theo công việc của họ. 

       - Trên trang http: //www.simonhoadalat.com có ghi:                 

       “Trong cuốn sách của ḿnh, mục sư Rick Warren nhấn mạnh rằng Thiên Chúa có một kế hoạch chính xác cho mỗi người trong chúng ta. Đấng Tạo Hoá đă “ấn định từng chi tiết riêng rẽ cho cơ thể bạn”, Thiên Chúa – ông giảng dạy – đă dự tính ngày sinh,ngày chết, nơi chúng ta sinh và nơi chúng ta sẽ sống. Warren bảo vệ ư kiến rằng tất cả mọi yếu tố trong cuộc đời chúng ta là một phần kế hoạch và mục đích của Thiên Chúa đối với chúng ta. Tuy nhiên, ông lại thừa nhận rằng Đấng Tạo Hoá lưu tâm tới sai lầm và tội lỗi con người”.    

       Lời bàn: “Mọi việc riêng rẽ trên con người ta đều được Chúa ấn định chi tiết, như vậy hết mong có cơ hội thay đổi số phận ḿnh? Sống tốt hay sống tội lỗi không c̣n ư nghĩa ǵ phải không?”. (*)

       - Trong bài “Tôi được sinh ra trên đời để làm ǵ?”, Linh mục Giuse Nguyễn văn Toanh viết: 

       Có khi nào ta nghiêm túc ngồi xuống và đặt câu hỏi: Tôi được sinh ra trong cuộc đời này để làm ǵ? Mục đích cuối cùng của cuộc đời này là ǵ? Sau khi chết, tôi sẽ đi về đâu? Thế rồi, tôi nghiêm túc đi t́m câu trả lời và hết ḿnh hiện nó.

          Đức Thánh cha Phanxicô trong Tông huấn “Hăy Vui Mừng Hoan Hỉ” đă cho ta câu trả lời thật rơ ràng: Thiên Chúa muốn chúng ta nên thánh chứ không muốn chúng ta bằng ḷng với một cuộc sống nhạt nhẽo và tầm thường. Thật ra, tiếng gọi nên thánh đă có ngay từ đầu của Kinh thánh dưới nhiều cách thức khác nhau. Chúng ta thấy điều ấy được diễn tả trong lời Đức Chúa phán với Abraham: “Hăy bước đi trước mặt Ta, và hăy sống hoàn hảo” (St 17,1). Như thế, ơn gọi căn bản của con người là ơn gọi nên thánh, mục đích cuối cùng của cuộc đời là nên thánh, ta được sinh ra là để nên thánh. Chính Thiên Chúa đă ngỏ với chúng ta “Hăy nên thánh v́ Ta là Đấng Thánh” (Lv 11,44; 1Pr 1,16).
 

       Lời bàn: “Con người thiệt tốt được lên Thiên Đàng, con người thiệt xấu bị xuống hỏa ngục, điều đó là chân lư không ǵ đáng nói thêm. Chỉ xin muốn biết với con người có một phần tốt cũng có một phần xấu (những người này chiếm đa số nơi thế gian) không đủ đức hạnh lên thiên-đàng cũng không bị tội quá mức để xuống hỏa ngục. Số phận người ấy ra sao sau khi chết?”. (*)

 

       B/- Cứu cánh của Phật Giáo. 

Với Phật giáo, cứu cánh của Phật giáo và cứu cánh của Phật tử cũng không giống nhau.

       - Trong bài “Mục đích của Phật giáo là ǵ?” của tác giả Thích Đạt Ma Phổ Giác có ghi: 

       Phật tử chùa Linh Xứng hỏi: Mục đích của đạo Phật là ǵ? Xin thầy giải thích rơ ràng để cho chúng con vững niềm tin hơn trên bước đường tu học.

       Thầy trả lời: Mục đích của đạo Phật là t́m ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Tự giác, giác tha và giác ngộ viên măn. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát nên mọi h́nh thức mê tín dị đoan hiện có trong đạo Phật là do bên ngoài xen vào, không phải của Phật giáo chân chính.  

       Mục đích của đạo Phật là sự giác ngộ viên măn nên được ví như hạt châu Mani, ngọn đuốc, cây đèn. Chúng ta phải nói ra những ǵ chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không c̣n nghi ngờ!

       Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy vĩ đại của nhân loại, Người đă truyền bá thông điệp từ bi và trí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm, giúp cho tha nhân biết cách làm chủ bản thân mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.

       Hăy tự ḿnh làm chủ bản thân, hăy tự ḿnh thắp lên với ngọn đuốc chánh pháp, hăy tự ḿnh chuyển hóa thân tâm, nếu chính ḿnh vấp ngă th́ chính ḿnh đứng lên đó chính là thực tại nhiệm mầu. Khổ đau là một sự thật của kiếp người, nguyên nhân dẫn đến đau khổ do si mê tham ái chấp ta là thật. Con đường chuyển hóa đó là Bát chính đạo, tâm trong sáng ngay nơi thân này mà chẳng phải t́m cầu đâu xa.

       Lời bàn: theo ư nghĩa trên đây: Người (đức Phật) đă truyền bá thông điệp từ bi và trí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm, giúp cho tha nhân biết cách làm chủ bản thân mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Như vậy Phật giáo không dạy phật tử sự kế thừa mà phải  tự ḿnh ngộ và nhận những ǵ ḿnh chứng thấy, phải không? (*)

- Quảng Tịnh Cư sĩ có bài “Nguồn gốc và Mục đích của đạo Phật” đăng trên Vườn hoa Phật Giáo:  

         Đạo Phật ra đời là từ cuộc sống thực tế nên các giá trị của nó phục vụ cho chính cuộc sống của muôn loài. Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni trong bất kỳ Kinh điển nào đều dạy chúng ta rằng:  “Phật pháp không dời pháp, không trái với thế gian pháp.” và “người thiện tri thức chăm lo hoằng dương Phật pháp phải biết hằng thuận chúng sinh, không trái với thế gian pháp, để đưa chúng sinh vào con đường tu hành Phật đạo, giải thoát chính ḿnh".

       Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đă nói: "Các chư vị Phật chỉ v́ một nhân duyên lớn mà sinh ra nơi đời đó là làm cho chúng sinh vào được tri kiến Phật. Chỉ v́ muốn cho chúng sinh tỏ ngộ tri kiến Phật mà sinh ra nơi đời". 

       Tri kiến Phật chính là chân lư được rút ra từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống của con người. V́ thế nó có giá trị hiện thực. 

       Nhiều giáo lư, nhiều ư tưởng, nhiều chủ thuyết đă chết yểu v́ nó xa dời thực tế, nó chỉ là phục vụ cho một nhóm ít người chứ không phải v́ tất cả mọi người, mọi loài hoặc chỉ nhằm phục vụ cho mục đích chính trị nhất thời mà thôi. Đó gọi chính xác là thứ lư thuyết suông và sẽ bị chính cuộc sống xóa bỏ nó.

       Đạo Phật v́ sinh ra từ cuộc sống thực tế và trở lại phục vụ nhân loại nên sống măi với thời gian, cả trong quá khứ, hiện tại và vị lai cho nên trường tồn măi măi

       - Trong bài “Mục tiêu của đạo Phật là ǵ?”, Thích Nữ Như Hằng viết: 

       Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Cho nên, những ai lập chí xuất gia đều có chung một sở nguyện là mong được thoát khổ, giác ngộ và giải thoát.

       Nhưng tu như thế nào để đạt được mục tiêu cao quư đó?

       Nhiều người nghĩ đơn giản tu tập theo đạo Phật là giữ giới, ăn chay, làm việc lành tránh việc dữ, thực hành hạnh bố thí, giúp đỡ người nghèo khổ bất hạnh, góp tiền của xây chùa, ấn tống kinh sách v.v... là đang trên con đường tiến tới giải thoát. Thực ra, đây chỉ là bước đầu của người Phật tử tập sống lương thiện, đạo đức, trải ḷng từ bi với mọi người mọi loài. Những hành động bố thí giúp đỡ này giúp cho người Phật tử dần dần dẹp bớt tham sân si, bỏ bớt ḷng ích kỷ, tâm thức mở rộng khiến cho cuộc sống hiện tại của họ được an vui hạnh phúc. Những việc làm tốt đẹp này sẽ kết thành nghiệp thiện lành và người ấy sẽ được hưởng sự may mắn nào đó trong đời sống hiện tại, hoặc hưởng phước báu trong đời sống vị lai. Nhưng nếu nói những việc làm tốt đẹp này sẽ giúp họ được giải thoát th́ cần phải xét lại!

       Tu giải thoát với ư nghĩa là tu bây giờ để được kết quả sau khi chết sẽ không bị tái sanh vào ba cơi sáu đường, mà tái sanh theo nguyện lực để giáo hoá chúng sanh hoặc sẽ nhập vào trạng thái Vô Dư Niết Bàn.

       Tu giải thoát c̣n mang ư nghĩa là chúng ta hành tŕ tu tập để được giải thoát ngay trong đời sống hiện tại này. Nghĩa là Tâm chúng ta không dính mắc với những đam mê vật chất, không dính mắc với những tri kiến thế gian, không đắm ch́m trong hạnh phúc dục lạc cũng không bị phiền năo vây bủa. Nếu Tâm của chúng ta hoàn toàn không bị trói buộc với bất cứ vui buồn hạnh phúc khổ đau của thế gian th́ Tâm được giải thoát, tức là tuy c̣n sống trong đời sống nhiểu nhương, mà Tâm th́ vẫn an nhiên tự tại trong trạng thái Hữu Dư Niết Bàn. 

       Lời bàn: “Phật giáo dạy không có một đấng hằng hữu tự hữu hay gọi là đấng tạo hóa, người phật-tử phấn đấu tu giải thoát để nhập Niết Bàn để làm ǵ, sống với ai và sinh hoạt những ǵ tại đó?” (*)

 

       C/- Cứu cánh của đạo Cao Đài.

       Với Cao Đài Cứu cánh của đạo Cao Đài và cứu cánh của tín hữu Cao Đài có cùng một mục đích :

       1-Cứu cánh của Đạo Cao Đài

       a/-Thánh ngôn 1.11. Bính Dần:

       “Ta v́ ḷng đại từ đại bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức vào cơi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi thế gian này” (TNHT Q1.trang 69)

       b/-Thánh-ngôn ngày 12 thg 6 Bính-Dần ( 21-7-1926) 

       "Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có đũa kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng. Các con coi kinh điển lại, rồi thử nghĩ lại sự công-b́nh thiêng liêng mà suy gẫm cho hay lẽ phải. Thầy khuyên các con theo sau Thầy mà đến phẩm vị ḿnh th́ hay hơn tuông bờ lướt buội, đi quanh kiếm quất, nghe à".

       Câu Thánh ngôn trên đây tuy không nói rơ nhưng ta cũng hiểu đũa là phương tiện để ăn cơm, không có đũa có thể bốc tay. Cơm là cứu cánh của cuộc sống. Không có cơm  phải chết. Phương tiện có thể thay đổi,  cứu cánh th́ không thể. 

       c/- Trong bài Diễn Văn  từ trang 86 đến 94, cuối quyển Pháp Chánh Truyền mà hiền huynh Thanh Minh đă trích tóm lược, tiểu muội sinh trích đầy đủ như sau:

       “Phật, v́ thương đời, mà t́m cơ giải khổ.

       Tiên, v́ thương đời, mà bày cơ thoát khổ.

       Thánh, v́ thương đời, mà dạy cơ thọ khổ.

       Thần, v́ thương đời, mà lập cơ thắng khổ.

       Hiền, v́ thương đời, mà đạt cơ tùng khổ.

       Chữ khổ là đề mục của khoa học trường đời, phẩm vị Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật, là ngôi vị của trang đắc cử”.

        Nếu v́ sợ chữ Khổ không dự trường thi chọn phẩm vị Hiền, Thần, Thánh, Tiên, Phật ta đă bỏ phí một kiếp sanh. Các đấng Hiền Thần Thánh Tiên Phật muốn cao thăng thiên vị phải xuống trần để lập công. Có người xuống trần thấy khổ vội bỏ cuộc. Có người chưa học được ǵ chưa trải qua thử thách vội thực hành tịnh luyện xuất chơn thần... Trong khi con đường thứ ba chỉ dành cho người xong tam lập. Năm bước tu của Đạo Cao Đài tức là Ngủ Chi Đại Đạo cấp nào cũng chú trọng làm cho con người hết khổ theo cách thức riêng của từng cấp. Ngũ Chi không dạy ǵ khác, chỉ chú trọng đến chữ Khổ phải làm sao cho hết, đây chẳng phải là cứu cánh của đạo Cao Đài hay sao?

       Muốn hết khổ hoặc là phải Tùng khổ của bậc Hiền; hoặc phải Thắng khổ của bậc Thần; hoặc phải Thọ khổ của bậc Thánh; hoặc phải Thoát khổ của bậc Tiên, hay phải Giải khổ của bậc Phật.

       Cuối cùng chỉ Đức Chí Tôn mới có thể cứu khổ. Cứu khổ là thiên chức của Chí Tôn Từ Phụ. Đức Chí-Tôn giao cho Hội Thánh hữu h́nh thực hiện theo giáo huấn và pháp luật của Chí Tôn.

      d/- Cứu cánh của Cao Đài là cứu khổ cho dân tộc Việt  (cứu nước) và cứu khổ cho cả Chúng Sanh (cứu cả thế giới).

       Một khi hết khổ, đương nhiên cơ hội tấn-hóa sẽ hiện ra đồng đều  cho mọi người để học hỏi và tấn hóa. Cơ hội có, quan trọng là ta có chịu học hay không? Cơ hội đồng đều chưa hẳn ai cũng tấn hóa như nhau. Sự tấn hóa tùy duyên và vốn liếng đă học từ kiếp trước hoặc ư chí hiện tại. Nói rơ hơn người chưa học ǵ phải bắt đầu học bài Ṭng khổ. Ṭng khổ là bài học đầu tiên. Khi người đă học Thọ khổ rồi th́ học tiếp thêm bài Thoát khổ…. Đạo Cao Đài có cứu cánh lo cho cả chúng sanh, nhân loại bài học chữ Khổ để vượt qua. Sau đó, mỗi cá nhân tự lo liệu và tự định phận. Vào tu học đạo Cao Đài không phải để kiếm phẩm tước mà là học bài tấn hóa trui rèn các cách chịu khổ.

(Trích http://huongdaoflorida.com/cuucanhcuadaocaodai.html)

       2-Cứu cánh của tín hữu Cao Đài được gói gọn trong  lời cầu xin:

“NGƯỠNG VỌNG: Vô Trung Từ Phụ phát hạ hồng ân bố hóa chư đệ tử trí năo thông minh tinh thần mẫn huệ thừa hành mạng lịnh tế đọ nhơn sanh định tâm giác ngộ ḥa ái tương thân đại đồng huynh đệ phụ hồi Thượng Cổ Thánh Đức Thuần Lương cọng hưởng thanh b́nh an ninh hạnh phước” (Trích ḷng sớ Hội Thánh thay mặt nhơn sanh cầu xin với Đại Từ Phụ)

       KẾT LUẬN:

       1- Muốn được tấn hóa để cao thăng thiên vị hay vào làm dân của Thời Thánh Đức, con người phải hết khổ để có cơ hội đồng đều lập công tạo dựng ngôi vị thiêng liêng. Đức Thượng Đế (Thầy) luôn công bằng: không v́ thương mà ẳm bồng đưa lên, cũng không v́ ghét mà h́nh phạt. Thưởng và phạt với một người do Ṭa án lương tâm của ta xử ta.

       2- Chưa đủ công quả để vào nơi địa vị cao thượng, sẽ được xếp vào hạng có tánh đức để bước vào cơi  nhàn hơn ở thế gian. Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần. đó là sự Công Bằng tuyệt đối. (theo Thánh Ngôn)

       Trong khi Cứu Cánh Của Các Tôn Giáo là vấn đề c̣n đang được các tín đồ hiểu theo nhiều kiểu không thống nhứt; Cứu Cánh Cao Đài rất rơ ràng do chính ông Thầy Trời tuyên bố. Cho nên, một lần nữa khẳng định: Đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo chấp vá ghép nối các tôn giáo lại làm một.

       Bài này kết thúc chuyên đề: Những điểm ưu việt tuyệt vời của Đạo Cao Đài các tôn giáo khác không có. Mong rằng những sự khiếm khuyết trong loạt bài này được quư cao minh chỉ giúp. Xin đa tạ.

Thánh Địa Tây Ninh, ngày  28 tháng Giêng năm Nhâm Dần

Điền Lạc.

       Ghi chú:

       - (*): Đây là những ưu tư của tác giả về những vấn đề có liên quan.

 

 

 

 


 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000