CON ĐƯỜNG VỀ BẠCH
NGỌC KINH &
NHỮNG NGĂ BA
Điền Lạc
Con đường về Bạch Ngọc Kinh được thiết kế rất thẳng tắp, không
có quanh co và chướng ngại vật, nhưng người đi không suôn sẻ v́
có những kẻ luôn t́m cách đặt chướng ngại vật. Chướng ngại vật
không phải là những vật tích cực gây khó cho hành giả, nó c̣n có
những chướng ngại vật kiểu tiêu cực.
Trước mắt người đi luôn có cạm bẩy và cám dỗ. Những nhân sĩ hiện
nay trong dạng đang Lập-ngôn đă nói chuyện rất hay, kinh điển
thuộc làu về h́nh ảnh và con đường Đạo không có chướng ngại vật.
Đạo rất cần những người này để phổ độ những người ngoại Đạo vào
đường Đạo. Nhưng về
chướng ngại vật không thấy ai nói, không thấy trang nào gây dấu
ấn. Để phổ độ cho người đă vào cửa Đạo rồi đi không
lạc đường th́ rất ít người nói về chướng ngại vật làm bị vấp ngă
hay lạc đường: đó là VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẠO. Đạo rất cần những
cây bút này!
Trong chủ đề Những
Góc Nh́n Về Đạo Cao Đài chúng tôi có nêu lên một thực tế
đang xảy ra trong Đạo Cao Đài: người tín hữu Cao Đài đang bị lôi
kéo hiểu đạo của Chí Tôn theo nhiều cách khác nhau. Hậu quả là,
những góc nh́n này sẽ dẫn chúng sanh môn đệ Chí Tôn về các nơi
khác nhau. Hẳn nhiên, chỉ có một con đường duy nhứt về đúng nơi
mà đấng Tạo hóa muốn dắt ta đi đến.
Đó là con đường nào? Mắt thịt tai phàm có phân phân biệt được
không?
Câu hỏi có vẻ hơi rắc rối? Không! Rất đơn giản. Ai cũng có thể
hiểu được! Nhờ Luật Pháp của Đạo giúp cho ta phân biệt. Ta không
nên nghe theo lời giải thích của Tiến Sĩ này, Giáo Sư nọ, Nhân
Sĩ kia mà hăy tin vào sự giải thích của chúng ta. Mỗi việc
làm của chúng ta đều phải được đặt vào câu hỏi:
đường ta đi có đúng đường
Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật dắt dẫn không? Chỉ cần
xét ḿnh như vậy trước mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là ta có
thể yên tâm có sự ám trợ của các Đấng thiêng liêng phù hộ cho ta
có con đường cho bữa đi hôm sau.
Phương tiện hữu h́nh giúp ta nhận ra được sự đúng sai của con
đường ta đi trước hết là
Pháp Chánh Truyền rồi sau đó đến các Luật Lệ khác gọi chung là
pháp luật Đạo. Sự t́m hiểu của chúng ta đôi khi bị xô lệch
bởi quỷ vương dụ dỗ. Lúc đấy ta nên lấy LỜI MINH THỆ lúc nhập
môn ra răn ḷng. Điều duy nhứt là ǵn LUẬT LỆ CAO ĐÀI.
Với LỜI MINH THỆ, ta có thể tự tin vào suy nghĩ của chính ḿnh
để thong dong bước tới.
Con Đường Về Bạch Ngọc Kinh
theo tựa của đề tài luôn có những ngă ba. Ngă ba này không do
đức Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật lập, mà do chính đại
tiên Kim Quang Sứ lập. Tức trước mắt ta luôn có hai con đường để
ta chọn. Dĩ nhiên chỉ một đường đúng chứ không đúng cả hai.
Lư luận đạo nào cũng tốt,
cũng dạy làm điều lành, lánh điều dữ cũng là cái ngă ba dễ nhầm
lẫn nhứt. Lư luận này chỉ đúng với thời kỳ chánh pháp. Hiện
nay th́ hoàn toàn không c̣n phù hợp.
Những ngă ba đầy dụ dỗ và cạm bẫy giăng bắt con cái của Chí Tôn
được Kim Quang Sứ giăng khắp các nẻo đường. Chúng ta không sao
kể cho hết. Nhưng chúng ta có thể cần nên biết hai cái ngă ba
quan trọng đệ nhứt. Đó là:
1/- Ngă ba đầu tiên: Duy Vật và Duy Tâm.
Dù tin hay không tin vào thế giới vô h́nh con người vẫn sống và
vẫn tiến hóa theo quy luật tự nhiên. V́ mọi con người đều nằm
trong chuỗi tấn hóa ấy. Nên tu hay không tu, nói cho cùng, trí
khôn ngoan con người vẫn phát triển. Cái khác nhau giữa hai
người duy tâm và duy vật là cái LINH được h́nh dung như sau: Tôi
sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn để đi sau khi tôi bỏ xác trần này
(người duy tâm). Hoặc khi tôi bỏ xác trần này coi như mọi
thứ là chấm hết (người duy vật).
Trên thế giới không có nhà duy vật tuyệt đối nào cả. V́ thế mà
ngă ba lựa chọn đầu tiên của con người trên đường về Bạch Ngọc
Kinh là sự khác biệt của duy vật và duy tâm. Nh́n chung, người
chọn duy tâm tỷ lệ cao gấp nhiều lần con người chọn chết là hết
(duy vật).
Cho dù chọn con đường nào th́ khi chết rồi nhứt là ngay lúc c̣n
sống mọi người đều có chung một điểm là sự phán xét của lương
tâm. Sự phán xét này đă theo đuổi mọi người từ khi hiện diện
trên cơi phàm trần này. Người duy vật cũng có lương tâm. Tuy
nhiên lương tâm của người duy vật có khác với người duy tâm...
Nhờ lương tâm mà con người duy tâm bớt ác hành. C̣n người duy
vật th́ mọi phương tiện đều tốt miễn đạt được mục đích.
Con đường duy vật dẫn con người vào cửa đấu tranh giành lợi
giành quyền. Con đường duy tâm dẫn con người vào cửa Đạo. Đấu
tranh giành lợi giành quyền sẽ có cách hành xử ích kỷ cho bản
thân thu gom về ḿnh bằng sức mạnh, mặc sự đau khổ của người
khác do quan niệm “Vật Chất quyết định ư thức” tức việc ác ḿnh
gây ra.
Đường Đạo có cách hành xử vị tha bao dung, tha thứ và cảm thông
được sự đau khổ của người khác.Trong phạm vi bài này, người viết
không phân tích sâu về ngă ba đầu tiên (duy vật). Chúng tôi tiếp
tục t́m hiểu con đường duy tâm.
2/ Các ngă ba trung gian:
Sau khi đă vượt qua rào cản đầu tiên, con người sẽ tiếp tục tấn
hóa theo con đường thiện. Tăng cường hành thiện, giảm thiểu hành
ác. Lúc này con người sẽ gặp được các Vĩ Nhân giảng dạy thiện ác
cho người ta học hỏi đó là chính là các Giáo Chủ các tôn giáo.
Sau một thời gian dài, các vĩ nhân giáo chủ ấy cũng bị hậu
nhân tha hóa giải thích thiện ác theo cách nh́n khác. Nên mới có
việc sanh ra tả đạo bàng môn. Chính tả đạo bàng môn làm cho giáo
lư gốc của vĩ nhân giáo chủ bị canh cải mà người hành giả tu
hoài không đắc do đi lạc đường. (Thánh ngôn đă dạy điều này rất
nhiều ai cũng biết xin miễn trích cụ thể).
V́ thương đời nặng hồng trần lại bị ḷng tham lam ích kỷ của các
hậu nhân dẫn sai đường nên có có các Vĩ Nhân Mới xuất hiện đính
chính điều chỉnh hoặc lập giáo điều mới. Đó là các tôn giáo của
các thế hệ sau trong các kỳ phổ độ.
Và cứ thế vết ṃn thất pháp của các tân tôn giáo phải vào con
đường của cựu tôn giáo cứ tiếp diễn.
Rồi lại có các vĩ nhân mới, rồi tôn giáo mới, một tiến tŕnh
h́nh như vô tận. Từ lúc trên hành tinh này con người rất ít ỏi
cho đến nay, dân số hành tinh lên hàng 8-9 tỷ dân. Chỉ tính
trong giai đoạn ngắn chưa đầy một trăm năm cuối cùng đă qua, dân
số đă tăng từ 2,5 tỷ nay đạt con số gấp bốn lần (gần 10 tỷ).
Không thể để cho chánh pháp của các giáo chủ bị hậu nhân tà
quyền xuyên tạc, Đức Thượng Đế lần này không giáng sanh mang xác
phàm lập giáo v́ tiên liệu hậu nhân sẽ phá hoại sự nghiệp của
quư Ngài. Lần này Đức Thượng đế đích thân lập giáo. Ngài lập
thánh-thể thay cho h́nh thể của Ngài để tiếp cận thế giới hữu
h́nh. Thánh thể này trước qua sau tới sẽ được truyền thừa măi
măi. Đức Thượng Đế v́ vậy cũng có mặt măi măi theo thời gian để
điều hành mối Đạo.
Bởi cớ mà chúng ta thấy cách lập giáo, lập pháp hữu h́nh của Đức
Thượng Đế tiến bộ văn minh vượt xa các thể chế cầm quyền đương
đại. Trên thế giới không quốc gia nào có thể b́ kịp.
Sự có mặt của Thượng Đế mọi lúc mọi nơi như hiện tại sẽ giữ vững
nền chánh pháp luôn trường cửu theo tiên tri đến 700 ngàn năm.
Dù cho Tịch Đạo có thay đổi, tất cả đều không ngoài kỷ cương của
Pháp Chánh Truyền. Đức Thượng Đế muốn cho bảy trăm ngh́n năm sau
Đạo Cao Đài vẫn hiện hữu đúng Chánh pháp cho dù nhân loại có một
tŕnh độ tiến hóa cao hơn nhưng không bỏ cái gốc (Pháp Chánh
Truyền). Dù cho Tịch Đạo Tâm hay Tịch Đạo nào ra đời, hành chánh
Đạo vẫn phải c̣n áp dụng. Hành tinh này vẫn luôn c̣n có những
hóa nhân mới xuất hiện liên tục học hỏi rồi tấn hóa nên hành
chánh đạo không thể hết. Vật tấn hóa từ ngu đến khôn, c̣n Người
khôn tấn hóa đến Chí Linh.
Có người cho rằng và được nhiều người tin theo, là, thời buổi
bây giờ đă chuyển sang tịch đạo Đạo Tâm rồi. Và như vậy th́ Tịch
đạo Đạo Tâm gồm Đạo và Tâm. Chức sắc Cửu Trùng Đài nam phái lấy
chữ Đạo làm thánh danh và chức sắc nữ phái lấy chữ Tâm là thánh
danh. Chứ không phải hai chữ ấy nhập chung thành đạo tâm
rồi người ta giải thích chữ đạo-tâm theo ư nghĩa phàm trần, thêm
vào đó lại vẻ vời thêm nào là lúc đó Đạo chỉ c̣n trong tâm không
có h́nh thức hay điều ǵ thể hiện bên ngoài. Rồi bước thêm:
trước cơ thất pháp hiện nay của Cao Đài người ta đă khuyên nhau
hăy giữ đạo trong tâm là đủ không nên đấu tranh ǵn giữ ǵ cả.
Chính lời khuyên
này cũng xác nhận Đạo đang hiện hữu đi ngoài chánh pháp. Lời
khuyên này cũng là một Ngă Ba, một cách dẫn dụ môn đệ của Chí
Tôn đi lạc hướng và phản Minh Thệ. Ǵn luật Lệ Cao Đài là
một h́nh thức bên ngoài chứ không phải chỉ thực hiện trong tâm
được…
Xin mở ngoặc nơi đây để tránh sự nhầm lẫn.
Thực ra mỗi một đời Giáo
Tông th́ sẽ khai mở một Tịch đạo mới. Đời Giáo Tông thứ nhứt
Tịch đạo là Thanh Hương do Đức Lư Nhất Trấn làm Giáo Tông. Đời
Giáo Tông thứ nh́ sẽ là Tịch đạo Đạo Tâm. Nhưng Đức Lư chưa bao
giờ tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ Giáo Tông và hằng ngày chúng ta đều
niệm “Nam mô Lư Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ”, th́ như
vậy Giáo Tông thứ nh́ ở đâu ra để khai mở tịch đạo Đạo Tâm?!
Chẳng qua đây là một lối suy nghĩ lệch lạc có mục đích, một lối
mị luận nhằm ru ngủ đồng đạo (như là một Ngă Ba được phân tích ở
trên). Cũng giống như họ thường xuyên khuyên, ru ngủ tín đồ là
nên tu hành thuần túy, nhưng họ không giải thích thế nào là tu
hành thuần túy. Không lẽ khi tín đồ nói lên sự vi phạm về luật
pháp Đại Đạo của họ là tu hành không thuần túy?!
Nhân tiện, cũng mời những vị có khuynh hướng đạo tâm thực sự,
mặc cho ḍng đời cuốn phăng đi nền Chánh pháp của Chí Tôn, mặc
cho tín đồ tu hành “công có công mà thưởng chưa bao giờ có
thưởng”, xem bốn câu thơ của Chí Tôn trong TNHT:
Đồ thơ oằn oại
gánh nghiêng vai
Mặc khách làng
văn nhọc chớ nài
Nghiệp nước, nỗi
nhà c̣n bận bịu
Thanh nhàn chưa
phải buổi xem mai
Đóng ngoặc.
Đó là những ngă ba trung gian trên đường về Bạch Ngọc Kinh. Sau
đây chúng ta cùng t́m hiểu Ngă ba sau cùng.
3/- Ngă ba cuối cùng: Chánh Pháp và Bàng Môn Tả Đạo.
Khi gặp được Đạo Trời rồi người môn đệ tín đồ yên tâm tu học.
Con cái Chí Tôn không c̣n hoang mang lo sợ lầm đường lạc lối như
các tín hữu của các tôn giáo cổ. Lúc nào các Tướng soái của Chí
Tôn cũng có mặt để kềm chế các lệch lạc xảy ra. Nhờ vậy mà Đạo
được vững bền hằng nửa thế kỷ.
Tưởng chừng không có ǵ lay chuyển nổi. Th́ đất bằng dậy sóng.
Các tướng soái ấy cũng bị kẻ tham lam quyền tước dựng giả để lừa
bịp nhân sanh. Trong bức tâm thơ gởi cho ngài Lê Bá Trang (Ngọc
Chánh Phối Sư) ông Thượng Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh đă
khuyến cáo: Anh đừng tưởng ngoài Thập Nhị Thời Quân (các tướng
soái của Chí Tôn) Thầy c̣n ngự nơi này nơi nọ.v.v.
Đạo cao nhứt xích ma cao nhứt trượng là vậy đó. Mỗi người dù
đang trong chánh pháp của Chí Tôn người ta vẫn t́m đường vượt
rào kéo lôi con cái Chí Tôn bỏ chánh pháp vào tả đạo… Người ta
cắt đứt con đường thân cận của Chí Tôn với nhân sanh. Rồi để cho
tà quyền thao túng để lôi kéo. Nhưng họ chỉ thành công lôi kéo
được một nửa ham danh, thiếu hiểu biết, hoặc hậu sanh không tiếp
cận được nền chánh giáo Ba Đài của Chí Tôn thành lập.
Vậy là một lần nữa Chánh Giáo của Chí Tôn bị phá phá trước mặt
Chí Tôn. Cho nên Đại Tiên Kim Quang Sứ mới ngạo nghễ : “Cửu
Phẩm Thần tiên nể mặt ta…”.
Hiện nay, các thế hệ đạo lớn tuổi đi qua, Các thế hệ trẻ tấn tới
thiếu người d́u dắt chơn thật đă hiểu sai lộ tŕnh phổ độ lập
giáo của Chí Tôn. Lớp này đă không sợ Trời mà sợ Người. Đây là
một nghịch lư mới lạ.
Thầy Trời đă để lại cho chúng ta một khối lượng lớn lời dạy, đă
lập Pháp Chánh Truyền phân định quyền hành. Và ngưng cơ bút phổ
độ. Cơ phong thánh vẫn c̣n. V́ biết trước cơ bút sẽ bị quyền đời
lợi dụng sẽ gây tác hại không thể lường trước.
Quyền đời đă can thiệp sâu vào nội bộ Đạo : từ việc giải thể cơ
cấu hành chánh đạo, trưng dụng các dinh thự của đạo đến việc bổ
nhiệm người cầm quyền Đạo. Dĩ nhiên tôn chỉ của Đạo được thay
đổi theo hướng nh́n phàm trần.
Cuối cùng th́ quyền đời cũng cấp pháp nhân cho phép Đạo được
hoạt động theo một h́nh thức hoàn toàn mới lạ. Họ đă lập một ngă
ba sau cùng. Nhờ cái miệng của các nhân sĩ lệch lạc, các chức
sắc cơ hội mị luận làm cho người tín hữu tin tưởng và tuân theo
ngă ba ấy.
Ngă ba kỳ này không giống các ngă ba đầu tiên và các ngă ba
trước.
Gọi Đạo Trời hiện tại là ngă ba cho nhẹ tội, chứ kỳ thật nhân
sanh không c̣n có sự lựa chọn như các lần trước. Họ mở con đường
mới nhưng không tạo ngă ba. Trước mắt không có hai con đường cho
nhơn sanh lựa chọn. Họ mở một đường mới đồng thời đóng chặt con
đường cũ. Họ đă bẻ ngoặt con đường lệch sang một bên về một
hướng khác. Nhơn sanh chỉ c̣n cách duy nhứt hoặc là đi
đường mới hoặc là không đi đâu hết (bỏ Đạo). Đó là ư muốn của
người tạo ngă ba. Trong muôn vàn khó khăn nhơn sanh đă khôn
ngoan không để cho trúng kế của Kim Quang Sứ đă tự tạo thêm một
lối đi vô h́nh cho linh hồn:
Đứng yên nhưng không bỏ
Đạo.
Đây là một bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm. Nguy hơn tất cả các ngă
ba đă có trước đây. Họ tưởng làm như vậy là bắt gọn để đánh rớt
các con cái môn đệ của Chí Tôn . Nào ngờ nhơn sanh chọn con
đường không đi. Tức là nhơn sanh tạo một ngă ba vô h́nh. Ngă ba
này không ai làm khó, không ai cấm cản. Chỉ bị làm khó nơi an
táng thi hài người quá cố mà thôi.
Trong bài trước (bài
ba chủ đề những Góc Nh́n) tôi có nói một ư: Hiện tại
cách tốt nhứt để Đạo Thầy không bị bế bằng cách về nhà không làm
ǵ hết. Câu nói này không giải thích rơ nên có người hiểu rằng ở
nhà không làm ǵ hết không phải là tu. Cảm ơn comment của một
bằng hữu! Nay tôi xin nói rơ thêm: Không làm ǵ có nghĩa là
không tiếp tay cho người canh cải phá Đạo, để cho con đường
thênh thang họ mới mở không c̣n ai đi như vậy là giữ cho con
đường chánh giáo của Chí Tôn vẫn c̣n. Ở nhà không làm ǵ mà cũng
không giữ luật đạo th́ có khác nào đi vào ngă ba phạm pháp đạo?
V́ vậy bổn phận tối thiểu của người tín hữu Cao Đài là phải giữ
ǵn Luật Pháp Đạo, phải ăn chay và cúng kiến Chí Tôn tại gia
không nghe, không học, không làm theo những người Phạm Pháp
Chánh Truyền chỉ dạy. Một lần nữa cảm ơn bằng hữu đă
comment.
Ư KẾT:
Đạo khai tà khởi. Tà giáo luôn t́m cách phá chánh pháp là điều
sẽ không bao giờ ngừng. Rồi đây, không biết Kim Quang Sứ sẽ
giăng thêm cạm bẫy ǵ, mở thêm ngă ba ǵ? Mong quư bằng hữu luôn
giữ cho trí định thần an để nhận xét những bước chân mà ta sẽ
đặt xuống để đi có phạm Pháp Luật đạo hay không.
Nhân ngày đại lễ Vía Đức Hộ Pháp mùng 10 tháng Tư, chúng tôi cầu
nguyện anh linh Đức Hộ Pháp luôn rọi sáng, dạy dỗ và ǵn giữ cho
chư đệ tử được những quyết định đúng đắn trên bước đường chông
gai sắp đến.
Nam mô
Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.
Thánh
Địa Tây Ninh, mùng 10 tháng Tư, Nhâm Dần.
Điền Lạc