CON ĐƯỜNG NHO TÔNG CHUYỂN THẾ
của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế
Bùi Thanh An
Nho tông chuyển Thế là ǵ?
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển phần thi văn dạy Đạo có câu:
“..Phật pháp khuyến nhơn qui mỹ tục,
Nho Tông phục thế
hưởng thuần phong…”
Hai câu thi trên nằm trong bài thi THI VĂN DẠY ĐẠO-THÁNH NGÔN
HIỆP TUYỂN (Q1 trang 114 như sau):
Tường quang nhứt khí chiếu minh đông,
Tam-giáo qui-nguyên giữ cộng-đồng.
Phật pháp khuyến nhơn qui mỹ tục,
Nho Tông phục thế
hưởng thuần phong.
Diệu huyền chơn đạo tu tông hướng,
Mê hoặc tà mưu khả dự pḥng.
Thế thượng dục tri Thiên-sứ đáo.
Tam-Kỳ Phổ-Độ lập kỳ công.
(Thi văn dạy Đạo TNHT Q1.)
Chuyển thế là làm cho cuộc đời thay đổi từ xấu ra tốt, từ loạn
ra trị, từ hung dữ ra hiền lành đạo đức.
Nho Tông Chuyển Thế là một tôn chỉ lớn của Đạo Cao Đài đối với
cuộc thế và đối với nhơn quần xă hội.
Đức Hộ Pháp trong bài thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 1-9-Đinh Hợi
(1947) giải thích Nho tông chuyển thế như sau :
“ Bần đạo nhớ buổi Chí Tôn mới đến tỏ danh hiệu Người, Người hứa
với các môn đệ của Người buổi đầu tiên về Cơ quan chuyển thế,
làm phân vân biết bao nhiêu nhà trí thức t́m hiểu hai chữ Chuyển
thế nghĩa là ǵ ?
Theo triết lư học, định nghĩa hai chữ Chuyển thế là: xoay đổi
thời đại hiển nhiên ra thời đại khác, hoặc không phù hạp, hoặc
quá khuôn khổ nề nếp nên quyết đoán thay đổi lập trường thiêng
liêng v́ thời đại nầy đă định.
Chuyển nghĩa là sửa đổi cũ ra mới. Lấy nghĩa lư đă định hẳn ra,
tức nhiên chúng ta nhận thấy các khuôn luật đạo đức từ trước đến
giờ để lại đều bị biến cải, bởi v́ đời quá hung tàn bạo ngược,
vô nhơn luân, tinh thần đạo đức không qui định, tâm lư loài
người không tương quan cùng nhau, mất cả luật đồng sanh làm căn
bản cho loài người, luật đồng sanh gần như bị hủy bỏ, bởi thấy
tấn tuồng trước mắt, nào giặc giă chiến tranh giành sống mà giết
hại lẫn nhau, oán kết thâm thù, loài người do nơi ấy mà biến
sanh tàn ác, cái phương sanh sống đến một giai đoạn rất khó khăn
và chúng ta thử xét đoán trong các kinh điển Đạo giáo đă để lại
là “mưa dầu nắng lửa”. Trận mưa dầu nắng lửa sẽ có hiện tượng y
như trong kinh đă nói. Cũng v́ sự sanh hoạt khó khăn mà loài
người giết hại lẫn nhau...
Đời sống đến giai đoạn khó khăn hơn nữa, những phẩm vật nuôi
sống loài người càng giảm bớt th́ nhơn loại c̣n quyết liệt chiến
đấu hơn nữa. “
“ Nền Đạo Cao Đài là Nho Tông Chuyển Thế th́ tức nhiên của toàn
xă hội nhơn quần tại mặt địa cầu nầy, nhờ đạo Nho sửa đương
chỉnh đốn thiên hạ lại. Chúng ta thấy xă hội tinh túy đạo đức
của họ dường như đảo ngược lại, khủng hoảng tinh thần mà ra
vậy.”
Tam Giáo Qui Nguyên là chủ thuyết Đại đồng thế giới của Giáo Chủ
Đạo Cao Đài – Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm cho nhơn loại trên
địa cầu này xem nhau như con một cha dầu tín ngưỡng và màu da
sắc tóc có khác nhau.Trong Tam Giáo gồm Phật-Thánh-Tiên, tức
Nho, Thích, Đạo. Thượng Đế lấy Nho làm căn bản để chuyển thế,
gọi là Nho Tông Chuyển Thế.
Mọi người đều có thể đặt câu hỏi: Tại sao Thượng Đế nắm cả Tam
Giáo trong tay mà không dùng Phật Tông hay Tiên Tông mà lại dùng
Nho Tông để chuyển thế?
Đức Hộ Pháp giải thích:
“Tại sao không dùng Phật giáo hay Lăo giáo, hoặc Thiên Chúa giáo
để làm căn bản chuyển thế ?mà phải dùng Nho giáo? Bởi v́ không
có học thuyết nào dạy Nhơn đạo kỹ bằng Nho giáo. Muốn cải tạo xă
hội th́ phải dạy Nhơn đạo, v́ Nhơn đạo là căn bản, chớ không thể
dạy Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo”.
Ta lần lượt t́m hiểu:
Giáo Lư Tam giáo dạy như sau:
Nho giáo dạy: Giữ Tam Cang-Ngũ Thường. (phần nhơn Đạo)
Đạo giáo dạy: Luyện Tam Bửu-Ngũ Hành. (Phần Tiên Đạo)
Thích Đạo dạy:Tùng Tam Quy-Ngũ Giới. (Phần Phật Đạo).
Nhơn Đạo là giáo lư của Nho Giáo. Ấy là bài học cơ bản phổ thông
cho mọi người có thể học được.Đó là bài học của việc đối nhân xử
thế trong xă hội. Đối nhân xử thế phải hai chiều cho phù hợp với
qui luật CÔNG BẰNG :
Quân-Thần-Cang
(Đạo Quân-Thần): là Vua lo cho dân ngược lại Dân cũng phải lo
cho Vua. Vua là chỉ chung người đứng đầu đất nước. Theo mỗi thời
kỳ mà tên gọi có thể thay đổi khác nhau.Thời Phong Kiến th́ gọi
bằng Vua, thời Cộng Ḥa th́ gọi bằng Tổng Thống, thời Xă Hội Chủ
Nghĩa th́ gọi bằng Chủ Tịch Nước…
Dù cho là Vua, Tổng Thống, hay Chủ Tịch nước thảy thảy đều tuyên
bố là lo cho dân, do dân và v́ dân cả. Đất nước nào trong ba chế
độ ấy thảy thảy đều cần thiết người dân tuân theo phép nước.
Ngày xưa là lệnh vua ngày nay là luật nước.Nếu được như thế há
chẳng phải là cái Đạo Vua Dân được trọn hay sao?Nếu trọn nghĩa
hai chiều giữa Vua và Dân tức trọn Quân-Thần-Cang th́ có phải xă
hội thanh b́nh thạnh vượng hạnh phúc ấm no không?
Phụ-Tử-Cang(Đạo
Cha Con): tức cha lo cho con và con lo cho cha. Có chế độ nào
khuyến khích cha sanh con rồi bỏ bê, con lớn lên bỏ cha mẹ già
đói lạnh không? Hẳn là không. Nếu trọn nghĩa hai chiều giữa cha
và con tức trọn Phụ-Tử-Cang th́ có phải gia đ́nh hạnh phúc ấm no
không?
Phu-Thê-Cang(Đạo
Vợ chồng): tức là vợ chồng cùng lo cho nhau. Phu Thê Cang mà
trọn có phải gia đ́nh ḥa thuận, xóm làng yên vui đất nước thái
b́nh không?
Tiên Đạo là bài học cao hơn dành cho người đă xong Nhơn Đạo.Tiên
Đạo là phương thức chỉ để thoát khổ chính ḿnh.
Phật Đạo là bài học cao hơn nữa dùng cho con người sau khi thoát
ṿng tục luỵ trần ai (tức đă qua Tiên Đạo) tu học.
Tuy là Tam Giáo Qui Nguyên nhưng bài học cũng phải được dạy tự
dễ đến khó theo năm nấc: Nhơn-Đạo, Thần-Đạo, Thánh-Đạo, Tiên-Đạo
và Phật-Đạo.
Từ Thần Đạo đến Phật Đạo là những nấc thang cao hơn cho mỗi
bậc.Chỉ người có đại chí mới đi đến cùng, không thuộc phạm vị
t́m hiểu của bài viết này.Cơ bản hiện nay ta t́m hiểu Nhơn
Đạo.Đó là chủ đề NHO TÔNG CHUYỂN THẾ.
Nho Tông Phục Thế
(Thánh Ngôn) hay Nho
Tông Chuyển Thế (Đức Hộ Pháp thuyết Đạo) cùng một ư nghĩa
xoay cuộc đời Văn Minh vật chất thành Văn Minh Thánh Đức trên
căn bản bền vững của Nho Tông.
Giáo Lư và tôn chỉ chủ yếu của Nho Học là Tam Cang (Quân-Thần,
Phụ-Tử, Phu-Thê Cang) và Ngũ Thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.)
Trong Tam cang th́ có một cang (Quân Thần) là xây dựng xă hội và
hai cang (Phụ Tử và Phu Thê) là xây dựng gia đ́nh.
Xă hội là một đại gia đ́nh mà mỗi tiểu gia đ́nh là một thành
viên. Không có tập thể nào mà không có thành viên, tức không có
đất nước nào mà không gia đ́nh. Gia đ́nh tức thành viên tốt th́
lập nên một xă hội tốt. Không thể có một xă hội tốt nếu các
thành viên không tốt.
Muốn có một gia đ́nh tốt th́ cơ bản các thành viên trong gia
đ́nh phải tốt. Trong mỗi gia đ́nh là gồm có hai mối quan hệ hỗ
tương: Cha và con, vợ và chồng. Các mối quan hệ này phải hài ḥa
và hoàn hảo mới tạo được gia đ́nh tốt. Đó luận về tiểu xă hội là
gia đ́nh.
Muốn có mối quan hệ trong gia đ́nh hoàn hảo th́ các cá nhân
trong gia đ́nh phải hoàn hảo. Không thể có gia đ́nh tốt nếu các
thành viên không tốt. Cá nhân tốt phải trên tinh thần tự giác,
tự hoàn thiện. Mỗi xă hội có những chuẩn mực hoàn thiện cá nhân
khác nhau. Dù có thể định danh chuẩn mực khác nhau nhưng tựu
chung không ngoài ư nghĩa “Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín” của Nho học.
Một cá nhân tốt không thể thiếu một trong năm đức tính đó.
Có thể hiểu tổng quát : Tam Cang là Đạo và Ngũ Thường là Đức.
Đạo và Đức phải luôn đi kèm và bổ sung cho nhau.
Với tôn chỉ Nho Tông Chuyển Thế, Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài
thành một cơ quan chuyển thế.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển chí Tôn dạy :
Nho Tông phục thế hưởng thuần phong.
Nho Tông chuyển thế và Nho Tông phục thế là hai giai đoạn nối
tiếp nhau trong công cuộc hoàn thiện hóa xă hội nhân sinh. Nó bổ
trợ cho con đường giải thoát của Tiên Tông và Phật Tông để thành
tựu được Chân Tông trong tiêu điểm của tôn chỉ Cao Đài.
Nho Tông (儒宗)
nghĩa là tôn chỉ của Nho Giáo bao gồm Tam Cang Ngũ Thường và Tam
Tùng Tứ Đức.
Chuyển thế (轉世)
là thay đổi, chuyển hóa cuộc đời.
Phục thế (復世)
là trở về cuộc đời tốt đẹp hơn.
Nho Tông chuyển thế là tôn chỉ của Đức Thượng Đế nhằm cải tạo
cuộc đời, thay đổi cuộc đời của từng cá nhân và xă hội từ xấu ra
tốt, từ kẻ tiểu nhơn thành người quân tử.
Nho Tông phục thế là tôn chỉ của Nho Giáo nhằm khôi phục lại
cuộc đời thuần lương thánh đức từ chỗ ác trược.
Cuộc đời con người nơi thế gian đă và đang thế nào mà phải cần
chuyển đổi theo đường lối Nho Tông?
Chuyển thế là làm cho cuộc đời thay đổi từ xấu thành ra tốt, từ
loạn ra trị, từ hung bạo thành ra hiền lương đạo đức.
Chủ trương nầy dùng tinh hoa của học thuyết Nho Giáo để cải tạo
cuộc thế trong buổi Hạ nguơn mạt kiếp, măi đua chen trong đường
vật chất danh lợi mà làm phong hóa suy đồi, mất hết nét đạo đức,
nền nếp gia đ́nh đổ vỡ, xă hội v́ danh lợi mà tranh giành sát
phạt nhau dữ dội, làm cho mạnh được yếu thua, khôn c̣n dại mất.
Nét đặc thù của Nho Giáo là gần gũi và xác thực nhứt để làm
khuông vàng thước ngọc tạo nên một xă hội hoàn chỉnh.
Trên đây là ư nghĩa của việc dùng Nho Tông Chuyển Thế. Tiếp theo
Đức Thượng Đế sẽ áp dụng Nho Tông như thế nào để đạt được.
Ta có thể thấy ngay khi nghiên cứu luật pháp Cao Đài:
Đức Chí Tôn ban Pháp
Chánh Truyền tức là một bộ luật (Hiến Pháp) cang tính của Đạo
bất di bất dịch để trị đời.Trong đó qui định phẩm tước và quyền
hạn của mỗi phẩm trật được phép làm. Nh́n tổng thể ta thấy đó
như là một triều nghi của Nho Giáo thời quân chủ ( nhưng là Quân
chủ truyền hiền chứ không truyền tử). Phẩm tước phân rành, quyền
hạn phân minh trên không lấn dưới, dưới không phạm trên. Tất cả
đều được thể hiện trên căn bản CÔNG B̀NH và BÁC ÁI của Nho Tông
theo ba bước Tu-Thân, Tề-Gia, Trị-Quốc B́nh Thiên Hạ.
Quyền tước này một khi rơi vào tay phàm con người đều dẫn đến
chuyên quyền độc tài. Đức Thượng Đế mới lập thêm một Hiệp Thiên
Đài để kềm chế và bảo tồn luật pháp trên danh nghĩa Công B́nh.
Không phải vô t́nh mà Đức Thượng Đế kư đệ tam Thiên-Nhơn Ḥa-Ước
với ba vị đại diện của nhơn loại là Ngài
Victor Hugo (Nguyệt
Tâm Chơn Nhơn), Ngài Trạng Tŕnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm,
và Ngài Tôn Dật Tiên.
Ngài Nguyệt Tâm Chơn Nhơn và Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm th́ đại diện
cho hai nền văn hóa Đông và Tây, tức bao trùm cả toàn cầu
đă nói chung một ư Bác
Ái và Công B́nh bằng hai ngôn ngữ khác nhau. C̣n vai tṛ của
Ngài Tôn Dật Tiên là ǵ? Ngài bưng nghiên mực cho hai vị
Thánh-Nhân viết cùng một ư. Như vậy Ngài làm cầu nối cho sự ḥa
hợp Đông Tây. Và sở trường của ngài Tôn là thuyết Tam Dân Chủ
Nghĩa chủ trương Tam Quyền Phân Lập.
Xă hội Tây phương hiện nay chủ trương tự do cá nhân quá trớn,
nên xă hội có thể ḥa chứ không b́nh. Xă hội đông phương dựa
trên Nho Tông cực đoan nên thế giới có b́nh chứ không ḥa. Cả
hai xă hội đông tây đều có ưu và khuyết điểm.
Ngày nay Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập Tam Kỳ Phổ Độ một
tôn giáo cho toàn cầu. Ngài dung ḥa được cái cực đoan của đông
và tây để lập một cuộc thế hoàn hảo phù hợp cho cả đông và tây
phương. Ngoài ư nghĩa đó không c̣n cách nào lư giải được sự hiện
diện của Đức Tôn Trung Sơn trong đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa ước.
Qua bài viết “Nho giáo
c̣n phù hợp với xă hội hiện đại?” cũng trên diễn đàn Về
Nguồn
(mời xem tại đây) kết hợp cùng bài viết này, chúng tôi hy
vọng rằng, phần nào đó, đă khắc họa được rơ nét hơn ư muốn của Đức Chí Tôn Ngọc
Hoàng Thượng Đế khi chọn đất nước Việt Nam, con người Việt Nam
khai mở đạo Cao Đài để thi hành ư chỉ của Ngài là thực thi con
đường “Nho tông chuyển thế” nhằm đem lại cho nhân loại nền ḥa
b́nh thạnh trị thực sự.
Cuối cùng kính chúc sức khoẻ quí Chức Sắc chức việc và đồng đạo
được diên niên hạnh phước trong thập niên ba mươi thế kỷ XXI.
Tây Ninh, những ngày cuối năm 2019 (Kỷ Hợi).
Thay mặt Tín Đồ Già ghi chép
BÙI THANH AN