ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

`

NHO GIÁO C̉N PHÙ HỢP VỚI XĂ HỘI HIỆN ĐẠI?

Nguyễn Chuyên Nghiệp

Phần I: Bối cảnh xă hội thế giới có liên quan đến Nho Giáo. 

       Hiện nay trên thế giới cũng c̣n nhiều quốc gia có tín ngưỡng truyền thống về Nho Giáo. Hầu như các quốc gia Châu Á đều c̣n ǵn giữ bản sắc của Khổng Học. Trong đó tín ngưỡng mạnh mẽ và kiên định nhứt là Đạo Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh với tôn chỉ ”Nho Tông chuyển Thế”.
       Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh gọi ngắn lại là Đạo Cao Đài – Toà Thánh Tây Ninh, đă xuất hiện tại nam phần Việt Nam trong thập niên ba mươi của thế kỹ trước (năm 1926). Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là Qui Nguyên Tam Giáo  NHO-THÍCH-ĐẠO và Hiệp Nhứt Ngũ Chi : NHƠN ĐẠO, THẦN ĐẠO, THÁNH ĐẠO, TIÊN ĐẠO và PHẬT ĐẠO.

       Giáo chủ tam giáo là Thích Ca Mâu Ni (Phật Giáo), Thái Thượng Lăo Quân (Tiên giáo) và Khổng Thánh Tiên Sư (Nho Giáo).

       Tam Giáo có nguồn gốc xuất phát quốc tế (Ấn Trung) chứ không phải Việt Nam, nhưng tất cả đều do một đấng tối cao là Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế khai mở dạy Đạo. Người Việt Nam ta tín ngưỡng và tu học tất cả không phân biệt. Nhưng sau trên 2500 năm Tam-Giáo đă biến đổi ra nhiều màu sắc tân thời không c̣n giữ được gốc Đạo. Cái tinh hoa nguyên thuỷ không c̣n, gọi chung là bị thất chơn truyền. Nên chính ḿnh Thượng Đế giáng linh lập giáo kỳ ba với danh hiệu ĐẠO ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ tại Nam phần Việt Nam. Đức Thượng Đế không lập riêng giáo-lư giáo-luật mới mà qui nguyên Tam Giáo cộng với hiệp nhứt Ngũ Chi  lấy tinh hoa Tam Giáo làm pháp môn tu học.

       Với tinh thần và tín ngưỡng tuyệt đối nơi ông thầy Trời, người tín hữu Cao Đài luôn bám sát và chấp hành luật pháp Đạo mà lo tu học. Tuy nhiên, với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên, Thế-Giới-Sự  gần đây cũng có phần ảnh hưởng đức tin. Đức tin cho người ngoại Đạo trên thế giới muốn tu học theo Đạo Cao Đài. Một số người có óc canh tân, canh cải luật Đạo đă bị mất phương hướng phổ độ. 

        V́ vậy nhóm Tín Đồ Già chúng tôi cố gắng sưu tầm và tŕnh bày những vấn đề liên quan tới Nho giáo đă bị ngộ nhận đưa đến sự e dè và xa lánh Nho Giáo.
         Nói đến văn hoá phương đông không thể không nhắc đến nền văn hoá kỳ vĩ của Trung-Huê(1). Nói đến văn hoá Trung-Huê, đầu tiên phải nhắc đến vai tṛ của Nho học. Nho học đă đưa đất nước Trung-Huê đến hồi cực thịnh của xă hội đạo đức, các vua chúa của Trung Huê xưa cũng nhờ Nho giáo mà trị an được thiên hạ. Rồi cũng chính các vua chúa ấy đời sau lại nhận ch́m Nho giáo vào quên lăng.  

       Nhưng Nho giáo vẫn sống. Nhắc đến Nho giáo tức là nhắc đến Khổng Tử. Nho giáo được xuất phát từ thời Trung Huê cổ. Biết bao thăng trầm áp lực của các nhà cầm quyền qua các triều đại. Lúc hưng thịnh, lúc th́ suy vong. Tuy vậy nhưng đă 2.500 năm đi qua. Nho giáo vẫn c̣n trong ḷng con người. Mỗi một triều đại vua chúa có một cái nh́n và cách ứng xử rất khác nhau đối với giáo lư và học thuyết Nho học trong lịch sử. Nho giáo đă từng bị d́m xuống tận đáy vực sâu của xă hội rồi lại đưa lên như ánh hào quang sáng chói.

       Đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đă đốt cả sách và chôn học tṛ. Rồi sau Nho Giáo vẫn được phục hồi. Gần đây nhất Đảng Cộng Sản Trung Quốc (2) triều đại nhà Mao đă tẩy chay Khổng Giáo nặng nề và quyết liệt nhứt. Mao đă cho tàn phá Khổng Lâm, Khổng Đền treo ngược đầu tượng Khổng Tử lộn xuống đất để chạy theo một giáo thuyết mới. Sự thật đau ḷng đó làm cho đất nước Trung Quốc bại hoại suy đồi về đạo đức sống vô pháp luật. Trên không thuận ḷng Trời, dưới không thuận nhơn tâm. Thiếu vắng học thuyết Nho-Tông đă đưa xă hội Trung Quốc xuống gần như tới đáy vực.

       Hồng Vệ Binh Trung Quốc được hô hào thực hiện bỏ hiền theo dữ, bỏ thiện theo ác. Trên không kính già dưới không thương trẻ. Mao đă đào tạo được một lớp người sống phản phúc ngược lại với đạo nhơn nghĩa Khổng Mạnh. Những tiêu chuẩn trái đạo lư, việc làm nghịch đạo nghĩa trong đấu tố cách mạng văn hoá được tuyên dương. Cuối cùng người ta thấy sự  cần thiết của Nho Giáo. Nên vào đầu thiên niên kỷ thứ 21 mới nghĩ đến việc trùng tu lại đền thờ Khổng Tử ở Sơn Đông Trung Quốc và dạy cho trẻ con  Nho học.

       Hiện nhà cầm quyền Trung-Quốc cho nở rộ xây dựng các viện Khổng Tử không phải chỉ trong cả nước mà ra khắp nơi trên thế giới. Có một nghịch lư  giới lănh đạo Trung quốc phát dương quang đại Nho Giáo ra thế giới nhưng bản thân các ngài ấy lại không tin, không học và không áp dụng. Sự trái khoáy này được các nhà cầm quyền thế giới thấy rơ nên không c̣n mặn mà với Nho-Giáo nữa, và đă cho đóng cửa các viện Khổng Tử dù được chánh quyền trung ương Trung Quốc tài trợ miễn phí.

       Việc đóng cửa các Viện Khổng Tử của thế giới nhứt là các nước dân chủ tiên tiến như Mỹ Úc và Châu Âu cho thấy, sau Trung Quốc, thế giới Văn Minh cũng tẩy chay Nho Giáo. Đây là một chuyện đau ḷng có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo lư Tam Giáo Qui Nguyên của Đạo Cao Đài.

       Đức Chí Tôn khai Tam Kỳ Phổ Độ lấy Nho Tông chuyển thế. “Nam phong thử nhựt biến nhơn phong” có nghĩa là lấy phong hoá nhà Nam làm phong hoá cho nhơn loại cả thế giới.

       Các nhà truyền giáo Cao Đài mỗi khi giảng giải giáo lư đều phải và bắt buộc phải nói về ư nghĩa và mục đích của  Nho Tông.  

       Thay v́ trước đây các chức sắc nói về nho học, nho giáo một cách suông sẻ th́ nay phải bị trong t́nh huống e dè cẩn thận ḍ xem đối tượng có hứng thú hay không.

       Thấy được sự khó khăn này, nay nhóm tín-đồ-già chúng tôi ngồi lại t́m cách đả thông cho dư luận và tín ngưỡng thế giới sự cần thiết của Nho Giáo. Đồng thời chứng minh việc làm của Trung Quốc viện trợ phát dương Nho-Giáo trên thế giới không nhằm tín ngưỡng nhơn loại mà là lợi dụng Nho Giáo để làm ư đồ chánh trị khác.

       Chánh quyền Việt Nam cũng đă không có cảm t́nh với phát triển Nho Học. Nhưng sau nhiều thập niên, lớp trẻ được đào tạo trong nhà trường cách mạng đă không c̣n một chút luân lư cổ truyền. Họ đă vô cảm với đồng loại, bất kính với người cao niên kỷ trưởng. sống tha hoá theo thị hiếu ích kỷ của bản thân. Ba giềng (tam cang) Quân-Thần cang, Phụ-Tử Cang, Phu Thê Cang bị lên án. Năm mối (Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín) không khuyến khích ǵn giữ. Khẩu hiệu TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN trong nhà trường Việt Nam Cộng Hoà bị thay thế bằng khẩu hiệu “V̀ SỰ NGHIỆP MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY, V̀ SỰ NGHIỆP TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI”. Thấy được kết quả tiêu cực quá nặng nề, ngành giáo dục cho vẽ lại Khẩu Hiệu “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN”

       Có thể nói Nho Giáo không thể thiếu trong ngôi nhà Việt Nam. Việc các nhà cầm quyền duy vật biện chứng hay vô thần tẩy chay Khổng học là chuyện thường t́nh. Nhưng chuyện họ trùng tu phát dương quang đại Khổng học bằng cách tài trợ miễn phí cho thế giới nhằm mục đích chánh trị và thương mại là điều đáng lo. Họ đă đem Thần Thánh và đức tin ra làm món hàng để đổi chác kinh doanh với mục đích mượn Khổng học để đổi lấy một hành vi bất minh khác khiến cho thế giới tức giận, đưa đến hệ lụy là các viện Khổng Tử của Trung Quốc tài trợ bị đóng cửa luôn. Họ dạy triết lư Khổng Tử, nhưng trong máu họ không có chút nhân tố nho học. Họ không tin đạo Quân thần, đạo Cha con, đạo Phu thê là quan trọng. Nhân Nghĩa Lế Trí Tín có thể được dạy truyền bá trong các viện Khổng học, nhưng họ lại sống bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí và bất tín với mọi đối tác trong quốc nội và quốc tế.

       Hôm nay nhóm tín đồ già chúng tôi ngồi lại cố gắng t́m trong kinh điển  chứng minh sự bất cập và khác nhau giữa Khổng học của Trung-Quốc xây dựng và Nho học trong Tam Kỳ Phổ Độ hoàn toàn khác nhau để thanh minh cho nỗi oan của Khổng Tử mà có cái nh́n tích cực hơn về ư nghĩa NHO TÔNG CHUYỂN THẾ của Đạo Cao Đài. 

Phần II: Đôi điều t́m hiểu về Nho Giáo ngày xưa và hiện tại.

       Tại sao lại chịu số phận thăng trầm lắm phen như vậy?

       Nguyên nhân có thể kể ra như sau:

       1-/ Nguyên cái học của Nho Giáo có hai phần: H́nh-Nhi-Thượng học  và H́nh-Nhi-Hạ học.

       H́nh-Nhi-Thượng học  là phần tâm truyền nói về những lẽ huyền bí của tạo-hoá th́ để riêng cho số ít người có tư cách đặc biệt tự lănh hội được cái lư xâu xa.

       H́nh-Nhi-Hạ học là phần công truyền nói về cái nhân sinh triết học, có thể đem dạy chung cho tất cả mọi người.

       Khổng Tử nói rằng Ngài không giấu giếm ai cái ǵ”. (trích Nho Giáo Trần Trọng Kim) người trí dơng thiên tài th́ không nhiều. cho nên thiên hạ đa phần học phần công truyền mà bỏ qua phần cao siêu của Nho Giáo. Rồi sau đó cho là Nho Giáo thấp kém với phương Tây.

       2/-Thật sự ra “…cái học tâm truyền của Nho Giáo ngơ hầu tượng như cái học của Pythagore, cái học công truyền của Nho Giáo là cái học nhân sinh triết học, chú trọng về nhân sự lấy sự chính tâm tu thân làm gốc thật là  tương hợp với cái học của Socrate cốt lấy luân lư làm trọng” (sách đă trích)

       3/- “Tóm lại mà nói, học thuyết của Nho Giáo có ba điều cốt yếu: đường  tín ngưỡng, đường thực tế, và đường trí thức” (sách đă trích)

       -/ Về đường tín ngưỡng th́ có cái quan niệm thiên-nhân tương dữ.(Trời và người có tương quan với nhau)

       -/ Về đường thực tế th́ lấy sự thực nghiệm làm trọng.

       -/ Về đường Trí thức th́ lấy sự trực giác làm cái khiếu hiểu biết đối với các sự vật.

       Người học giả Nho giáo “.. chỉ biết tri thủ một mặt đạo đức mà không nghĩ đến sự tiến thủ về đường trí tuệ và khoa học, thành thử lâu ngày cái tinh thần hư hỏng. cái sở đoản không bỏ đi được mà cái sở trường cũng mất ṃn đi” (sách đă trích) v́ chỉ cốt yếu nghiên cứu chuyên sâu về đường tín ngưỡng chỉ lo lấy cái luân lư làm trọng mà bỏ qua hoặc chú tâm đến con đường thực tế và con đường trí thức để t́m hiểu sự vật và lấy thực nghiệm để phát hiện định luật của Tạo hoá mà đem áp dụng cho con người, trong khi phương Tây lại chuyên sâu vấn đề này nên khoa học phát triển vượt bậc. Lối Tây học  th́ không nô lệ văn từ nhất nhất phải lấy lư trí mà suy luận.

        4/- “Nguyên từ xưa, trong nước chỉ trọng nghề văn học. Lấy khoa cử mà cất nhắc người lên làm quan làm tư. Khoa cử lại chỉ lấy Nho-giáo làm cốt chứ không có cái học ǵ khác nữa. Trong nước th́ công nghệ không có, thương mại không ra ǵ, trừ cái nghề đi học để thi đỗ làm quan…. Nhưng kỳ thực chỉ miệt mài làm câu văn cho hay, nhớ chữ sách cho nhiều và biết cho đủ lề lối để đi thi được đỗ.” (sách đă dẫn) nên khi tiếp xúc với phương Tây, thấy người ta tiến bộ kỹ thuật th́ đua theo, rồi quay trở lại cho Nho học là dở là cản đường tấn hoá nên vội bỏ đi mà theo tân học của phương tây. Việc thay đổi không phải là không khẩn cấp nhưng người ḿnh quá nong nổi, chưa suy nghĩ cho chín, chưa chi đă đem phá hoại cả đi, thành ra cái tệ cái xấu của ḿnh chưa chắc đă bỏ được mà lại làm hỏng mất cái phần tinh tuư đă giữ cho xă hội ta được vững bền mấy ngh́n năm nay. …chưa có cái ǵ mới đă vội vàng bỏ cái cũ đi, thành ra đổ nát cả mà không có cái ǵ thay vào được. Việt Nam ta đă hai lần nóng vội như vậy, lần một là khi Pháp vào đô hộ, lần hai là sau khi thống nhất đất nước 1975…

       Rốt lại, do cái dở chủ quan của người học Nho, cộng với cái dở của triều đ́nh không chú trọng đến khoa học trong việc thi cử, khiến toàn cục diện đất nước đi vào lạc hậu. Rồi quay lại cho rằng cái trật tự của Nho giáo làm ngăn trở sự tấn hoá.

       Cái khôn lỏi của dân Việt ta cũng làm nên đôi chút nhưng lại luôn bị tŕ trệ tụt hậu chứ làm sao đuổi kịp các quốc gia tiên tiến.

       Ai dám nói nước Nhật là lạc hậu? Trong khi vẫn luôn tôn trọng Nho học lấy lễ nghĩa làm trọng. Văn hoá kính nhường của người Nhật là có nguồn gốc từ Nho giáo đó. Về chiến tranh th́ không nước nào bị tàn phá như Nhật Bản 1945. Sau 30 năm th́ Nhật Bổn đă trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự. Ngoài ra c̣n nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Tân Gia Ba cũng là những điển h́nh của việc học hỏi khoa học thực dụng của phương Tây mà vẫn ǵn giữ truyền thống Nho Giáo.

       Kết luận:

        Ngày nay, đâu đâu cũng lên án cho Nho giáo là lực cản của xă hội, nên vội vứt bỏ hay tẩy chay mà theo học các chủ thuyết mới. Cái này đă thấy rơ trong đất nước Trung Quốc và Việt Nam, hệ lụy th́ tiến bộ khoa học chưa đạt bao nhiêu mà suy đồi đạo đức thấy rơ. Nên các nhà chính trị cai trị đất nước đă phải giật ḿnh xem lại.

       Muốn xây dựng một nền văn minh đạo đức không ǵ khác hơn ngoài lấy Nho Tông làm căn bản để chuyển thế thành phong tục nhà Nam. Xây dựng Nho học không phải bằng h́nh thức xây viện này viện nọ mà phải đem lư thuyết Nho Giáo cho thấm vào máu thịt con người ngay từ thuở ấu thơ cho đến trưởng thành. Người lănh đạo đất nước nhất là các thầy cô giáo phải là lực lượng tiên phong thực hiện Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín th́ mới mong cứu văn dân tộc và đất nước khỏi suy đồi.

       Riêng về thế giới phương Tây, tuy họ không áp dụng hay học trực tiếp Nho Giáo, Nhưng việc làm của họ lại rất phù hợp và tương đồng với Nho Giáo. Trong làm ăn và giao dịch thương mại họ luôn xử sự đầy đủ năm chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín. Nhất là chữ Tín .

       Cuối cùng, nhóm tín đồ già chúng tôi một lần nữa khẳng định: Nho giáo không làm tụt hậu xă hội, mà là do tự con người không tiếp thu hết tinh hoa của Nho Giáo. Đạo Cao Đài lấy Nho Tông để chuyển thế lập đời thánh đức nhưng luôn tôn trọng và phát triển khoa học. Đạo Cao Đài  áp dụng hết cả h́nh nhi thượngh́nh nhi hạ để xây dựng thời văn minh thánh đức. Tức là áp dụng tất cả ba phạm trù: Nho Giáo có ba điều cốt yếu: đường  tín ngưỡng, đường thực tế, và đường trí thức” (sách đă trích)

       -/ Về đường tín ngưỡng th́ có cái quan niệm thiên-nhân tương dữ.

       -/ Về đường thực tế th́ lấy sự thực nghiệm làm trọng.

       -/ Về đường Trí thức th́ lấy sự trực giác làm cái khiếu hiểu biết đối với các sự vật.

       Trước khi kết thúc bài viết xin nói thêm, do sự trăn trở về sự hiểu lầm mà kết án oan Nho Giáo và Khổng Tử, nhóm TĐG chúng tôi cố gắng tóm lược phân tích để giải oan. V́ nhiệm vụ thực hiện của Chí Tôn Từ Phụ phục hưng Nho Tông làm phong hoá nhà Nam là nhiệm vụ của chư môn đệ Đạo Cao Đài chứ không thể là ai khác. Trong lúc biên soạn chắc c̣n nhiều bất cập và cục bộ, kính mong các bậc cao minh miễn chấp và chỉ giáo.

Nay kính.

Thánh địa Tây Ninh, vào đông năm Kỷ Hợi 

Nguyễn Chuyên Nghiệp

 

Ghi chú: (1) và (2): Dùng hai chữ Trung Huê và Trung Quốc để phân biệt               

                                nước Trung Hoa xưa và hiện tại

 

 

 

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000