Chết không cho chôn là một hành vi
đại ác về đạo đức và vi phạm Pháp luật.
Lê Công Chánh
Thờ cúng tổ tiên thuộc lănh vực tự do tín ngưỡng (điều 2-2). Thờ
cúng và tang tế sự cho cha mẹ, vợ chồng v.v. thuộc về một phần
của sự thờ cúng tổ tiên nên thuộc về
tự do tín ngưỡng. v́ vậy
không thuộc diện phải đăng kư hoạt động (điều 16, 17, 18 chương
IV Luật tính ngưỡng, tôn giáo 2018).
Sự kiện vị Đạo Hữu Cao Đài Lê Văn Nhă tại Thánh Địa Tây Ninh từ
trần quan tài phải bỏ phơi trong nắng sương suốt hai ngày không
được hạ huyệt an táng trong nghĩa trang của Đạo là Thái B́nh Cực
Lạc vừa qua đă được cả thế giới biết tin và lên án.
Bài viết
của Đạo huynh Đoàn Minh Thùy cùng những h́nh ảnh thật đăng
trên Diễn Đàn Về Nguồn đă khiến mọi người bàng hoàng đau đớn
không cầm được nước mắt. Tôi có nghe tin này nhưng không thấy
một h́nh ảnh nào được đăng. Các facebooker chuyên nghiệp trên
mạng xă hội trong cộng đồng những người đi đưa đám hôm
25-11-Đinh Dậu cũng im hơi lặng tiếng. Không một tin nhỏ nào
được đưa lên công cộng. Tôi có đọc được mấy ḍng tin ngắn của
facebooker Hạc Nội nói về việc này nhưng cũng không có h́nh ảnh
chứng minh. Xin cảm ơn đạo huynh Đoàn đă lặn lội từ Sài G̣n về
để xác minh sự thật.
Hôm nay tôi đặc biệt t́m hiểu về khía cạnh pháp lư của vấn đề.
Hội Thánh (mới) và các dư luận viên của Hội Thánh (mới) hiện nay
thường lấy câu sống trong một đất nước th́ phải tùng luật lịnh
của nhà nước. Vậy xin hỏi việc không cho quan tài của đạo hữu Lê
Văn Nhă hạ huyệt lấp đất là Ông Chưởng Quản Hội thánh tự làm hay
lănh lịnh nhà nước làm? Ông Lê Văn Nhă đă phạm tội ǵ mà xác đă
chết phải bị h́nh phạt như thế?
Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo không có qui định trừng trị người đă
chết bằng cách không cho chôn. Những đại tội bị án tử h́nh như
Nguyễn Hải Dương ở B́nh Phước vừa qua, việc thi hành án cũng c̣n
ân huệ cho phạm nhân chết thanh thản bằng thuốc ngừng sự sống
sau khi cho gây mê. H́nh phạt xử tử h́nh cổ điển đă được nhà
nước cải tiến. Sau khi thi hành xong, Hải Dương c̣n được nhà
nước tặng một quan tài và giao cho gia đ́nh lo hậu sự.
Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo mới có hiệu lưc từ 1-1-2018 cũng nói
rơ những điều mà Pháp Lịnh Tôn Giáo trước đây khẳng định lại
quyền tự do tín ngưỡng, Tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn
giáo trong Hiến Pháp nước CHXHCNVN.
Theo định nghĩa các từ chuyên môn của luật th́ việc ma chay,
cúng tế và an táng trong gia đ́nh là thuộc về hoạt động tín
ngưỡng, không phải là hoạt động tôn giáo.
Điều 2.2 : Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên
(trong đó có cha mẹ).
Điều 16 chỉ qui định đăng kư sinh hoạt tôn giáo tập trung và
không qui định đăng kư sinh hoạt tín ngưỡng (nhứt là tang tế
sự). Cũng không qui định tinh thần tương trợ
nhứt gia hữu sự bá gia
ưu phải đăng kư xin phép. Việc nhiều người đến chia buồn,
phúng điếu và cầu siêu cho người chết là một tuyền thống văn hóa
tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đạo Cao Đài Tây Ninh đă
phát huy và nối tiếp truyền thống này.
Điều 6, mục 1 và 2, chương hai (Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo):
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo…”
Tự do theo hay không theo một tín ngưỡng, tôn giáo là có quyền
lựa chọn một cách tín ngưỡng tôn giáo. Và “tự
do bày tỏ niềm tin” có nghĩa là có quyền có ư kiến về các
việc làm sai pháp luật của Tôn Giáo mà ḿnh đang theo. Việc bày
tỏ này đồng đạo tín hữu Đạo Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh đă làm từ
lâu. Biết bao nhiêu kiến nghị, ư tưởng góp ư nhưng người lănh
đạo Cao Đài Tây Ninh hiện nay vẫn tai ngơ mắt điếc. Cái quyền
c̣n lại mà người tín đồ đă làm là không từ bỏ Đạo Cao Đài Ṭa
Thánh Tây Ninh. Họ chỉ từ bỏ những phần sai trái của tập quyền
lănh đạo Hội Thánh đi ngoài luật pháp Đạo. Quyết định số 10
/1997 của Chánh Phủ do Ông Vũ Gia Tham kư công nhận cho Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ được hoạt động, chứ không phải công nhận riêng cho
Hội Đồng Chưởng Quản trước đây và nay nâng cấp lên Hội Thánh có
quyền ấy. Bất cứ người tín đồ nào có lập minh thệ nhập môn cầu
Đạo đều được hưởng quyền hoạt động này. Quyết định số 10/1997
càng không có một chữ nào cho phép HĐCQ độc quyền hoạt động
trong lănh thổ Việt Nam nói chung và Thánh Địa Tây Ninh nói
riêng. Chuyện đấu tranh trong nội bộ Đạo để sửa sai các hành vi
của tập quyền lănh đạo người tín đồ Cao Đài được Luật Tín
Ngưỡng, Tôn Giáo cho phép, và Luật pháp của Đạo cũng cho phép.
Ông Lê Văn Nhă và gia đ́nh đă thực hiện cái quyền này theo đúng
tinh thần của luật pháp Đạo và luật Pháp Nhà nước.
Điều 5.1 “nghiêm cấm phân
biệt đối xử kỳ th́ v́ lư do tín ngưỡng tôn giáo”
Điều 5.4.a “Nghiêm cấm
hoạt đông tín ngưỡng tôn giáo xâm phạm quốc pḥng an ninh, chủ
quyền quốc gia, trật tự an toàn xă hội, môi trường.”
Với các trích dẫn trên đây chứng minh ông Lê Văn Nhă và gia đ́nh
không vi phạm luật Đạo và cũng không vi phạm luật nhà nước. Ông
Nhă là một công dân tốt và là một tín đồ tốt.
Hội Thánh (mới) đă tôn-giáo-hoá hoạt động tín ngưỡng nên không
cho gia đ́nh ông Nhă được hạ huyệt trong Thái B́nh Cực Lạc là
một hành vi đại ác về lương tâm; và là một hành vi phạm pháp về
luật tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước. Hội Thánh (hiện nay) đă
lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chèn ép và áp lực người
tín đồ phải chấp nhận việc sai trái luật pháp Đạo của họ. Họ đă
trắng trợn đánh lừa nhơn sanh bằng việc luyến lái sát nhập hoạt
động tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo vào làm một để buộc người
tín đồ khi chết phải rước họ đến tụng kinh, nếu không th́ không
cho chôn.
Hành động không cho ông Nhă được an táng trong đất Đạo bằng
phương pháp dùng đất nghĩa trang của Đạo để làm áp lực ép người
phải tùng toàn bộ những sai trái của tập quyền lănh Đạo, đă xâm
phạm vệ sinh môi trường v́ xác chết không được vùi lấp cẩn thận.
Hành vi này phạm điều 5.1 về phân biệt kỳ thị v́ lư do tín
ngưỡng, vi phạm điều 5.2 ép buộc, cản trở người tín đồ, vi phạm
điều 5.4.a xâm phạm môi trường bằng việc cho thi hài trong quan
tài bốc mùi hôi thúi.
Nhà nước chắc chắn không buộc các Ông bà lănh Đạo Hội Thánh làm
các việc vi phạm ấy. Đừng mỗi thứ mỗi đổ thừa cho nhà nước. Các
ông bà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan pháp luật
nhà nước có trách nhiệm và bổn phận ngăn chặn xử lư các hành vi
vi phạm pháp luật ấy. Những ai bị hoàn cảnh áp bức từ tập quyền
lănh đạo Cao Đài có quyền khởi kiện hành vi xâm hại đạo đức xă
hội, xâm hại sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ḿnh theo
điều 5.4.b.
Chuyện không cho chôn trong đất đạo là một hành vi ghê tởm không
có nhân tính chỉ lănh đạo Cao Đài của Ông Nguyễn thành Tám hiện
tại mới dám làm và chỉ làm được tại Thánh Địa Tây Ninh mà thôi.
Các đia phương khác người dân tín đồ ất cứ tôn giáo có đất nghĩa
trang nhân dân, hoặc đất phần mộ gia đ́nh, nên không thể dùng
đất chôn để ép bức họ. Nơi Thánh địa, ngoài các đất nghĩa trang
của Đạo th́ người dân không thể lập nghĩa địa cũng không có nơi
nào khác để chôn. Phải chi luật Đạo cho phép th́ người tín hữu
vẫn có thể hỏa tán. Ngặt nỗi trong Đạo không có bài kinh thiêu
xác để đọc. Luật Đạo chỉ thiêu cốt chứ không thiêu xác.
“Nhờ hậu thổ xương tàn
ǵn giữ” không thể cải biên lại “Nhờ
hậu hỏa tro tàn ǵn giữ được”. Như vậy có phải Hội Thánh của
Ông Tám đă lợi dụng cơ sở vật chất chiếm được của Đạo để quí ông
bà khống chế ép buộc, thậm chí bất chấp vệ sinh môi trường khi
không cho lấp đất một quan tài?
Kiến Nghị:
Kính xin Cơ Quan Quản Lư Tôn Giáo địa phương Tây Ninh hoặc là xử
lư việc vi phạm Luật tín ngưỡng, Tôn Giáo của Hội Thánh Cao Đài
Tây Ninh do Ông Nguyễn Thành Tám đứng đầu; hoặc là cho phép
người tín đồ tự tạo một nghĩa trang nằm trong phần đất của Cực
Lạc Thái B́nh để án táng dành cho người trọn ǵn luật Đạo.
Nay Kính,
Thánh Địa, ngày 30 tháng 11 năm Đinh Dậu
(16 tháng 1 năm 2018)
Lê Công Chánh