CẢM NHẬN VIỆC HÀNH
ĐẠO
CỦA HỘI THÁNH EM
Nguyễn Chuyên Nghiệp
Đức Hộ Pháp trong “HUẤN LỊNH 638 (ngày 30-5 Đinh Hợi) có
đặt câu hỏi:
“Tại sao Hội Thánh lại dám mạo hiểm xưng ḿnh là Thánh Thể
của Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, là Thầy của chúng ta?
Th́ Chí Tôn đă nói: Người đến giữ lương sanh đặng người có quyền
năng hữu h́nh mà giáo hóa và cứu vớt quần sanh.
Ấy vậy Hội Thánh đă đặng mạng lịnh Thiêng Liêng của Người và làm
cha làm Thầy cả con của Người. Cái quyền hành ấy cao trọng biết
dường nào, chúng ta không cần đề luận. Muốn nắm quyền hành ấy
nơi tay, tức phải tỏ ra ḿnh là phẩm giá lương sanh mới đáng.
Dầu toàn Hội Thánh hay một phần tử của Hội Thánh, tức là một vị
Chức Sắc Thiên Phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật
mới đáng là h́nh thể của Người. Nếu để phàm phong th́ quả nhiên
nhơn loại đă lăng mạ danh thể của Người, ấy là tội Thiên Điều
chẳng dể dung thứ. Phẩm Thiên Phong chánh vị c̣n giữ phàm tánh
th́ lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội”.
Đó là lời giáo huấn của Đức Hộ Pháp về ư nghĩa của Hội Thánh Anh
tại sao ḿnh dám xưng là Thánh Thể …” Đức Ngài muốn chỉ dạy cho
chung cả Hội Thánh nền Đại Đạo phải năng trau dồi hạnh đức sửa
ḿnh cho xứng đáng.
Pháp Chánh Truyền có nói đến Giáo-Tông-Em, Hộ-Pháp-Em và
Đầu-Sư-Em. Đây là ba phẩm vị của đức Lư Giáo Tông lập thành. Từ
đó ta hiểu là Hội-Thánh-Em. V́ được ban cho có đồng quyền đồng
thể và đồng nhiệm vụ với ba vị Giáo-Tông, Hộ-Pháp và Đầu-Sư
nhưng chỉ trong địa phận được Hội Thánh Anh chia cho để cai
quản. Trong nền hành-chánh-đạo năm cấp không có danh từ Hội
Thánh Em. Cấp này gồm có ba Chức Việc là Chánh Trị Sự, Phó Tri
Sự và Thông Sự, là cấp thấp nhất trong cửa Đạo trực tiếp với
nhơn sanh. Phổ độ/gần gủi được nhơn sanh hay làm cho nhơn sanh
xa lánh Đại-Đạo là trách nhiệm của cấp này. V́ vậy các Chức Việc
cũng phải tự rèn luyện tu thân khắc kỷ trau ḿnh cho lắm để xứng
đáng là người đứng đầu hương-đạo.
Danh xưng này do Đức Lư Giáo Tông yêu ái ban cho khi nói đến
trách nhậm của chức việc cấp Hương Đạo. Các cấp Tộc Đạo, Châu
đạo, Trấn Đạo không được gọi là Hội Thánh Em. Danh dự cho cấp
Bàn Tri Sự được Đức Giáo Tông ban cho để đủ sức d́u dẫn nhơn
sanh trong phạm vi của ḿnh.
Danh dự thay và cũng nặng nề thay! Người chức việc trọn thi hành
theo đúng Pháp Chánh Truyền mới xứng đáng nhận cái công lao đó.
Trước tiên người viết bài này xin cúi đầu cảm ơn bày tỏ ngưỡng
mộ đến quư Chức Việc Hội Thánh Em đang hành trách nhiệm
trong lúc không có Hội Thánh Anh d́u dẫn. Chúc các quư anh luôn
vững vàng tâm trí, mạnh mẽ, đầy đủ dũng khí cho xứng đáng với
nhiệm vụ của ḿnh.
Hội Thánh Em chỉ có trách nhiệm và quyền hạn trong một Hương đạo
của ḿnh trách nhậm. Xin nói rơ thêm: Hương Đạo không phải là
làng (xă) Đạo. Nó có thể rộng hơn một Làng nhiều lần; cũng có
thể nhỏ hơn một Làng của hành chánh đời. Ví dụ cụ thể như ở
Thánh Địa một Hương đạo chỉ là một khu phố gồm vài ba ô dân cư
của đời mà thôi. Một xă Long Thành có trên hai mươi Hương Đạo,
xă Hiệp Ninh cũng vậy, xă Ninh Sơn là phận đạo Nhị Thập cũng có
đến mười sáu Hương đạo, v.v... Tất cả các làng (xă) nơi vùng
Thánh Địa đều có nhiều Hương đạo cả thảy. Ở các địa phương xa
xôi không phải Làng nào cũng có thành lập được Hương Đạo. Có
làng chỉ vài gia đ́nh người Đạo th́ không đủ người để thành lập
Bàn Tri Sự. Mọi việc Đạo sự đều phải liên hệ trực tiếp đến Hương
Đạo có Bàn Tri Sự gần nhất. Do đó có trường hợp một Bàn Tri Sự
mà phải d́u dắt chăm lo cho đạo hữu của năm bảy làng lân cận là
chuyện phải làm v́ ḷng thương của đức Chí Tôn đă ban cho con
cái của Ngài. Bất cứ nơi nào có bóng Đạo th́ phải có Hội Thánh
Em gần nhứt chăm lo dù có cam go cách trở đường xá hay sông suối
cách ngăn.
Ở hải ngoại, số đạo hữu càng ít hơn lại sống rời rạc không tập
trung do hoàn cảnh kinh tế, nên mỗi Hương Đạo có thể nới rộng
bằng diện tích của một Tiểu Bang. Như ở Hoa Kỳ có Hương Đạo
Florida chẳng hạn. Chức việc và đạo hữu trong Hương cách nhau
hàng trăm cây số là chuyện thường. Ở Kim Biên cũng vậy, một
Hương đạo có thể rộng cả tỉnh của đời.
Thời buổi hậu Đạo Lịnh 01 và buổi đầu khai Đạo có những khó khăn
giống nhau. Sau khi khai minh Đại Đạo, có nhiều địa phương không
có Bàn Tri Sự nên quư chức sắc đi phổ độ cùng khắp không phân
biệt địa phận. Khi phổ độ được một số người ban đầu, Hội Thánh
mới cho công cử Chức Việc lập Bàn Tri Sự để lo việc Đạo tại địa
phương ấy.
Ngày nay, khi hành chánh Đạo phủ khắp tất cả các nơi, địa phương
nào cũng có người lo liệu, bỗng dưng Đạo Lịnh 01 ra đời,
các cấp hành chánh đạo không c̣n, nhưng đạo sự th́ vẫn c̣n, vẫn
cần Hội thánh em giúp. Người đứng đầu các Ban Tri Sự tại các địa
phương đa số lại buông hết trách nhiệm của Pháp Chánh Truyền đi
gia nhập vào giáo hội Cao đài mới thành lập ngoài Pháp Chánh
Truyền bỏ đồng Đạo nơi đó bơ vơ v́ họ không đồng suy nghĩ với
chức việc. Khi hữu sự, các gia đ́nh Đạo ấy do hoàn cảnh sở tại
không có chức việc (chức-việc đă đào ngũ) lại t́m đến các Ban
Trị Sự gần nhất để nhờ hành lễ. Điều này, khi c̣n hành chánh Đạo
th́ nơi đó có Bàn Tri Sự, nên Ban Tri Sự khác qua đó hành chánh
là phạm Pháp Chánh Truyền. Khi hành-chánh-đạo giải thể th́ nơi
đó không có người đồng phẩm nên các chức việc nơi khác có thể
đến giúp cho đồng Đạo hữu sự không bị phạm Pháp Chánh Truyền
về việc lấn qua địa phận người đồng phẩm. Đây là một vấn đề ngộ
biến phải tùng quyền, không đúng cũng không sai. Thiển nghĩ,
việc làm này cũng tương tự như thời kỳ đầu khai Đạo vậy.
Trong phạm vi bài viết này người viết muốn t́m hiểu và chia sẻ
những nỗi khó khăn và nặng nề các Chức Việc Hội Thánh Em
phải gánh vác trong thời kỳ Đạo nạn thất pháp không có Hội Thánh
Anh che chở và d́u dắt.
Trước tiên chúng ta tưởng cũng cần thiết điểm qua nhiệm vụ của
các Chức Việc.
Theo Pháp Chánh Truyền: Chánh Trị Sự, Phó Tri Sự là những
chức-sắc của Đức Lư Giáo Tông lập thành:
“Lời Đức Lư Giáo Tông nói: "Chánh Trị Sự là người thay mặt cho
Lăo, làm anh cả của chư Tín Đồ trong phần địa phận của nó, Lăo
muốn thế nào cho Lăo có mặt khắp nơi, tận ven Trời cùng góc bể.
Lăo tưởng Hiền Hữu (Đức Hộ Pháp) cũng muốn vậy chớ. Trong nhơn
sanh, hạng trí thức th́ ít, hạng ngu muội th́ nhiều, nếu chúng
ta không có đủ sức điều đ́nh, th́ khó mà rải chơn lư Đạo khắp
nơi cho đặng. Càng thân cận với nhơn sanh lại càng chịu nhiều sự
khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt
những sự khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra th́ nền Đạo mới khỏi
loạn lạc. Vậy Lăo xin Hiền Hữu ban quyền cho Chánh Trị Sự đặng
phép xử trị, hầu có thể dạy dỗ sửa răn, thay quyền cho chúng ta
trong chốn thôn quê sằn dă"
… Quyền hành Chánh Trị Sự như vầy: Chánh Trị Sự phải chăm nom,
giúp đỡ sự sanh hoạt của Môn Đệ Thầy đă chịu dưới quyền người
điều khiển, giúp khó, trợ nghèo, coi cả Tín Đồ như em ruột, có
quyền xử đoán, nhứt là việc bất b́nh nhỏ mọn xảy ra trong phần
Địa phận của ḿnh...
Buộc Phó Trị Sự phải thay phiên nhau đặng nạp cho Chánh Trị Sự,
mỗi tháng ba mươi người công quả, tức là mỗi ngày, phải có một
người hầu việc cho Chánh Trị Sự. Chánh Trị sự mới sai người đó
đi khắp địa phận mà thăm viếng Tín Đồ về sự bịnh hoạn, đói khó.
Hễ có một người trong địa phận bị tai nạn, th́ biểu người công
quả ấy ở tại đó mà giúp đỡ, săn sóc, hoặc bịnh hoạn phải lo nuôi
dưỡng, hoặc nghèo nàn phải chung hiệp nhau mà gỡ khổ, ấy là phận
sự rất cao thượng của Chánh Trị Sự, cái vẻ riêng tốt đẹp của Đạo
do tại nơi đó.
Đức Lư Giáo Tông lại dạy rằng: "Vậy mới phải là anh em một nhà,
cần lo giúp đỡ, chia vui sớt thảm, no đói có nhau, giữ quyền lợi
cho nhau, không giành, không giựt, hễ đói th́ ḿnh chung nuôi,
bị thất lợi th́ ḿnh phải giữ; hễ nhục th́ ḿnh chung chịu, ắt
quyền hành ḿnh phải trọng."
PHÓ TRI SỰ Người đặng đồng quyền cùng Chánh Trị Sự, trong một
địa phận của Chánh Trị Sự này cho cai quản. Người có quyền về
chánh trị chớ không có quyền về luật lệ. Đặng phép sửa đương,
giúp đỡ d́u dắt, dạy dỗ chư Tín Đồ trong địa phận trấn nhậm, mà
không đặng phép xử đoán. Buộc mỗi tháng, thay phiên với các Phó
Trị Sự khác, mà dâng cho Chánh Trị Sự ba chục người công quả,
đặng cho Chánh Trị Sự có thể sắp đặt việc giúp đỡ kẻ cô thế,
bịnh hoạn, bị tai nạn, trong địa phận sở tại ḿnh, song khi đắc
lịnh của Chánh Trị Sự dạy giao người công quả ấy, nơi nhà người
Tín Đồ nào, th́ phải chăm nom coi chừng có làm phận sự cùng
chăng? Hoặc có sơ sót điều chi, phải cho Chánh Trị Sự hay, đặng
sửa đương chỉnh đốn lại. Mỗi ngày phải chạy tờ nhựt-để cho Chánh
Trị Sự hiểu điều động tịnh trong địa phận của ḿnh; nhứt là
những sự chi làm hại cho phương diện Đạo, th́ phải tức cấp cho
Thông Sự hay, đặng điều đ́nh thế nào cho an ổn. Những sự kiện
thưa, những điều sái luật Đạo, đă đặng tin quả quyết, th́ chẳng
đặng phép yêm ẩn, ngó lơ, buộc phải giao cho Thông Sự phán xử.
Cấm nhặt không cho Phó Trị Sự lấn quyền về luật lệ, Phó Trị Sự
là Giáo Tông em.
THÔNG SỰ là Chức Sắc của Lư Giáo Tông khuyên Hộ Pháp lập thành.
Thông Sự là người đồng thể cùng Phó Trị Sự trong địa phận của
Phó Trị Sự cai quản, song người có quyền về luật lệ chớ không có
quyền về chánh trị.
Thông Sự là người của Hiệp Thiên Đài để tùng quyền Chánh Trị Sự.
Phận sự của người th́ phải xem xét, kiểm dượt cử chỉ hành đạo
của Phó Trị Sự. Mọi việc chi làm cho mất lẽ công b́nh nơi địa
phận của Phó Trị Sự cai quản mà Hội Thánh không rơ thấu, th́
Thông Sự phải chịu phần trách cứ.
Những điều chi sái luật Đạo, chẳng y theo lịnh Hội Thánh tư
truyền, hoặc sửa cải Tân Luật, hoặc cải lịnh hành chánh,
nếu chẳng có phép của Chánh Trị Sự truyền dạy mà Phó Trị Sự tự
chuyên thi hành, Hội Thánh lại không hay biết chi hết, th́ tội
t́nh ấy về phần Thông Sự.
Tuy người phải chịu dưới quyền Chánh Trị Sự mặc dầu, song đặng
quyền sửa lỗi của Chánh Trị Sự. Thảng như đă thấy lẽ vô Đạo hiển
nhiên của Chánh Trị Sự, th́ Thông Sự đặng phép can gián sửa lỗi;
nếu đă nhiều phen mà Chánh Trị Sự chẳng nghe và đă có tư tờ về
Cửu Trùng Đài mà Cửu Trùng Đài yêm ẩn, th́ người đặng phép chạy
tờ về Hiệp Thiên Đài mà cầu xin sửa trị. Người phải chăm nom,
binh vực những kẻ cô thế, bất câu người có Đạo hay là ngoại Đạo,
hoặc là bị tai nạn th́nh ĺnh, hoặc bị nghèo nàn đói khó, hoặc
bị bịnh hoạn cô thân, hoặc phải bị tha hương lữ thứ, hoặc bị yếu
tha già thải, người đặng trọn quyền buộc Phó Trị Sự phải liệu
phương giúp đỡ.
Bất kỳ Chức Sắc nào, dầu lớn nhỏ cũng vậy, khi Thông Sự có gặp
việc cần dùng gấp rút trong khi hành chánh của Đạo th́ buộc phải
giúp đỡ binh vực. Những kẻ nào mà Thông Sự đă nhiều phen trách
cứ về tánh cường ngạnh, không chịu giúp sức người trong cơn gấp
rút đă đủ chứng cớ th́ Hiệp Thiên Đài sẽ xin Hội Thánh trừng
trị. Trước khi lănh trách nhiệm, buộc Thông Sự phải đến Thánh
Thất sở tại mà lập minh thệ, y như Chánh Trị Sự, Thông Sự là Hộ
Pháp em.
Thầy đă nói: "Nếu dưới mắt các con c̣n thấy một điều mất lẽ công
b́nh, th́ Đạo chưa thành lập".
Theo phần trích Pháp Chánh Truyền như trên ta thấy nhiệm vụ của
Chức Việc Hội-Thánh-Em rất ư quan trọng và nặng nề. Chức Việc
Phó và Thông Sự được quyền công cử từ Tín Đồ đi lên.
Từ khi Đạo Lịnh 01 ra đời hành-chánh-đạo không c̣n. Bàn Tri Sự
hành đạo đơn phương không có bề trên chỉ dạy hay giúp đỡ nên
nhiệm vụ Chức việc trong thời đạo thịnh cũng đă khó khăn rồi;
nay thời buổi đạo loạn luật pháp Đạo không c̣n được tôn trọng
th́ lại càng khó khăn trăm bề hơn trước. Phải tự xoay xở cân
nhắc việc cần làm, việc không nên làm cho phù hợp thời thế không
đợi lịnh thượng quyền sai khiến mới làm. Có khó mới có công.
Nhưng than ôi! Nơi địa-phương tôi đang sinh sống nằm xa Thánh
Địa (xin miễn nói tên) việc Đạo thấy bắt đau ḷng c̣n nhiều hơn.
Chức Việc không làm hết trách nhiệm như Pháp Chánh Truyền quy
định. Đa số chỉ dừng lại việc hành lễ tang-tế-sự mà thôi. Dạy dỗ
nhơn sanh tùng luật pháp trau dồi hạnh đức hầu như không Ban Tri
Sự nào làm. Đă vậy lại c̣n phân phe chia nhóm, ban đầu th́ bất
đồng sau cùng đưa đến bất ḥa. Thật đau ḷng cho một thảm trạng.
Với Đạo hữu gặp khó khăn về mặt tín ngưỡng th́ không vui ḷng
giúp mà trái lại c̣n t́m t́ vết làm khó đủ điều. Chư đạo hữu có
chút hiểu biết về đạo th́ họ không tùng vào việc hành Đạo của
Cao Đài mới, nhưng cũng không hoàn toàn cắt đứt, có qua lại với
họ v́ trước đây cũng là anh em. Điều này làm lư do cho các
chức-việc bắt bẻ, nhứt là vùng thánh địa.
Trong đạo sự, các anh em chức việc ban đầu c̣n liên kết giúp
nhau khi hữu sự. Lần hồi đến với nhau mà tay không bắt, mặt
không mừng. Anh em lại kéo bè kết cánh chia phe phân nhóm không
đến với nhau như xưa v́ những chuyện không đâu. Đa số lọt vào sự
khác biệt các nghi lễ tang-tế sự mà thôi.
Ngày xưa nhơn sanh yêu mến chức việc bấy nhiêu, th́ nay ngược
lại họ gặp chức việc có cảm giác xa rời e dè hơn bấy nhiêu. Đây
là một thực tế. Nói ra th́ Cao đài mới sẽ cười; mà làm thinh th́
biết chừng nào cái bịnh chữ TA mới hết? Mong các huynh tỷ vui
ḷng đừng trách cho lời thật!
Các địa phương c̣n tương đối dễ thở hơn. Ở Thánh địa Tây Ninh,
các chức sắc trách nhiệm Cao Đài mới dữ tợn hơn cả hung thần. Họ
đă áp dụng chủ trương khống chế chỗ an táng để làm yêu sách buộc
nhơn sanh cúi đầu chấp nhận việc hành đạo ngoài Pháp Chánh
Truyền. Ai mà chết nơi vùng Thánh Địa th́ coi như mười phần bế
tắc, v́ không có chỗ chôn. Họ không có nơi nào khác ngoài đất
Thái B́nh Cực Lạc. V́ hoàn cảnh khó khăn đó đạo hữu buộc ḷng
phải chọn nơi gởi xác hơn là chọn luật-pháp chơn-truyền. Thật là
thương cảm!
Thương thay cho đồng Đạo sanh vào nhằm thời kỳ đạo thất pháp.
Đáng lẽ ra Bàn Tri Sự nên thương t́nh giúp đỡ, chứ nỡ nào làm
khó. Có nhiều Đạo hữu sau khi biết Cao Đài mới phạm Pháp Chánh
Truyền muốn t́m về Ban Tri Sự tái thệ th́ không được quí chức
việc giúp đỡ.
Mỗi Hương Đạo hiện nay c̣n có chức việc là một điều may mắn cho
nhơn sanh nếu Quí chức việc ấy dang tay giúp đỡ đùm bọc che
chở như con một cha mà Pháp Chánh Truyền dạy.
Mong rằng những sự việc không vui được ghi trong bài viết này,
các địa phương khác không có. Cầu mong Quư Chức Việc Hội Thánh
Em dang tay rộng mở giúp kẻ thế cô đi tṛn cuộc Đạo. Nếu có ǵ
không đồng ư với nhau hăy tôn trọng quyền hiến-định trong Pháp
Chánh Truyền nơi địa phương người đó. Mở ḷng giúp cho nhau nên
Đạo đừng bó buộc lấy ḿnh vào những việc mà Luật Pháp Đạo không
cấm.
Một lần nữa xin thưa cùng chư huynh tỷ, mong chư huynh tỷ hiểu
cho nỗi ḷng người viết bài này không muốn phê phán hay trích
điểm điều ǵ. Người viết chỉ mong đưa lên một sự kiện khách quan
để cùng nhau chiêm nghiệm và tháo gỡ mà thôi.
Nay kính.
Miền Tây Việt Nam mùa giáng sinh Đức Hộ Pháp.
Ngày 5 tháng 5 năm Canh Tư.
NGUYỄN CHUYÊN NGHIỆP
GHI CHÚ: Cùng một chia sẻ về
vấn đề này, mời đồng đạo đọc lại bài
“Kim
Quang Sứ là ai?” của Phạm Thành Tín.