Ư nghĩa Cao Đài là
ǵ?
Bùi Thanh Quang Minh
Vừa qua đọc trên trang của Viện Sử Đạo Cao Đài tôi thấy bài viết
của đạo huynh Hiền tài Huỳnh Tâm như dưới đây:
“Viện
Sử Đạo Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh
·
Chào Quư Chức Sắc, Chức Việc, Đồng Đạo Cao Đài kính mến thân
thương.
Viện Sử Cao Đài và Centre Culturel Cao Dai đă hoạt động ở Hải
ngoại trên 5 năm.
Nhân dịp có những nhà thần học quư tôn giáo bạn Châu Âu viên
thăm cuộc triển lăm hội họa Cao Đài tại Bruxelles, Belgique.
- Hỏi về ư nghĩa Cao Đài là ǵ ?
Tất nhiên quư hiền
ở đây có giải thích nhưng vẫn chưa diễn đạt hết ư nghĩa Cao Đài.
Nhân dịp này xin thỉnh ư quư Chức Sắc, Chức Việc, quư Đồng Đạo
cao minh để cùng nhau thảo luận và học hỏi.
Hy vọng Quư Hiền hồi âm, tin vui mừng.
TM/Viện Sử Cao Đài và Centre Culturel Cao Dai; HT/Huỳnh Tâm”.
Tôi có gửi một ư kiến (gọi là comment) dưới bài viết. Nhận
thấy đề bài cũng khá hấp dẫn, chỉ một vài ḍng comment không nói
được ǵ. Tôi quyết định viết một bài t́m hiểu chi tiết hơn. Rất
tiếc không biết gửi bài vở đến Viện như thế nào nên đành phải
nhờ Diễn Đàn Về Nguồn đăng bài, mong rằng nơi không gian mạng
internet Viện Sử đọc được bài tham luận của tôi.
Trong phần comment tôi đă viết :
“Theo thiển ư: giải thích ư nghĩa chữ Cao Đài cho người Đạo và
cho người ngoại Đạo (nhứt là người Ngoại quốc) không thể nói
giống nhau.
- Ta có thể nói với người ngoại Đạo:
Cao Đài là một danh từ riêng. Đă là danh từ riêng th́ không thể
phiên dịch. Cao Đài là một tá danh của Đức Thượng Đế khai đạo
buổi tam kỳ. Danh xưng đầy đủ : CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA
HA TÁT.
Khi nói đến mối Đạo do Thượng Đế lập kỳ 3 này người ta thường
gọi ngắn là Đạo Cao Đài. Nếu gọi đầy đủ phải gọi: Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
Trên các văn bản chánh thức của Đạo luôn đề: " ĐẠI ĐẠO TAM KỲ
PHỔ ĐỘ".
Vài hàng đóng góp ư kiến.”
---o O o---
Đây là đề tài thú vị. Để giúp cho mọi người hiểu rơ hơn về Cao
Đài mọi con cái của Chí Tôn đều có phần trách nhiệm chứ không
riêng ǵ Viên Sử Cao Đài. Rồi đây trên bước đường hành đạo biết
đâu có một ai đó hỏi câu hỏi này: “CAO ĐÀI LÀ G̀?” và người được
hỏi là ḿnh. Lúc ấy chúng ta không thể ấm ớ nói tôi không rơ
lắm. Hoặc nói tôi không biết giải thích thế nào cho ông (bà)
hiểu được…
Với tinh thần học hỏi và cầu tiến, tôi xin đóng góp một ư nhỏ để
thỉnh ư toàn thể quư vị và chư đồng đạo góp ư.
Muốn hiểu Cao Đài là ǵ ta phải hiểu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
trước. Nếu ông (bà) chưa là tín hữu Cao Đài chúng tôi buộc
phải nói về nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước. Nếu đă là tín hữu
rồi chúng tôi có thể đi thẳng vào nói về ư nghĩa Cao Đài. V́ vậy
trong bài tham luận này tôi sẽ viết hai mục chính. Tùy theo quư
ông bà đă nghiên cứu đến đâu sẽ đọc phần thích hợp (mục 1 hay
mục 2):
Mục 1: CAO ĐÀI LÀ G̀?
Hiểu hai chữ Cao Đài và hiểu Đạo Cao Đài là hai chuyện khác
nhau.
I/- Sự xuất hiện hai chữ Cao Đài:
1/- Thánh Ngôn của đức Ngọc Hoàng Thượng Đế:
Có thể hai chữ Cao Đài đă xuất hiện trước đó, nhưng theo văn bản
chánh thức được Hội Thánh kiếm duyệt và ấn hành. Trong bộ Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1 bài đầu tiên ta thấy Thánh Giáo:
“NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA-HA-TÁT
GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG
Muôn kiếp có
ta nắm chủ quyền,
Vui ḷng tu
niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới
khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn
tên giữ trọn biên…”
Bài này là Thánh Giáo đêm Noel năm 1925. Trong bài này ta thấy
có chữ Cao Đài. Chữ Cao Đài nằm chung trong cụm từ Cao
Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Đây là danh xưng của Đức
Ngọc Hoàng Thượng Đế khai đạo và dạy đạo tại Việt Nam. Hai chữ
Cao Đài xuất hiện trước khi đạo Cao Đại được khai minh, trước cả
Tờ Khai Đạo do các các nhà trí thức nạp cho chánh quyền Pháp
(ngày 23 tháng 8 Bính Dần (dl 29 tháng 9 -1926))
Trong danh xưng này có đủ Tam Giáo: Nho-Đạo-Thích. CAO ĐÀI thuộc
Nho Giáo, TIÊN ÔNG thuộc Đạo Giáo, ĐẠI BỒ TÁT thuộc Thích Giáo
hay Phật Giáo.
Thường trong ngôn ngữ nói người tín hữu hay dùng hai chữ đầu Cao
Đài trong cụm Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát để chỉ mối
Đạo mà chúng ta đang tín ngưỡng. Sau đó do thói quen dùng nhiều
lần thành ra mặc định. Lẽ ra người tín hữu phải nói đầy đủ danh
xưng buổi Tam Kỳ (Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) của đức
Thượng Đế mới phải.
Chuyện này dễ hiểu trong văn hóa nhân loại: Khi nói một chữ họ
của một người nổi tiếng, người ta cũng hiểu cả tên đầy đủ của
người ấy. Ví dụ khi nói Ông Trump ta hiểu đó là Donald
John Trump. Ông Biden ta hiểu đó là Joseph Robinette
Biden…
Trong văn viết ta chưa hề thấy một văn bản nào chỉ ghi đơn thuần
Đạo Cao Đài mà không ghi đầy đủ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ cả.
II/- Cao Đài và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
Người tín hữu Cao Đài thường nhầm lẫn hai cụm từ Cao Đài và Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một theo hai cách gọi. Nhưng không phải
vậy:
Đạo Cao Đài theo tiếng pháp là Caodaisme, chính xác nghĩa là
giáo thuyết của Đức Cao Đài.
Thói quen gọi ngắn danh Cao Đài rồi mặc định đó là đạo của Đức
Thượng Đế. Khi gọi vậy, ta chỉ nói đến yếu tố Nho Giáo của Cao
Đài mà thôi. Nên Cao Đài là một phần trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ. Cao Đài thuộc về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngược lại Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không phải là Cao Đài.
Mục 2: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ LÀ G̀?
Trong Tờ Khai Đạo gửi cho toàn quyền đông dương của Pháp
ngày 23-8-Bính Dần, 28 vị tiền bối đă nói rất rơ là khai Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chứ không khai Đạo Cao Đài.
Xin trích: “…Than ôi ! Thời đại tốt đẹp đó không c̣n nữa bởi
những lư do dưới nay:
1. Tín đồ của các tôn giáo t́m cách chia rẽ nhau, trong khi vạn
giáo điều có chung một mục đích là làm lành lánh dữ, thờ kính
Đấng Tạo Hóa.
2. Họ lại canh cải chánh truyền làm sai lạc các giáo lư thiêng
liêng quư báu.
3. Sự ganh đua theo bả vinh hoa, phú qúi, ḷng tham vọng của
loài người, tất cả là những nguyên nhân chính của những bất đồng
tư tưởng hiện nay. Người Việt Nam bây giờ đă từ bỏ hết mỹ tục và
truyền thống ngày xưa.
Thấy t́nh cảnh đau ḷng đó, một nhóm người Việt Nam bao gồm
những người có nhiệt t́nh với truyền thống và mộ tu hành đă
nghiên cứu canh tân tất cả các tôn giáo này lại làm một thành
đạo Cao Đài hay là Đại Đạo.
Tiêu ngữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa là Kỳ Ba Đại Ân Xá, tên
này do Đức Chí Tôn ban cho và Ngài đă giáng trần pḥ hộ cho
những người kư tên dưới đây thành lập nền Tân tôn giáo này.”
Theo Thánh Ngôn của Đức Thượng Đế chỉ dạy, Chư tiền bối đă làm
Tờ Khai Đạo với nội dung thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Khi
nói đến danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ai cũng sẽ thấy ngay các
tôn giáo từ xưa đến hiện tại trên khắp thế giới đều có chung một
gốc. V́ bị cách trở địa lư và thời gian nên đă sanh nghịch lẫn.
Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Quy Nguyên Tam Giáo lại lập
thành một giáo lư đại đồng, và Phục Nhứt Ngũ Chi làm các bài học
thực hành từ thấp đến cao như các nấc kế tiếp nhau của một cái
thang.
Khi hiểu được các tôn giáo có chung một gốc đương nhiên nhân
loại sẽ phá được rào cản chia cách và biết nh́n nhau là con một
cha Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong lần khai đạo kỳ thứ
ba này Ngài xưng danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Như
trên có nói danh xưng này bao gồm đủ Tam Giáo, chư không phải
nói riêng một tôn giáo nào.
KẾT LUẬN:
Qua các phân tích ở trên, chúng ta có thể có thể tóm lược ư
nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một tôn giáo cho toàn cầu theo
giáo thuyết của Đức Cao Đài. Nói khác hơn Cao Đài là một tôn
giáo theo giáo thuyết của Đức Cao Đài dạy để đi đến cái đích
cuối cùng là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Cao Đài là giáo thuyết của Đức Thượng Đế. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
là Đạo của Đức Thượng Đế.
Người tín hữu môn đệ của Đức Chí Tôn nên chăng nói đầy đủ Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thay cho hai chữ Cao Đài trong lúc nói
Đạo?
Trên đây là một sự hiểu biết cạn hẹp của hậu bối. Mong quư tiền
bối chỉ giáo thêm.
Kính chúc quư Chức Sắc Thiên Phong, Quư Chức Việc Hội Thánh Em
và tất cả quư đồng môn được nhiều phúc lành của Đức Cao
Đài Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đà Lạt, 20 tháng 5 năm 2022
Bùi Thanh Quang
Minh.