YẾT MA TRẦN VĂN GIỐNG VÀ ĐÀN CƠ LỘC GIANG
Thiên Vân
I.- TIỂU SỬ YẾT MA TRẦN VĂN GIỐNG
Yết Ma Trần Văn Giống sanh năm Kỷ Măo (1879), là vị sư trụ tŕ
Phước Long Tự (Chợ Đệm). Ngôi chùa nầy có kiểu dáng xưa, cũ kỹ,
gồm ba gian, cột gỗ, mái ngói âm dương, hướng cửa ra sông Chợ
Đệm, thuộc ấp 4, xă Tân Nhựt, quận B́nh Chánh (nay là Thành Phố
Hồ Chí Minh)…
Như chúng ta đă biết Đức Chí Tôn sau khi độ được ba vị Thiên Sứ
pḥ loan là Cao Quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao Hoài Sang để cho
Ngài sử dụng huyền cơ khai sáng ra nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,
đồng thời Ngài cũng dùng cơ bút thu phục được một số môn đồ
khác, là các vị Chức Sắc tiền khai của nền Đại Đạo. Kể từ tháng
3 năm 1926 trở về sau, số người nhập môn vào đạo Cao Đài càng
ngày càng nhiều, cho nên các Đàn cơ phổ độ được h́nh thành khắp
mọi nơi trong nội Thành Sài G̣n và các vùng phụ cận khác. Trong
số nầy có ông Yết Ma Trần Văn Giống đă tin tưởng vào sự huyền
diệu của cơ bút, nên ông được Đức Chí Tôn độ, xin qui hiệp về
đạo Cao Đài, và dâng chùa Phước Long để làm địa điểm thiết lập
Đàn cơ thâu phục nhơn sanh tại địa phương nầy xin cầu đạo. Sau
đó Đức Lư Giáo Tông phong ông Yết Ma Giống làm Giáo Hữu và thâu
Chùa Phước Long làm Thánh Thất Lộc Giang. Kể từ đó ông thường
xuyên hành đạo tại đây cho đến ngày 24 tháng 5 năm Canh Ngọ
(1930) ông quy liễu th́ Thánh Thất Lộc Giang không có người quản
lư nên trở lại thành chùa Phước Long (Phật giáo).
II.- ĐÀN CƠ LỘC GIANG
Đàn Lộc Giang (Chợ Lớn) được thành lập tại chùa Phước Long, chủ
chùa là ông Yết Ma Trần Văn Giống đă qui hiệp về đạo Cao Đài.
Cho nên mỗi khi có thiết Đàn cơ tại đây,
Yết Ma Giống chứng Đàn
, pḥ loan do nhị vị
Trần Duy Nghĩa
(sau là Khai Pháp Chơn quân) và
Trương Văn Tràng
(sau là Tiếp Pháp Chơn Quân). Thường trực hầu đàn có quí ông:
Mạc Văn Nghĩa, Trương Thành Tựu,
Nguyễn Hữu Dư, La Trường Miên, Lê Minh Thức, Bùi Tấn Tước,
Nguyễn Công Nhâm, Lê Văn Khỏe, Nguyễn B́nh an, Nguyễn Thế Trọng…
Trong một
Đàn cơ vào ngày 16 tháng 1 năm Đinh
Măo (Dl 17/2/1927), gồm
đông đủ các vị Chức Sắc của Hội Thánh, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy:
“Trung (Đầu Sư Thượng Trung Nhựt), đ̣i
Giống (Yết Ma Giống chủ chùa Phước Long ở Chợ Đệm). Nơi đây lập
thành Thánh Thất Lộc Giang... Giống, Thái Bạch thâu chùa làm
Thánh Thất, lại cầu phong cho con làm Giáo Hữu. Thầy nhậm lời.
Giống, gắng công hành đạo nghe.
`Trung, khá cho Nghĩa hay rằng: Thầy
giao cặp pḥ loan Nghĩa – Tràng cho nó hành đạo. Tắc, con tuân
lịnh dạy nghe. Nghĩa, Tràng thuộc Hiệp Thiên Đài nên
Thầy phải nói lại với con.
Thầy ban ơn cho các con, biểu Nghĩa khai Thánh Thất Lộc Giang,
Trung nghe”.
Sau đây là Thánh giáo của Đức Chí Tôn khi Khai đàn tại Phước
Long Tự, Chợ Đệm, ngày 28 tháng 1 năm Đinh Măo (Dl 1 /3/1927):
THẦY
Các con,
Cái t́nh cảm hóa của con người là t́nh thường ứng hiệp Trời Đất.
Cho nên khi tâm tịnh thường cảm hoài, hằng t́m nơi u huyền mà
nghĩ nghị trong trí khôn, ấy là kẻ có sẵn t́nh ư thiên nhiên Tạo
hóa.
C̣n có một hạng người cũng có tánh thiêng liêng ấy, nhưng lại
không để trí khôn vào lối cao thượng, mà cứ quen thói hung hăng,
nghĩ những việc bạo tàn, làm điều tội lỗi, ấy là những kẻ nghịch
Thiên, không biết luân hồi là chi cả. Chúng nó lại tưởng rằng,
kiếp người là kiếp sống chỉ có giây giờ rồi tiêu mất, nên t́m
những chước sâu kế độc cho đặng của nhiều, no ḷng sướng dạ,
trối kệ luân hồi.
Thầy hỏi: Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét,
vui buồn, mà toàn trong nhơn loại đều có, khi rốt cuộc th́ trí
khôn ấy đi đâu? Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy mà cũng mất
đi đặng sao các con?
Thầy hỏi như vậy đặng cho các con mỗi đứa về suy nghĩ mà trả lời
cho ḿnh. Hễ trả lời phù hạp th́ dễ biết Đạo, c̣n ngu xuẩn cũng
huờn ngu xuẩn.
Thầy dạy Nữ phái biết trọng Tam Tùng, Tứ Đức; Nam phái Tam Cang,
Ngũ Thường. Hễ Nhơn đạo thành th́ là phù hạp Thiên đạo, nghe à!
Thiên
Vân
(14/6/2020)