ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VƯƠNG QUAN KỲ VÀ CHI PHÁI CẦU KHO

Thiên Vân

 

Ông Vương Quan Kỳ

 

 

 

       I.- TIỂU SỬ VƯƠNG QUAN KỲ

       Vương Quan Kỳ Tự là Mỹ Lương, sinh ngày 29 tháng 5 năm 1880 (Khai Sanh ngày 4 tháng 7 năm 1880), tại Chợ Lớn, con ông Vương Quan Để (1842 – 1887) và bà Huỳnh Thị Bảy (1851 -1935). Ồng nội là Thống Chế Vương Quan Hạc, c̣n ông ngoại là nhà Nho yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt (1807 – 1883), đậu cử nhân, làm quan hai triều Minh Mạng, Tự Đức, rồi từ quan khi nhà Nguyễn kư Ḥa Ước 1862 với Pháp.

       Năm 1894, ông học tại trường collège de Mỹ Tho, hai năm sau, ông lên Sài G̣n học tại trường Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành chung (Diplôme). Năm 1898, ông thi đậu vào ngạch thơ kư Sở Hành Chánh Nam Kỳ và bắt đầu làm việc từ ngày 18 tháng 5 năm 1898.

       Ngày 1 tháng 2 năm 1906, ông thành hôn với bà Huỳnh Ngọc Phan (1878 – 1949) là người tỉnh Sa Đec, con của ông Huỳnh Long Huấn và bà Trần Thị Kim. Ông Kỳ và bà Phan có hai người con gái là Vương Thanh Chi (Sophia) (1908 – 1880) và Vương Xuân Hà (Anna) (1911 – 1983). Năm 1913, ông lấy người thiếp là Lê Thị Được có thêm được một người con trai là Vương Quan Sen (1915 - 1985).

       Ông Kỳ xin nhập quốc tịch Pháp và lấy tên là Guillume vào ngày 16 tháng 3 năm 1912.

       Ông Vương Quan Kỳ là em (cùng cha khác mẹ) của Vương Quan Trân (c̣n gọi Vương Thế Trân),là thân sinh cô Vương Thị Lễ (kêu ông bằng chú). Vương Thị Lễ tá danh là Đoàn Ngọc Quế, tức Thất Nương Diêu Tŕ Cung, một chơn linh cao trọng, hướng dẫn các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang học đạo buổi đầu khai đạo.

       Năm 1924, ông Kỳ cùng làm việc chung pḥng Thương Mại với Ngô Văn Chiêu ở dinh Thống Đốc Nam Kỳ, với ngạch Tri phủ, nhờ vậy ông Chiêu mới độ được bốn ông: Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn Hoài,Vơ Văn Sang, thờ Thiên-Nhăn và tụng các bài kinh như ông, nhưng chưa truyền pháp môn tu luyện v́ chưa có lịnh của Đức Thượng Đế.

       Năm 1925, được chơn linh của cô Vương Thị Lễ giới thiệu, ông Vương Quan Kỳ có đến gặp các vị trong Đàn cơ ở Sài g̣n là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang nên ông cũng gia nhập theo đạo Cao Đài.

       Ngày 15 tháng 3 năm Bính Dần (1926), ông thọ Thiên ân là Tiên Sắc Lang Quân Thuyết Đạo Giáo Sư

       Ngày 7 tháng 10 năm 1926, ông là một trong 28 người kư tên vào tờ Khai Tịch đạo Cao Đài với tư cách Tri phủ, Sở thuế thân, Sài G̣n.

       Ông Phủ Vương Quan Kỳ là 1 trong 12 môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn được điểm danh trong bài thi tứ tuyệt, ông đứng thứ nh́, sau tên của ông Ngô Văn Chiêu. Ông thọ phong phẩm Giáo Sư ngày 14 tháng 5 năm Bính Dần (1926), Thánh danh là Thượng Kỳ Thanh.

       Vào đêm 9 tháng 1 năm Bính Dần (Dl 21/2/1926) nhằm ngày vía Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng thượng Đế, Quan Phủ Vương Quan Kỳ thiết đại lễ cúng Đức Chí-Tôn tại tư gia, có mời chư nhu và chư Đạo-Hữu đến dự lễ và hầu đàn. Đấng Thượng-Đế giáng cơ dạy như vầy:

       Bửu ṭa thơ thới trổ thêm hoa,

       Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.

       Chung hiệp ráng vun nền đạo đức,

       Bền ḷng son sắt đến cùng Ta.

       Cái nhánh các con là nhánh chính ḿnh Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu. Thầy vui muốn cho các con thuận ḥa nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Đạo Thầy. Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy. Phải làm cho nhau đặng thế lực, đừng ganh gỗ nghe. Các con phải giữ phận làm tùy ư Thầy muốn. Ngày kia sẽ rơ ư muốn của Thầy.

       Nhà ông Phủ Vương Quan Kỳ ở số 80 đường Lagrandière, sau đổi lại là đường Gia Long, Quận Nhứt, Sài G̣n. V́ vậy ông thường xuyên hành đạo tại Thánh Thất Cầu Kho. Nơi đây nếu có thiết Đàn cầu cơ th́ ông Vương Quan Kỳ chứng đàn, sau đó có thêm mấy ông nữa là Ngô Tường Vân, Nguyễn Văn Muồi, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Kinh cùng với ông Kỳ luân phiên nhau lo cúng kiếng. Pḥ loan là ông Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức. Lo sắp đặt việc lễ th́ có quí ông: Đoàn Văn Bản, Huỳnh Văn Giỏi, Lê Văn Giảng, Nguyễn Văn Tường…

       Ông Phủ Vương Quan Kỳ hành Đạo tại Thánh Thất Cầu Kho Sài G̣n, không đúng phép, không theo Ṭa Thánh Tây Ninh nên bị Đức Lư Giáo Tông cho sụt chức: từ Giáo Sư xuống Giáo Hữu, rồi sau đó trong một Đàn cơ vào ngày 18 tháng 11 năm Bính Dần (Dl 22/12/1926) Đức Lư Giáo Tông giáng cơ trục xuất ông Kỳ như sau:

       THÁI BẠCH

       Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội, chư chúng sanh.

       Thượng Trung Nhựt, Hiền hữu viết thơ cho mấy Thánh Thất lục tỉnh nói: “Thượng Kỳ Thanh bị trục xuất ra khỏi hàng môn đệ, chẳng c̣n quyền hành truyền Đạo nữa. Như nó chẳng tin, nghe lời, bị phạt: Tả Đạo Bàng Môn th́ chịu, nghe à!”

       Đă lập pháp mà nó muốn làm chi th́ làm như buổi trước vậy hoài th́ bị phạm Thiên điều, tránh sao cho khỏi tội. Hộ Pháp, Hiền hữu khá an ḷng.

       Năm 1930, ông Vương Quan Kỳ cùng một số Chức sắc nơi Thánh Thất Cầu Kho, không tuân hành theo nghi thức cúng Đại Đàn, Tiểu Đàn và áp dụng cho các Thánh Thất địa phương của Ṭa Thánh Tây Ninh, rồi sau đó tách ra lập thành Chi phái Cầu Kho, hành đạo riêng, không theo hệ thống hành chánh của Ṭa Thánh Tây Ninh.

       Ngày 24 tháng 7 năm Nhâm Thân (1932), ông gia nhập vào Chi phái Chơn Minh Lư ở Mỹ Tho và thọ phẩm Thượng Phối Sư của Hội Thánh nầy . Ông là người có công truyền mối đạo Trời ra Trung Kỳ, là một chức sắc tiền bối sáng lập ra Cao Đài Cầu Kho Tam Quan.

       Ông Vương Quan Kỳ hành Đạo cho đến ngày 18 tháng 10 năm Kỷ Măo (1939), th́ qui Thiên, hưởng thọ 60 tuổi, được an táng tại Tân Sơn Nh́ Sài G̣n. 

       II.- CHI PHÁI CẦU KHO

       Nguyên Thánh Thất Cầu Kho trước đây là ngôi nhà ngói ba gian, cột gỗ, vách ván của ông Đoàn Văn Bản, Đốc Học trường Tiểu học Cầu Kho, số 42 đường Général Leman (cuộc đất số 102 Trần đ́nh Xu hiện nay, góc đường Cao Bá Nhạ). Ông Bản theo lịnh Đức Chí Tôn lập tại nhà ḿnh một Đàn cơ để mọi người cầu Thầy giáng cơ dạy Đạo. Hễ mỗi lần có chư nhu đến nhập môn, Đức Chí Tôn dạy phải đến đại đàn tại Cầu Kho. V́ vậy mà nhà ông Đoàn Văn Bản trở thành Tiểu Thánh Thất.

       Theo các bậc tiền bối, Thánh Thất Cầu Kho lúc ban đầu rất chật hẹp, đồ đạc thiếu trước hụt sau, v́ chủ nhà lúc bấy giờ đương ở trong ṿng bẩn chật, không đủ sức mua sắm để thờ cho xứng đáng. Bàn thờ th́ chỉ là một cái ghế nhỏ bằng cây giá tị, Thiên Nhăn th́ vẽ trên một mảnh giây cao chừng 3 tấc, ngang độ 2 tấc. Chiếu và đệm cũng không đủ trải ra lạy. T́nh cảnh tuy nghèo mà mấy chục bổn đạo mới không thẹn, cứ mỗi đêm thứ bảy là đến hầu đàn. Không bao lâu, có nhiều vị đạo tâm chung lo sửa sang lại ngôi Thánh Thất trang hoàng.

       Tại đây, ông Đốc Phủ Vương Quan Kỳ chưởng quản việc cúng tế trong đàn và thuyết đạo. Các ông: Đoàn Văn Bản, Nguyễn Trung Hậu, Tuyết Tân Thành, Lê Thế Vĩnh lo sửa soạn dọn dẹp Thánh Thất cho trang nghi. Ông Lê Văn Giảng, giáo Hiền, cùng một ít Đạo hữu lo sắm đồ đạc lặt vặt trong Thánh Thất.

       Năm 1930, Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu được lịnh của Đức Chí Tôn, soạn ra quyển “ NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN – TIỂU ĐÀN tại Ṭa Thánh và các Thánh Thất”, để thống nhứt về Nghi Lễ của Đạo, được Đức Chí Tôn duyệt chấp thuận, Đức Hộ Pháp mới làm văn thư gởi qua Cửu Trùng Đài để xem xét và ban hành. Nhưng xem t́nh h́nh trong Đạo thấy có một số người chống đối không muốn theo, nên Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt phải chờ đợi, đến ngày 17 tháng 6 năm Canh Ngọ (12/7/1930) mới ra Châu Tri ban hành, áp dụng thống nhứt nơi Ṭa Thánh và các Thánh Thất ở địa phương, trong ấy có ba bài Dâng Tam Bửu mới để thay thế ba bài Dâng Tam Bửu cũ, thỉnh từ Ngài Ngô Văn Chiêu.

       Tờ Châu Tri (Ban hành quyển NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN – TIỂU ĐÀN tại Ṭa Thánh và các Thánh Thất) được Ngài Thượng Đầu Sư kư ban hành như sau:

       Ṭa Thánh, ngày 17 tháng 6 năm năm Canh Ngũ (Dl 12/7/1930).

       CHÂU TRI

       Gởi cho chư Hiền hữu Chủ Thánh Thất, Đầu Họ và Chức sắc Cửu Trùng Đài.

       Hiền hữu yêu dấu,

       Đức Hộ Pháp có gởi cho tôi một bổn lễ cúng Đấng Chí Tôn và Tam giáo của Hiệp Thiên Đài soạn lạỉ y như sau đây.

       Hôm 9 tháng 2 năm 1930 sau ngày vía của Đấng Chí Tôn, tôi có đặt một Bàn Hội xem xét và hết thảy đều thuận ưng ban hành y theo cuốn Lễ Bổn ấy.

       Từ đây chư Hiền hữu phải y theo đó mà hành lễ và dạy cách hành lễ cho chư Đạo hữu lưỡng phái.

       Đạo là chánh lư mà chánh lư th́ có một, nên cách hành lễ của Đạo phải y nhau như một mà thôi. Ai canh cải bàỵ biện: coi cho huê mỹ th́ tội trọng.

       Từ đây, nếu c̣n Đạo hữu nào không biết hành lễ th́ lỗi về Giáo Hữu, Lễ Sanh, Chánh Phó Trị Sự và Thông Sự, Họ nào theo Họ nấy.

       Nay kính.

       THƯỢNG ĐẦU SƯ

       Thượng Trung Nhựt.

       Khi Châu Tri ban hành quyển nghi lễ nầy đến Thánh Thất Cầu Kho, Ông PhủVương Quan Kỳ vận động các Chức sắc Ban Cai Quản nơi đây không áp dụng Nghi lễ theo Châu Tri nầy, v́ trong đó có 3 bài thài Dâng Tam Bửu mới, thay thế 3 bài Dâng Tam Bửu cũ mà trước đây Ngài Ngô Văn Chiêu đă chuyển qua. (Ông Kỳ là người do Ngài Chiêu phổ độ), V́ vậy Thánh Thất Cầu Kho không chịu tuân hành theo các Nghi Lễ trong cuốn sách của Ṭa Thánh Tây Ninh.

       Sau đó, ngày 27 tháng 9 năm Canh Ngọ (Dl 17/11/1930) Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt gời văn thư cho Giáo Hữu Ngọc Minh Thanh và Ban Cải Quản Thánh Thất Cầu Kho có đoạn như sau:

       “Tôi xin nhắc: Đạo th́ một gốc, hành lễ phải y nhau một thể lệ. V́ việc Lễ Nhạc đọc kinh các nơi không rập nhau một thể lệ nên năm ngoái, tôi có lập một Ban Hội để ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh làm Hội trưởng và mỗi Thánh Thất đều có người thay mặt, Bàn Hội ấy xem xét cuốn NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN TIỂU ĐÀN. Ngày đại lễ Đức Chí Tôn, Hội Thánh cũng cử một ban hội để xem xét cuốn Nghi Tiết ấy. Lại nữa trong ban hội nầy có Chức sắc thay mặt cửu Trùng Đài, có Chức sắc thay mặt Hiệp Thiên Đài, hiệp nhau xem xét hết lẽ rồi phần đông mới định ban hành cuốn Nghi Tiết ngày nay đă in ra đó. “Tôi có được thơ của Hiền hữu Ngọc Minh Thanh ngày 14/11/1930 nói về cuốn sách Nghi Tiết Đại Đàn – Tiểu Đàn. Trong thơ Hiền hữu Ngọc Minh Thanh nói Họ Đạo cầu Kho không thể hành lễ theo nghi tiết trong cuốn sách trên của Ṭa Thánh gởi xuống.... Nếu chư Hiền hữu Đầu Họ Đạo và chư Hiền hữu Chủ Thánh Thất không thi hành các việc Ṭa Thánh ban hành th́ trước hết phải mang tội không vâng lịnh bề trên.

       “Tôi cầu khẩn ai thông minh trí thức về Ṭa Thánh giúp việc đặng đem tài trí ra giúp Đạo giúp đời. Ai c̣n thế sự ràng buộc th́ đặng dâng ư kiến (émettre les voeux), mỗi đầu năm có Hội Thánh, mới đem ư kiến ấy ra bàn nghị.”

       “C̣n các việc Ṭa Thánh ban ra th́ phải ban hành lập tức một thể lệ. Đă lâu rồi, Đấng Chí Tôn kêu tôi mà nói: “Trung, bởi- con sợ mích ḷng bạn hơn sợ Thầy buồn, nên mới có xưng bá xưng hầu để độc quyền lừng thế.

       Hành chánh phải y một thể lệ, chỗ nào có Thánh Thất chẳng vậy th́ chẳng nh́n là nảy sanh ra nơi Đạo Tam Kỳ, th́ con hiểu lấy”.

       Như vậy, khi ban hành quyển NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN – TIẾƯ ĐÀN để thống nhứt nghi lễ từ trung ương đến địa phương, th́ các Chức sắc trong Ban Cai Quản Thánh Thất Cầu Kho Sài G̣n không chịu tuân hành, nên họ tự ư tách ra khỏi Ṭa Thánh Tây Ninh, lập thành Chi Phái Cầu Kho gồm quí ông: Giáo Sư Thượng Kỳ Thanh (Vương Quan Kỳ), Giáo Sư Thượng Bản Thanh (Đoàn Văn Bản), Giáo Hữu Ngọc Minh Thanh..vv...

       Chi phái Cầu Kho là Chi phái thứ nh́, lập sau Chi phái Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh cũa Ngài Ngô Văn Chiêu lập ở Cần Thơ vào đầu năm 1927.

       Năm 1936, Ngài Đoàn Văn Bản hưu trí, ông và bà về quê ở Tân Uyên (Sông Bé), giao Thánh thất lại cho Đạo.

       Năm 1941, chính quyền thuộc địa lấy đất lại để xây cư xá công chức (v́ đây là đất công), Thánh thất Cầu Kho bị dỡ. tất cả bàn thờ, ly chén, đồ dùng được chuyển về Thánh thất Tân Hương ở Long An (mà trước đó đă bị lính Pháp tiêu hủy), lúc ấy do ông Nguyễn Văn Tṛ cai quản.

       Đến năm 1948, ông Nguyễn Văn Phùng hiệp cùng ông Phan Thanh mời đạo hữu cũ họp tại nhà số 7 đường Cao Bá Nhạ (nhà ông Phùng), quyết tâm xây dựng lại Thánh thất Cầu Kho. Thánh thất mới được xây trên một miếng đất khác nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh. Việc xây dựng đến cuối năm 1948 tạm xong. Ngày 30 tháng 10 năm 1948, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ đặt tên là Nam Thành Thánh thất (Địa chỉ: 124-126 Nguyễn cư Trinh, Quận 1, TP HCM) . 

       Thiên Vân

       (24/6/2020)

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000