V̀ SAO CÓ NHÂN LOẠI?
Tại sao tôi có mặt ở thế gian này để phải chịu nhiều đau khổ?
Điền Lạc Vô Ưu
=====
Khi t́m hiểu về đạo pháp, những nhà tu hành thường hay đặt một
câu hỏi vốn đă có từ lâu có ba vế TÔI TỪ ĐÂU ĐẾN? ĐẾN ĐỂ LÀM G̀?
VÀ CHẾT SẼ VỀ ĐÂU? để làm đề tài t́m hiểu nhân sanh Quan một
kiếp Người. Ít ai đặt câu hỏi V̀ SAO CÓ NHÂN LOẠI TRÊN THẾ GIAN?
TẠI SAO TÔI ĐƯỢC TẠO RA ĐỂ CHỊU KHỔ?
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đă bước vào 99 năm (cửu thập cửu niên),
nhưng ư nghĩa của Đạo chưa phải ai cũng hiểu hết. V́ vậy nên
chúng ta phải t́m hiểu măi măi.
Một bạn trẻ nói: Đời là bể khổ tại sao ai đó lại tạo ra tôi rồi
buộc tôi phải khổ hạnh tu hành đặng thoát khổ về nơi Thiên Đàng?
Rồi đặt một câu hỏi như tựa bài đă viết.
Tôi thật bất ngờ và cũng lấy làm hứng thú suy nghĩ.
Bất cứ ai cũng có thể đặt câu hỏi ấy chứ? Chính tôi có lẽ cũng
có khi phải hỏi tôi như vậy!
"L'homme est le roseau pensant" một triết gia người Pháp đă nói
thế (Câu tiếng pháp có nghĩa “con người là một cây sậy biết suy
nghĩ”).
Không ai phản đối ư này.
Người đời mặc nhiên chấp nhận câu ấy là chân lư. Quả thật một
khi chúng ta không để tâm suy nghĩ ǵ hết, chúng ta vẫn sống,
vẫn lớn. Nhưng chúng ta sẽ hiện hữu vô hồn như cây
sậy vậy.
Con người nói chung, con người có tín ngưỡng nói riêng, suy nghĩ
là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Mọi ngày đều phải suy nghĩ để hiểu
thêm chân lư một ít. Có thể ta tự hỏi, có thể ta hỏi bằng hữu
hay hỏi cả xă hội.
Các tôn giáo lớn (có nhân-sinh-quan) đă giải thích nguồn gốc của
nhân loại do Thượng-đế sanh ra. Cũng có tôn giáo cho con người
là duyên hợp không có nguồn gốc cụ thể.
Từ đó các đấng giáo-chủ lập giáo đều dừng lại ở việc dạy cho
nhân sanh tu hành, và tu như thế nào để được lên Thiên Đường hay
lên Niết Bàn. Rất hiếm thấy có bài giải thích nào Đấng Thượng Đế
phải tạo ra con người? Tạo ra để làm chi? Tại sao tôi có mặt ở
đây để phải chịu nhiều đau khổ mới được lên nơi đó? Lên nơi đó
để làm ǵ?
==========================
Hôm nay chúng tôi t́m hiểu nguyên nhân của con người theo triết
lư Cao-Đài.
Đầu tiên ta thử trả lời câu hỏi: tôi từ đâu đến?
Câu này mới nghe có vẻ mang tính triết
lư sâu xa. Chúng ta không thể trả lời được cho nên chúng ta tự
làm rối chúng ta. Thật ra, đó là một câu hỏi b́nh thường ai cũng
có thể trả lời đươc. Ta có mặt tại thế gian này do cha và mẹ
chúng ta phối hợp sanh ra. Ai cũng thấy điều đấy điều hiển nhiên
này.
Cha mẹ chúng ta sanh ra chúng ta là v́ cha mẹ thương yêu nhau,
kết hôn nhau, đă khởi động mối Đạo của trời đất. V́ thương nên
sanh ra chúng ta, có nghĩa là trong t́nh thương yêu đó cha mẹ
mới sanh chúng ta. Chúng ta là sản phẩm của sự thương yêu.
Khi cha mẹ của chúng ta c̣n bé thơ cũng đặt câu hỏi tương tự như
ta vậy. Tiếp đến Ông Bà, Tổ Phụ chúng ta cũng có câu hỏi không
khác.
Nói chung lại ta v́ được thương yêu mà có mặt tại thế gian này.
Cha và mẹ ta kết hôn nhau, sau nhiều năm không sanh con, họ rất
lo âu đi t́m nơi này nơi nọ để cầu xin (cầu tự). Ta có mặt tại
thế gian này là điều vui mừng hạnh phúc của cha mẹ và họ hàng.
Phật Mẫu Chơn Kinh dạy:
“Tạo Hóa Thiên Huyền Vi Thiên Hậu,
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Tŕ.
Sanh quang dưỡng dục quần nhi,
Chơn linh phối nhứt thân vi Thánh h́nh,
Thiên cung xuất vạn linh tùng pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh
Càn khôn sản xuất hữu h́nh…”.
Đọc câu kinh trên, ai cũng đều hiểu và cảm nhận được rằng chúng
ta có mặt tại thế gian là hai khối âm dương phối hợp tức là do
Đạo biến sanh. Khi âm dương phối hợp sẽ tạo nên hữu h́nh. Âm
dương đứng riêng lẽ th́ không sanh hóa, khi phối hợp th́ sanh
năng lượng sản xuất hữu h́nh. Cho nên con người được sanh ra do
âm dương hiệp lại. Cây cối, loài vật đều cũng như con người do
do nguyên lư âm dương hiệp nhứt sanh ra.
Nhờ Chí Tôn ban cho “Chơn linh phối nhứt thân vi Thánh
h́nh..”. Khi có sự sống hữu h́nh nếu không có chơn linh phối
nhứt, ta chỉ là một cỏ cây hay thú cầm.
Tóm lại, con người hiện hữu nơi thế gian này là đương nhiên. Ta
không thể từ chối, cũng không thể nói tôi không muốn sanh ra hay
đ̣i sanh ra được.
Ân huệ của Chí Tôn ban cho một chơn linh để hiểu biết,
nhận thức và phán xét. Một vật thể hữu sanh phải gồm có đủ ba
phần quư báu mới được làm người đó là: Thể xác, Chơn Thần (hay
trí năo) và chơn linh (linh hồn).
Mọi vật đều được âm dương hữu hạp biến sanh như nhau. Chỉ có con
người được thêm một ân huệ trời ban một điểm chơn linh mới tiến
hóa toàn vẹn.
Bởi các sự t́m hiểu trên, có người hiểu theo cổ luật tin rằng có
một đấng toàn năng tạo ra chúng ta. Lớn lên chúng ta phải chịu
dưới nạn áo cơm và sanh bệnh lăo tử, khổ quá không chịu nỗi nên
lên tiếng có vẻ oán trách ai đó đă sanh ra tôi làm chi để cho
tôi phải chịu khổ? Sự oán trách này là một sự phủ nhận đại ơn
đại đức của các đấng đă tạo đoan chúng ta. Ấy là điều không nên
nói!
Trong một bài Diễn Văn, Đức Hộ Pháp đă giải thích:
“Ai là người đă mang mảnh xác thịt ở trong ṿng vơ trụ này
cũng nh́n rằng đă thọ ơn hai Đấng Tạo Công.
Đấng thứ nhứt là Trời.
Ban cho ta một điểm linh tâm; chúng ta nhờ nương theo đó
mà khôn Ngoan hơn vạn vật…
Ấy là cớ chỉ rơ và chứng chắc rằng quả có Đấng Chí Linh đưa tay
thúc giục cả vạn loại vào đường tấn hóa trí thức tinh thần.
Đấng thứ nh́ là cha mẹ chúng ta.
Ban cho chúng ta mảnh h́nh hài này, nhờ nuôi mới sống nhờ dạy
mới khôn.”.
Thánh ngôn ngày 13-6-Bính Dần:
"…V́ vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng
liêng sanh hóa chơn thần, chơn thần lại biến hằng muôn thêm số
tăng lên hoài. Ấy là Đạo. Bởi vậy một chơn thần Thầy mà sanh hóa
thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn
loại trong càn khôn thế giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là
các con…”
Ư Kết:
Con người ở thế gian này, trong đó có chúng ta không phải là sản
phẩm của ư muốn cá nhân một đấng nào. Chúng ta là sản phẩm của
Đạo (hậu Thiên Đại Đạo). Do đó chúng ta đừng v́ sự thiếu hiểu cá
nhân mà trách đấng đă sanh ra ta.
Ta khổ là do nghiệp quả ta đă gây ra từ trước phải trả. Các tôn
giáo, các đấng giáo chủ dạy cho chúng ta phương pháp tu cho hết
khổ.
Phật, v́ thương đời, mà t́m cơ giải khổ.
Tiên, v́ thương đời, mà
bày cơ thoát khổ.
Thánh, v́ thương đời,
mà dạy cơ thọ khổ.
Thần, v́ thương đời, mà
lập cơ thắng khổ.
Hiền, v́ thương đời, mà
đạt cơ tùng khổ.
(trích Diễn Văn Đức Hộ Pháp trong Pháp Chánh Truyền)
Về Niết bàn, lên Thiên Đàng, hay về Bạch Ngọc Kinh có chung một
ư nghĩa là thoát khỏi nhân quả luân hồi. Chỉ có về nơi ấy chúng
ta mới hết khổ.
Đôi hàng, kính tham luận t́m
hiểu để giải đáp câu hỏi: V̀ SAO CÓ NHƠN LOẠI? Mong quư tiền bối
cao minh chỉ giáo thêm.
Nay kính.
Điền Lạc Vô Ưu
===============