VỀ SỐ PHẬN CỦA NHO GIÁO
Nho giáo là một vấn đề rất rộng, một bài ngắn của ông Hồ Sĩ Quư
về "số phận" của Nho giáo, không nói lên những
tinh hoa của Nho giáo mà Cao Đài giáo đặt
làm nền tảng trên phương diện nhập thế của người tín đồ. Đặc
biệt trong bối cảnh hôm nay trên thế giới, khi mà chánh quyền
cộng sản Trung quốc có tham vọng làm bá chủ thế giới bằng sức
mạnh quân sự - như ta thấy ở Biển Đông - hay sức mạnh mềm (soft
power) bằng kế hoạch "nhất đới nhất lộ" hay sự phát triển các
Viện Khổng Tử ở vài nước trên thế giới; đặc biệt là các Viện
Khổng Tử này - cái ǵ được hoặc không được dạy ở đây đều phải
được sự chấp thuận của chánh quyền Trung quốc và nó được xem như
tai mắt của họ..., cùng với thói ngạo mạn của một anh nhà giàu
độc tài mới nổi, đă làm cho thế giới cảnh giác và với dân tộc
Việt Nam, bằng những kinh nghiệm xương máu trong lịch sử cũng
như hiện tại, đă không mấy thiện cảm với anh chàng khổng lồ
Trung quốc kế bên hoặc những ǵ dính dáng tới anh Trung quốc
này.
Tuy nhiên, tôn trọng tác giả Vân Lê, chúng tôi cho đăng bài viết
này cũng như để cung cấp thêm một cách nh́n về Nho giáo đến độc
giả. Bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Ban Biên
Tập Diễn Đàn.
Nhất Nguyên.
oooOOOooo
Lời dẫn:
Nho Giáo từng được xem là sản phẩm của chế độ phong kiến để lại.
Với trào lưu phát triển khoa học hiện đại, người ta thường kết
tội Nho giáo làm cho con người chậm phát triển nên luôn có ư
muốn huỷ bỏ hay bài bác. Nhứt là những nước có dùng chủ nghĩa
Mác-Lê làm kim chỉ nam cho hoạt động chánh trị của ḿnh như
Trung Quốc và Việt Nam. Ngược lại những quốc gia tiên tiến hang
đầu tại Á
Đông lại là những nước luôn tôn trọng và phát triển Nho giáo.
Như vậy, đổ lỗi chon Nho Giáo là một suy luận hết sức cục bộ và
thiếu khoa học. Khi kinh tế và khoa học phát triển th́ Trung
Quốc lại thấy thiếu một cái ǵ đó mà chỉ có Nho Giáo mới có thể
bù đấp lại được.
Đạo Cao Đài của Ngọc Đế từ khi mới khai Đạo 1926 đă ấn định Đạo
Cao Đài phải lấy Nho Tông để chuyển thế làm tôn chỉ. Mục phiêu
của Đạo đă rơ ràng như thế.
Đức Chí Tôn tiên tri:
“Quốc Đạo kim triêu
thành Đại Đạo,
Nam phong thử nhựt biến
nhơn phong..”.
Phong hoá Nhà Nam hay là của nước Việt Nam sẽ dẫn đường cho
phong hoá cả nhơn loại. Phong hoá này lại đặt nền tảng trên Nho
giáo.
Có một điều đau ḷng, chính nội thân Đạo Cao Đài canh tân hiện
nay cũng hùa theo khuynh hướng phát triển vật chất mà quên đi
nhiệm vụ chủ yếu là phát triển tinh thần bảo tồn văn hiến ( Văn
Hiến bốn ngàn năm có sẳn…Chi cần dị chủng đến dâng công.). Khiến
cho văn hoá của Nho Giáo trong Đạo cũng bị vật chất đè bẹp. Tam
Cang và
Ngũ Thường đang bị xem nhẹ. Chữ “Lễ” và chữ “Tín” h́nh như đă
vắng mặt trong hàng chức sắc mới phong sau này. Hành Chánh Đạo
kiểu mới dường dựa trên quyền lực hơn dựa trên thương yêu.!!
Trung quốc đang tiến hành mở rộng và khuếch trương Nho giáo cho
trong nước và cả thế giới. Tại Việt Nam cũng đă được lập một
Viện Khổng Tử do Trung quốc bảo trợ. Chứng tỏ Nho Giáo không thể
thiếu trong đời sống xă hội dù cho bất cứ nơi ấy là đâu. Phúc
thay cho thần dân nước Việt khi nhà nước Việt Nam biết lấy roi
lác để trị dân và cho ngựa uống ước suối cũng trả tiền như Hớn
Lưu Khoan và Hạng Trọng Sơn xưa vậy.
Kính mời xem bài viết của Ông Hổ Sĩ Quư Về
số phận của Nho Giáo sau đây để cảm nhận.
Vân Lê
Hồ Sĩ Quư
Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị - xă
hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng ngh́n năm, đến nay, Nho giáo vẫn
là một “học thuyết sống”- c̣n đang sống, chứ không phải chỉ được
trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác.
Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may
mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường
bị người đời và các chính thể cầm quyền nh́n nhận khá phức tạp.
Và do vậy, việc đánh giá vai tṛ của Nho giáo trong các thời đại
cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái
độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau.
Sang thế kỷ XXI, Nho giáo vẫn gây tranh căi ở sức sống và tính
lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu
hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng
ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự
tranh căi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng
tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương
đại. Bởi lẽ, ở Trung Quốc ngày nay, đời sống tinh thần xă hội
đang có nhu cầu (đến mức đôi khi được gọi là “cơn sốt”) về một
học thuyết đủ sâu sắc, có nguồn gốc bản địa, phù hợp hơn với
tinh thần trỗi dậy của văn minh Trung Hoa… để làm một thứ sức
mạnh mềm (Soft power) nhằm thay thế, lấp chỗ thiếu hụt, quảng bá
hoặc làm công cụ giải quyết những vấn đề thuộc khu vực tư tưởng
- tinh thần.
I.
1.Tồn tại hay không tồn tại? Với Nho giáo, câu hỏi này được đặt
ra cách nay hơn 1000 năm, năm 213-212 TrCN. Lúc đó, Nho giáo
phải chịu sự định đoạt nghiệt ngă về sự sống c̣n của ḿnh trong
chính sách “Phần thư khanh Nho” của Nhà Tần. Dù có những nghiên
cứu vẫn bênh vực hay biện minh cho lư do ít nhiều xác đáng khiến
Tần Thủy Hoàng “xuống tay”, th́ Nho giáo cũng vẫn phải ghi tên
vào lịch sử như một thứ triết học - cai trị cần cảnh giác1.
2. “Học thuyết ăn thịt người” là lời lên án không thể nặng hơn
của Lỗ Tấn hồi đầu thế kỷ XX khi ông đánh thức văn hóa Trung Hoa
về bộ mặt của Nho giáo2. Lúc đó, dưới ảnh hưởng của
phong trào “Ngũ Tứ”, khắp Đông Á, Nho giáo được nh́n nhận bằng
con mắt phê phán nghiêm khắc nhất trong so sánh với văn hóa
Phương Tây. Những níu kéo, cản trở của Nho giáo trong xă hội
hiện đại được phân tích, phải nói là, khó có thể sâu sắc hơn.
Những tưởng Nho giáo sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử, nhưng không.
3. Ở Trung Quốc đại lục, ngay trong cơ chế mệnh lệnh - hành
chính, Khổng tử vẫn tồn tại như một thực thể chính trị đến mức
bị đem ra phê phán cùng với Lâm Bưu cuối những năm 60 (thế kỷ
XX) trong thời “Cách mạng văn hóa”. Với sự kiện này, một lần nữa
các di sản văn tự Nho giáo lại bị mất mát. Mộ Khổng tử ở Khúc
Phụ cũng suưt bị quật lên3.
4. Nhưng ở các xă hội Nho giáo khác - Đài Loan và Hồng Kông, Hàn
Quốc và Singapore, Nho giáo chẳng những không mất đi vị thế của
ḿnh trong những thập niên công nghiệp hóa, mà ngược lại c̣n
được đánh giá là nhân tố văn hóa tích cực, góp phần làm nên
những con hổ mới (NICs/NIEs4) ở Đông Á. Các giá trị
cần cù, hiếu học, cộng đồng, trách nhiệm, gia đ́nh… được đă được
nhiều học giả Đông và Tây coi là những phẩm chất tốt đẹp mà các
nước NICs biết kế thừa và duy tŕ từ truyền thống văn hóa Nho
giáo.
Từ đây, xu hướng đánh giá tích cực, thậm chí đề cao Nho giáo lại
được hồi phục bắt đầu từ cuối những năm 80 (thế kỷ XX).
Với người Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của Nho giáo vẫn c̣n gây
nhiều tranh căi, nhưng PGS. Phan Ngọc cũng đă có một nhận xét
đáng chú ư: “Tâm thức là cái không cần học cũng biết. Việt kiều
hầu như không biết ǵ tới Nho giáo, ngoài miệng đả kích Nho giáo
kịch liệt, nhưng họ vẫn vươn lên từ những địa vị thấp kém nhất
để trở thành những người làm chủ kinh tế, khoa học kỹ thuật
chính nhờ truyền thống ham học mà Khổng tử đề xướng. Số ngoại
kiều ở các nước hết sức đông đảo, nhưng ngoài các nước theo văn
hóa này, chỉ thấy có người Do Thái là sánh được với họ mà thôi”5.
5. Bước sang thế kỷ XXI, khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được
tốc độ tăng trưởng cao và ngày một lớn mạnh, ở Trung Quốc đại
lục, việc đề cao Khổng tử và Nho học đột nhiên trở thành thời
thượng. Các học giả phương Tây nhận thấy dường như Trung Quốc
muốn muốn lấp đầy những thiếu hụt và những khoảng trống về ư
thức hệ. Có những nghiên cứu c̣n nói rằng Trung Quốc có ư đồ
chuyển ư thức hệ từ Marx sang Khổng6. Ở trong nước,
Trung Quốc chủ trương xây dựng một “xă hội hài ḥa”, đẩy mạnh
tuyên truyền, giảng dạy và quảng bá các trước tác và các ấn phẩm
b́nh luận về Khổng tử…; văn hóa tiêu dùng cũng đua nhau lạm dụng
những biểu tượng Nho giáo. Ở nước ngoài, Trung Quốc xúc tiến xây
dựng các “Học viện Khổng tử”. Học viện kiểu này được xây dựng
đầu tiên tại Seoul vào năm 2004. Đến nay, đă có hơn 80 trụ sở
xuất hiện và hoạt động ở gần 40 quốc gia. Tại Việt Nam, tháng
4/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đă có chủ trương cho phép thí
điểm thành lập một Học viện Khổng tử tại Việt Nam.
II.
1. Như vậy, thông qua số phận không giản đơn của ḿnh trong lịch
sử, Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị - xă hội
và đồng thời là một kiểu văn hóa cho sự phát triển, tự nó đang
đặt ra những câu hỏi đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt
động chính trị - xă hội:
- Phải chăng các giá trị Nho giáo không đến nỗi tiêu cực và hạn
chế như những ǵ mà Lỗ Tấn và phong trào “Ngũ Tứ” đă từng phê
phán? Hoặc phải chăng khác với các thế kỷ đă qua, ngày nay Nho
giáo đă có điều kiện hơn để trở thành một học thuyết có vị thế
tích cực hơn, với vai tṛ nhân văn hơn?
- Liệu Nho giáo có thể bù đắp được những thiếu hụt trong đời
sống tinh thần xă hội, đặc biệt những thiếu hụt về tư tưởng, mà
Trung Quốc và ai đó đă từng kỳ vọng nhưng rồi lại ít nhiều thất
vọng ở các tôn giáo, luận thuyết, giá trị… của thế kỷ XX?
- Với sự trỗi dậy của đất nước Trung Quốc, phải chăng Nho giáo
sẽ trở thành bộ mặt tinh thần của Trung Hoa hiện đại? Việc nhà
nước Trung Quốc chú trọng hơn đến Nho giáo có làm cho Nho giáo
phát triển hơn?
2. Công bằng mà nói, những câu hỏi này không hàm chứa nhiều ư
tưởng đối với người bên ngoài, nhưng h́nh như lại là nỗi day dứt
thường nhật của giới lư luận Trung Quốc.
Chẳng hạn, Jing Haifeng (Cảnh Hải Phong), GS. Đại học Thâm Quyến
than phiền rằng, ở Trung Quốc, Nho giáo thường bị coi là tiêu
cực, lỗi thời, nhiều lắm cũng chỉ có chút ít “ư nghĩa tiến bộ”.
Cách nh́n đó đă làm cho “đạo đức Nho gia” trong con mắt của xă
hội “ngày càng trở nên nhợt nhạt” và “xa lạ với đời sống thực
tế”. Nguyên nhân của t́nh h́nh, theo Jing Haifeng, là do ảnh
hưởng của Hu Shi (Hồ Thích) và Feng Youlan (Phùng Hữu Lan),
những người đă xây dựng bộ môn “triết học Trung Quốc” theo tiêu
chuẩn của triết học phương Tây đến mức “cúi ḿnh theo người”.
Khi biết Nho giáo được đánh giá cao ở các nước NICs châu Á, Jing
Haifeng cho biết, lúc đó người Trung Quốc đại lục mới giật ḿnh: “Tại
sao họ không “loại” truyền thống ra ngoài cuộc, mà lại dựa vào
đó để xây dựng hiện đại hoá? Tại sao đạo đức Nho gia mà chúng ta
coi như giẻ rách lại trở thành động lực thúc đẩy sự hài hoà xă
hội và đổi mới văn hoá, chứ không phải là chướng ngại và gánh
nặng đối với sự phát triển của các khu vực đó”7.
Hay chẳng hạn, Chen Fenglin (Trần Phong Lâm), cho rằng: “Trước
sự tha hóa và lộn xộn của quan niệm giá trị toàn cầu, quan niệm
giá trị Đông Á cần đảm đương lấy trách nhiệm nặng nề của thời
đại là vực dậy sự băng hoại của tinh thần loài người… Nhân dân
Đông Á chiếm khoảng một phần ba nhân loại đă tạo ra cho loài
người những di sản vô cùng quư giá trong mọi lĩnh vực, làm cho
tương lai loài người tràn đầy hy vọng. Đông Á nhất định sẽ bước
vào hàng ngũ những người quyết định số phận chung của loài
người… Nếu trong thời kỳ tới đây, văn hóa Phương Tây không tạo
ra được một cuộc Phục hưng văn nghệ mới th́ hoàn toàn có thể sẽ
xuất hiện một thế kỷ mới trong đó văn hóa Phương Đông sẽ thống
lĩnh trào lưu văn hóa thế giới”8.
3. Dễ thấy là, sự phục sinh lần này của Nho giáo có lư do kinh
tế - xă hội, và - chính trị của nó. Nhưng theo chúng tôi, ngay
cả khi mọi lư do đều hàm chứa nguyên nhân khách quan, tất yếu
bên trong, th́ đối với người nghiên cứu, cái ǵ đang phục sinh
cũng cần phải được nhận dạng cho rơ - Trong thực tế, cái thực sự
phục sinh trong bối cảnh kinh tế thị thường, toàn cầu hóa và sự
đổi thay nhanh chóng của Trung Quốc có phải là Nho giáo? Hay văn
hóa Nho giáo? hay chỉ là những hiện tượng văn hóa - xă hội có
màu sắc Nho giáo?
Xin được lưu ư rằng, ở các xă hội có truyền thống Nho giáo, ngay
từ rất sớm, giữa Nho giáo và văn hóa Nho giáo, vẫn có một khoảng
cách rất lớn. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, Hàn
Quốc hay ở Nhật Bản - những nước mà Nho giáo chỉ là thứ văn hóa
ngoại sinh - mà ngay cả ở Trung Quốc, giữa đông đảo những người
theo văn hóa Nho gia, chỉ có rất ít người thực sự là nhà Nho hay
am hiểu Nho học. Trong xă hội ngày nay, khoảng cách này dĩ nhiên
là ngày một rộng hơn: Người ta vẫn có thể được coi là mang văn
hóa Nho giáo, dù chỉ với những mảnh vụn về tư tưởng, những tín
điều chắp vá về đạo đức, những chỉ dẫn phi hệ thống về nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín…, trong khi lại chẳng mấy hiểu biết về Nho
học. Đây là điều rất có ư nghĩa khi cần phải xem xét vị thế của
Nho giáo trong sự phát triển ở thế kỷ XXI.
4. Trong một tài liệu công bố năm 2005, chúng tôi đă khảo sát
những nghiên cứu của 8 học giả tiêu biểu9 trong và
ngoài nước về giá trị Nho giáo. Khi phân loại giá trị theo tiêu
chí được nhiều người đánh giá là có thứ hạng cao trong bảng xếp
hạng giá trị, các giá trị Nho giáo hàng đầu ở các nước châu Á
được 8 học giả này ghi nhận là: 1/ Hiếu học, đề cao giáo dục;
2/ Cần cù, yêu lao động; 3/ Trách nhiệm cộng đồng; và 4/ Tôn
trọng gia đ́nh, huyết tộc (xin không phân tích thêm về những
giá trị này).
Ở đây, chúng tôi chỉ muốn bổ sung rằng, về căn bản, những giá
trị này thuộc văn hóa Nho giáo hơn là thuộc về bản thân Nho
giáo.
5. Tuy nhiên,
ngay văn hóa Nho giáo cũng là một thế giới đa dạng với nhiều
hiện tượng thuộc những tŕnh độ sâu nông khác nhau phản ánh bản
chất của Nho giáo. Nếu hoạt động chính của một số Học viện Khổng
tử chỉ là dạy tiếng Hoa và tổ chức các tour du lịch th́ cái được
gọi là “văn hóa Nho giáo” ở đây mới chỉ là sản phẩm thứ cấp của
văn hóa Nho giáo, c̣n cách rất xa bản thân Nho giáo. Việc sản
xuất bộ phim nhựa “Khổng Tử” hai tập đang được quay tại Hà Bắc
với chi phí lên tới 22 triệu USD lại là một sản phẩm thứ cấp
khác của “văn hóa Nho giáo”, cũng chưa chắc đă đạt tới “tŕnh độ
Nho giáo” cao hơn…
Trên thực tế, phần lớn những sản phẩm văn hóa Nho giáo đang phổ
biến tràn lan trong thị trường thời toàn cầu hóa mới chỉ là các
sản phẩm của văn hóa tiêu dùng, phần không căn bản, phần thứ
yếu, phần có thể du nhập và cập nhật được. Ở mức độ sâu sắc hơn,
sự thâm nhập của học thuyết Nho giáo cần phải đo bằng sự lĩnh
hội, chiêm nghiệm, và thực hành các giá trị làm người, bên cạnh
sự am tường (ở mức độ nhất định) các trước tác kinh điển Khổng
Mạnh.
6. Như vậy, với tính cách là tổng ḥa các giá trị sống, văn hóa
làm người theo nhân sinh quan Nho giáo mới là cái phản ánh sâu
sắc bản chất của Nho giáo. Dĩ nhiên trong thực tế, không mấy học
thuyết đạt tới tŕnh độ thâm nhập sâu sắc như thế. Ngày nay,
những bức thư pháp về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, những quán ăn
hiệu Sơn Đông, những văn miếu kiểu Nho giáo xuất hiện ngày càng
nhiều cả ở trong và ngoài Trung Quốc. Nhưng văn hóa làm người
kiểu Nho giáo vẫn khá xa lạ với thanh niên phương Tây, thậm chí
cũng không kém phần xa lạ với cả thanh niên Trung Quốc và Việt
Nam thế hệ 8X, 9X.
III. Kết luận
Ở Trung Quốc ngày nay, đời sống tinh thần xă hội đang có nhu cầu
về một học thuyết đủ sâu sắc, có nguồn gốc bản địa, phù hợp hơn
với tinh thần trỗi dậy của văn minh Trung Hoa… để làm một thứ
sức mạnh mềm (Soft power) nhằm thay thế, lấp chỗ thiếu hụt,
quảng bá hoặc làm công cụ giải quyết những vấn đề thuộc khu vực
tư tưởng - tinh thần.
Nhưng nếu đó là lư do chính đáng, th́ chính đáng đến mấy cũng
vẫn chưa phải là nguyên nhân khách quan để Nho giáo phục sinh,
tiếp tục phát triển và phát huy tác dụng như là một nhân tố bên
trong của sự phát triển các xă hội Á Đông thế kỷ này. Cũng như
những thập niên trước ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng
Kông, Nho giáo và văn hóa Nho giáo hiện vẫn giữ vai tṛ và vị
thế của ḿnh một cách tự nhiên trong đời sống. Chúng là sản phẩm
của bản thân đời sống, được bảo tồn và duy tŕ lặng lẽ trong đời
sống, theo những quy luật mà người ta không dễ can thiệp một
cách cảm tính. Và do vậy, khi cần, chúng sẽ phát huy tác dụng
theo quy luật tất nhiên của đời sống.
Số phận của Nho giáo trong thế kỷ XXI, về căn bản, do đời sống
xă hội quy định./.
Hồ Sĩ Quư,
PGS.TS., Viện Thông tin Khoa học Xă hội (Nguồn: Tạp
chí “Nghiên cứu Trung Quốc” số 8/2009/CT)
http://hosiquy.blogspot.com/2011/12/ve-so-phan-cua-nho-giao.html
|