ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng bí pháp thuyền Bát Nhă trong Đạo Cao Đài

Từ Chơn

       Trong các đám tang theo nghi lễ Đạo Cao Đài, chiếc xe đưa người đă mất ra nghĩa trang được tạo h́nh giống một chiếc thuyền có đầu và đuôi rồng. Tuỳ theo địa phương mà thuyền được Đạo Tỳ (người khiêng quan tài) đẩy hoặc có gắn động cơ để di chuyển như thuyền máy hoặc xe hơi. Phương tiện này có tên là Thuyền Bát Nhă.

       Theo luật Cao Đài, người đă mất, từ hàng tín đồ đến phẩm Phối Sư hoặc tương đương, sẽ đưa bằng thuyền này. Chức sắc cao hơn nữa th́ không dùng thuyền Bát Nhă mà sẽ đưa bằng h́nh thức “liên đài kỵ Long Mă”. Nghĩa là quan tài của họ có tám cạnh gọi là Liên đài (đài sen) để trên xe tang tạo h́nh con vật linh Long Mă (con vật ḿnh ngựa đầu rồng).

       Chức sắc phẩm Lễ Sanh c̣n có thêm nghi lễ Chèo Hầu tại Khách Đ́nh (nhà tang lễ), tức là một đoạn hát bội diễn cảnh chèo thuyền Bát Nhă. Từ phẩm Giáo Hữu trở lên th́ có Chèo Đưa long trọng hơn.

       Giải nghĩa những danh từ cần thiết:

       Có lẽ tiếp theo nên t́m hiểu ư nghĩa của các danh từ cần thiết trước khi đi sâu vào vấn đề. Trong chủ đề này Bát Nhă là từ chủ đạo, cần được t́m hiểu trước nhất. Từ này nguyên gốc tiếng Phạn (Ấn Độ cổ) là Prajñā. Người Tàu dịch ra là và người Việt đọc là Bát Nhă, có nghĩa là Trí huệ (tuệ), Huệ (tuệ) hay sự hiểu biết sâu xa.

       Đây là một thuật ngữ của Đạo Phật. Nếu quư đọc giả tra trên internet sẽ gặp một rừng đủ kiểu giải thích. Để giúp quư đọc giả rút ngắn thời gian đọc, chúng tôi sẽ thu gọn lượng kiến thức khổng lồ đó và tập trung vào chủ đề của chúng ta.

       Từ này xuất hiện trong bài Bát-nhă-ba-la-mật-đa tâm kinh (Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra) c̣n được gọi là Bát-nhă tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất, chỉ có khoảng 260 chữ, của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông, và cũng là bài kinh quan trọng của bộ kinh Đại Bát Nhă gồm 600 cuốn.

       Chúng tôi sẽ không lập lại bài kinh ở đây mà chỉ trích dẫn vài câu quan trọng nhất như sau:

       Bản Hán Việt:

       Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhă Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

       Xá-lợi-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

       ......

       Tam thế chư Phật, y Bát-nhă Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.

       Dịch ra tiếng Việt:

       Vị Bồ Tát Quán Tự Tại khi đạt đúng mức trí huệ th́ thấy năm yếu tố cấu tạo nên con người đều là không, do đó không c̣n đau khổ ǵ nữa.

       Này Xá Lợi Tử, có chẳng khác không, không chẳng khác có, có tức là không, không tức là có. Cảm xúc, nhận thức, ư thức cũng vậy.

       .......

       Tất cả các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều nhờ vào trí huệ này mà đạt ngôi vị cao nhất.

       Như vậy, đại khái là khi người tu học đạt đến sự hiểu biết sâu xa, sẽ thấy mọi sự là không. Kết quả là sẽ vượt qua mọi đau khổ và đạt ngôi vị Phật. Vậy sự hiểu biết sâu xa (trí huệ) đó là ǵ?“thấy mọi sự là không” là thấy kiểu nào?

       Khi chúng ta đến một ngôi làng nhỏ ven biển vào một buổi chiều tà, nếm không khí mằn mặn lan tỏa trong không khí, ngắm những con sóng hiền lành chạy lăn tăn vào bờ, bấy giờ bộ năo ta lập tức làm công việc vốn nó vẫn làm: đó là so sánh. Nó lập tức so sánh cảnh vật trước mắt với những nơi ta đă biết và đưa ra kết luận chỗ này đẹp hơn, đáng để đến ở hơn. Sự so sánh này nhanh đến nỗi ta không hề thấy nó diễn ra. Ta c̣n măi bận thưởng thức cảnh đẹp trước mắt. Đó, sự hiểu biết thông thường của chúng ta là như vậy.

       C̣n hiểu biết đến mức gọi là trí huệ th́ sao? Xin nói thêm là có người không thích dùng chữ “trí huệ”, họ dùng “trí bát nhă” để chỉ sự hiểu biết ở mức cao này. Nhưng danh tự đâu có quan trọng, mà quan trọng là phải hiểu đó là cái ǵ, phải không quư vị?

       Xin trở lại với chủ đề: giả sử ta chưa từng đi đâu cả, chỉ ở trong một gian pḥng, không thấy cảnh vật bên ngoài. Có người bịt mắt ta và đưa ra ngôi làng kể ở trên rồi tháo bịt mắt ra. Lúc đó trí năo ta chỉ biết so sánh ngôi làng với một căn pḥng cũ duy nhất nên nó không có việc ǵ làm nhiều. Nó nín bặt và chỉ c̣n ta với vẻ đẹp thiên nhiên thu hồn kia. Mọi kết luận, mọi lư lẽ đều im lặng nhường cho cảm giác vui thích tận cùng. Mặc dù so sánh c̣n hơi khiên cưỡng, nhưng trí huệ có thể xuất hiện trong một t́nh huống na ná như vậy đấy.

       Hoặc câu truyện trong Thiền Học sau đây: Một ông thầy dạy Thiền giao công án (một câu hỏi mà người học phải suy nghĩ để t́m ra câu trả lời) cho học tṛ của ḿnh. Anh học tṛ về pḥng vắt óc suy nghĩ. Khi có được câu trả lời anh vội lên nói với thầy th́ thầy lắc đầu không công nhận. Quá nhiều lần như vậy làm anh nản chí vô cùng. Thậm chí lần sau cùng, anh chưa kịp mở miệng nói th́ thầy đă lắc đầu rồi. Nghĩ rằng ḿnh không có duyên với Thiền, anh đành quay trở lại cuộc sống thường nhật của một tu sĩ Phật Giáo: đó là tụng kinh, niệm Phật, ôm b́nh bát đi khất thực. Dù tự nhủ ḷng sẽ không nhớ đến công án của thầy nữa, nhưng đôi khi ư tưởng đó vẫn cứ lởn vởn trong đầu. Một hôm anh đến một nhà kia, như thường lệ, đứng cúi đầu lim dim niệm Phật chờ chủ nhà đem thức ăn ra. Bà chủ đang quét sân vội đến nói rằng hôm nay chưa chuẩn bị thức ăn kịp. V́ bận niệm Phật, anh không nghe thấy nên vẫn đứng im lặng. Bà chủ đến nói với anh vài lần nữa, nhưng anh vẫn không nghe. Quá tức ḿnh lại sẵn cây chổi trong tay, bà chủ nóng tính khỏ lên đầu anh một cái. Ngay trong tích tắc đó, vấn đề từ lâu tưởng đă ngủ yên quay trở lại với anh kèm theo câu trả lời mà anh chưa từng nghĩ đến trước đây. Quá vui mừng anh bỏ chạy về trường th́ thấy vị thầy già đang đứng vuốt râu chờ ở cổng. Anh chưa kịp nói ǵ th́ thầy đă cười vui vẻ và hỏi “Sao lâu vậy con?”. Cây chổi đă đóng vai tṛ xúc tác cho trí huệ của anh học tṛ bùng nổ và câu hỏi của ông thầy là ấn khả chứng minh cho anh.

       Từ những ví dụ trên có thể suy ra trí huệ chính là suy nghĩ của ta diễn ra ngay khi gặp phải một vấn đề mà không có lư luận, suy tính, so đo ǵ cả. Và suy nghĩ như vậy đem lại một kết quả tốt đẹp ta chưa bao giờ thấy trước đó. Cũng như trong Bài Tâm Kinh, Bồ Tát Quán Tự Tại vỡ lẽ ra rằng mọi thứ trên đời là không và do đó không c̣n đau khổ nữa.

       Tuy nhiên, xin lưu ư cái “không” này không phải là cái “không” đối nghịch với cái “có” trong thế giới nhị nguyên, nơi chúng ta đă và sẽ đốt cháy cuộc đời ḿnh. Trong thế giới chúng ta đang sống, “có” là tài sản lớn lao, là vợ đẹp, là con cái thành đạt và được người khác tôn trọng. Trái lại, “không”, tức là thiếu những thứ đó, sẽ bị người khác coi thường, thậm chí là dẫm đạp lên. Đức Phật đă khẳng định “không” qua cái nh́n trí huệ không phải như vậy bằng câu giải thích nổi tiếng trong Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh “có chẳng khác không, không chẳng khác có, có tức là không, không tức là có. Cảm xúc, nhận thức, ư thức cũng vậy”. Rơ ràng “không” của chúng ta không giống “không” mà Đức Phật đề cập ở đây. “Không” của trí huệ là “có”, c̣n “không” của nhị nguyên không phải là “có”. Không của Phật là kết quả của trí huệ c̣n không của chúng ta là do những tính toán, so sánh phàm tục.

       Tóm lại, bài kinh nói rằng vận dụng trí huệ sẽ thấy cái “không” của Đức Phật và sẽ trở thành người sánh ngang với Ngài. Vậy th́ vấn đề đối với người tu học là làm sao để có trí huệ. Nhưng ta cũng nên để ư một điều quan trọng là Đức Phật nói “vận dụng trí huệ” chứ không hề nói “làm sao để có trí huệ”. 

       Mục đích

       Trong Đạo Cao Đài, Đức Hộ Pháp có giải thích về thuyền Bát Nhă “Bần đạo cũng tả lại từ khổ hải về cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống phải đi ngang qua Ngân Hà. Có một chiếc thuyền Bát Nhă của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Đức Di Lặc Vương Phật chèo qua lại Ngân Hà và khổ hải đặng độ sanh thiên hạ”. Dựa vào lời giải thích này và nguyên tắc mọi thể pháp (h́nh thức) trong Cao Đài đều có bí pháp (ư nghĩa) song hành, chúng ta có thể suy ra thể pháp là dùng thuyền Bát Nhă đưa người đă mất ra nghĩa trang và bí pháp là đạt được trí huệ. Thể pháp để đưa người đă chết c̣n bí pháp để nhắc người c̣n sống. Tiếc một điều là hiện nay thể pháp và bí pháp chưa được song hành, nghĩa là chúng ta chỉ làm đám tang rất đúng nghi lễ mà chưa thực hành trí huệ cho bản thân ḿnh. Sau đám tang, từ Bát Nhă kia lại lẫn vào những lo toan trong cuộc sống thường nhật và chỉ lại thoáng qua khi ta nh́n thấy một đám tang khác nữa. Vậy th́ vấn đề là tín đồ Cao Đài chúng ta phải tăng cường việc thực hiện trí huệ để cho bí pháp nâng lên ngang tầm với thể pháp.

       Hơn nữa, qua lời giảng của Đức Hộ Pháp, th́ Đức Quan Âm Bồ Tát (danh hiệu khác của Quán Tự Tại Bồ Tát) điều khiển thuyền Bát Nhă để độ sanh. Vậy rơ ràng là dạy đạo cho người sống rồi. Chính chúng ta, những người đang sống, mới cần thực hiện trí huệ để tự giải thoát ḿnh khỏi cảnh trần gian này đó vậy. 

       Thực hiện ngày xưa

       Đức Hộ Pháp từng dạy rằng, “Song muốn đạt được pháp th́ phải luyện. Ban sơ mới khai Đạo chúng ta phải thi hành thể pháp. Nếu sau nầy không đạt được chơn pháp th́ cũng như con người có quần mà không có áo vậy”. Rơ ràng Đức Hộ Pháp dạy trước hết phải thực hành thể pháp nhưng về sau phải thực hành bí pháp (ngài gọi là chơn pháp) nữa th́ mới trọn vẹn đường tu. Chúng ta đă vận dụng thể pháp thuyền Bát Nhă tốt, vậy phần vận dụng bí pháp “đạt trí huệ” th́ sao?

       Trước hết chúng ta hăy xem người xưa làm thế nào để đạt trí huệ. Người ta c̣n dùng rất nhiều danh từ để chỉ trạng thái này như đắc đạo, đắc pháp, thành đạo, ngộ đạo, liễu đạo v.v...Trong bài này chúng tôi xin dùng chữ đạt trí huệ cho thống nhất.

       Truyền thuyết Phật Giáo Thiền Tông nói rằng Phật Thích Ca xác nhận ngài Ma-ha Ca-Diếp (Mahākāśyapa) đă đạt được trí huệ nên giao y bát (áo cà sa và b́nh bát vu) cho ngài. Như vậy ngài trở thành vị Tổ Sư Thiền Tông đầu tiên ở Ấn Độ mà người Tàu gọi là sơ tổ Tây Thiên. Sau đó ngài truyền lại cho ngài A-nan. Ngôi vị tổ sư cứ thế mà truyền cho đến đời thứ 28 là Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Đến đây th́ Phật Giáo bước vào giai đoạn suy vi ở Ấn Độ nên ngài Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc truyền đạo. Tổ Sư người Trung Quốc đầu tiên kế thừa y bát là ngài Huệ Khả. Y bát tiếp tục truyền đến đời thứ sáu th́ Đức Lục Tổ Huệ Năng quyết định dừng lại v́ các đệ tử bắt đầu có khuynh hướng dùng bạo lực để dành lấy y bát rất nguy hiểm.

       Theo truyền thống Thiền Tông, việc truyền dạy cho học tṛ dựa trên căn bản “dĩ tâm truyền tâm”, nghĩa là không dùng lời nói, không dùng chữ viết. Một ví dụ nổi tiếng là câu chuyện “niêm hoa vi tiếu”kể lại một hôm Đức Phật nâng cành hoa lên mà không nói ǵ cả. Tất cả đệ tử đều ngơ ngác không hiểu, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Ngay sau đó Đức Phật tuyên bố là đă giao chánh pháp cho ngài Ca Diếp. Như vậy, Đức Phật gián tiếp xác nhận ngài Ca Diếp hiểu hành động nâng cành hoa, nói khác đi ngài Ca Diếp đă đạt trí huệ hay đạt đạo.

       Như đă tŕnh bày ở trên, trong Tâm Kinh Đức Phật chỉ nói vận dụng trí huệ để thấy mọi sự là “không” chứ không nói “làm thế nào để có trí huệ”. Trong Thiền Tông do tâm truyền tâm mà không ai ngoài cuộc có thể biết được thầy dạy cách nào cho tṛ đạt trí huệ. Cứ xem trường hợp Đức Phật Thích Ca dạy ngài Ca Diếp th́ rơ. Rốt cuộc người ngoài như chúng ta chỉ biết vị tổ sư nào giữ y bát là vị đó đă đạt trí huệ. Không may là từ Đức Lục Tổ Huệ Năng về sau không c̣n truyền y bát, nên từ đó về sau ta không biết được ai đạt trí huệ. Thực sự th́ Đức Lục Tổ cũng dạy rất nhiều học tṛ rồi các vị đó cũng nối tiếp măi về sau này. Nhưng v́ không có y bát làm bằng chứng nữa nên bây giờ ta không biết được ai là ai. Thêm một việc nữa là những kẻ lừa đảo thời nay rất nhiều, họ cũng xưng ḿnh là Thiền Sư chân truyền này nọ. Cứ thế mà việc t́m một Thiền Sư thật sự càng thêm khó khăn. Bởi đó mà thánh ngôn Cao Đài nói rằng đạo đă bị bế (chặn lại). Hậu quả là, người tu th́ nhiều mà người đắc đạo th́ rất ít, hai ngàn năm nay ở Á Đông chỉ có Đức Huệ Mạng Trường Phan mà thôi. 

       Thực hiện ngày nay

       Nếu việc thực hiện khó đến như vậy th́ ngày nay chúng ta phải làm ǵ? Có một người bạn nói với tôi rằng làm thế nào th́ cứ nói thẳng ra, cứ “truyền tâm” như thế th́ làm sao mà có nhiều người đạt trí huệ được. Vậy làm sao cứu được nhiều người để lập đời thượng ngươn thánh đức? Xin cám ơn ư tốt của bạn khi thắc mắc như vậy và đây là câu trả lời:

       Thứ nhất, chuyện đạt trí huệ ta đang bàn đây là chuyện đạt ngôi vị Phật, theo Đạo Cao Đài th́ chỉ dưới Đức Chí Tôn Thượng Đế mà thôi. V́ vậy không thể “dễ dàng” được. Thứ hai, Đạo Cao Đài có mục tiêu cứu tất cả chúng sinh, chứ không phải đem tất cả chúng sinh lên ngôi vị Phật. Trên cơi thiêng liêng hằng sống c̣n có nhiều ngôi vị khác như Thần, Thánh, Tiên, và theo lời Đức Hộ Pháp, ta đừng lo thiếu chỗ. Thứ ba, thật sự ra các bậc tiền bối dĩ tâm truyền tâm là cũng có lư do, chứ không phải “dấu nghề” đâu. Chúng ta biết rằng hầu hết suy nghĩ đều phát xuất từ hệ thống nhị nguyên luận (xấu tốt, thiện ác v.v...), chỉ có trí huệ là không có lư luận, tính toán. Các vị tiền bối không dùng lời nói hay chữ viết v́ đó là con đẻ của những suy nghĩ nhị nguyên. Công cụ của nhị nguyên không thể truyền tải được thế giới của trí huệ. Nếu có dùng th́ chúng ta sẽ đọc thấy những câu rối rắm đến kỳ lạ như đă thấy trong Tâm Kinh: “có chẳng khác không, không chẳng khác có, có tức là không, không tức là có”v.v...Ai thử giải nghĩa, phân tích th́ sẽ đi ḷng ṿng rồi kết thúc ở chỗ vô nghĩa. Thắc mắc vẫn hoàn thắc mắc bởi lại lấy suy nghĩ nhị nguyên để soi một suy nghĩ nhị nguyên khác. Một Giáo Sư Triết nổi tiếng của Đại Học Vạn Hạnh trước năm 1975 là Phạm Công Thiện đă ví von: “rắn cắn đuôi rắn”.

       Các Thiền Sư th́ lại khác, vốn là bậc đă đạt trí huệ rồi nên nh́n học tṛ là biết ngay người này c̣n thiếu cái ǵ nữa th́ sẽ đạt đạo. Từ đó ông giao một công án cho học tṛ để suy nghĩ. Công án này có thể là một câu hỏi, một câu nói hay một cái liếc mắt, một hành động nào đó thí dụ như rót trà. Dù sao mặc ḷng, công án chỉ có tác dụng chuẩn bị tâm thế chứ không phải là cách để đạt trí huệ. Chính căn cơ và duyên phận của người tu học mới quyết định lúc nào th́ đạt trí huệ. Điều quan yếu là công án này chỉ có người thầy và học tṛ biết, c̣n người ngoài như chúng ta, cùng với các Thiền Sư dỏm, th́ không hiểu ǵ đâu. Mỗi công án sẽ dành riêng cho một học tṛ chứ không có chuyện các học tṛ cùng nghiên cứu một công án, cùng trả lời và cùng....tốt nghiệp giống như cái học tri thức ở trường học.

        Vậy yếu chỉ đạt trí huệ của người xưa là một Chân Sư để nh́n thấy cái thiếu của ḿnh và một công án để tập trung suy nghĩ đến mức cùng lư. Đây là điểm mà chúng ta ngày nay không biết t́m ở đâu. Rất may Đạo Cao Đài đă có sẵn giải pháp nếu chúng ta thật t́nh muốn dành cuộc đời ḿnh cho cứu cánh giải thoát. Đạo Cao Đài đề ra hai phương pháp để đạt trí huệ.

       Đối với bậc thượng thừa

       Theo Cao Đài có ba cách tu học (pháp môn) được khuyến khích: lập công theo hệ thống chức sắc Cửu Trùng Đài, lập đức theo hệ thống Phước Thiện và Tịnh Luyện ở Vạn Pháp Cung/Trí Huệ Cung. Cách thứ ba chính là cách để đạt được trí huệ mà theo thuật ngữ Cao Đài là “đắc đạo tại thế”. Nghĩa là, tịnh luyện thành công ta sẽ đạt được trí huệ ngay trong lúc c̣n sống, c̣n hai pháp môn kia chỉ biết được kết quả khi ta về cơi thiêng liêng hằng sống, tức là sau khi chết.

       Nói về tịnh luyện hay con đường thứ ba đại đạo, chúng tôi đă tham khảo một số tín đồ Cao Đài và phát hiện có nhiều ư kiến trái nghịch nhau.

       Thứ nhất, một số ư kiến gọi đây là Thiền Cao Đài. Những người nghiên cứu kỹ kinh sách Đạo Phật và Đạo Cao Đài th́ không đồng ư. Họ cho rằng, thật sự ra, Thiền và Bí Pháp Tịnh Luyện là hai pháp môn khác nhau từ cách bắt đầu cho đến kết quả. Cách gọi này giống như việc một số tác giả thấy Đạo Cao Đài có thờ Đức Phật Thích Ca liền gán cho cái tên Đạo Phật Cải Cách! Bây giờ thậm chí có nhiều danh hiệu c̣n hăi hùng hơn nữa như Tịnh Độ Cao Đài, Ḍng Thiền Phổ Độ, Ḍng Thiền Chơn Pháp...Cũng may, Hội Thánh Cao Đài chưa hề công nhận một cái tên nào như thế.

       Thứ hai, phần lớn tín đồ Cao Đài nh́n pháp môn tịnh luyện với ánh mắt nghi ngại. Một số nói thật với chúng tôi là sợ bị điên và họ kể lại một lô một lốc người sau khi luyện đều đă bị điên. Những tín đồ lớn tuổi th́ cẩn thận hơn! Họ nói muốn kết luận như thế th́ phải có một thí nghiệm y tế trung thực, cho thấy một người b́nh thường sau khi luyện một thời gian sẽ bị bệnh tâm thần. Họ bảo rằng có rất nhiều người thực hành Thiền hay Yoga trên khắp thế giới hiện nay, cũng khá giống như Tịnh Luyện, nhưng cũng đâu nghe nói có ai bị điên ǵ. Hơn nữa, khi Hội Thánh tổ chức tịnh luyện, th́ sẽ có các bác sĩ tham gia để chăm sóc sức khoẻ cho người tịnh luyện.

       Thứ ba, một số tín đồ cả quyết rằng trong thời kỳ ba này, tín đồ Cao Đài được miễn tịnh luyện, chỉ cần làm công quả thôi là đủ rồi. Điều này đă khiến chúng tôi đọc lại hết Thánh Ngôn và kinh sách của Cao Đài, và thú thật chúng tôi không thấy có chỗ nào nói cho miễn tịnh luyện. Chỉ thấy trong Tân Luật Cao Đài ghi Điều thứ 13: “Trong hàng Hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên được thọ truyền Bửu pháp, vào Tịnh Thất có người chỉ luyện đạo”. Luyện đạo hay tịnh luyện trong Tịnh Thất đă ghi trong Tân Luật, vậy th́ sao có chuyện miễn được? Nếu cho miễn Tịnh Luyện, th́ Đức Hộ Pháp không bỏ công cất Trí Huệ Cung và cũng không nhập tịnh ở đây trong ba tháng làm chi cho mất công. Và như quư đọc giả thấy trong đoạn trích ở trên, Đức Hộ Pháp dạy rằng phải thực hiện chơn pháp (bí pháp) nếu không th́ như người có mặc quần mà không mặc áo. Đó là chưa kể người ta đă bỏ qua đoạn thánh ngôn này: “Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, th́ luật lệ hỡi c̣n nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên Đ́nh mỗi phen đánh tản “Thần” không cho hiệp cùng “Tinh, Khí”. Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo”. Theo ư kiến riêng của chúng tôi, nói rằng pháp môn tịnh luyện là tự nguyện, không bắt buộc th́ hợp lư hơn.

       Thứ tư, nhiều người cho rằng tịnh luyện thuộc hàng cao cấp, chỉ dành riêng cho một số tín đồ đặc biệt được ân sủng, thậm chí gán cho pháp môn này những phép màu huyền bí. Nhưng những tín đồ lớn tuổi lại nói rằng, trong ba pháp môn khuyên dùng nói trên, điều quan trọng là người tu học chọn phương pháp phù hợp với hoàn cảnh, căn cơ, tŕnh độ và sở thích của ḿnh. Cũng như ngoài đời vậy, chọn nghề phù hợp th́ dễ đi đến thành công hơn. Thế thôi. Chưa chắc ǵ thực hành tịnh luyện sẽ dễ đạt kết quả hơn lập công hoặc lập đức và cũng chưa chắc ǵ vào Tịnh Thất là sẽ thành công đâu.

       Thứ năm, có người cho rằng Hội Thánh ở Tây Ninh là để phổ độ (truyền giáo), c̣n các chi phái (?) th́ lo phần bí pháp (tịnh luyện). Những tín đồ Cao Đài Tây Ninh thuần thành cho rằng quan điểm này trái với lời giảng của Đức Hộ Pháp: “Một nền Tôn Giáo nào đă xuất hiện tại thế gian này dầu Thể Pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không có Bí Pháp làm tướng diện căn bản, th́ nền Tôn Giáo ấy chỉ là Bàng Môn Tả Đạo mà thôi”.Hơn nữa là quan điểm đó trái với chủ nghĩa dung hợp của Đạo Cao Đài. Không ǵ khôi hài hơn ḿnh dạy người ta phải “qui nguyên hiệp nhất” trong khi bản thân ḿnh th́ hănh diện v́ có nhiều chi phái!

       Tuy vậy, nếu xét t́nh h́nh thực tế hiện nay (năm 2020), ai muốn thực hành pháp môn tịnh luyện của Cao Đài sẽ gặp một số trở ngại như sau:

       - Trước hết, vẫn chưa có luật đầy đủ về Tịnh Thất và tịnh luyện. Trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền c̣n rất sơ lược. Sau này Hội Thánh cần phải xây dựng một bộ luật đầy đủ từ tổ chức, quy chế, đến quy mô của tịnh thất cho khoảng thời gian kéo dài đến thất ức niên (700,000 năm).

       - Kế đó là chưa có cơ sở vật chất đầy đủ. Theo lời Đức Hộ Pháp, có hai tịnh thất là Trí Huệ Cung (nữ phái) và Vạn Pháp Cung (nam phái). Hiện nay Trí Huệ Cung đă xây dựng hoàn thành, c̣n Vạn Pháp Cung vẫn c̣n trong dự tính. Có lẽ vài trăm năm nữa th́ hai tịnh thất này mới có thể thực sự đảm nhận vai tṛ của ḿnh.

       - Cuối cùng, vẫn chưa có tài liệu chính thức hướng dẫn rơ ràng. Cách tịnh luyện phần lớn được đề cập rải rác trong hai quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và một số tác giả, nhưng cách dùng chữ cổ xưa đầy điển cố bí hiểm rất khó cho việc truyền đạt. Hiện nay, quyển Bí Pháp Luyện Đạo của Bát Nương Diêu Tŕ Cung là đầy đủ, rơ ràng, dễ hiểu nhất. Nhưng sách c̣n phải chờ Hội Thánh kiểm duyệt và cho phép xuất bản. Quư đọc giả muốn tham khảo xin đọc trên internet theo link trong phần chú thích cuối trang hoặc nghe trên YouTube. Thiển nghĩ, khi có Hàn Lâm Viện Cao Đài (Thập Nhị Bảo Quân) đầy đủ, th́ viện sẽ nghiên cứu tất cả các tài liệu về tịnh luyện để có một phương pháp khoa học cho pháp môn này. 

       Đối với bậc tối thượng thừa

       Một số bạn đạo chúng tôi thắc mắc rằng họ không có điều kiện để lập công theo Cửu Trùng Đài và cũng không thể tham gia lập đức theo Phước Thiện nhưng lại thấy thích hợp với tịnh luyện. Nếu nói như trên là phải chờ Hội Thánh vài trăm năm nữa th́ đâu có được. Vậy th́ chúng tôi đề nghị quư bạn đó hai cách:

       - Thứ nhất, chắc mọi người đều nghe chuyện ngài Huệ Năng. Ông nhà nghèo không có tiền đi học, phải đi đốn củi bán lấy tiền nuôi mẹ già. Một hôm khi đi ngang qua chùa nghe người ta tụng kinh Kim Cương (Cang) th́ tự nhiên phát trí huệ. Ông t́m đến Đức Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xin theo học và về sau được truyền y bát làm Tổ Sư Thiền Tông Trung Hoa đời thứ sáu. Câu truyện cho thấy đối với bậc tối thượng thừa, nếu đầy đủ cơ duyên th́ chỉ nghe một đoạn kinh thôi đă đạt trí huệ ngay.

       Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn có dạy rằng muốn trọn hai chữ phổ độ, phải bày bửu pháp chớ không đặng dấu nữa. Bửu pháp (bí pháp) đây là cách đạt được trí huệ đó vậy. Và bửu pháp đă được thể hiện qua mọi thể pháp (h́nh thức) của Cao Đài như h́nh thể Đền Thánh, các biểu tượng, các nghi lễ, kinh sách v.v... Nếu bạn là bậc tối thượng thừa, th́ nghiên cứu thể pháp Cao Đài cũng giúp bạn đạt trí huệ đó. Cứ thử xem sao!

       - Thứ hai, Bát Nương Diêu Tŕ Cung có dạy rằng, nếu bạn là chơn linh cao trọng th́ có thể nghiên cứu sách Bí Pháp Luyện Đạo và thực hiện phần tịnh luyện tại nhà. Nếu đủ căn cơ, bạn cũng có thể đạt trí huệ vậy (đạt trí Bát Nhă, đắc đạo, đắc pháp, thành đạo v.v...). 

       Giải thoát

       Nói tóm lại, từ thể pháp chiếc xe tang mang tên “thuyền Bát Nhă”, chúng ta đă cùng nhau t́m hiểu bí pháp “đoạt được trí huệ”. Bây giờ vấn đề của mỗi người trong chúng ta là có thực sự muốn thực hiện bí pháp này hay không mà thôi. Việc đó Đức Chí Tôn Thượng Đế đă giao cho chúng ta quyền tự quyết định.

       Để thêm phần mạnh dạn trong quyết định quan trọng nhất đời này, xin dẫn lại lời của Đức Hộ Pháp:

       “Chúng ta đạt pháp (đạt đạo) do chúng ta có ba thể tương liên. Đừng tưởng (nghĩ rằng) chúng ta không đạt được. Chúng ta hễ đi được th́ đi hoài, đâu cũng có đường hết thảy. Song muốn đạt được pháp th́ phải luyện. Ban sơ mới khai Đạo chúng ta phải thi hành thể pháp. Nếu sau nầy không đạt được chơn pháp th́ cũng như con người có quần mà không có áo vậy”.

       Vậy chúng ta cứ lên đường, đừng sợ là không đạt được dù biết rằng chuyện đó sẽ vô cùng khó khăn. Một khi có được trí Bát Nhă rồi (tức là thành Phật), th́ chúng ta sẽ nh́n thấu vận mạng của ḿnh và từ đó quyết định sẽ làm ǵ trong phần c̣n lại của đời ḿnh cũng như trong những kiếp sau nữa. Và tự quyết định được số phận ḿnh phải chăng là đă giải thoát khỏi ṿng kềm toả của sinh tử luân hồi, là điều mà ngay từ ngày đầu học đạo ai cũng muốn đạt được ? 

       Từ Chơn

       Sài g̣n October 4th 2020

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000