Truyện ngắn CAO ĐÀI.
Bài năm:
NỖI L̉NG
Bùi Tứ Ân
Lời dẫn:
Vào năm 1978, Pôn-Pốt (Khmer đỏ Kampuchia) tấn công biên giới
tây nam giết chết rất nhiều người Việt vô tội. Sát biên giới
tây-nam giáp Kampuchia thuộc tỉnh An Giang là huyện Tịnh Biên và
Tri Tôn vùng Thất Sơn, có rất đông người Việt gốc khơ-mer sinh
sống đến trên 50 % dân số. V́ sợ quân Khơ-mer đỏ Kampuchia xâm
nhập lẫn lộn vào dân Khơ-mer trong nước, nhà cầm quyền thay v́
đem quân trấn giữ lại cho cưởng bách tất cả dân Khơ-mer Thất Sơn
di dời về Hậu-Giang và Sóc Trăng vùng cách xa biên giới để định
cư cho dễ kiểm soát. Trong số đó có gia đ́nh anh Chau-Soc-phone
(tên được thay đổi) và vợ là người Việt tín hữu Cao Đài. Các con
của anh chị đều là môn đệ Cao Đài. Câu chuyện ngắn này có thật
nói lên nỗi ḷng của đứa con hai ḍng máu Neang Kim-pha ấy.
Vân lê.
******************
Chiều xuống thật nhanh. Dăy Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm) như cố t́nh
phân chia vùng bóng tối. Mặt trời vàng tái trở nên đỏ ối, tím
ngắt rồi khuất hẳn. Cảnh vật bắt đầu ch́m vào âm u. Trên đường
không một bóng người. Thỉnh thoảng có một chiếc xe tuần tiểu của
quân đội thần tốc băng vụt qua như hốt hoảng lẫn tránh cái màn
đêm dày đặc, bỏ lại đằng sau một khối bụi sám tung lên mịt trời.
Những ô ruộng cấy dọc hai bên đường vừa gặt xong, rạ c̣n trơ gốc
thẳng hàng đều nhau như chiếc bàn chải khổng lồ ngữa ḿnh để
quét sạch màn đêm.
Nhưng dù vậy đêm vẫn tối. Trời c̣n lạnh lắm, cái lạnh cuối đông
c̣n sót lại ḥa cùng cái lạnh của sự hoang vắng trong Phum (1).
Vẳng xa vọng lại một tiếng tru lảnh lót. Rồi những con chó hoang
v́ mất chủ khác cũng thi nhau tru lên ghê rợn. Cái âm thanh ấy
như tiếng khóc than thảm thiết của những hồn hoang đói lạnh trên
băi tha ma.
Kim-Pha thấy rợn người sợ hăi. Nàng nh́n vào trong Phum, không
c̣n một ngôi nhà. Chỉ thấy lù lù những đống gạch ngói ngổn ngang
nằm cạnh đống rơm cha nàng tích trử lại cho trâu ḅ ăn. Những
tấm phên tranh đứt nuộc c̣n lại buông thỏng xuống đánh phần phật
trong gió đông lạnh lẽo. Nàng đau ḷng nh́n lại những gốc ô-môi,
gốc thốt-nốt trơ trọi cô đơn. Con mèo hoang ngơ ngác sợ hăi vụt
chạy nhanh qua khi thấy bóng nàng. Tàu thốt-nốt đong đưa sột
soạt như ma trơi ẩn hiện trong cảnh hoang tàn đổ nát. Thật là
khủng khiếp hơn cảnh tượng của một trận chiến đă qua. Ở đây,
người ta không thấy một vết đạn, không một bết tro, nhưng bầu
không khí nặng nề như đầy mùi tử khí. Kim-Pha nḥa mắt, nàng
không c̣n nh́n thấy ǵ nữa cả v́ nàng đă bật khóc, không phải
nàng muốn khóc mà chính xúc động làm cho nước mắt trào tuôn
không ngăn được. Cái h́nh ảnh thân ái của nơi chôn nhau cắt rốn
mà nàng ấp yêu từ thuở bé bây giờ là vậy đó. Ḷng nàng quặn đau
như ai cắt xé.
Kim-Pha c̣n nhớ rất rơ tiếng chày giả gạo, tiếng trẻ con thơ líu
lo đùa giởn, tiếng tù-và (2) rút lên lănh lót gọi nhau ra đồng
cấy lúa. Tất cả như c̣n in rơ bên tai nàng mà giờ đây lại im ĺm
vắng lặng. Kim-Pha không c̣n thấy một h́nh ảnh sống nào c̣n sót
lại nơi đây.Tiếng chó lại tru. Âm thanh đó không làm cho
phum-sóc ấm áp mà trái lại khiến cho sự hoang vắng càng thêm
hoang vắng.
Kim-Pha – người con gái mang hai ḍng máu – cũng như bao người
con gái khác trong Phum. Nàng sống hiền ḥa giản dị trong khung
cảnh đầm ấm của nếp sống cổ truyền. Kim-pha có một vẻ đẹp mặn mà
của người con gái việt. Nàng là h́nh ảnh của sự thương yêu, hay
đúng hơn là dấu ấn sản phẩm của một t́nh thương yêu chân thật
vượt lên trên mọi thành kiến t́nh yêu ích kỷ thấp hèn. Đó là cái
h́nh ảnh đại đồng không phân biệt màu da sắc tóc và ngôn ngữ
khác nhau. Nàng sống vô tư và hồn nhiên trong cuộc đời bên cạnh
người cha mộc mạc hiền lành quanh năm cần cù bên ruộng lúa.
Kim-pha thương cha lắm. Ông Chau-Sóc-Phone sanh ra và lớn lên
cũng tại nơi đây. Với hai bàn tay trắng đem no ấm và hạnh
phúc về cho chị em nàng. Kim-pha cũng thương người mẹ mộc mạc
hiền lành. Mẹ nàng là một trong những người tiên phong vượt bỏ
thành kiến. Bà là một người con gái Việt với truyền thống
đạo-đức đă ḥa ḿnh được với t́nh thương yêu đồng đẳng của tạo
hóa đă ban chung cho con người mà kết hôn và về chung sống với
ba của Kim-Pha. Bà xuất thân là đồng-nhi của Hương Đạo. Vào thời
chiến tranh ác liệt, các thanh niên khơ-mer đă nhập môn vào đạo
Cao Đài rất đông để mong được che chở. Trong đó có anh
Chau-Sóc-phone. Nhiều vị Đạo hữu gốc khơ-mer được công cử
chức-việc, Tham gia ban bộ. Trong ban nhạc Thánh Thất có anh
Chau-Nheo tay nghề ngón đờn rất xuất sắc được Ban Tri Sự nam nữ
yêu mến rất nhiều.
Kim-Pha là di tích của sự yêu thương vô bờ bến. Đứa con hai ḍng
máu đó đă khoát lên ḿnh đủ đầy các đặc tính của cả cha lẫn mẹ.
V́ thương cha, Kim-pha là một người con gái siêng năng biết đem
mồ hôi tưới lên đồng lúa; biết khom lưng hát ḥ bên những rẽ mạ
non; biết gặt đập
và gồng gánh; biết giả gạo dưới trăng. V́ thượng mẹ, nên Kim-pha
có được một đức tính ngoan hiền, giản dị và ngọt ngào, biết ươm
tơ quay chỉ dệt lụa, biết chăm sóc em thơ, biết đến chùa cúng
lạy.
Với cái tuổi 18 trưởng thành, nhưng Kim-Pha khá thơ ngây. Nàng
chưa hề biết trang điểm hay chưng diện. Không đón gió đưa hương
ngắm trăng mơ mộng. Nàng sống hồn nhiên trong tổ ấm đầy hạnh
phúc và thương yêu của cha mẹ. H́nh như chẳng có ǵ làm phiền
năo người con gái thơ ngây ấy. Nàng cũng để ư thấy những nỗi khó
khăn mà cha mẹ nàng đang gặp phải dù cha mẹ nàng luôn dấu kín.
V́ thương con, sợ con lo lắng, ba mẹ Kim-Pha không hề cho nàng
biết cái tai họa đớn đau của nhà nàng sắp xảy ra. Ông bà muốn
con ḿnh được hồn nhiên tươi trẻ. Nhưng sự ái ngại lo âu đó của
cha mẹ cũng không dấu diếm được đôi mắt Kim-pha. Nàng lưu ư thấy
ba mẹ hay nhắc đi nhắc lại mấy tiếng “quê hương mới!”.
Rồi Kim-Pha lại càng không hiểu tại sao các Lục (3) các ù (4) ở
bên cạnh lại dở nhà đi. Những ngôi nhà bền vững lâu đời, cột to
đứng sửng trong bầu trời rộng phải chịu ngă khuỵu xuống để người
ta khiêng. Nàng cũng thấy nao nao trong ḷng khi nh́n thấy lúa
ngoài đồng chin vàng thơm ngát mà ba mẹ nàng không buồn lo gặt
hái. Ông lại kêu thương lái bán đành đôi ḅ và cổ xe yêu mến.
Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Kim-Pha cũng thấy họ
hàng bán tủ bán giường. Họ không hề có một lời hở môi than vản.
Những vẻ mặt láo liên ngơ ngác như bị quỉ ám, như kẻ trộm sợ
người bắt gặp. Chạy giặc ư? Không! Thôn xóm Kim-Pha thanh b́nh.
Phum-Sóc Kim-Pha no ấm mà!
Buổi trưa hôm ấy, mặt trời chưa qua khỏi đỉnh đầu. Ánh nắng thật
gắt gao khó chịu. Kim-Pha ngoài ruộng về. Ngang qua thấy nhà chị
Neang-Sa-Rây bạn thân nhất của Kim-Pha dỡ xuống tan hoang. Ngói
cũ đỏ sậm màu, bố chị ném tung tóe, bể tan tành như đang trút
giận v́ bực tức! Kim-Pha cố chạy nhanh chân về để hỏi ba má nàng
cho rơ tại sao? Nhưng chưa đến đầu ngơ Kim-Pha đă nghe rơ tiếng
búa, tiếng xà-beng in ỏi nhức óc. Kim-Pha tim dập th́nh thịch
chạy nhanh vào nhà. Trời ơi! Nhà của Kim-Pha cũng bị dỡ xuống
nữa. Nàng bủn rủn tay chân , nước mắt lưng tṛng không nói được
lời nào. Mẹ nàng đang khóc sướt mướt. C̣n ba nàng đang uể oải
tháo vách, tháo giường. Trên nóc nhà, Kim-pha thấy có một số
người cũng đang rất mệt mơi dỡ ngói cại đinh giúp. Các em nàng,
ngồi dưới bóng mặc-nưa (5) nh́n. Con chó vàng không có chỗ mát,
nằm phơi nắng mồm há hóc, thè lưỡi đổ dăi ṛng-ṛng như đang bực
tức. Kim-pha chết đứng không c̣n biết ḿnh phải làm ǵ. Nước mắt
cứ trào tuôn, cố gắng bước đến bên cha, nàng nghẹn ngào hỏi: Sao
vậy bố? Ba nàng rung rung, liếc nh́n anh du kích cầm súng đứng
giữ, Ông chép miêng thều thào nói khẻ trong sợ sệt: Ừ con à! Đi
xây dựng quê hương mới!
Kim-pha chưa hiểu câu trả lời của cha nàng, nhưng cũng không c̣n
thời gian cho nàng nũng nịu hỏi ba tại sao? Cũng không c̣n thời
gian để nàng khoe với mẹ bông lúa đầu mùa nặng chĩu hạt mà nàng
nâng niu từ ngoài ruộng đem về.
Kim-Pha chết lặng đứng nh́n người ta tiếp tay nhau đưa tất cả
gia sản của nàng đem lên những chiếc xe tải hàng chờ sẳn. Mẹ con
nàng chỉ biết trèo lên xe theo tiếng bảo của người nào đó mà
nàng không thấy rơ mặt. Rồi xe chạy. Bỏ lại đàng sau lưng lẫn
trong bụi xám một khối t́nh thương tha thiết của quê cha đất tổ
có cây ô-môi, cây mặc-nưa, cây thốt-nốt và ruộng lúa vàng nặng
hạt.
Xe ra khỏi phum, trèo lên đường cái ngang qua Thánh Thất mà nàng
thường theo mẹ đến đây cúng bái. Xe không được ngừng lại để nàng
từ giả người quen. Các chú bác trong Bàn Tri Sự có biết là
Kim-Pha và gia đ́nh đang ngồi trên xe chạy ngang qua đó và có
bao giờ trở lại không? Kim-Pha thấy lờ mờ
h́nh ảnh mấy gốc thốt nốt già vươn ḿnh lên trên đám tre
xanh tàu lá phe phẩy như vẩy tay tiển biệt gia đ́nh nàng. Nàng
đổ lệ, cây thốt nốt cũng đổ lệ vẩy tay tiển biệt nàng. Kim-pha
đau quặng trong ḷng, nước mắt lại trào tuôn và ngất lịm không
c̣n nh́n thấy ǵ nữa.
Giờ đây, nơi quê hương mới (kinh tế mới) ở miền đồng chua phèn
mặn ven biển, Kim-Pha tức tưởi nhớ thương quê nhà. Nàng xin cha
mẹ vượt trên mấy trăm dặm đường về đây thăm lại phum-bản. Thăm
lại Thánh-Thất Tú-Tề nơi có nhiều cô bác thân yêu đang chăm sóc.
Đến bây giờ nàng mới hiểu rơ ư nghĩa của việc đi xây dựng quê
hương mới mà cha mẹ nàng hay nhắc đến. Quê hương này đẹp đẽ,
thân thương sao không ở lại phải đi xây dựng quê hương mới?? Ai
đă t́nh nguyện đi? Mà người có trách nhiệm tận t́nh giúp đở như
vậy? Cho người, cho phương tiện giúp đưa tận nơi mà không lấy
thù lao?
Kim-Pha hy vọng sẽ t́m gặp lại được những khuôn mặt thân yêu
quen thuộc. Nhưng nàng đă thất vọng. Không c̣n một ngôi nhà nào
c̣n sót lại nơi đây. Tất cả đều hoang vắng điêu tàn. Họ cũng đă
ra đi tất cả như gia đ́nh nàng. Những dấu chân c̣n in rơ trên
các nẽo đường chưa phai. Nàng cảm thấy xót thương cho bà con
trong phum chất phác, hiền lành cùng chia vui sớt khổ với cha mẹ
nàng. Sự nghiệp bao đời gầy dựng phút chốc đă tiêu tan thành mây
khói.
Nàng hiểu cái danh dự đi xây dựng quê hương mới ấy chỉ dành
riêng cho người dân tộc khơ-mer của cha nàng. Rồi Kim-pha quay
lại thương xót cho chính ḿnh v́ có mang trong ḿnh phân nữa
ḍng máu khơ-mer của cha mà cũng phải chịu cảnh biệt xứ ra đi.
Bao nhiêu t́nh cảm đảo lộn chất đầy. Kim-pha chết lặng trong
ḷng, tựa lưng vào hàng thốt nốt, mắt nḥa đi nh́n mặt trời vội
vă xuống thấp.
Nàng ghé Thánh Thất bái lễ, cầu nguyện thật lâu xin Ơn Trên
Chí-Tôn, Phật-Mẫu và Các Đấng Thiêng-Liêng phù hộ cho bà con
Khơ-mer đă ra đi tương tự như nàng được một cuộc sống b́nh yên.
Nàng khóc thật nhiều nên thấy ḷng cũng được nhẹ đôi chút.
Tú Tề, ngày 20 tháng giêng năm Kỷ Mùi (1979)
Bùi Tứ Ân
Chú thích:
Phum (1).: tên gọi khu dân cư người khơ-mer
tù-và (2): cái c̣i làm bằng sừng kêu rất to
Lục (3): Ông (tiếng gọi kính trọng)
Ù (4): Bà (tiếng gọi kính trọng)
mặc-nưa (5) : loại cây lấy làm màu nhuộm tơ