ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRẦN QUANG VINH VÀ CUỘC TRUYỀN ĐẠO Ở PHÁP QUỐC

Thiên Vân

Phối sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) 

 

Trung tướng Trần Quang Vinh (Quân đội Cao Đài)

 

       I.- TIỂU SỬ TRẦN QUANG VINH

       Trần Quang Vinh, Đạo hiệu Hiển Trung, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1897 tại Long Xuyên. Sau khi tốt nghiệp trường Collège Chasseloup-Laubat, Sài G̣n, ông ra làm Thông phán ngạch Chính phủ Pháp bảo hộ tại Nam Vang (Campuchia). Ông nhập môn vào đạo Cao Đài qua đàn cơ tại Nam Vang (Cao Miên) do Hộ pháp Phạm Công Tắc và Tiếp đạo Cao Đức Trọng pḥ loan vào tháng 6 năm 1927.

       Chỉ một tháng sau, ngày 27 tháng 7 năm 1927, ông được ân phong phẩm Lễ sanh, và sau đó Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm chấm ông vào phái Thượng (Thánh danh Thượng Vinh Thanh) và ban cho Đạo hiệu là Hiển Trung. Ngày 2 tháng 4 năm 1930 ông được thăng phẩm Giáo hữu, giữ trách nhiệm Quản lư Nội viện, một trong Cửu viện (tức 9 cơ quan hành đạo Trung ương của đạo Cao Đài).

       Năm 1931, ông được phái sang công cán tại Pháp quốc nhân dịp Đấu xảo quốc tế tại Vincennes (Paris). Thừa dịp này, ông truyền bá đạo Cao Đài và phổ độ được tất cả 15 người Pháp, trong đó có năm người được phong vào hàng chức sắc Cao Đài năm 1932. Ngoài ra ông c̣n vận động các thân hào nhân sĩ người Pháp để chính quốc Pháp công nhân đạo Cao Đài. . Nhờ thành tích này, sau khi từ Pháp trở về, ông được Hội Thánh Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh thăng phẩm Giáo sư ngày 21 năm 3 tháng 1932, trách nhiệm Phó chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Năm 1937, ông được thăng lănh trách nhiệm Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo tại Kim Biên, một cơ quan nhằm mục đích truyền bá đạo Cao Đài cho người Campuchia và người ngoại quốc khác.

       Ông Trần Quang Vinh c̣n là người sáng lập và là Đệ nhứt Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài năm 1943, ông tham gia cùng với quân đội Nhật thực hiện cuộc đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945.

       Ngày 15 tháng 2 năm 1948, ông được thăng phẩm Phối sư, đặc trách việc giao thiệp đối ngoại. Ông lần lượt được Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc ban một trong nhiều chức vụ cao cấp như:

       - Ngày 12 tháng 2 năm 1952, Phối sư Cố vấn Hành Chánh Đạo kiêm Thượng Thống Hộ Viện

       - Ngày 12 tháng 3 năm 1952, Cố vấn cho Chỉ huy Cơ Thánh Vệ.

       - Ngày 25 tháng 4 năm 1952, Trưởng ban Kinh tế.

       - Ngày 28 tháng 6 năm 1952, Nghị trưởng Hội đồng Tối cao.

       - Ngày 25 tháng 1 năm 1953, Tổng giám đốc Ban Kinh tế Trung ương Ṭa Thánh Tây Ninh.

       Đến năm 1975, Phối Sư Thượng Vinh Thanh bị bắt vào ngày 05 tháng 12 và mất ngày 25/01/1977 (ngày mùng 7 tháng Chạp năm Bính th́n) tại bệnh viện Công an nhân dân trong thời gian ở tù sau ngày 30/4 lịch sử (theo giấy báo tử của Chính quyền CM thông báo).

       II.- CUỘC TRUYỀN BÁ ĐẠO TẠI PHÁP QUỐC

       Nhơn dịp có cuộc Đấu xảo Quốc tế Thuộc địa tại Vincennes – Paris vào năm 1931, Chánh phủ Bảo hộ Miên quốc phái ông Trần Quang Vinh, lúc ấy là một công chức (Thông Phán hạng nh́) đi dự cuộc lễ.

       Tháng chạp năm 1930, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có đến viếng Thánh Thất Kim Biên và t́m gặp Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh. Hai vị Đại Thiên phong biết ông Trần Quang Vinh sắp đi công cán bên Pháp nên dạy phải nương cơ hội nầy mà truyền giáo và t́m phương xă giao với các chánh khách Pháp triều, sở cậy họ binh vực quyền tự do tín ngưỡng của Đạo Cao Đài ở Đông Dương, đương bị chánh quyền thuộc địa và bảo hộ áp chế.

       Ít hôm sau, Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp mời Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh đến Thánh Thất một lần nữa mà lần nầy hai vị Đại Thiên Phong dạy đủ mọi việc khi đến Pháp phải lo, về mặt truyền giáo cũng như việc kêu cầu với chánh phủ Pháp ra lịnh chấm dứt sự áp chế Đạo Cao Đài ở Đông Dương.

       Ông Trần Quang Vinh sang Pháp trên chuyến tàu Chenonceau, tách bến Sài G̣n ngày 10 tháng 2 năm 1931, tới Marseille ngày 5 tháng 3 năm 1931, tới Paris, ngày 7 Tháng 3 năm 1931.

       Theo tập Hồi Kư của Phối Sư Trần Quang Vinh, Thời gian ở Paris từ 7 tháng 3 năm 1931 tới 5 tháng 12 năm 1931, trọn 9 tháng. Ngoài phận sự lo cho cuộc Đấu xảo Vincenne – Paris, ông Vinh có thừa ngày giờ lo Đạo, hằng tiếp xúc với nhiều nhân vật, nào là Nghị sĩ, Luật sư, Giáo sư, Sĩ quan, Kư giả, đại khái là Hội Nhân Quyền (Ligue đes Droits de l’ Homme) mà Tổng Thơ Kư là ông Emille KAHN, kế tiếp là ông Henri GUERNUT, ông nầy là Nghị sĩ danh tiếng ở Quốc Hội Pháp. Mọi việc hoạt động trọn 9 tháng ở Pháp không thể kể xiết, những tài liệu sanh hoạt lần lượt gởi về Ṭa Thánh cho Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.

       Công việc truyền giáo và vận động cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng ở Đông Dương, ông Vinh thuyết phục và gầy dựng được một số nhơn vật và chánh khách Pháp có thiện chí đối với Đạo Cao Đài, trong số ấy có 5 vị kể tên sau đây được thọ phong Chức sắc vào năm 1932:

       1. Tiếp Dẫn Đạo Nhơn: Gabriel Gobron, Giáo sư Trung học.

       2. Nữ Giáo Sư: Bà Félicien Challaye, bạn của ông Giáo sư Đại học Sorbonne.

       3. Giáo Hữu: Charles Bellan, cựu Tham biện ở Đông Dương.

       4. Giáo Hữu: Gabriel Abadie de Lestrac, Lục sự Ṭa án Paris

       5. Nữ Lễ Sanh: Bà Marguerite Gobron, sau thăng Giáo Hữu (bạn ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron)

       Ngoài ra c̣n có các vị ân nhân can thiệp cho sự tự do tín ngưỡng tại Đông Dương, đáng kể nhứt là:

       1. Ông Albert Sarraut, Tổng Trưởng

       2. Ông Alexis Métois, Trung Tá Quân đội Pháp.

       3. Ông Edouard Daladier, Tổng Trưởng và Cựu Thủ Tướng.

       4. Ông Henri Guemut, Nghị sĩ Quốc Hội, Cựu Tổng Trưởng. Tổng Thơ Kư Hội Nhân Quyền.

       5. Ông Emile Kahn, Tổng Thơ Kư Hội Nhdn Quyền.

       6. Ông Emest Outrey, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp tại Nam Kỳ

       7. Ông Eugène Tozza, Luật sư Ṭa Thượng Thẩm Paris

       8. Ông Félicien Challaye, Giáo Sư Đại học Sorbonne.

       9. Ông Marius Moutet, Nghị sĩ Quốc Hộĩ Pháp và Tổng Trưởng

       10. Cô Marthe Williams, Nghị viên Hội Nhơn Quyền.

       11. Ông Paul Ramađier, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp.

       12. Ông Marc Rucard, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp.

       13. Ông Jean Piot, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp.

       14. Ông Jean-Michel Renaitour, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp.

       15. Ông Voirin, Nhân sĩ.

       16. Ông André Philip, Nhân sĩ.

       17. Ông Jean Laffray, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo La Griffe Ngoài ra tại Đông Dương c̣n bao nhiêu nhân vật binh vực Đạo Cao Đài như hai vị Trạng sư :

       Lortat Jacob, Trạng sư Ṭa Thượng Thẩm Sài G̣n, đặt văn pḥng tại Nam Vang.

       Roger Lascaux, Trạng sư Ṭa Thượng Thẩm Sài G̣n, đặt văn pḥng tại Nam Vang.

       Và 3 quan Khâm Sứ tại Miên Quốc là : ông Richomme, ông Sylvestre và ông Thibaudeau, mặc dầu là quan bảo hộ của Pháp triều, nhưng 3 ông nầy để yên cho Đạo Cao Đài mà lắm lúc c̣n binh vực là khác.

       Theo quyển Hồi kư của ông Trần Quang Vinh, là người trong cuộc, xin nhấn mạnh rằng: 2 ông Lascaux và Lortat-Jacoi), mặc dầu nghề nghiệp là Trạng sư, song với một tâm hồn cao thượng, hai ông hằng nói rằng lấy lương tâm và t́nh thương nhơn loại mà bào chữa cho sự bất công, nên không bao giờ nhận một thù lao nào của Đạo. Tác giả xin lấy hết danh dự và lương tâm mà chứng nhận sự nầy.

       C̣n về phần báo chí th́ có các báo sau đây liên tiếp bào chữa và tường thuật tất cả mọi sự áp chế Đạo Cao Đài.

       La Libre Opinion – Paris.

       Cahier de la Ligue des Droits de r Homme – Paris.

      La Griffe – Paris.

       Le Progrès Civique – Paris.

       Le Fratemiste – Lille (Nord)

        Le Ré veil Ouvrier – Nancy.

       Le Semeur – Falaise (Calvados)

       L’ Aurore Malgache – Tanamarive.

       Germinal – Croix (Nord)

       La Tribune Indochinoise – Saigon.

       Với sự ủng hộ và binh vực nhiệt thành của bao nhiêu nhơn vật, chánh khách và báo chí, Đạo Cao Đài hưởng được chế độ khoan hồng của chánh phủ Pháp do cuộc đồng thanh quyết nghị của Quốc Hội Pháp vào khoảng tháng 2 năm 1932 và tiếp theo là sự tự do tín ngưỡng ban bố cho Đạo Cao Đài trên toàn cơi Đông Dương. Đó là kết quả của thời gian tranh đấu, kiên nhẫn và chịu khổ của toàn Đạo, ít ra cũng nhiều năm liên tục.

       Cuối mùa Đông năm Tân Mùi (1931), ông Trần Quang Vinh đă măn hạn công tác tại Pháp quốc và trở về Việt Nam. Bận về cũng trùng với chiếc tàu Chenonceau nữa. Tàu tách bến Marseille ngày 5–12–1931, cặp bến Nhà Rồng Sài G̣n ngày thứ tư 30–12–1931, lúc 7 giờ sáng.

        Tại bến tàu, đă có sẵn gia đ́nh và bà con thân quyến ở Long Xuyên là quê nhà lên rước đông đảo. Ngoải ra c̣n có phái đoàn trong Đạo gồm quư Ngài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, Ông Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, Giáo Sư Thượng Tuy Thanh (Từ Huệ), Giáo Hữu Thái Gấm Thanh (Tử Hóa), Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển, (Bí thơ của Đức Hộ Pháp).

       Thiên Vân

       (25/7/2020)

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000