TRÁCH VỤ CỦA HIỆP THIÊN ĐÀI
Khai Tâm
Bài viết này của tác giả Khai
Tâm vừa gởi đến chúng tôi, mời đồng đạo tham khảo. Xin trích một
đoạn trong bài viết để thay lời giới thiệu:
“Thiếu hồn đạo hay
thiếu luật pháp th́ c̣n gọi chi là đạo nữa. Nếu luật pháp cải
canh, thiên điều bất chấp, đạo chẳng phải tṛ mua vui, mượn áo
ṣng mà chác đổi, tự ư chuyên quyền canh cải, định lẽ cho ḿnh
là chánh mà toan phương hại đạo, biến cái chơn giáo thành ra một
tṛ cười cho đời; th́ cửa luật pháp thiên điều chẳng hề tư vị
một ai”.
“ Cửa Hiệp Thiên
Đài đă khép lại. Mỗi người tín hữu đặt cho ḿnh một câu hỏi và
tự trả lời về bối cảnh mà Thiêng Liêng đă để một bài toán khó
cho chúng ta thực hiện”.
(Kh.T)
Từ khi Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ h́nh thành, trách vụ của cơ quan Hiệp Thiên Đài
vẫn tỏ rạng trong chức năng và nhiệm vụ do Bát Quái Đài Thiêng
Liêng giao phó. Lập Pháp Chánh Truyền, Đức Chí Tôn đă sở
định “Hiệp Thiên Đài là
nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, hễ Đạo c̣n th́
Hiệp Thiên Đài vẫn c̣n”. Tuy hữu tướng nhưng vai tṛ của cơ
quan Hiệp Thiên Đài vốn chứa bí nhiệm trong sứ mạng bảo tồn chơn
giáo, giữ nét công b́nh Thiên Đạo trên đường xiển dương và duy
tŕ nền tôn giáo của Đức Chí Tôn trong bảy trăm ngàn năm. Không
có Hiệp Thiên Đài th́ chẳng thể nào đạo c̣n v́ vốn Hiệp Thiên
Đài là cơ quan vén màn bí mật vô vi làm cho Cửu Trùng Đài thấy
được quyền bính thiêng liêng, làm Đạo-Đời tương đắc, điều đ́nh
thông công với Bát Quái Đài. Cửu Trùng Đài là xác của Đạo, Hiệp
Thiên Đài là hồn của Đạo. Nên chi, sự vi chủ của hồn mang ư
nghĩa tối trọng đối với sự tồn tại Cao Đài giáo.
Các tôn giáo cổ
kim dần dần theo thời gian bị thất sách do lượng văn minh lấn
át, không c̣n phù hợp với trí thức tinh thần, lương năng và
lương tri nhơn loại ngày nay. Nên Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế không
cho các Đấng Giáo Chủ xuống thế mà chính ḿnh Ngài xuống để dạy
dỗ, dẫn dắt chúng sanh tu hành, lập nền chánh giáo, quy Tam
Giáo, hiệp Ngũ Chi với tôn chỉ ân xá kỳ ba, phục dựng lại giá
trị thánh đức, xoay bánh xe pháp từ Hạ Ngươn tam chuyển sang
Thượng Ngươn tứ chuyển. Từ sự hệ trọng của giáo pháp đó, h́nh
thức Thánh Thể đương nhiên phải tuân thủ theo quyền năng Bát
Quái Đài, đă mặc nhiên định thể theo Pháp Chánh Truyền để lại.
V́ cái yếu lư trong việc bảo tồn nên Chánh Giáo mà Đức
Phạm Hộ Pháp minh định:
“Với chúng ta, dầu cho tan xương nát thịt với một kiếp sống thừa
nầy, không chi rằng hại, duy hại là hại cho phận sự Thiêng
Liêng, nếu chúng ta không biết cao trọng mà giữ tṛn trách nhậm,
đặng bảo thủ cái cơ nghiệp chung của cả nhơn sanh là Đạo ngày
nay đây, th́ cái tội t́nh trước mặt Thầy tính coi bao lớn”.
Cho nên, nền
chánh trị đạo của Đạo vốn theo Pháp Chánh truyền, các cơ quan
thực hiện nghiêm nhặt theo thánh ư thiêng liêng truyền giáng. Ấy
là pháp trị đạo cho ra quy cũ, chuẩn thằng khỏi điều thất bí
pháp trị thế, rao giảng chánh lư cứu thế của Đức Chí Tôn.
Bát Quái Đài là cơ quan chánh trị càn khôn thế giới, nắm
quyền hành vô h́nh. Về h́nh thế, là một cơ quan tượng trưng sự
hiện diện quyền năng tối cao thiêng liêng. Nên trong Bát Quái
thờ Thiên Nhăn, tức là thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, đó là Hồn
tức là Thần vi chủ cả máy tạo. Về diệu dụng, là cơ quan truyền
các ư chỉ xây dựng và hoàn thiện bộ máy Đạo trong vấn đế thu
nhận, chọn lọc đệ tử và thiết lập một giáo điều theo thiên ư.
Cửu Trùng Đài có
Hội Thánh, là cơ quan đặc trách hành sự, lo mặt hành chánh, thực
hiện các ư chỉ thiêng liêng do Hiệp Thiên Đài tiếp nhận thánh ư
thiêng liêng, tượng trưng cho xác thân của đạo, là một phần sự
sống của nền chánh trị đạo Cao Đài, ngày đêm lo con đường phổ độ
cho mau chóng.
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài là hồn của Cửu Trùng Đài hay
chơn thần hay là khí chất, nuôi dưỡng Cửu Trùng Đài, một cơ quan
chuyên trách luật pháp và là nơi thông công với Bát Quái Đài.
Hiệp Thiên Đài vốn là nơi Đức Chí Tôn ngự th́ Đạo chứa nơi ấy.
Pháp Chánh Truyền đă định nghĩa đó là nơi Thượng Đế ngự, cầm
quyền thiêng liêng nền chơn đạo. Xác và hồn đồng sống nhau,
tương liên mật thiết cùng nhau để thực hiện thánh thể Đức Chí
Tôn, tạo dựng và gom hợp con cái Ngài vào một nơi, tùng mạng
lịnh xây cơ chuyển thế, độ dẫn sanh chúng đến bờ giác ngộ. Trong
khi đó, Cửu Trùng Đài là xác, phải nương lấy Hiệp Thiên Đài,
nương hồn để bảo toàn cơ quan phổ độ chúng sanh.
Cơ cấu tổ chức của Hiệp Thiên Đài gồm có Hộ Pháp chưởng
quản và điều hành chi Pháp, dưới có bốn vị Thập Nhị Thời Quân
chi Pháp phụ tá. Trái phải có Thượng Phẩm (chi Đạo) và Thượng
Sanh (chi Thế), mỗi chi có bốn vị Thập Nhị Thời Quân gồm
(Khai-Hiến-Tiếp-Bảo). Đây là Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài ra đời
1932.
Đến năm 1966, Đức Thượng Sanh kư thánh lịnh bổ túc Hiến
Pháp Chức Sắc Hiệp Thiên Đài tiểu cấp từ Luật Sự lên Tiếp Dẫn
Đạo Nhơn. Trước đó, các cơ quan hiện tướng như ba cơ quan tu
tịnh Thiên Hỷ Động Trí Huệ Cung, Địa Linh Động Trí Giác Cung và
Nhơn Ḥa Động Vạn Pháp cũng được Đức Hộ Pháp triển khai thi hành
và chuyển hóa tùy thời kỳ mà có Hội Thánh Phước Thiện, thuộc chi
Đạo; lập Thập Nhị Bảo Quân tức là Hàn Lâm Viện Cao Đài, Ban Thế
Đạo...để phục vụ cơ nghiệp Đạo.
Về sở hành, cơ quan Hiệp Thiên Đài vốn mang trách vụ lo
phương diện luật pháp, bảo thủ chơn truyền đạo cho khỏi phải
thành phàm giáo, lại là cơ quan sửa trị luật pháp, thi hành mạng
lệnh xử phạt chư chức sắc phạm giới mặt hữu h́nh.
Ngoài việc nắm quyền năng hữu h́nh, Hiệp Thiên Đài c̣n
mang giá trị và năng lực thiêng liêng. Minh chứng điều này, Đức
Phạm Hộ Pháp thuyết giảng:
“Hộ-Pháp và Thập Nhị Thời
Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao
Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần-Đạo nói: đây là quyền
Đạo Cao-Đài cả Thiêng-liêng hằng sống [Thuyết Đạo của ĐHP]”
Hơn nữa luận về sứ mạng đặc biệt, chư chức sắc Hiệp Thiên
Đài mang một thiên mệnh xuống trần, làm tôi tớ cho Đức Chí Tôn
để gầy dựng một sự nghiệp Đại Đạo. V́ Đức Chí Tôn muốn tá trần
chính ḿnh Ngài để cứu rỗi, chư Thiên Mạng hạ ḿnh làm thay Đức
Chí Tôn tạo đạo.
Đức Hộ Pháp giảng:
“…Nhứt là Ngự Mă Quân của Chí Tôn biết trước hơn ai hết, bởi v́
Ngài có dạy, trước hết là Ngài bỏ Huỳnh Kim Khuyết, bỏ Thiên
Cung đ̣i xuống trần dạy con cái của Ngài lập phương giải khổ.
Nếu tôi không lầm, cơ bút đă cho tôi biết các bạn Hiệp Thiên do
nơi đâu sản xuất? Do để giữ quyền Thiêng Liêng nên mới có 12 vị
Thời Quân, Thập Nhị Địa Chi, tức là cảnh Thiêng Liêng vô h́nh
của chúng ta. Tôi tưởng tấn tuồng tôi đă làm trọn và làm nơi cơi
vô h́nh. Ngày kia về thiêng liêng các bạn sẽ thấy h́nh tối đại
tối thiểu. Phận sự tôi đối với các bạn nó có thâm t́nh vô hạn,
v́ đồng tâm, đồng chí, một mực đề xướng cả thảy đều nghe chịu
một hoàn cảnh, Bần Đạo làm không hết, số là tại Bần Đạo và các
bạn Hiệp Thiên Đài đă hứa với Chí Tôn” [Thuyết Đạo của ĐHP,
Q. 1].
Nên h́nh thể Hiệp
Thiên Đài mang tính chất tối trọng đối với Đức Chí Tôn trong
việc lập chơn truyền Đại Đạo. Sự hiện thân của Đức Chí Tôn cũng
chẳng phải của Hộ Pháp, của chức sắc Hiệp Thiên Đài mà thôi, đó
là quyền hành và sứ mạng của Hội Thánh lưỡng đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng. Đức Hộ Pháp phải chuyển pháp, lấy trách vụ của Hộ
Pháp mà hội hiệp chư Thiên Mạng làm một h́nh thể tối linh tại
thế. Do vậy, chức năng của cơ quan lưỡng đài phải đi trong trật
tự để duy tŕ Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Bằng chẳng vậy, điều đó
trở nên trái với thiên mạng Đức Chí Tôn phó thác.
Đức Hộ Pháp cho hay:
“H́nh ảnh của Ngài là Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên. Hộ
Pháp có khôn ngoan nào hơn là cầu khẩn cho có người đến với ḿnh
đặng tạo Thánh Thể đó, chớ một ḿnh Hộ Pháp xuống không thế
được, nên phải cám dỗ cung nầy điện kia, đến Cửu Thiên Khai Hóa,
biết chắc làm được mới đi” [Thuyết Đạo, Q.1].
Hơn nữa, Chơn Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ vốn nằm nơi cơ quan
sản xuất của lưỡng đài. Hiệp Thiên lo bảo thủ chơn truyền, Cửu
Trùng lo cơ quan giục tấn và đ̣i hỏi phải ḥa nhau đi trong
khuôn luật của Đức Chí Tôn, chớ không phải phản khắc, đè nén
nhau.
“Chơn pháp của Chí Tôn
để hai pḥng hiệp một là Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Hiệp
Thiên Đài là pḥng quân luật, c̣n Cửu Trùng Đài là pḥng dân
chủ, biểu sao khỏi xích mích nhau. Một đàng bảo thủ, một đàng
giục tấn, nếu hai đàng không ḥa nhau, đem chơn lư hiển nhiên
th́ ḥa được, c̣n không lấy chơn lư th́ đụng tại chỗ phản khắc,
không thể đệ lên thượng quyền mà c̣n nhơ bợn được. Đó là cái bàn
sàng, sàng măi cũng phải lọt xuống” [Thuyết Đạo của ĐHP,
Q.1].
Đạo Cao Đài hiện
tướng ra cơ quan cứu khổ cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn với cơ
cấu chánh trị đạo. Nhưng cơ quan Hiệp Thiên Đài là cơ quan do
Đức Phật Mẫu đến lập ra trước, sau mới lập ra Cửu Trùng Đài.
“Phật Mẫu ban sơ
đến Hiệp Thiên Đài làm Mẹ của chữ Khí tức là khí sanh vạn vật.
Lấy Ngươn pháp trong chữ "Khí" biến thành Càn Khôn Vũ Trụ, chữ
Khí tương quan trong Hiệp Thiên Đài. Nên Phật Mẫu trước đến tạo
Hiệp Thiên Đài thuộc Pháp, tức là ṭa ngự của Người, rồi sau mới
lập Cửu Trùng Đài. Người đến gọi ḿnh là bạn của chúng sanh, tự
xưng Thiếp, đem bí mật từ thử chưa ai nghe đối với Chí Tôn thế
nào, nói rơ không kiêng phép Ngọc Hư, v́ để tạo gia nghiệp cho
con cái của Người, th́ Người có quyền nói không ai cản được nổi”
[Thuyết Đạo của ĐHP, Q.1].
Hiệp Thiên Đài c̣n tượng cho pháp giới tạo ra vạn linh
càn khôn vũ trụ. “Chúng
ta ngước mặt lên trời, mắt ta thấy hằng hà sa số là địa giới, ta
gọi là sao, mỗi v́ tinh tú ấy là một quả địa cầu có người ta ở,
cho nên Đức Chí Tôn mới nói rằng: Càn Khôn Vơ Trụ nầy chứa đầy
Vạn Linh. Nói rơ hơn Cửu Trùng Đài là Đời. C̣n Hiệp Thiên Đài là
Pháp giới tạo ra Vạn Linh, nó là Đạo, rơ rệt như vậy”
[Thuyết Đạo của ĐHP, Q.2].
Pháp Chánh Truyền
Đại Đạo tạo ra để làm một khung luật định phẩm, dùng diệu pháp
của Đức Chí Tôn ban truyền phẩm tước, định vị cho con cái Người.
Hiệp Thiên Đài lại là cơ quan có trách nhiệm ǵn giữ pháp chánh.
“Từ thử đến giờ
chúng ta thường quen gọi là Ṭa Hiệp Thiên Đài hay là Ṭa Tam
Giáo, nên đă 23 năm Đạo, mà chúng ta vẫn chưa biết chỗ dốt của
ḿnh. Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn buổi nọ giáng bút hỏi
Bần Đạo một câu bằng Pháp văn: "EXPLIQUEZ ÉTYMOLOGIQUEMENT LE
MOT T̉A?" (Vậy chớ theo ngữ nguyên tiếng Ṭa nghĩa là ǵ?). Bần
Đạo trả lời: "Thưa Ngài, kêu Ṭa là nơi để định án, xử tội kẻ
phạm luật pháp". Ngài cười và nói: "Trật, gọi Ṭa là khi nào Ṭa
nhà, hay Ṭa lâu đài ǵ đó, chớ tiếng Ṭa không có định nghĩa về
phương diện Pháp Chánh cả". Bần Đạo thừa dịp nhờ Ngài dạy nữa.
Ngài nói: "Cái tiếng của Chí Tôn đă đem đến đặt để nó khéo léo
hay ho biết bao nhiêu, nghĩa lư rất thâm diệu mà tại sao lại
không dùng. Đức Chí Tôn đến lập Pháp Chánh Truyền, giao cho Hiệp
Thiên Đài ǵn giữ. Trong đó có diệu pháp của Chí Tôn đến lập vị
cho con cái của Người tại thế gian nầy, Ngài mượn xác thịt của
con cái Ngài tổng hợp lại cho nó có trật tự, có đẳng cấp, tức
nhiên là lập Thánh Thể của Ngài, các phẩm trật có liên quan với
các phần tử tức nhiên Hội Thánh tổng hợp là Thánh Thể của Ngài.
Ngài lập Pháp Chánh Truyền cốt ban quyền hành cho Thánh Thể của
Ngài, mà hễ đạt quyền được, tức nhiên về với Ngài được. Ấy vậy,
Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên là phương định vị, lập quyền đặng
hiệp một con cái của Chí Tôn cùng Chí Tôn vậy" [Thuyết Đạo
của ĐHP, Q. 2].
Hiệp Thiên Đài hiện hữu để cầm h́nh luật, bảo tồn chánh
pháp, bảo trọng Thánh Thể Đức Chí Tôn cho mỹ miều, giục thút
nhơn sanh phổ giáo và duy tŕ pháp chánh chơn đạo. Nếu không có
cơ quan Hiệp Thiên giữ, hiện trạng loạn pháp theo thảm kịch cổ
kim, tránh nạn thất thứ, ngôi phẩm, ǵn giữ đại nghiệp của Đức
Chí Tôn.
Đức Hộ Pháp giảng rơ:
“Nếu cả Pháp Chánh đó
không người cầm để thực hiện th́ cả giá trị lẫn thể thống đều
mất hết. Từ ngôi Giáo Tông đến ngôi Đầu Sư, giữa có ngôi Chưởng
Pháp, nếu không phải Pháp Chánh do Hiệp Thiên Đài nắm giữ th́ họ
tông lúng, tông hoài, tông măi măi làm cho loạn Đạo theo tấn
thảm kịch, ta đă thấy diễn đi diễn lại nhiều lần, mà thử hỏi tại
sao họ tông không được? Là tại Hiệp Thiên Đài cầm Luật chắc chắn
không cho loạn hàng thất thứ đặng. Họ tông mặc họ, Hiệp Thiên
Đài cứ nắm giữ chặt chẽ, mà định phẩm cho con cái của Đức Chí
Tôn mà thôi. Nếu chẳng vậy, nghĩa là nếu Hiệp Thiên Đài để họ tự
do hành động, th́ phải đắc tội với Chí Tôn, v́ Chí Tôn đă giao
cho ǵn giữ cái kho tàng đă định Thánh Thể của Ngài định vị cho
con cái của Ngài y như đă giao cho ǵn giữ, cái kho tàng đă định
chia cho đứa lớn bao nhiêu, đứa út bao nhiêu, rồi Hiệp Thiên Đài
để cho người mạnh giựt giành tài sản của mấy người khác, hỏi vậy
người lănh lịnh đảm nhiệm chia của ấy, sẽ bị h́nh phạt như thế
nào? Nếu không có người cầm giữ kho đó đặng phân phát công b́nh
cho con cái của Ngài th́ sợ e thiên hạ giựt giành hết mà con cái
của Ngài không hưởng đặng, gia tài để dành cho họ mà chớ. Ấy
vậy, hàng phẩm mà Pháp Chánh đă định, cốt yếu hiệp con cái Chí
Tôn lại làm một cùng Ngài, mà muốn cho đặng hiệp cùng Ngài, th́
Ngài để cho Hiệp Thiên Đài chưởng quản giữ ǵn nghiêm luật Pháp
Chánh đó. Một người về Đạo là Thượng Phẩm cầm quyền Luật Đạo
định phẩm vị; một người về Thế tức là Thượng Sanh đem con cái
của Đức Chí Tôn vào cửa Đạo, d́u dắt con cái Ngài không ai đặng
phép ngăn đường đón ngơ. Đại nghiệp của Chí Tôn để lại mặt thế
nầy cho toàn cả nhơn loại, không ai có quyền giành hưởng một
ḿnh. Định luật như vậy mới là công b́nh và chánh đáng. Bần Đạo
lập lại: Pháp Chánh cốt yếu lập quyền cho con cái Đức Chí Tôn,
có hàng phẩm, quyền hành, thứ tự, đẳng cấp, giao cho Hiệp Thiên
Đài sắp đặt không cho loạn hàng thứ thất, nếu loạn hàng thất thứ
th́ Đạo tiêu diệt” [Thuyết Đạo của ĐHP, Q. 2].
Cây cờ cứu khổ
Đại Đạo đă sở định quyền của Hiệp Thiên Đài cầm vận mạng của
Đạo. “Đức Chí Tôn đến, có
điều thiết yếu hơn hết, Ngài đến là v́ con cái của Ngài quá khổ,
Ngài đến với cái sở định của Ngài, là đến cứu khổ cho toàn thể
con cái của Ngài. Cơ cứu khổ ấy trong lúc ban sơ, Đức Chí Tôn đă
đưa trong tay Hiệp Thiên Đài” [Thuyết Đạo của ĐHP, Q. 4].
Luật pháp đạo là thiên ư, được dựng xây qua bàn tay con
người kết thông thiêng liêng mà giáng ban thành h́nh luật. Nên
Pháp Chánh Truyền là thiên điều tại thế, vận hành guồng máy Đại
Đạo hầu bảo thủ chơn giáo và công b́nh Thiên Đạo. Thiếu hồn đạo
hay thiếu luật pháp th́ c̣n gọi chi là đạo nữa. Nếu luật pháp
cải canh, thiên điều bất chấp, đạo chẳng phải tṛ mua vui, mượn
áo ṣng mà chác đổi, tự ư chuyên quyền canh cải, định lẽ cho
ḿnh là chánh mà toan phương hại đạo, biến cái chơn giáo thành
ra một tṛ cười cho đời; th́ cửa luật pháp thiên điều chẳng hề
tư vị một ai.
C̣n nhớ Đức Phạm
Hộ Pháp đă tuyên ngôn: “Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào
tiêu diệt nó được, kẻ nào muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn
đừng sanh ra bởi chẳng hề khi nào muốn tiêu diệt Đạo đặng, khuôn
luật vẫn vậy” [Thuyết Đạo của ĐHP].
Bước đời càng gay
trở, tiếng thiều nhặt thút thoi đưa, xuân măn, thu tàn, cúc rũ
sương tan, vầng nhựt nguyệt trở nên xa vắng. Nền Đại Đạo đă bước
sang ngoài chín mươi, cũng đă chịu nhiều sương pha thử thách.
Cửa Hiệp Thiên Đài đă khép lại. Mỗi người tín hữu đặt cho ḿnh
một câu hỏi và tự trả lời về bối cảnh mà Thiêng Liêng đă để một
bài toán khó cho chúng ta thực hiện.
Thay câu kết bằng hai câu thi thất ngôn bát cú đường
luật, được Đức Hộ Pháp cảm tác trước khi quy thiên:
“…Rồi ai sẽ đến
cầm chơn pháp,
Tô điểm non sông
đạo lẫn đời”.
Khai Tâm, Kỷ niệm ngày
14/04/2021.