Chủ
đề:
Bạn đă thực
sự hiểu đạo Cao Đài chưa?
Bài 6:
Tôn giáo Cao Đài có thể bị bế
trước 700 ngàn năm không ?
Theo như kế hoạch của chủ đề: Bài 6 này sẽ đề cập đến Đạo có
thể Thiên Phong chức sắc khi không có cơ bút không? Câu trả lời
ĐƯỢC.
Tuy nhiên, xét thấy chưa đúng thời điểm để đưa bài này ra nên
thay vào đó,
chúng tôi tham luận một bài khác cũng vô cùng hữu ích, ấy là tựa
bài viết ở trên:
Tôn giáo Cao Đài có thể bị bế trước 700 ngàn năm không?
Câu hỏi này nếu ai nghe qua mà không có cảm xúc th́ người ấy
không phải là môn đệ của Đức Cao Đài. Cảm Xúc có thể là đồng ư
và buồn bă; cũng có thể là tức giận và phẫn nộ.
Dẫu buồn bă hay phẫn nộ th́ quư bạn vẫn nên đọc tiếp phần phân
tích sau đây:
1. Hai từ Đạo bế không phải do người viết bài này nghĩ ra. Danh
từ này do đọc được trong
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Đức Chí Tôn đă dạy (*).
2. Trong quá khứ, đạo đă hai lần bị bế của hai thời Nhất và Nhị
kỳ phổ độ. Những nguyên nhân đưa đến Đạo của nhất và nhị kỳ phổ
độ bị bế như Thánh Ngôn dạy chúng ta đă rơ: thất chơn truyền.
Nếu những nguyên nhân đó xuất hiện trong Tam Kỳ Phổ Độ th́
chuyện tôn giáo Cao Đài sẽ bị bế là điều không tránh khỏi. Từ
hiện tượng suy ra bản chất.
Điều khác biệt đặc biệt dễ thấy nhất trong hai lần bế đạo của
Nhị kỳ và Tam kỳ:
Trong Nhị kỳ phổ độ các tôn giáo bị bế một cách từ từ và gián
tiếp. Cả một đời người ngắn ngủi không nhận diện sự khác biệt
đó. Đến nay Chí Tôn dạy chúng ta mới thấy. Những người đương
thời lúc đó có thể đă không thấy.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ tôn giáo Cao Đài bị bế một cách đột ngột và
trực tiếp:
Năm 1979 (Kỷ Mùi) khi Cao Đài được 53 năm, Thông Tri 001 và Đạo
Lịnh 01 ra đời. Ta hăy xem lúc đó tôn giáo Cao Đài c̣n lại cái
ǵ?
Không c̣n ǵ cả. Không có một cơ quan nào không được kể tên
trong điều một Đạo Lịnh 01. Kể từ ngày đó cánh cổng tôn giáo Cao
Đài đă khép lại. V́ quá đột ngột, Đạo Lịnh 01 có hiệu lực ngay
từ ngày kư tên, bộ năo của xác Đạo bị ức chế, nhưng các bộ phận
trong cơ thể Đạo vẫn c̣n sức sống mănh liệt, nên xác Đạo vẫn c̣n
thở. Đó là lần bế Cao Đài thứ nhứt.
Sau gần 20 năm ngoi ngóp sống gượng, năm 1997 nhà nước ban ân
huệ công nhận pháp nhân cho Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh được tự
do thực hiện nghi thức tôn giáo, lại một lần nữa Cao Đài Ṭa
Thánh Tây Ninh bị nhóm chức sắc bội sư phản bạn lập một
hiến chương đi ngược Pháp Chánh Truyền từ bỏ lịnh hồn Đạo
cho đến nay.
Hai mươi bảy năm (27 năm) Cao-Đài-Tây-Ninh-không-có-Đài-nào,
đang ngự trị tại Tổ Đ́nh của Chí Tôn và chư tiền bối thành lập,
ngày càng lớn mạnh. Và cứ thế lớn mạnh thêm không biết đến bao
giờ mới dứt. Như vậy nếu không nói Đạo bế th́ nói ǵ?
Cho đến nay, những môn đệ thơ ngây cả tin của Chí Tôn lại hăm hở
trang trí từ vật chất đến tinh thần để đón mừng tôn giáo Cao Đài
sắp bước tới một trăm năm bằng nhiều h́nh thức. Điều này có một
chút sai sai. Một trăm năm chỉ những môn đệ c̣n ǵn luật lệ mới
có tư cách nói.
3. Nội dung Thánh Ngôn đă trích, Đạo bị bế là do thất chơn
truyền. Chữ Đạo ở đây Đức Chí Tôn ám chỉ phần hữu h́nh tức là
tôn giáo. C̣n phần Vô Vi mới thật là Đạo. Nên Phật giáo và Đạo
Phật là hai thực thể khác nhau, Phật giáo là con đường dẫn vào
Phật Đạo: Phật giáo bị bế, th́ đi con đường nào vào Phật Đạo?
Không có!
Phật Đạo tuy c̣n nhưng không hữu ích cho con người cho nhân loại
tu học được. Cho nên đạo Phật được Đức Chí Tôn quy nguyên tức
đưa về nguyên gốc để tôn kính và học hỏi cho buổi Tam Kỳ.
4. Xét về thực trạng của Cao Đài ta thấy: Tôn giáo Cao Đài là
con đường dẫn đến Đạo Cao Đài. Tôn giáo Cao Đài bị bế như đă nói
ở trên, môn đệ đi đường nào đến với Chí Tôn tức Đạo Cao Đài?
Ai cũng thấy rằng:
a. Tôn giáo Cao Đài trước năm 1975 chỉ có một. Chữ một ở đây
được thể hiện bằng một Pháp Chánh Truyền về phần đạo. Về phần
đời nhà cầm quyền chỉ ban duy nhất một pháp nhân cho tôn giáo
Cao Đài. Không ban thêm pháp nhân nào khác cho các chi phái Cao
Đài. Đây là đời giúp cho Đạo ǵn giữ sự thống nhất của tôn giáo
Cao Đài.
Sau năm 1975 tất cả các chi phái cao đài đều được ban
pháp nhân. Từ đó họ được hợp pháp về mặt Đời, cho nên họ không
c̣n phải buộc ḿnh tùng Pháp Chánh Truyền hay các luật lệnh khác
của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Điều này cũng cho người tín
hữu môn đệ Cao Đài nghi ngờ rằng: không biết vô t́nh hay cố ư,
Đời đă giúp cho Cao Đài tan đàn rẻ nghé không c̣n phương thống
nhứt. Việc này tuy có thể hiện một sự tôn trọng tự do tín ngưỡng
không suy nghĩ của cơ quan quản lư tôn giáo nhà nước (Ban tôn
giáo chính phủ). Cao Đài nào xin cấp pháp nhân đều được cơ quan
này công nhận tất cả. Song song đó, tôn giáo Cao Đài của Đức Chí
Tôn nguyên thủy xin pháp nhân, cơ quan này nhận hồ sơ và cất giữ
luôn. Không từ chối cũng không công nhận.
Việc tôn trọng tự do tín ngưỡng của người quản lư tôn giáo có
chọn lọc, có định hướng. Điều này là quyền của người cầm quyền
đất nước chúng ta không b́nh luận.
Việc công nhận nhiều pháp nhân cho Đạo Cao Đài trong đất nước
Việt Nam là một may mắn hay là một đại họa cho nền đại đạo? Mọi
người tự hiểu và tự trả lời cho chính ḿnh được.
b. Danh ngôn xưa có câu: ".anh em như chim một đàn luôn tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau, khi gặp đại nạn th́ mạnh con nào nấy bay".
Đại nạn ở đây có thể là do thiên tai giông băo hoặc là hỏa hoạn
cháy rừng. Lúc đó những con chim một đàn như trong danh ngôn đă
nói tự ḿnh cứu ḿnh c̣n chưa xong có đâu
sức thừa để cơng lấy một
cánh chim đồng bạn thoát nạn được? Khi ấy chỉ có thể bảo nhau
một câu cho bạn ḿnh hiểu: "bạn ơi bay hướng này sẽ thoát ra
khỏi vùng hỏa hoạn cháy rừng, hoặc giông băo dễ hơn v́ nó
gần b́a rừng”
Đó là sự giúp đỡ cuối cùng
ḿnh có thể giúp được cho đồng bạn của ḿnh.
Tôn giáo Cao Đài hiện nay có đang gặp đại nạn tương tự như cháy
rừng hay giông băo hay không? Xin trả lời là có. Trận đại cuồng
phong đó đă xảy ra từ năm 1979. Tức sau ngày Đạo Lệnh 01 ra đời.
Cánh rừng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không c̣n một bóng cây xanh
nào.
Với đức tin mạnh mẽ của môn đệ Đức Chí Tôn, những cánh chim
trong băi tro tàn của Đại Đạo vẫn tiếp tục sống được dù phải đậu
trên những cành cây đă cháy, dù không có màu xanh kết hoa trái
để tạm nuôi thân. Những cánh chim này vẫn phát triển và tiến hóa
đó là sự vinh diệu của nền Đại Đạo của Chí Tôn ban cho không nơi
nào có được. Đó là thời kỳ cánh cửa đại đạo khép lại.
Con người với sự chịu đựng thử thách đă vượt qua thời kỳ đạo
khép cửa. Thời kỳ này chỉ gọi Đại Đạo khép lại (chưa thật bế)
trong giai đoạn thứ nhất 1979 đến 1997.
c.- Đến đây thiên nhiên một lần nữa thử thách những cánh chim
vững tâm vững trí vượt qua khỏi hỏa hoạn năm xưa bằng một thiên
tai sắc bén và nhẹ nhàng hơn. Giông băo kỳ này ập đến không bằng
trận cuồng phong mà bằng một vi-rút lạ: ấy là Hiến chương 1997.
Hiến chương này không phải được ban hành để phục hưng nền đại
đạo đă bị cháy rụi của thời kỳ đạo khép lần trước, mà để mở một
cánh cửa khác, trồng một loại cây khác hoàn toàn trên băi tro
tàn 1979 và 1997.
Loại cây này có lá tương tự như cành cây trước. Nhưng vị đắng
bên trong vô cùng cực độc. Hiến Chương đă lập một cánh rừng Đạo
mới, không bổ ích không giúp đỡ được cho những nạn nhân của giai
đoạn 1979 và 1997.
Đây là giai đoạn đạo khóa cửa thật sự (giai đoạn 2). Giai đoạn
này cánh rừng đắng của Đại Đạo đă thử thách con cái của Chí Tôn
một lần nữa. Đây là đại nạn lần thứ hai tuy êm đềm nhưng mănh
liệt hơn. Trong giai đoạn đạo nạn này, những cánh chim đồng bạn
không thể giúp lẫn nhau thoát nạn được. Chúng chỉ có thể giúp
bằng lời nói để chỉ hướng đến nơi an toàn nhất xa khỏi vùng có
vi-rút 1997, cho mọi
người tự bơi về. Đó là khi thuyền đắm giữa biển khơi.
Dĩ nhiên có người tin tưởng điều đó, cùng bơi theo hướng
đó, Nhưng cũng có nhiều người không tin tưởng và bơi theo một
hướng khác. Hướng này là trở về cánh rừng trái đắng của Đạo. Đó
là duyên số, đó là định mệnh và đó cũng là bài thi cuối cùng cho
cùng hai giai đoạn này nhập lại thành một. Đại nạn khủng khiếp
để đưa cửa Đạo đă khép kỳ 1979-1997 trước khóa lại vĩnh viễn
bằng cách đóng cửa Hiệp Thiên Đài cắt đường thông công đến Bát
Quái Đài.
May mắn thay, c̣n rất nhiều người đă vượt khỏi đại nạn c̣n đang
khỏe mạnh. Trước khi về chầu Ngọc Đế, các vị đang cố gắng tranh
đấu cho cánh cửa Cao Đài tái mở rộng theo đúng chơn truyền.
Chúng ta hăy ủng hộ và vùa sức cùng nhau giữ cho Cao Đài không
bị bế.
Tóm lại, Chí Tôn tiện tri ban cho Đạo được bền đến thất ức niên
là có thật. Nhơn sanh đă mới 53 năm (1979) đă tự đóng cửa để đi
đường khác. Vậy Đạo Cao Đài bị bế trước 700 ngàn năm là thật.
Nếu ai đó đang mơ Cao Đài sẽ bền đến 700 ngàn năm rồi vui vẻ
bước đi th́ chưa phải môn đệ Cao Đài.
Nay kính
Nguyễn Tâm