Tọa đàm:
T̀M HIỂU THỜI THÁNH ĐỨC
Bùi Thanh An
tổng hợp
Nam
Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Chúng con cầu nguyện Ơn Trên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, Các Đấng
Thiêng Liêng và Đức Hộ Pháp Thiên Tôn phù hộ cho chúng con được
sáng suốt t́m đủ tư liệu để tŕnh bày những loạt bài
T́m hiểu Giáo Lư cho
đúng chơn lư và Đạo pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ!
Hằng ngày chư huynh đệ lớn tuổi t́m đến nhau tṛ chuyện. Gặp gỡ
để t́m hiểu luật pháp và giáo lư Đạo trong lúc Hội Thánh vắng
mặt nên không thể thỉnh giáo được điều ǵ. Đó là cách tốt nhứt
để tu học t́m chân lư hiện nay. Quyết định không để bất cứ vấn
đề thị phi, danh lợi quyền hay chánh trị vào câu chuyện đàm đạo.
NHÓM
ĐẠO HỮU GIÀ
=================
“NGƯỠNG VỌNG
Vô Trung Từ Phụ phát hạ hồng ân, háo sanh đại đức, bố hóa chư đệ
tử trí năo quang minh, tinh thần mẫn huệ, thừa hành mạng lịnh,
tế độ nhơn sanh, định tâm giác ngộ, ḥa ái tương thân, đại đồng
huynh đệ, phục hồi
Thượng Cổ Thánh Đức thuần lương cọng hưởng thái b́nh, an
ninh, hạnh phước.”
(Trích
ḷng sớ cúng Sóc Vọng hàng tháng)
Mỗi ngày một đề tài. Đề tài hôm nay anh em cùng đưa ra t́m hiểu
là “THỜI THƯỢNG NGƯƠN
THÁNH ĐỨC” sẽ đến với chúng sanh như thế nào?
Có rất nhiều ư kiến khác nhau tŕnh bày đóng góp bổ sung cho vấn
đề để nội dung được hoàn hảo. Câu chuyện càng ngày càng thêm hấp
dẫn và lư thú. Nhiều người quan tâm tham gia. Thời gian kéo dài
rất muộn mà chưa t́m hiểu được thấu đáo, anh em đồng ư tạm nghỉ
và hẹn hôm sau tiếp tục. Chủ đề này các huynh đệ
bàn luận cả mấy hôm mới xong.
Tất cả đồng ư với phương án t́m hiểu đa phương để tổng hợp lại
là cách phù hợp và đầy đủ và khách quan nhứt.
Những đề mục anh em vui ḷng và qui ước cùng bàn là t́m giải đáp
cho các câu hỏi nhỏ sau đây:
1/ Ai lập ra Thời Thánh Đức ?
2/ Thời Thánh Đức được thành lập ở cơi phàm hay cơi Thiêng
liêng?
3/ Thời Thánh Đức con người sẽ tiến bộ văn minh hay lạc hậu hơn
hiện nay?
4/ Thời Thánh Đức con người sẽ c̣n chịu trong ṿng tứ khổ buộc
ràng không?
5/ Thời Thánh Đức c̣n có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
không? Ư nói tŕnh độ tấn hóa trong đó có cao thấp hay bằng
nhau?
6/ Con người trong Thời
Thánh Đức cần có những điều kiện ǵ?
7/ Thời Thánh Đức được thành lập ra cùng lúc với thời đấu tranh
tận diệt hiện nay hay là sẽ được thành lập sau khi đời bạo tàn
này bị tận diệt?
8/ Xă hội thánh-đức và con người thánh-đức cái nào cần phải có
trước?
9/ Thời thánh-đức con người có c̣n phải lo tu học nữa không?
10/ Nếu c̣n câu hỏi nào xin các huynh đệ nêu thêm để cùng bàn.
Kết quả t́m hiểu như sau:
Vấn đề số 1;
“Ai lập ra Thời Thánh Đức ?”
Câu nầy tất cả chư huynh đệ đều có chung ư kiến: Xă hội
thánh-đức có nhiều đặc điểm ưu việt tuyệt vời. Một xă hội của
thương-yêu và công-b́nh. Con người lương thiện luôn sống vị tha,
không tham lam ích kỷ, trọng nhơn nghĩa hơn trọng danh lợi. Một
xă hội tuyệt vời như vậy, con người không thể tự ḿnh lập ra mà
phải có quyền năng và bàn tay của Thiêng Liêng tạo dựng mới
được.
Vấn đề số 2:
Thời Thánh Đức được thành lập ở cơi phàm hay cơi Thiêng liêng?
Tất cả chư huynh đệ tham gia câu chuyện đều đồng ư: Xă hội lúc
nào cũng có người hiền và kẻ dữ sống lẫn lộn cùng nhau. Kẻ vị
tha người vị kỷ cùng chung sống cho nên chữ Thương-Yêu và
Công-Bằng rất khó khăn mà thực hiện cho hoàn hảo. Tuy nhiên,
cũng có người vượt qua được các cơ thử thách nên mới xứng đáng
được đời tôn vinh lên bậc Thánh Nhân. Cho nên các Đấng Thiêng
Liêng muốn tạo lập một xă hội mà trong đó chỉ có người hiền để
cho việc tấn hóa của chúng sanh được tự do, đạt trọn vẹn theo
công sức học hỏi của cá nhân ḿnh cho nên
Thời
Thánh Đức nhứt định sẽ phải được thành lập ở cơi phàm trần.
Vấn đề thứ 3:
Thời Thánh Đức con người sẽ tiến bộ văn minh hay lạc hậu hơn
hiện nay?
Câu hỏi nầy có hai ư kiến suy nghĩ trái nhau:
Nhóm ư số 1:
Nhóm anh em nầy giải thích thời thánh đức chỉ có ở thời thượng
ngươn. Các anh liên hệ lại lịch sử thấy xă hội ngày nay nền văn
minh và tiến bộ phát triển hơn từng ngày về mặt trí thức. Nếu ta
đi lùi lại trong lịch sử nhân loại trở về quá khứ: Thế kỷ 21
khoa học văn minh hơn thế kỷ 20. Thế kỷ 20 văn minh tiến bộ hơn
thế kỷ 19 v.v. lùi đến thế kỷ thứ nhứt của thiên niên kỷ nầy th́
hầu như ai cũng đồng ư những tiến bộ vật chất kỷ thuật của hiện
nay con người của thế kỷ thứ nhứt trước kia không thể tưởng
tưởng được!… Và cứ thế lùi dần về thời Trung ngươn, rồi đến
Thượng ngươn ai cũng thấy càng xa ánh sáng văn minh khoa học kỷ
thuật của hiện tại và măi về sau. Lịch sử loài người dù cho theo
trường phái nào duy vật hay duy tâm đều công nhận con người
nguyên thủy đầu tiên đă sống trong cảnh ăn lông ở lỗ rồi dần
tiến bộ lên. Nhóm ư kiến này kết luận Thời Thánh Đức con người
lạc hậu hơn hiện nay.
Nhóm ư số 2:
Nhóm nầy trái ngược lại ư trên: Thời gian của địa cầu được phân
chia ra thành nhiều Chuyển, mỗi Chuyển được chia ra thành nhiều
Ngươn là Thượng Ngươn, Trung Ngươn và Hạ Ngươn. Mỗi Ngươn lại
chia thành nhiều Hội. Nếu lấy sự tiến bộ văn minh kỷ thuật của
Hạ Ngươn so sánh với văn minh kỷ thuật của Thượng Ngươn trong
cùng một Chuyển th́ đúng là có tiến bộ hơn. Nhưng, thời gian đi
tới chứ không đi lùi. Sau Hạ Ngươn của Tam Chuyển nhân loại sẽ
bước vào Thượng Ngươn của Tứ Chuyển. Lúc ấy con người sẽ mang sự
tấn hóa hiện tại của ḿnh vào Thượng Ngươn Tứ Chuyển. Như vậy,
nhơn loại lấy cái văn minh của Hạ Ngươn (Tam Chuyển) làm hành
trang bước vào Thượng Ngươn (Tứ chuyển). Dù Hạ Ngươn nầy có văn
minh đến đâu cũng không bằng văn minh của Thượng Ngươn Chuyển kế
tiếp.
Thuyết minh thêm:
Đức Hộ Pháp có giảng trong “Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống”
Hồi thất-chuyển Đức Thích Ca Mâu Ni là một anh nông dân da đen ở
trong làng mạc xa xôi nào đó, và Đức Di Lặc lúc đó là một giả
nhân phục vụ cho gia đ́nh anh da đen kia thôi. Hôm nay, Đức Di
Lặc đă đạt tới sự tấn hóa tinh thần và văn minh vất chất đến tột
đỉnh. Đức Ngài đă được Đức Chí Tôn giao phó cho cầm quyền càn
khôn thế giới thời Tam Kỳ Phổ độ này một thời gian dài đến bảy
trăm ngàn (700.000) năm. Điều nầy chứng minh được thượng-ngươn
của chuyển sau phải văn minh tiến bộ hơn hạ-ngươn của chuyển
trước.
Vấn đề số 4:
Thời Thánh Đức sẽ c̣n chịu ṿng tứ khổ buộc ràng?
Câu nầy tất cả chư huynh đệ tham gia đều đồng thuận như sau: V́
được thành lập cơi phàm nên phải chịu vay mượn bốn tinh thất của
cơi phàm là đất, nước, gió, lửa để nuôi nấng xác thân lớn khôn
làm phương tiện để học hỏi và tấn hóa. V́ đă mang xác phàm th́
phải chịu trong qui luật Thành Trụ Hoại Không. Có nghĩa vẫn phải
c̣n chịu trong ṿng tứ khổ : Sanh, lăo, bịnh, tử buộc ràng.
Vấn đề số 5: Thời Thánh Đức c̣n có giai
cấp thống trị và giai cấp bị trị không? Ư nói tŕnh độ tấn hóa
trong đó có cao thấp hay bằng nhau?
Câu nầy được anh em tham gia đồng ư chung là trong một cuộc sống
xă hội, con người phải có nhu cầu tối thiểu về vật chất như ăn
mặc, học hành đi lại và chữa bệnh vân vân, và nhu cầu về tinh
thần cuộc sống như sự tổ chức phân công và ǵn giữ v.v.. ..
Nên xă hội cũng cần phải có tổ chức hành chánh để điều hành. Chỉ
điều hành thôi chứ không phải cai trị hay bị trị theo cách quan
liêu cửa quyền. Điều hành là công việc, tổ chức nề nếp trật tự
cho mọi việc được trôi chảy tốt đẹp cũng là một công việc tối
cần thiết, (…)
Vấn
đề số 6:
Con người trong Thời Thánh Đức cần phải có
có những điều kiện ǵ?
Câu nầy tất cả chư huynh đệ tham gia đều cùng chung ư kiến: Đă
vào thời Thánh Đức rồi nếu vẫn c̣n dẫy đầy bất công, tranh giành
danh lợi quyền, thiếu thương yêu và công chánh th́ nó vẫn c̣n
màu sắc của xă hội ô hợp mượn danh thánh đức như hiện tại chứ
thật sự không có Thánh Đức. Dù cho ngoài cổng có trương lên bảng
hiệu ghi đề: Đây là “XĂ HỘI THÁNH ĐỨC” đạt chuẩn địa-cầu 67 đi
nữa cũng không thể có được. V́ vậy, tất cả con người trong Thời
Thánh Đức ngoài các đức tính siêu việt khác th́ nhứt thiết tối
thiểu phải có các đức tính sau:
1-
Biết
học đức háo-sanh của Chí Tôn Từ Phụ, biết tôn trọng mạng sống
của mọi sinh vật trong tứ sanh
2-
Không trộm cấp tham lam.
Gia
vô bế hộ, ngoài đường không lượm của rơi.
3-
Không dâm dục
4-
Không say sưa, rượu chè.
5-
Không nói dối, không nói hành, nói lưỡng thiệt v.v.
6-
Anh
em biết thương nhau như con một cha. Trên dạy dưới biết dùng lễ
độ ôn nhu, dưới gián trên vẫn giữ khiêm cung khuyên giải. Bạc
tiền xuất nhập phân minh; mượn vay phải trả cho đầy đủ; trước
mặt sau lưng cũng đồng như một, không được kính nể trước mặt rồi
lờn dễ sau lưng…như đă thấy trong cửa Đại-Đạo hiện nay từ ngày
canh cải luật pháp.
Có nghĩa là con người phải có đủ năm đức tính cần thiết của Ngũ
Giới Cấm qui định: không sát sanh, không du đạo, không tà dâm,
không say sưa rượu chè và không vọng ngữ, và những việc trong Tứ
Đại Điều Qui buộc phải làm đă ghi trong Tân Luật Đại Đạo. (…)
Vấn đề số 7: Thời Thánh Đức được lập ra
cùng lúc với thời đấu tranh tận diệt hiện nay hay là được thành
lập sau khi đời bạo tàn bị tận diệt?
Câu hỏi nầy cũng được hai nhóm ư kiến giải thích khác nhau:
Nhóm ư kiến thứ 1:
Thấy xă hội hiện nay tuy có văn minh kỷ thuật tân tiến, nhưng
tâm tánh quá tàn ác, ích kỷ không thể ǵ đưa họ vào chung sống
trong một xă hội Thánh Đức được. Họ phải bị Thiên Điều hành pháp
tiêu diệt cho hết rồi th́ mới có thể lập được thời Thánh Đức. Sự
hiện hữu của họ trong xă hội thánh-đức th́ những người có tâm
thánh- đức và xă hội Thánh Đức không thể sống b́nh yên được, nên
Chí Tôn có dạy: “…Hiền ngơ rủi sanh đời bạo ngược, Dầu trong
Thánh Đức cũng ra thường ”.
(Trích Thi
Văn dạy Đạo TTHT)
Nhóm ư kiến thứ 2:
Không đồng quan điểm với nhóm 1 v́ cho rằng: Chí Tôn Từ Phụ là
Đấng háo sanh đại từ đại bi đại bác ái th́ Đức Chí Tôn không thể
tiêu diệt các kiếp sanh là con cái do chính người tạo ra. Đức
Chí Tôn cũng có nói trong Thánh Ngôn: “Ta không v́ thương mà ẵm
bồng đưa lên, cũng không v́ ghét mà h́nh phạt, mà mỗi mỗi đều do
luật nhân quả quyết định”.
Theo lời dạy này th́ con người ích kỷ tham lam, tàn ác ấy sẽ
không bao giờ bị tiêu diệt hết trong xă hội. Nên xă hội Thánh
Đức sẽ được thành lập ngay song song cùng thời với đời Hạ Ngươn
tận diệt đang hoành hành bá đạo.
Kinh Phật Mẫu :
“… Diệt h́nh tà pháp
cường khai đại đồng…”
(Trích Phật Mẫu Chơn Kinh).
Xă hội Thánh Đức là xă hội đă được trở nên đại đồng. Nền đại
đồng thế giới này lại được các Đấng Thiêng Liêng cường khai, tức
là khai trong thế mạnh. Nếu không trừng phạt th́ làm sao lấy thế
mạnh mà cường khai?
Có câu : “… Mượn thế
đặng toan phương giác thế..”
(Trích thi Văn Dạy Đạo – TNHT QI trang 118)
Có nghĩa là Đức Chí Tôn cho con người trừng trị nhau bằng luật
nhơn quả. Kẻ ác trị kẻ ác, kẻ hiền đăi kẻ hiền… đó là Thiêng
Liêng đă mượn thế toan phương giác thế là vậy.
Với ư nghĩa nầy quan niệm rằng con người khi gặp quá khổ sẽ thức
tỉnh trước những nỗi khổ do chính ḿnh tạo nên mà dừng lại. Họ
sẽ quên đi bản thân mà nghĩ đến người khác tức là vị tha…Nhưng
ai sẽ trị họ cho họ thấy và nghĩ đến người khác khi khổ? Không
ai cả! chính lương tâm họ trị họ mà thôi.
Vấn đề số 8:
Xă hội thánh-đức và con người thánh-đức cái nào cần phải có
trước?
Câu nầy chư huynh đệ tham gia không thống nhứt nên có hai cách
giải thích khác nhau:
Nhóm 1:
Thời Thánh Đức hay xă hội Thánh Đức được Thiêng Liêng thành lập
chứ không phải con người nên phải được xây dựng trước. Nhóm nầy
h́nh dung như sau: có một xă hội mới được h́nh thành có rào chắn
kỷ lưỡng ở trong là thánh đức ở ngoài là không thánh đức.. Ai
muốn sống trong đó th́ phải làm thủ tục xin vào như học sinh làm
đơn xin xét tuyển đại học vậy.
Nhóm 2:
Xă Hội Thánh Đức phải dựa trên về chất chứ không phải về lượng,
nên được nhen nhóm đầu tiên giữa ít nhứt là hai cá nhân có tâm
thánh đức, biết thương yêu đồng loại, biết xem thường danh lợi,
biết công bằng bác ái, biết vui sống một cuộc sống thuần khiến,
đầy đủ các điều kiện tiêu biểu của một cá nhân thánh đức. Họ đến
với nhau v́ nhau chứ không phải v́ ḿnh. Nên họ sống thoăi mái.
Trong khi bên ngoài, cái
xă hội phức tạp hỗn loạn phép tắc đang tiếp diễn làm cho
con người đau khổ khôn cùng không thể chịu nổi. Họ mon men xem
thử nh́n thấy cái xă hội nhỏ nhoi của hai ông bạn kia là lư
tưởng, là nơi an ủi và là chỗ b́nh yên nên họ thân cận, cảm t́nh
và cuối cùng xin tham gia. Dần dần số người cùng tâm ư, cùng tư
tưởng như vậy tăng dần sẽ trở thành một xă hội kiểu mẫu có đầy
đủ t́nh người và công b́nh bác ái.
Đó là đến lúc quá đau khổ, con người tự nguyện cúi đầu để ..”Cải
dữ ra hiền” để sống trong một xă hội hoàn toàn tự giác.
Phân tích cụ thể thêm:
Tôn giáo là một xă hội tương đối thánh đức hơn trong xă hội đời
thường. Xă hội thánh đức tôn giáo và xă hội phức tạp đời thường
không có hàng rào, nó rộng mở cho mọi người bước vào để học Đạo.
Tôn giáo là một trường đào tạo ra các con người thánh đức làm
hạt nhân cho xă hội thánh đức. Nên khi con người bên ngoài xă
hội khi quá mệt mỏi v́ chịu đựng chuyện đấu tranh mạnh thắng yếu
thua, xảo trá, bất công, sẽ thấy chỗ yên b́nh là tôn giáo nên
t́m vào. Người ta t́m vào tôn giáo là một sự tự nguyện, không ai
ép. Vào tôn giáo phải khép ḿnh theo quy luật mới trở thành cá
nhân thánh đức. Trong tôn giáo có qui định những chuẩn mực để
các thành viên vươn lên đạt cho được.
Đến lượt con người với bản năng tham lam, ngại khó dù trong tôn
giáo nhưng muốn thụ hưởng mà không muốn làm, muốn đắc đạo mà
không muốn tu, muốn có vị trí cao mà không dọn ḿnh trọng sach
lại đem những đặc tính đấu tranh, xảo trá, bất công của đời vào
tôn giáo. Họ phá bỏ chuẩn mực truyền thống lập các chuẩn mực mới
theo thế tục biến tôn giáo thành một bộ phận của đời thường.
Nội thân tôn giáo lúc đó lại phát sanh hai khuynh hướng tu thiệt
và tu dối tức là một bảo thủ giữ tôn nghiêm chuẩn mực và một
canh cải phá vỡ truyền thống. Nhóm này muốn biến thánh đức thật
sự trong tâm thành thánh đức h́nh thức bên ngoài. Họ làm cho nền
thánh đức tiêu biểu ban đầu của tôn giáo bị thế tục hóa.
Sự tranh đua, tục tằn, bất công, cửa quyền mạnh hiếp yếu đă lan
vào tôn giáo khiến nền tảng thánh đức tâm huyết ban đầu của v́
Giáo Chủ được thành lập không c̣n. Nội thân tôn giáo lại phân
hóa ra nhóm bảo thủ truyền thống để tiếp tục đặc tính thánh đức
đích thực và nhóm canh cải thành một phiên bản của đời nằm trong
tôn giáo. Nhóm này là nhóm phá hoại đời thánh đức đó vậy.
Câu số
9:
Vào Thời Thánh Đức con người có c̣n phải lo tu học nữa không?
Câu nầy tất cả chư huynh đệ tham gia đều đồng ư rằng: Khi chưa
được trọn lành, phải thác sinh vô cơi phàm, tức là vẫn c̣n đang
chịu ṿng luân hồi sinh tử. Mang xác phàm th́ phải nuôi dưỡng
xác thân bằng các vật chất vay mượn trong tứ đại: đất nước gió
lửa nên mỗi con người đều mang trong ḿnh ba món báu là Tinh Khí
Thần. V́ vậy con người vẫn phải tiếp tục trau giồi ba món báu ấy
(…) do vậy dù được ở trong thời Thánh Đức nhưng con người vẫn
phải tu học để tấn hóa cho đến mức trọn lành…
Kết luận:
Trên đây là tổng hợp những ư kiến khác nhau suy nghĩ về thời
Thánh Đức sẽ đến với con người như thế nào, để con người có định
hướng mà lập thân hành đạo.
Sau khi phân tích tỉ mỉ, rốt ráo th́ thấy rốt lại là Đức Chí Tôn
thật sự đă đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cho địa cầu 68 nầy như
là mở cho cả chúng sanh một trường để đào tạo ra con người Thánh
Đức. Dĩ nhiên con người vào cửa Đạo mục đích để đăng kư vào học
trường Thánh Đức. Khóa học nào cũng có người đậu kẻ rớt là lẽ
thường. Người thi đậu của khóa học nầy sẽ đủ điều kiện được
tuyển chọn vào đời Thánh Đức. Tiêu chuẩn để chấm đậu lấy Luật
Pháp Đại Đạo làm cơ sở. Luật Pháp do nhơn sanh lập dâng lên được
Chí Tôn phê chuẩn đă trở thành Thiên Điều tại thế.
Các huynh đệ chúng tôi tham gia t́m hiểu không có mong muốn cao
vọng hay giải thích điều ǵ cao xa cả v́ tầm hiểu biết có hạn.
Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa có viết câu: “Muốn có xă hội Thánh
Đức phải có con người Thánh Đức”. Mà muốn có con người Thánh
Đức th́ phải có một Trường đào tạo ra con người Thánh Đức.
Trường ấy chính là Tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Kết lại, xă hội Thánh Đức là một xă hội khả thi, khả thực hiện
chứ không phải là một xă hội trừu tượng mong ước viễn vong không
tưởng như mọi người đă nghĩ.
Mong rằng trên đường tu học, thực hành lời dạy của Chí Tôn, Phật
Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng trong Tam Kỳ Phổ Độ chúng ta sẽ thi
đậu và xứng đáng để được tuyển sinh vào làm công dân một nước
Thánh Đức. Chúng ta hăy bắt đầu một xă hội thánh-đức nhỏ bé giữa
hai con người với nhau, từ đó sẽ có người thứ ba, thứ tư, thứ
năm… đến hàng vạn, hàng ức người khác
tham gia. Chắc chắc với
những lời khấn nguyện thành khẩn mà Hội Thánh đă cầu nài Chí Tôn
ban cho như trong ḷng Sớ cúng Sóc-Vọng đă trích ở trên sẽ được
hiện thực.
Truyền bá Đạo Trời cho cả thế giới là mục đích của các Đấng lập
Tam Kỳ Phổ độ. Nhưng Đạo Trời phải được truyền bá bởi những con
người thánh-đức biết thượng tôn pháp luật, biết sống bác ái công
bằng. Ngược lại, truyền bá đạo Trời bởi những con người hủy hoại
pháp luật, tham lam ích kỷ chác lợi cầu quyền làm cho đời xem
nhẹ giá trị của Đạo mà khinh thường là hành vi phá Đạo chứ không
phải hoằng khai Đại Đạo. Hành vi này có tội chứ chẳng có công
như mọi người tự măn thành tích truyền bá hiện nay.
Do điều kiện hạn chế, thời gian t́m hiểu ít oi; tài sơ trí mỏng,
các huynh đệ chúng tôi chắc chắn c̣n nhiều bất cập và thiếu sót.
Kính mong Quư bậc tiền bối cao minh đa văn quảng kiến bổ sung
chỉnh ư lại những điều đă được ghi nhận trên đây cho nội dung đề
tài
T̀M
HIỂU THỜI THÁNH ĐỨC
được
đầy đủ hơn.
Xin đa tạ.
Nhị Thập, ngày 22 tháng giêng năm Đinh Dậu.
Lược biên tổng hợp
BÙI
THANH AN