Tính khả thi của một đề án Ḥa Giải
Đặng văn Hưởng
(Xin cảm ơn đạo huynh Đặng văn Hưởng đă gởi bài viết cho đề tài
ḥa giải và cũng đă giải thích thêm về ư nghĩa ḥa giải của
huynh Nguyễn Chuyên Nghiệp. Rất mong nhận thêm nhiều bài viết
cho chủ đề này từ quư đồng đạo. BBT).
Vừa qua tôi có đọc được bài viết của tác giả Nguyễn Chuyên
Nghiệp. Ông có ư tưởng ḥa giải trong nội bộ Đạo Cao Đài Ṭa
Thánh Tây Ninh. Tựa đề
"Tương lai của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh thực
trạng và giải pháp ". Tôi suy nghĩ lung lắm. Tôi đă đọc hàng
chục lần bài viết. Thấy rất hay! Rồi lại thấy rất dở! Giải pháp
cho sự phục hồi đạo pháp Cao Đài đă mấy mươi năm qua mọi người
đă làm nhưng chưa được kết quả mong muốn.
Tôi xếp lại không đọc nữa, nhưng không thể không suy nghĩ.
Rồi lại đọc tiếp. V́ không thể nghĩ được một đề án nào hay hơn
bài viết của ông một bạn Đạo chưa quen biết hay gặp nhau.
Nay tôi xin phép được tham gia ư kiến trên bài viết của Hiền
Huynh Nguyễn Chuyên Nghiệp.
Lời đầu tiên tôi bày tỏ sự kính trọng và thán phục đến tâm huyết
lo cho tương lai của huynh. Nhưng không thể không nói thẳng
những ǵ ḿnh đă suy nghĩ:
ḥa giải ư? Ḥa giải đồng nghĩa với sự chấp nhận các việc làm
canh cải và phạm Pháp Chánh Truyền nhiều thập niên qua của Hội
đồng Chưởng Quản là hợp lệ hay sao? Không thể được! Tôi
quyết định không đọc và cũng không suy nghĩ thêm nữa. Tuy nói
như vậy để cho đầu óc được b́nh yên, nhưng không thể không suy
nghĩ thêm. Tác giả Nguyễn Chuyên Nghiệp là cây bút quen thuộc
trên Diễn Đàn Về Nguồn. Tuy ngoài đời thường chưa gặp nhau,
nhưng bài viết của ông đă phản ánh được một lập trường vững chắc
luôn tôn trọng luật pháp chơn truyền. Tại sao mới bước qua đầu
năm Tân Sửu mà ông lại thay đổi lập trường vốn có? Tôi rất hẫng
hụt và kèm không ít phẫn nộ.
Thế là tôi lại đọc tiếp. Mục đích t́m hiểu tại sao ông thay đổi
lập trường mau đến như vậy?
Thật t́nh mà nói tôi hơi chùn bước khi đọc kỹ phần sau của Ông.
Ông không thay đổi lập
trường đâu. Ông muốn mọi người xếp lại quá khứ để cùng nhau
lo cho tương lai của Đại Đạo . Các việc làm sai trái đă có thời
gian qua không phải là ông chấp nhận mà để cho ṭa Tam Giáo
thiêng liêng xét xử.
Nguyên tắc của ông để đi đến ḥa giải là lấy
Pháp Chánh Truyền làm căn
bản chuẩn thằng cho cuộc bàn thảo. Cái ǵ sai với Pháp
Chánh Truyền đều không được chấp nhận. Đây chẳng phải là điều mà
toàn đạo mong muốn hay sao? Đây đâu có ǵ nghịch ư với Thầy Đức
Chí Tôn và chư Thần Thánh Tiên Phật ?
Vả lại, ḥa giải phải có một lộ tŕnh nhiều bước. Như vậy không
hẳn ḥa giải là buộc phải ḥa tan vào sự phạm pháp luật Đạo đă
xảy ra.
Ông Nghiệp đă có nhắc đến nguyên tắc của luật pháp: Khi luật
pháp Đạo chưa can thiệp th́ kẻ phạm luật chưa phải là tội nhân.
V́ vậy, dù ta có am hiểu luật pháp đạo tường tận thế nào cũng
không thể phán quyết người này sai, người kia đúng. Quyền phán
quyết đó là của Ṭa Đạo theo đạo luật Mậu Dần.
Một vấn đề thật trọng đại là việc cầu phong chức sắc Cửu Trùng
Đài. V́ một Hội Thánh trên cơ sở Tam giáo quy nguyên nên chức
sắc phải có đủ ba sắc phái. Nếu không cơ bút, th́ làm sao định
phái được cho chức sắc tân cử? Ông đă nói rằng tuy không
cơ bút nhưng ông đă t́m ra được cách chấm phái cho chức sắc Lễ
Sanh. Cách của ông sẽ được mọi người chấp nhận v́ có thiên trợ
không một mảy may sai chạy. Cách đó là ǵ? Chắc chắn ông không
thể nói ra công cộng. Nhưng ai sẽ tin kế sách của ông được mọi
người chấp nhận mà không dị nghị? Ông hứa sẽ tŕnh Hội Thánh khi
sự ḥa giải thành công. Nếu c̣n có chỗ trích điểm được th́ ông
sẽ chịu trọng tội trước thiêng liêng. Tôi tin tưởng lời cam kết
này. Vậy tôi sẽ kiên nhẫn chờ xem vậy.
Trở lại vấn đề hoàn cảnh và cơ hội, Ông nói nói rất rơ là cơ hội
không c̣n nhiều. Nếu một mai các chức sắc Hiệp Thiên Đài qui
thiên tất cả, th́ dù có muốn ḥa giải cũng không làm được. V́
không c̣n có thể tái lập Hội Thánh Lưỡng Đài. Tôi đồng ư điều
này. Tùng Pháp Chánh Truyền là phải có Hội Thánh Lưỡng Đài. Nếu
không có Hội Thánh Lưỡng Đài không thể gọi là tùng Pháp Chánh
Truyền. Những hậu nhân tiểu cấp Hiệp Thiên Đài cấp nhỏ nhất là
khóa Luật Sự sau cùng hiện nay cũng trên dưới 70 tuổi. Như vậy
th́ tuổi đời của các anh không c̣n bao lâu nữa!
Bên Cửu Trùng Đài cũng vậy, những chức sắc đă đắc phong lần cuối
năm Giáp Dần 1974 hiện nay đều xấp xỉ bát tuần. Các chức việc và
đạo hữu đă từng công quả dưới thời Hội Thánh Lưỡng Đài đều
cũng trên dưới 80 mươi. Đây là những người đă thấm nhuần đạo
pháp đă ban hành. Họ có một hiểu biết rất sâu sát nhưng lại do
hoàn cảnh khách quan không dám công khai bày tỏ ư chí tùng đạo
pháp.
Số người trẻ, dưới 60 tuổi, khi giải thể hành chánh đạo họ là
những thiếu nhi chưa đủ tuổi nhập môn. Sau này có tinh thần ǵn
giữ đạo pháp đă dám lên tiếng th́ lại chọn những phương pháp cục
bộ bày tỏ cái dũng nhưng thiếu trí, thiếu bi:
- Hoặc là, chọn cách phân biệt rạch ṛi không hợp tác không giao
lưu. Bất lưỡng lập.
- Hoặc là, tự tạo riêng cho ḿnh một con đường ngoài Pháp Chánh
Truyền kiểu mới như Ban Thế Đạo hải ngoại, hoặc Khối Nhơn Sanh
trong nước…
- Hoặc là, đứng yên chờ Trời giúp. Trước mắt, họ chỉ làm một
việc duy nhứt là Tang Tế Sự. Việc tang tế sự này lại không dám
chủ động t́m lo cho đạo hữu. Chỉ ngồi chờ đạo hữu cho hay
mới dám làm. Chuyện này giống như đạo hữu độ chức việc hơn là
chức việc độ đạo hữu vậy. Đó là các Bàn Tri Sự Hội Thánh Em.
- Hoặc là, bằng mặt chứ không bằng ḷng tùng tổ nghi lễ để được
dễ dăi hưởng các phương tiện vật chất khi gia đ́nh hữu sự.
- Hoặc là, có một số ít người đi cầu cạnh thế lực quốc tế giúp
cho Đạo lấy lại được quyền….
Dù cho bằng cách ǵ đi nữa th́ nh́n chung không có một kế sách
nào khả thi và bền vững được.
Trước những lúng túng đó, đề án ḥa giải của ông Nguyễn Chuyên
Nghiệp (một nhân sĩ nào đó) đă gây sốc cho cả nền Đại Đạo.
Tại sao tôi dám khẳng định cả nền Đại Đạo bị sốc mà không phải
một nhóm hay một bên?
Phương pháp của ông nếu đem áp dụng th́ buộc mỗi bên phải hy
sinh ít nhiều quyền lợi và lập trường. Không bên nào hài ḷng
trọn vẹn 100% cả. Đây là một phép thử xem những lời nói v́ Đạo
v́ Thầy của những ai nói ra, xuất phát nơi cửa miệng hay trong
tâm hồn?
Để chứng thực điều đó:
đại diện của Cao Đài mới (Hiến chương 1997) mà đại diện là ông
Chưởng Quản Hội Thánh có đồng ư ḥa giải không? Đại diện
của tất cả các khuynh hướng khác có chịu ḥa giải không?
Ḥa giải là lo cho tương lai của Đại Đạo chứ không phải lo cho
riêng ḿnh.
Ban đầu như tôi đă nói ở trên, tôi rất sốc và không đồng
ư. Sau khi nghĩ lại không t́m ra được một kế sách nào tối ưu và
khả thi có lợi cho đạo lâu dài hơn là ḥa giải.
Ông Nguyễn Chuyên Nghiệp đă làm cho mọi người lúng túng khó xử,
như bị bỏ lửa than vào tay vậy. Không dám cầm v́ nóng, nhưng
không dám từ chối v́ sợ mang tiếng không có thiện chí lo cho
tương lai của Đại Đạo .
Một minh chứng khiến cho tôi chùn bước. Ông Nghiệp đă nhắc đến
việc Đức Hộ Pháp đă đề xướng một Chính Sách Ḥa B́nh Chung Sống
giúp cho hai bên Quốc Cộng hai kẻ thù không đội trời chung có
thể ngồi lại với nhau cho dân tộc bớt chiến tranh đau khổ.
Như đă tŕnh bày ở trên, bản thân tôi không đồng ư ḥa giải.
Nhưng cũng không có t́m được một sáng kiến nào hay hơn sự ḥa
giải nên quyết định thực thi.
Rất mong nhận được nhiều ư kiến
từ nhiều góc độ khác nhau cho vấn đề mới mẻ này. Xin trích lời
bạt của Diễn Đàn Về Nguồn về bài viết để làm ư kết cho bài tham
luận. Kính chúc quư Chức sắc, chức Việc và đồng đạo một năm mới
Tân Sửu được vạn sự b́nh an thoát cơn đại dịch.
“..Ban Biên Tập vừa nhận được bài viết này của đạo
huynh Nguyễn Chuyên Nghiệp kêu gọi ḥa giải giữa đồng đạo theo
khuynh hướng canh cải luật pháp chơn truyền và đồng đạo đang ǵn
giữ luật pháp chơn truyền của Chí Tôn. Nhận thấy c̣n rất nhiều
rào cản chủ quan và khách quan cả đời lẫn đạo để ước mong này
thành hiện thực, nhưng tôn trọng tác giả, chúng tôi cho đăng bài
viết này để đồng đạo suy nghiệm.
Bài viết này không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT
Diễn Đàn Về Nguồn.
Trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt nhằm xây dựng đạo
nghiệp theo Thiên ư, chúng tôi mong nhận được sự góp ư cho đề
tài này của chư đồng đạo. Bài viết phải mang tính cách chính
luận; ngôn từ và tính cách thể hiện trong bài viết phải là ngôn
hạnh của người có Đạo. Xin email về Diễn Đàn Về Nguồn tại địa
chỉ: huongdaoflorida@yahoo.com. Xin đa tạ.”
Thánh địa, Đầu xuân Tân Sửu.
Đặng Văn Hưởng