T̀M HIỂU Ư NGHĨA CÂU
KINH
“THOÁT
BA THẦN PHẨM ĐỨNG ĐẦU TAM THIÊN”.
Trong bài
Kinh Đệ Nhứt Cửu.
Trên bước đường học Đạo, người tín hữu Cao Đài luôn chăm lo học
tập để nâng cao hiểu biết. Chủ yếu là t́m hiểu nơi Giáo lư, Kinh
Điển và Luật Pháp của Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ. Trong đó c̣n rất
nhiều điều mà chúng ta phải nghiên cứu học hỏi để mở rộng kiến
thức Đạo học. V́ vậy mà các môn đệ Cao Đài Ngọc Đế phải luôn t́m
hiểu và học hỏi qua tự đọc sách hoặc qua trao đổi đàm thoại từ
đó chúng ta củng cố được đức tin chánh đáng để tấn hoá theo Đạo
tự nhiên của Trời Đất là chuyện b́nh thường.
Hôm nay chúng ta t́m hiểu ư nghĩa câu Kinh: “..Thoát
ba thần phẩm đứng đầu
Tam Thiên.. ”
Câu Kinh:" Thoát ba thần
phẩm đứng đầu Tam Thiên..."
người đạo hữu nào cũng biết v́ đă từng đọc khi dự lễ
cúng Tuần Cửu cho người quá cố trong tuần Đệ Nhất Cửu. Câu
này được đa số đồng đạo t́m hiểu. Có nhiều sự giải thích khác
nhau, nhưng chưa thấy có sự giải thích chính xác rơ ràng và
thuyết phục nào.
Càng có nhiều cách giải thích khác nhau khiến cho sự t́m
hiểu và bàn bạc càng thêm phong phú mở rộng, nhưng đầy rối rắm
nên không thể nào đặt được niềm tin trọn vẹn.
Trong đó có cách giải thích phổ biến được đa số người
truyền miệng lại là: Ba thần phẩm gồm có: Địa thần, Nhơn
thần, và Thiên thần. Tam Thiên là ba ngàn, tức ám chỉ là 3000
Giáo Hữu.
Giải nghĩa này cho là người đạo hữu Cao Đài lập công qua
khỏi ba phẩm Thần: (Địa Thần, Nhơn Thần và Thiên Thần tương ứng
với Đạo Hữu, Chức Việc và Lễ Sanh th́ được bước vào hàng chức
sắc 3000 Giáo Hữu.
Cách giải thích này nhiều người cũng tạm yên tâm chấp nhận, v́
có hai yếu tố trùng nhau
là
ba thần phẩm (Điạ
Thần, Nhơn Thần và Thiên Thần),
và
tam thiên (tức
3000. Tương ứng với ba ngàn Giáo Hữu)
Nhưng sự giải thích này bỏ sót một yếu tố quan trọng đó là chữ:
“đứng đầu”. Thế nào là Đứng đầu?
Trong 3000 người khi mang phẩm Giáo Hữu người đứng đầu
3000 ấy là vị Giáo Hữu xuất sắc nhứt mang số 1 phải không?
giải thích này
nghe rất lạ. Như vậy
đứng đầu Tam Thiên có nghĩa là được mang thăng phẩm Giáo Hữu số
một sao? Nếu không phải th́ không có ư nghĩa nào khác hơn.
Nhưng sự giải thích này lại sai Pháp Chánh Truyền. V́
chưa chắc làm xong nhiệm vụ Lễ Sanh lại được đương nhiên làm
Giáo Hữu. Trong 3000 Giáo Hữu, Nếu khuyết một vị ở phái nào
trong 3 phái Thái, Thượng, Ngọc th́ vị Lễ Sanh phái ấy mới được
xin cầu thăng để điền khuyết mà thôi.
Pháp Chánh Truyền quy định Giáo Hữu có 3.000 người: “ Ba
ngàn giáo Hữu chia ra đều, mỗi Phái là một ngàn chẳng nên tăng
thêm hay là giảm bớt..”.
Phẩm Lễ Sanh th́ không hạn định có nghĩa là được phong
hằng hà sa số. Do đó khi một người Đạo Hữu hành đạo thăng lên
đến phẩm Lễ Sanh là được đương nhiên vào hàng Giáo Hữu, là cách
giải thích không phù hợp với ư nghĩa và qui định của Pháp Chánh
Truyền.
Sau khi bị phản biện như vậy th́ có người vội lư luận cách khác.
Ư nghĩa chữ "đứng đầu" trong đứng đầu Tam Thiên có nghĩa là phẩm
sắp sửa vào hàng Tam Thiên. Tức trên Lễ Sanh dưới Giáo hữu.
Nhưng than ơi, giữa phẩm Lễ Sanh (thiên thần) đến Tam Thiên (địa
Thánh) không có một phẩm nào trung gian ở giữa cả.
Như vậy ư nghĩa chính xác của câu kinh "thoát
ba thần phẩm đứng đầu Tam Thiên" nghĩa là ǵ?
Trong quyển Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của soạn giả
hiền-tài Nguyễn Văn Hồng th́ nói rằng:
Trích nguyên văn như sau:
Ba thần phẩm: 3 bậc Thần: Địa Thần, Nhơn Thần, Thiên Thần. Tam
Thiên: tam là thứ ba, thiên là từng trời. tam thiên là từng trời
thứ ba, đó là từng Thanh Thiên. Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài
tầng trời thứ nhất có vườn ngạn uyển, tầng trời thứ nh́ có vườn
đào tiên, tầng trời thứ ba là Thanh Thiên, tầng trời thứ
là Huỳnh Thiên v.v.
Câu 8 (Kinh Nhứt Cửu): đi lên qua được ba Thần phẩm th́
Chơn hồn đứng đầu tầng trời thứ ba (để chuẩn bị lên tầng trời
thứ tư).
Cách giải thích này của tác giả hiền tài Nguyễn Văn Hồng c̣n có
nhiều điểm bất cập như sau:
Nếu hiểu theo nghĩa qua 3 bậc Thần th́ được đứng vào tầng
trời thứ ba như vậy tất cả các phẩm Lễ Sanh khi qui vị không
phải qua tầng trời thứ nhất và thứ nh́ hay sao?
Bài kinh nhất cửu này được áp dụng cho tất cả các phẩm
từ Đạo Hữu dĩ chí cho
đến phẩm Chánh Phối Sư.
V́ thế, cái lộ tŕnh qua ba phẩm Thần được vào tầng trời thứ ba
này sẽ không phù hợp với các phẩm tín đồ và chức việc, và đến
phẩm Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư và Chánh Phối Sư, đó là cách
giải thích thiểu trách nhiệm.
Theo kinh tận độ th́ những người môn đệ Cao Đài Ngọc đế
giữ tṛn trai giới tức ăn chay đủ 10 ngày trong một tháng th́
được làm Tuần Cửu và Tiểu Đại Tường. Mỗi khi tụng kinh cửu tiểu
đại tường là phải khai cửu. Mọi phẩm dù lớn nhỏ đều giống nhau.
Dầu đạo-hữu cho đến Chánh Phối Sư cũng đều được đọc bài kinh này
chứ không phải riêng phẩm Lễ Sanh như hiền tài Hồng đă giải
thích.
Trên đường đi tầm chân lư, chúng ta không thể dừng lại
khi gặp một
sự giải thích không phù hợp. Chúng ta không nên nản ḷng mà phải
tiếp tục t́m hiểu.
-----------------
Đến đây nhóm tín đồ già chúng tôi cố gắng mạo muội t́m trong
kinh điển của Đạo
có những ư và câu nào liên quan đến “Tam Thiên” tức là ba ngàn.
Kết quả chung t́m được và tổng hợp lại được những ư như sau:
1/- “Thượng chưởng tam
thập lục thiên, tam thiên thế giới..” (Ngọc Hoàng Kinh).
2/- “ Ba ngàn
giáo Hữu chia ra đều, mỗi Phái là một ngàn chẳng nên tăng thêm
hay là giảm bớt..”. (Pháp chánh Truyền)
3/- Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy phối sư Thái
Bính Thanh rằng: “Bính!
Thầy giao cho con lo một trái Càn Khôn….Thầy kể Tam Thập Lục
Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí; Tức là không
phải tinh tú c̣n lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giái th́
đều là Tinh Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao con phải
biểu vẽ lên đó cho đủ… con giở sách thiên văn tây ra coi mà bắt
chước…” TNHT- Q I
Và c̣n nhiều nữa trong kinh điểu của Đạo nhưng t́m chưa hết.
Mong chư tiền bối bổ sung thêm.
Trong ba ư vừa t́m được trên đây th́ ư “ba ngàn Giáo Hữu”
thấy hạn hẹp và không
thực tế, v́ chỉ nói phẩm tước hữu h́nh trong Đạo mà thôi, không
liên quan đến bước đi vô vi trở về ngôi củ của mỗi chơn hồn. Nên
xin phép loại trừ ư này ra khỏi sự giải thích.
Trong cơi vô vi, con đường đi lên của chơn hồn là con đường
thiêng liêng hằng sống. V́ vậy nên ư nghĩa đứng đầu tam thiên là
chuẩn bị bước vào ba
ngàn thế giới hữu h́nh có ư nghĩa thuyết phục hơn.
Ba ngàn thế giới ở cảnh giới ở trên: “Thượng
chưởng tam thập lục thiên,
tam thiên thế giới”.
C̣n Thất thập nhị địa, tứ đại bộ châu thuộc về cảnh giới dưới. :
“Hạ ốc thất thập nhị
địa..”
Quả cầu chúng ta
đang ở là quả cầu thứ 68. Như vậy, chúng ta đang ở cơi giới
dưới. Vào tam thiên thế
giới là thăng lên cơi trên.
Vậy ba thần phẩm
là thuộc cảnh giới “hạ ốc”. đó là những phẩm nào?
Thần phẩm chỉ có thể là:
1/-Thần dân của một gia đ́nh, (bổn phận làm cha-con và chồng-vợ)
2/-Thần dân của một nước, ( Đạo vua-tôi)
3/-Thần dân của mối Đạo. ( bổn phận môn đệ của Đức Cao Đài, Đại
Từ Phụ).
Làm tṛn bổn phận của gia đ́nh và xă hội mà không làm tṛn bổn
phận của mối đạo Trời th́ coi như chưa được hưởng bí pháp
Làm tuần Cửu, mà chỉ
được hành lễ Bạt Tiến, tức không được khai cửu và không được đọc
các bài kinh tuần cửu (Kinh tận Độ).
V́ thế nên, người thoát được ba thần phẩm là người trọn vẹn Tam
Cang về phần đời và trọn tùng Luật Pháp Chơn Truyền về phần Đạo
tức thoát ba Thần Phẩm mới được ngắm nghé vào cơi trên là Tam
Thiên Thế Giái. Thản như có tâm hành đạo tốt nhưng vô t́nh hay
cố ư thất pháp hay ngoài
luật pháp chơn truyền th́ coi như chưa xong thần phẩm thứ ba.
Tức là không làm trọn bổn phận môn đệ Cao Đài.
Người tu lạc pháp này chỉ được vào hàng bạt tiến mà thôi.
Trên đây là sự giải thích nông cạn của chúng tôi xin cúi đầu
nhận sự đóng góp chỉ giáo.
Mong quư chức sắc chức việc cao niên lịch lăm đa văn
quảng kiến giúp cho đàn hậu bối chúng tôi hiểu rơ ư nghĩa của
câu kinh nêu trên.
Xin kính chúc quư Ngài, quư huynh tỷ được vạn an sức khỏe
dồi dào tinh thần tráng kiện
Nay Kính
Thánh địa, ngày 15 tháng năm Kỷ
Hợi
Thay mặt nhóm Tín Đồ Già
Bùi Thanh An
|