T̀M HIỂU CHỮ H̉A
Huỳnh Thanh Minh
“… Nếu mỗi người đều mỗi dạ chia rẽ chẳng ai ḥa thuận cùng
nhau, anh em cùng nhau kích bác, ṇi giống coi như khấu thù,
nhơn tâm đă bất ḥa th́ đạo tâm c̣n đâu mà sanh ra đặng bảo tồn
loài người. Mà đến đạo đức không có th́ c̣n trông cậy nỗi ǵ?
… Chúng ta ngày nay nhờ ơn Đức Chí Tôn hoằng khai Đại Đạo mà Phổ
Độ cho chúng sanh th́ chữ ḥa lại cần hơn hết.
V́ sao? V́ muốn nên người đạo đức th́ cần phải có một đức tánh
cho hoàn toàn, mà chữ ḥa là đầu phần đức tánh của ta vậy. Ta
phải hiểu biết rằng: Có ḥa th́ mới biết thương yêu nhau, tŕu
mến nhau mới kết nên đoàn thể đặng. Một chữ ḥa thiệt khiến cho
ta cảm t́nh vô hạn… “ (Đức Hộ Pháp)
Thiên thời, Địa lợi, Nhơn ḥa là ba điều kiện ắt có và đủ để một
hành động thành công. Nếu chúng ta không có được Thiên thời,
không có được Địa lợi th́ điều kiện Nhơn ḥa bắt buộc phải có để
nuôi dưỡng một thành công trong tương lai, như lời của Mạnh Tử:
“Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhơn ḥa”.
Đây là một bài học cho tất cả chúng ta. Nếu chúng ta cứ cố chấp
rằng chỉ có ta là duy nhất đúng rồi tỏ thái độ sân si, hiềm
khích với người khác ư ḿnh th́ trong cuộc tranh luận, nếu có,
chỉ là vô ích, chỉ gây thêm nỗi bất ḥa.
Hai điều kiện khách quan chúng ta đă không có - không có Thiên
thời, không có Địa lợi - rồi bây giờ điều kiện chủ quan là Nhơn
ḥa chúng ta lại tự ḿnh đánh mất v́ cái tư tưởng “chỉ duy
nhất có ta” th́ đến bao giờ mới đạt được thành tựu mà
ḿnh mong muốn!
Người bạn trẻ Huỳnh Thanh Minh vừa gởi cho chúng tôi một bài
viết về chữ Ḥa rất sâu sắc và hữu ích. Dù trẻ nhưng văn phong
thật điềm đạm toát lên một tư chất rất quư của một người có Đạo.
Trân trọng giới thiệu bài viết này với đồng đạo gần xa.
Nhất Nguyên.
o o o O o o o
Khổng Tử có nói, "Quân tử
ḥa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất ḥa". Nghĩa là
người quân tử v́ có trí tuệ nên nảy sinh những tư tưởng mới
lạ.V́ thế thường không giống những tư tưởng xáo ṃn nh́n vào gọi
là bất đồng về ư kiến. Dẫu vậy họ vẫn giữ được
ḥa khí để sống dung
ḥa cùng nhau. Trái lại, tiểu nhân là những kẻ không có chính
kiến để mà bất đồng, dẫu vậy lại luôn bất hoà cùng nhau v́ đố
kỵ, ganh ghét, cạnh tranh hơn thua.
C̣n chúng ta nếu đă có
học, có kiến thức mà lại đố kỵ, ganh ghét nhau và cố t́nh gây
bất ḥa, th́ c̣n suy đồi và bệnh hoạn hơn cả tiểu nhân nữa.
Có những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong ḥa khí,
với kết thúc bằng những đồng thuận có được không bởi sự áp đặt,
cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia.
Và người ta học được ǵ đó mới mẻ trong mỗi nội dung mà ḿnh
tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh
luận có văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận – đương nhiên nằm
trên nền văn hóa của mỗi cá nhân, và rộng hơn là văn hóa của dân
tộc. Một dân tộc có nền văn hóa ra sao, nó thể hiện phần nào qua
cách mà người dân của dân tộc đó tranh luận.
Với người Việt, văn hóa tranh luận hầu như thể hiện rơ qua kết
cục thường thấy: tranh luận biến thành căi lộn. Người ta luôn cố
gắng bác bỏ ư kiến của đối phương, bảo vệ đến cùng quan điểm của
bản thân. Hiếm khi thấy người ta thừa nhận cái sai của ḿnh. Ḥn
đất ném đi ḥn ch́ ném lại, nặng lời, to tiếng rồi chuyển sang
mạt sát lẫn nhau trong sự thiếu kềm chế. Kết cục là không giải
quyết được vấn đề ǵ trong khi chuốc thêm bực ḿnh thậm chí thù
hằn lẫn nhau. Không nhiều người Việt có văn hóa tranh luận, âu
cũng là do dân ḿnh không có truyền thống tranh luận – chuyện
không có ǵ khó hiểu đối với nền văn hóa của một dân tộc nô lệ
và có truyền thống gia trưởng – không dám nói trái ư cha mẹ, lời
thầy là khuôn vàng thước ngọc; từ ngàn đời nay người ta phải
tuân theo chiếu chỉ của vua quan của các triều đại phong kiến
nối tiếp nhau. Không được phép nói trái ư vua, phạm húy, vi phạm
các chiếu chỉ,… đă tạo ra một môi trường giết chết tranh luận.
Bên cạnh đó, cái ta của con người có khi quá lớn. Ḿnh chưa hẳn
lịch lăm biết nhiều nhưng khơi màu bằng câu chê kẻ khác như:
“Ếch ngồi đáy giếng chẳng
hạn”… Với cách thảo luận như vậy làm sao mà ḥa cho được?
Giáo lư Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
tôn chỉ Qui-Nguyên Tam-Giáo, Hiệp-Nhứt Ngũ-Chi. Trong đó lấy Nho
Tông để chuyển thế. Căn bản của Nho Giáo là Lễ và Nhạc để cảm
hóa ḷng người thuận tùng theo thiên-lư. Lễ Nhạc là hai phương
tiện giúp con người hàm dưỡng tâm và tánh. Nhạc và Lễ luôn song
hành. Không thể có Lễ mà thiếu Nhạc, hay ngược lại có Nhạc thiếu
Lễ.
Nhạc là H̉A, Lễ là KÍNH. Kính mà không ḥa th́ ngôi Tôn ở ngôi
tôn, ngôi Ti ở ngôi ti nên xa cách và rời rạc thiếu cảm thông
với nhau. Người lớn không truyền dạy được người nhỏ; người nhỏ
cũng không học hỏi ǵ được nơi người lớn. Ngược lại Ḥa mà không
Kính tất sanh loạn, xă hội sẽ bất phân thượng hạ, già trẻ.
Nhạc tượng trưng cho Ḥa. Các dụng cụ âm nhạc nhiều loại
khác nhau, nhưng khi trổi lên cùng một điệu một bài nghe qua
thật là êm dịu và giúp cho tư tưởng con người được thanh thoát
mà cảm hóa được lư của Tạo Hóa. Nhạc c̣n là phương tiện giao lưu
phi ngôn ngữ. Nghe được tiếng nhạc của một người, ta có thể hiểu
được nỗi ḷng người ấy. Hiểu được tâm t́nh của người khác, như
vậy xưa gọi là một bậc tri âm.
Chữ Ḥa có rất nhiều ư nghĩa bao la trong trời đất và xă hội.
Trong phạm vi bài viết này người viết xin gói gọn trong lănh vực
đạo-học mà Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế muốn truyền đạt cho
con cái của người.
Đức Chí Tôn dạy:
“Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Đạo tức một Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Ḥa”.
Trong Ngũ Đức Lương Châm, Đức Hộ Pháp cũng dạy chữ Ḥa. Đó là
chữ đầu tiên trong năm đức: H̉A, NHẪN, KHIÊM, CUNG, ÁI.
Xin trích nội dung chữ Ḥa mà đức Hộ Pháp giải thích như sau:
Chữ
H̉A
Ḥa là thuận vui ḥa, trong Kinh Lễ có nói rằng: Lễ dĩ ḥa vi
quư. Nghĩa là Lễ nghi phải lấy chữ ḥa làm quư, ư nói lễ nghi
tuy phiền phức mặc ḷng, song rút lại chỉ lấy chữ ḥa làm gốc,
v́ ngoài mặt có ḥa nhă th́ trong tâm mới có thành kỉnh, có tâm
thành th́ lễ nghi mới có long trọng. Nếu như có lễ mà không ḥa
th́ dầu lễ có to lớn đến đâu cũng là vô ích và Thánh, Thần cũng
không hưởng chứng.
Thầy Mạnh-Tử có nói rằng: Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi
bất như nhơn ḥa. Nghĩa là thời Trời không bằng lợi đất, lợi đất
không bằng người ḥa. Ư nói: Thiên dẫu thuận, địa lợi dầu phúc,
song chỉ là trông cậy ở bề ngoài mà thôi, không thể lâu dài
đặng, sự bền vững c̣n cần ở phải nhơn ḥa. Nhơn có ḥa th́ mới
có t́nh liên lạc, một dạ một ḷng, đồng tâm đồng lực có được
thực hành mới trường cửu được.
Nói cho đúng th́ dầu mưa thuận gió ḥa, cũng không tốt bằng ḷng
người, nếu ḷng người mà đặng ḥa thuận cùng nhau trong một đoàn
thể, như con cuốn chiếu trăm chơn dẫu cường bạo nào, dùng cường
lực mạnh mẽ cũng không áp chế đặng.
Nếu mỗi người đều mỗi dạ chia rẽ chẳng ai ḥa thuận cùng nhau,
anh em cùng nhau kích bác, ṇi giống coi như khấu thù, nhơn tâm
đă bất ḥa th́ đạo tâm c̣n đâu mà sanh ra đặng bảo tồn loài
người. Mà đến đạo đức không có th́ c̣n trông cậy nỗi ǵ? Thành
cao hào sâu liệu đủ cậy chăng? Mưa ḥa gió thuận liệu đủ nhờ
chăng? Nói tóm lại một chữ Ḥa có thể bền hơn thành sắt, mạnh
hơn súng đồng, mà địa lợi, thiên thời cũng chẳng bằng vậy.
Đời Tam Quốc có Ông Lưu Tiên Chúa duy lấy hai chữ nhơn ḥa mà
thắng cả thiên thời, địa lợi làm cho Tào Tháo lắm trận kinh hồn,
Tôn Quyền nhiều phen mất vía. Ôi! xem thế đủ biết một chữ Ḥa
mạnh mẽ là dường nào chăng?
Trong Kinh Thi có câu rằng: Âm dương ḥa vũ trạch giáng. Phu phụ
ḥa gia đạo thành. Nghĩa là khí âm, khí dương có ḥa th́ mưa
nhuần rưới khắp. Vợ chồng có ḥa th́ Đạo nhà mới nên.
Trong Kinh Thơ có câu rằng: Hiệp ḥa vạn bang, nghĩa là phải ḥa
hiệp muôn nước.
Ấy đến Trời Đất âm dương cùng các bậc Thượng Cổ, Đế Vương c̣n
phải lấy chữ Ḥa làm gốc, mà c̣n truân chuyên đến thế, huống chi
chúng ta ngày nay. Nói tóm lại, mọi việc ở đời phải lấy chữ ḥa
làm phương châm thực hiện. Thế giới có ḥa th́ mới đặng thái
b́nh thịnh vượng. Quốc gia có ḥa th́ mới đặng tiến bộ văn minh.
Thân tộc có ḥa th́ mới đặng sum vầy vui vẻ. Cha con có Ḥa th́
mới trọn điều từ hiếu. Anh em có ḥa th́ mới biết đạo thương
yêu. Vợ chồng có ḥa th́ mới nên cửa nhà đồ sộ. Bậu bạn có ḥa
th́ mới bền ḷng tín nghĩa. Bậc Quan Trường có ḥa th́ mới biết
sự vẻ vang. Người phú túc có ḥa th́ mới đặng phần sung sướng.
Đạo đức có ḥa th́ mới đặng hoàn toàn. Tôn-giáo có ḥa th́ mới
nên trường cửu.
Trên đây là nói phần công dụng kết quả của chữ ḥa; c̣n về phần
thực hành của chữ ḥa th́ ta cần phải nên hiểu biết ḥa đây là
ḥa thuận, ăn ở một cách ḥa thuận, công bằng. Đối với ḿnh, đối
với người, bao giờ cũng giữ thái độ thong dong ḥa lạc, không có
một chút ǵ tư tâm khi xử kỷ, tiếp vật; bao giờ cũng sẵn tấm
ḷng lượng thứ bao dung. Người mà giữ trọn đặng chữ ḥa th́
trong tâm hồn sẽ đặng thơ thới thảnh thơi, mà tự nhiên chẳng c̣n
chút cặn nhơ ô trược nữa. Tuy nhiên chữ ḥa cũng có nhiều nghĩa
ta chớ khá nên lầm.
Đức Khổng-Tử có nói rằng: Quân tử ḥa nhi bất đồng, tiểu nhơn
đồng nhi bất ḥa. Nghĩa là người quân tử ḥa thuận mà không đồng
đẳng, c̣n tiểu nhơn đồng đẳng mà không ḥa thuận.
Chữ ḥa với chữ đồng nghe th́ tựa như giống nhau mà xét kỹ ra
th́ khác nhau xa thẳm.
Ḥa th́ chỉ một mực công bằng ḥa thuận nhau thôi, chớ không tư
không đảng. C̣n đồng th́ đồng là đảng, nghĩa là tựu hội thành
quần, thành đảng, có ư tư mà không công, chớ chẳng có giá trị
ǵ. Đó là điều giả mạo của kẻ tiểu nhơn thường làm nếu ta không
cẩn thận hoặc có khi lầm vậy.
Chúng ta ngày nay nhờ ơn Đức Chí Tôn hoằng khai Đại Đạo mà Phổ
Độ cho chúng sanh th́ chữ ḥa lại cần hơn hết.
V́ sao? V́ muốn nên người đạo đức th́ cần phải có một đức tánh
cho hoàn toàn, mà chữ ḥa là đầu phần đức tánh của ta vậy. Ta
phải hiểu biết rằng: Có ḥa th́ mới biết thương yêu nhau, tŕu
mến nhau mới kết nên đoàn thể đặng. Một chữ ḥa thiệt khiến cho
ta cảm t́nh vô hạn.
Về phần đạo đức các tính đức khác tưởng cũng chẳng khó ǵ. Bởi
vậy trước hết Bần Đạo xin hiến dâng chư Đạo Hữu một chữ ḥa để
làm một nấc thang bước lên con đường đạo đức.
Và xin chư Đạo Hữu đừng quên bốn chữ: Ḥa Khí Trí Tường. Nghĩa
là khí ḥa rất tốt th́ thiệt là may cho nền đạo đức lắm vậy.
(Hết trích)
Chữ ḥa tuy vậy mà ư nghĩa rất sâu xa.
Ba yếu tố quan trọng quyết định con đường tấn hóa của nhơn loại
là Thiên Thời, Địa Lợi và Nhơn Ḥa. Nếu không đủ cả ba th́:
Thiên Thời không bằng Địa Lợi; Địa Lợi không bằng Nhơn Ḥa. Vậy
chữ H̉A là đức tính quư báu nhất cho mọi hành tàng đối nhân xử
thế để quyết định sự thành bại của một xă hội.
Đời rất cần chữ Ḥa; Đạo lại càng cần chữ Ḥa cao hơn nhiều lần.
Điều kiện để chữ Ḥa trong cửa Đạo có được là dựa trên tinh thần
thượng-tôn pháp-luật
và hướng thiện để đạt Chân Thiện Mỹ. Cái Ḥa cuối cùng phải đưa
nhau đến cái tốt đẹp.
Chữ Ḥa nhiều trường hợp bị nhầm lẫn ư nghĩa rồi cho hai chữ bất
đồng và bất ḥa làm một. Trong xă hội đen, trong băng đảng cường
sơn thảo khấu họ cũng cần sự đồng ḷng để sinh hoạt. Họ ḥa với
nhau để thi hành hay bao che cái xấu. Đây là chữ ḥa hướng hạ
gọi là Đồng chứ không phải Ḥa. Sự đồng ḷng đồng thuận không
thượng tôn pháp luật là những hành vi của kẻ tiểu nhân ích kỷ.
Ai nói khác ư ḿnh th́ cho là kẻ thù địch. Ai góp ư cho ḿnh th́
gọi là chống đối. Như vậy sáng kiến trí tuệ cá nhân không thể
phát huy. Đây là xă hội tôn sùng lănh tụ. Xă hội này sẽ sản sinh
ra những con người sống dối trá hai ḷng. T́m kiếm sự trung
thành trong họ thật không dễ. Họ sống hai mặt.
Những người bên ngoài biểu hiện đồng ư với ḿnh nhưng bên
trong chưa chắc ḷng họ phục. Xă hội này sẽ sớm chiều bị hư
hoại.
Trên đường đời, muốn tạo được chữ Ḥa, hai chủ-thể đối thoại thể
phải hy sinh mỗi bên một nửa. Ḿnh chứng minh ḿnh đúng nhưng
đồng thời cũng phải công nhận cái đúng của phía bên kia cũng có.
Chưa ai dám tự hào ḿnh hoàn hảo 100%. Nên lắng nghe ư kiến
người khác là cách tạo Ḥa. Ai cũng khăng khăng ḿnh đúng cho
phía bên bạn là sai, muôn thuở không thể có Ḥa được.
Trong cửa Đạo, tạo được chữ Ḥa hai chủ thể đối thoại không bên
nào phải hy sinh mất mát ǵ cả. V́ cả hai cùng thượng tôn pháp
luật th́ không bao giờ bất ḥa. Ḥa giúp cho hai bên cùng có
lợi. V́ Ḥa trong cửa Đạo là trên cơ sở luật-pháp Đạo.
Trong cửa Đại Đạo hiện nay, ta thấy có cả bất ḥa và bất đồng.
Từ khi Đại Đạo được khai minh 1926 đến nay. Đức Chí Tôn đă ban
Pháp Chánh Truyền lập nền tảng cho việc điều hành cơ Đạo. Pháp
Chánh Truyền là một bản cương tính Hiến Pháp không thể sửa đổi,
không thể bàn cải. Chỉ có chịu chấp hành hay không mà thôi.
Những chức sắc không chấp hành, lập một nền tảng pháp lư khác
tạo một trường phái Cao Đài khác. Đây gọi là bất ḥa. Hai chủ
thể đối thoại một bên là tùng và một bên là không tùng Pháp
Chánh Truyền không bao giờ có tiếng nói chung.
Cùng trong lập
trường tùng Pháp Chánh Truyền, phương pháp thật hành có thể có
nhiều cách khác nhau để thi hành cơ phổ độ, nhưng vẫn luôn tôn
trọng nhau. Đó chỉ là bất đồng. Giải quyết bất đồng không khó.
Luật và Lệ của Đạo sẽ điều chỉnh đưa đến thống nhứt dễ dàng.
Chữ Ḥa là món ăn tinh thần hàm dưỡng nuôi nấng cho ba-thể
con-người (Tam Thể Xác Thân) được thanh thoát tiếp cận với lư
của đất trời rất cần thiết cho người hành giả học Đạo; làm cho
tinh thần êm dịu sâu lắng để ḥa nhập và cảm nhận thiên lư. Chữ
Ḥa giúp nhau cùng tiến bộ và tấn hóa.
Giữ Ḥa trong cửa Đạo làm cho Tinh được b́nh, Trí được định,
Thần được an.
Nói tóm lại, Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn đem chữ
Ḥa làm phương tiện d́u dắt nhân loại đến bờ bỉ ngạn.
Giữ được Ḥa trên sẽ thuận ḷng Trời và dưới sẽ được ḷng cả
Thiên hạ. Bất đồng có thể khắc phục được v́ c̣n đi chung thuyền.
Nếu đă bất Ḥa th́ coi như sự mâu thuẫn trầm trọng khó kéo lại
với nhau.
Ư kết: Do
thực trạng nền Đạo hiện nay đang bất ổn. Đạo sự rối như mớ ḅng
bong chẳng khác ǵ bản sao của một buổi chợ đời. Chư đồng Đạo
lẫn lôn giữa bất đồng và bất ḥa mà tỵ hiềm lẫn nhau chuyện nhỏ
hóa to. Mong rằng những nhân sĩ đa văn quảng kiến thương Thầy
mến Đạo hăy tận dụng ba món báu Trời ban cho con người phân tích
điểm nào là bất Ḥa và điểm nào là bất Đồng để huynh đệ xích lại
gần nhau hơn giúp Ông Cha Trời hoằng khai Đại Đạo
Cúi xin Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu dùng huyền diệu thiêng liêng xóa
được bất Ḥa giữa chúng con hiện nay để chúng con có cơ hội lập
công bồi đức. Chuyện bất đồng chúng con có thể tự giải quyết
được.
Sài G̣n, ngày 15 tháng 6 năm 2020
HUỲNH THANH MINH