ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIỚI, đường đến Thiên đường   (trích)

Hiền Tài Lê Văn Thêm (Tự Bạch Y)

 

Thói thường, con người với tánh nết tán kỷ hủy tha, khenḿnh chê người nên hay nói. Có người để khen ḿnh mà nói, để chê người mà nói, phải cũng nói, quấy cũng nói, đúng cũng nói, sai cũng nói, hay cũng nói, dở cũng nói, nói măi rồi đâm ra quen nói hay dở, phải quấy, đúng sai, tốt xấu v.v. toàn là những chuyện thị phi.           

Thị có nghĩa là phải. Phi có nghĩa là quấy. Nếu cứ nói phải nói quấy th́ phải quấy biết đến chừng nào mới xong v́ ít ai nhận ḿnh quấy mà thường chỉ thấy ḿnh phải. Có câu:

“Thuyết thị thuyết phi hà nhật liểu,

Vô minh hải hoạt ngă sơn cao”.

Nghĩa là nếu cứ nói phải nói quấy th́ biết đến ngày nào mới nói hết được. Càng nói th́ càng làm cho sự mê muội, sự vô minh của ḿnh càng thêm rộng lớn như biển cả mênh mông và cái ngă của ḿnh càng cao như núi. Chính cái ngă này đă bại hoại con người, khiến con người tán kỷ hủy tha. Thật vậy, nếu thấy ngă tướng ḿnh cao th́ theo sau đó ngă kiến của ḿnh là hay là đúng, ai đụng tới th́ chẳng chịu thua. V́ thấy ngă tướng, ngă kiến cao nên từ đó sanh ra càng ái ngă, thương nó và bảo vệ nó bằng bất cứ giá nào. Từ ngă tướng, ngă kiến, ngă ái đưa đến ngă mạn, xem thường mọi sự, mọi vật, mọi người. Đây là cái bệnh chấp ngă. 

Người chấp ngă thấy ngă cao có ba thứ tâm bệnh:

 a/- Dễ coi thường, dễ khinh khi người khác:

Coi thường hay khinh khi người khác là một cái tội v́ con người ai cũng có Chơn Linh và mọi Chơn Linh đều b́nh đẳng khi Thầy ban, chỉ khác nhau ở chỗ mê hay ngộ khi đă nhập thế mà thôi. Thầy ban cho các con Thầy mỗi người một Chơn Linh đồng đều, không ai hơn, không ai kém. Vậy coi thường bất cứ người nào là không trọng Chơn Linh màThầy đă ban đồng đều cho các con của Thầy vậy. 

Người thấy ngă ḿnh cao hễ bị chê là hờn giận, dễ nổi sân, mà sân si là một trong tam độc, một trong thập ác đối với người tu. Nếu phạm phải sân, cửa Thiên đ́nh liền đóng, v́ muốn    đến được Thiên đ́nh th́ phải hành tŕ Thập Thiện, mà một trong Thập Thiện là tránh được sân. Thầy có dạy:

“Tŕnh ta ta sẽ đở nâng chơn,

Khuyên một điều con khá giảm hờn.

Hễ ghét người th́ Trời ghét lại,

Ghét người Trời ghét lẽ nào hơn”.

Nghĩa là các con Thầy nếu người nào muốn trở về ngôi vị cũ hăy đến tŕnh Thầy. Thầy sẽ chỉ cho nẽo CHƠN để tránh nẽo HƯ, cái THẬT để tránh cái GIẢ. Trước tiên, Thầy khuyên đến tŕnh Thầy và tiếp theo đó Thầy khuyên hăy giảm hờn tức đừng nổi sân, đừng ghét bỏ ai v́ hễ ghét người th́ bị Trời ghét vậy. 

c/- Dễ vị kỷ và ác độc:

Thật vậy, người chấp ngă cái ǵ cũng muốn ḿnh hơn, chỉ nghĩ cho ḿnh. Đó là vị kỷ. Càng vị kỷ th́ lại càng ác độc. Sở dĩ chê người khác là để đưa ḿnh cao thêm, để tăng cái ngă của ḿnh, chẳng cần biết đến sự đau khổ của người bị chê, thế là ác độc. Khen chê, nói phải quấy, nói đúng sai là cố ư phô bày cái dở, cái quấy, cái sai của người khác và chỉ có ḿnh là hay, là phải, là đúng, là tốt, là giỏi mà thôi. 

Tuy nhiên nếu xét kỹ, đúng và sai có phải tuyệt đối đúng và sai không; tốt và xấu có phải tuyệt đối tốt và xấu không; phải và quấy có tuyệt đối là phải và quấy không, v.v.? Không phải như vậy. 

Cách thấy vừa nói chỉ là cách thấy biên kiến, phiến diện, hai bên đối đải, chớ không phải là chơn lư. Sự thật không có cái ǵ tuyệt đối, cố định cả, mà mọi sự vật luôn luôn biến đổi. Cùng một sự việc mà có thể đúng nơi này, sai nơi khác, đối với người này th́ phải, người kia th́ quấy, v..v..tức tùy thuộc vào không gian, thời gian, cá nhân hay tập thể. Xin đơn cử những thí dụ như sau: 

1)- Đúng sai:

Đúng sai không tuyệt đối cố định mà luôn luôn biến đổi.

Đúng sai tùy thuộc vào không gian thời gian và con người. 

- Về không gian: như tại nước Anh và các nước thuộc Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth) th́ người ta lái xe bên tay trái đường lộ. Vậy lái xe tay trái là đúng mà lái bên tay phải là sai. Trái lại, tại nhiều nước khác, rơ nhất là nước Pháp, lái xe tay trái là sai mà lái bên tay phải mới đúng. Chỉ cách nhau về không gian có 30 cây số với eo biển Manche mà đúng, sai khác biệt hoàn toàn, quá rơ ràng.

- Về thời gian: như tại nước Tàu và vài nước kế cận, trước đây vua là Thiên tử. Vua muốn giết ai cũng được. Bề tôi trung với vua khi vua bảo chết là phải chết. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” mà h́nh ảnh Tỷ Can là điển h́nh. Thử hỏi ngày nay quốc trưởng nước Tàu c̣n có thể bảo người nào th́ tự động người ấy phải tự tử được không. Chắc chắn là không. Thời gian đă làm thay đổi. Ngày xưa đúng, ngày nay sai. Đúng sai tùy thuộc vào thời gian. 

- Với con người: đúng, sai tùy căn cơ, tùy nhận thức của mỗi người. Chuyện kể có một cặp vợ chồng ra đồng làm việc, chồng đui, vợ điếc. Khi cả hai đang gặt lúa, bỗng có vua đi qua ở trên lộ xa xa. Đoàn của vua đi cờ xí rợp trời, trống chiêng inh ỏi. Người vợ hỏi chồng cái ǵ vậy. Chồng v́ đui chẳng thấy mà chỉ nghe nên bảo rằng tiếng kèn, trống, chiêng ḥa nhau nghe vui quá. Người vợ v́ điếc căi lại tiếng kèn, trống, chiêng đâu có chỉ có cờ xí phất phới thôi. Hai người căi nhau rồi giận nhau bỏ về không gặt lúa nữa. Như vậy hỏi ai đúng, ai sai. Không ai hoàn toàn đúng mà cũng không ai hoàn toàn sai. Đúng sai là tùy căn cơ, tùy cái nghe, cái thấy, cái nhận thức của mỗi người. Đúng sai không tuyệt đối, cố định mà chỉ tương đối thôi. 

2)- Phải quấy:

Phải quấy cũng vậy. Phải quấy không cố định mà biến đổi tùy nơi, tùy lúc. Như tại các nước theo Hồi Giáo, người đàn ông được quyền có 4 vợ. Như vậy, chánh thức có 4 vợ là phải chớ không quấy chút nào cả. C̣n tại Hoa Kỳ hay Việt Nam và nhiều nuớc khác, người đàn ông có hai vợ đă là quấy lắm rồi, đừng nói chi tới ba bốn. Như tại nước Úc chẳng hạn, theo luật th́ bất cứ ai có hai vợ là phạm tội, đă thành tội rồi chớ không c̣n nói chi phải quấy nữa. 

Thí dụ thứ hai là thời xưa ở Việt Nam, con gái cha mẹ đặt đâu ngồi đó. Vậy là phải, căi lại là quấy. Ngày nay, phần lớn ở Việt Nam đă khác, nhưng đặc biệt ở ngoại quốc như nước Úc chẳng hạn, hầu như con đặt đâu coi được được là cha mẹ sẽ ngồi đó vậy, không có quấy chút nào cả. Văn hóa Úc như thế, không có ǵ quấy mà là như vậy. 

3)- Thiện ác:

Thiện ác cũng vậy. Cũng cùng một sự việc mà đối với người này là thiẹân, đối với kẻ kia th́ ác. Như một con chồn, vào một buổi chiều trời sắp tối. Nó rượt theo con gà để bắt làm mồi ăn và tha về cho con nó ăn. Có một cậu bé thấy vậy, muốn cứu con gà nên đuổi con chồn đi. Chú chồn chạy đi và không bắt được con mồi. Đêm đó nó nhịn đói và con nó cũng bị đói. Vậy với chú chồn th́ cậu bé là ác v́ làm cho mẹ con nó đói. Nhưng với cậu bé th́ cậu đă làm một việc thiện cứu được con gà. Vậy cũng một sự việc mà thiện ác không cố định mà tùy nơi, tùy lúc, tùy người mà trở thành thiện hay ác. 

4)- Đúng với đúng là sai:

Xin được kể ra đây câu chuyện “Phong Phang”. Lục Tổ Huệ Năng được Ngũ Tổ Hoàng Nhẩn trao Y bát để làm tổ Thiền Tông thứ 6 lúc Ngài Huệ Năng vẫn c̣n là một cư sĩ chớ chưa phải tu sĩ. Ngũ Tổ ban đêm đưa Ngài ra bến đ̣ chạy về phương Nam. Phe Thượng Tọa Thần Tú đuổi theo để lúc phải sống với bọn thợ săn và đi săn thú. Khi Ngài đến được Quảng Châu vào sân chùa Pháp Tánh lúc Pháp Sư Ấn Tông đang giảng Kinh Niết Bàn. Ngoài sân chùa có hai vị tăng căi nhau măi không thôi về việc lá phướng treo trong sân chùa đang bay trước gió. Một vị tăng nói phướng động. Vị tăng khác nói gió động. Không ai chịu thua. Ai cũng cho rằng ḿnh đúng không chịu ḿnh sai. Tổ Huệ Năng bèn tiến đến bảo: “Không phải gió động, cũng không phải phướng đọâng, mà tâm của hai ông động”. Thật là một câu nói đầy bất ngờ từ một cư sĩ. Câu nói này có nghĩa cả hai vị tăng, mỗi người đều tự cho ḿnh đúng, nhưng cả hai đều không đúng, mà cả hai đều sai. 

Sở dĩ Tổ nói không phải phướng động, cũng không phải gió động là v́ nếu có lá phướng mà không có gió th́ lá phướng làm sao động được. Nhưng nếu có gió mà không có lá phướng treo trên cột phướng th́ gió cũng không thể làm cho phướng bay được. Nh́n vào cột phướng đứng im ĺm th́ nào thấy động được. Động ở đây là tướng duyên hợp, do hai hay nhiều yếu tố hợp lại mà thành tức có duyên hợp mới có động, không duyên hợp th́ không động. Động là do hai yếu tố gió và phướng hợp lại, nếu chỉ nh́n một mà nói th́ sai. 

Tại sao Tổ lại bảo tâm hai vị tăng động? V́ hai vị tăng chấp và chỉ chấp có một bên. Khi chấp là dấy niệm để chấp. Dấy niệm th́ phải dùng tâm. Dấy niệm do dùng tâm th́ tức nhiên tâm động. Do đó mà nói tâm động. Ở đây Lục Tổ muốn chỉ thẳng cái gốc của sự căi nhau là do tâm chấp. Mà hễ dấy niệm chấp là có tranh căi, và động là từ cái chấp đó mà ra. Câu chuyện “Phong Phang” trong Kinh Pháp Bảo Đøàn muốn bảo người đời rằng: lời nói thường chỉ phiến diện thôi chớ không đạt được Chân Lư. Người đời v́ chưa tỉnh giác vẫn c̣n mê muội nên thường hay tranh hơn thua qua lời nói. V́ thế cũng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ có dạy rằng: “Người mê miệng nói, người trí tâm hành”. Mà Đức Lăo Tử từ trước cũng đă dạy: “Hành bất ngôn chi giáo”, là v́ theo Đức Ngài cái sai là bề trái của cái đúng, cái quấy là bề trái của cái phải, cái ghét là bề trái của cái thương, thương ghét là một không có ǵ khác nhau, mới thương đó rồi ghét đó, mới quấy đó rồi phải đó, mới sai đó rồi đúng đó. 

Ở đời có ai quấy măi đâu. Cũng có lúc làm phải. Ở đời có ai nói sai măi đâu, cũng có lúc nói đúng. Phải quấy, đúng sai cũng từ ở một người, chỉ hiềm v́ mê mà quấy và sai, c̣n tỉnh th́ đúng và phải. Tất cả chỉ do tâm mê hay tỉnh. Do biết người đời nhiều mê ít tỉnh, nhận vọng tâm cho là ḿnh, nhận giặc làm con (theo như lời nói của Đức Phật), chớ không thấy được Chơn Tâm nên Đức Lăo Tử khuyên người đời nếu muốn được Đạo đừng có nh́n sự vật bằng cặp mắt nhị nguyên, chia phân nhị ngă mà phải thấy cả thảy đều là “Một”. 

Người tín đồ Cao Đài hằng ngày cúng tứ thời thường nh́n thấy “Một” đó là Thiên Nhăn. Dù vậy, khi hết cúng đi về quên đi, cũng có người chấp nhị nguyên, nhị ngă rồi sinh ra bất đồng ư với nhau. Có ǵ là nhị nguyên, nhị ngă đâu. Cùng một người, nhưng có khi người ấy nói sai, làm quấy mà cũng có khi người ấy nói đúng, làm phải, chớ nào phải đó là hai người, là nhị ngă. Sở dĩ người đời phiền năo nhiều, khổ đau nhiều là cũng do chấp nhị ngă, nhị nguyên, tức chấp hai bên. Nh́n “Sự” hay “Tướng” th́ có hai bên nhưng đạt Lư hay Tâm th́ không có. Giáo lư “Pháp Môn Bất Nhị” của nhà Phật có giải rơ giáo pháp này và Lăo Giáo cũng có đề cập với “thuyết Tương Đối”. Trong Kinh Cơ của Đạo Cao Đài cũng thế, cũng có đề cập đủ cả, chỉ hiềm v́ Tạng Luận chưa được khai triển. 

Trở lại với Đạo Lăo, cái mà Đức Lăo Tử chống đối là nh́n mọi sự vật trên thế gian này, nh́n cuộc đời bằng khối óc phân chia dài ngắn, cao thấp, đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thiện ác, khen chê, .v.v. .Sự phân chia như vậy là sai, là trái Đạo. Sự thật chúng không rời nhau, chúng tương tùy, tương sinh. Thí dụ có cao mới thấy thấp, có ngắn mới thấy dài. Thử đem cây thước học tṛ gạch hàng giấy tập vở so với cây thước dài một thước của thợ mộc th́ cây trước ngắn hơn cây sau. Nhưng nếu đem cây thước của người thợ mộc so với cây thước giây của người thợ may dài hơn hai thước th́ đến luợt cây thước mà ta nói dài tức cây thước của người thợ mộc lại trở thành ngắn. Nếu đem cây thước giây của người thợ may so với giây thước của một trắc địa sư đo đất th́ từ dài, cây thước của người thợ may tự nó trở thành ngắn, . v.v. . Dài ngắn chỉ tương tùy, tương sinh, tương đối chớ không tuyệt đối. Có dài có ngắn là do sự phân biệt hữu lậu mà ra. 

Cao thấp, tốt xấu, khen chê, v.v. cũng vậy. Tất cả đều tương đối, tương sinh. Không có cái này th́ chẳng có cái kia. Đức Lăo Tử nói: “Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương h́nh, cao hạ tương khuynh, tiền hậu tương tùng” để chỉ sự tương sinh, tương tùy, tương đối, v.v. . Sở dĩ người đời phân chia cho đó là hai là v́ óc phân biệt mà ra chớ nào phải là hai. 

Đă biết vậy th́ đừng nên nói hơn thua, cao thấp, có không, tốt xấu, khen chê. Nếu lấy óc phân chia này để so sánh, chỉ trích, phê b́nh nhau là điều chẳng nên làm. Lập ngôn mà cứ chỉ trích, phê b́nh nhau, không xa rời óc nhị phân, nhị ngă th́ càng ngày càng xa Đạo. 

Con người nếu muốn được Đạo th́ phải bỏ cái óc chia phân. Đức Lăo Tử gọi đó là “Giải Kỳ Phân” mà các thí dụ trong bài này về đúng sai, phải quấy, v.v. đă có giải phần nào dù chỉ rất ít thôi. 

Với Thuyết Tương Đối và giáo pháp Giải kỳ Phân, Đức Lăo Tử muốn chỉ cho thấy bậc Thánh Nhân sở dĩ đạt đến Đạo tức trạng thái Tuyệt Đối chỉ v́ biết rơ ḿnh có mắc bệnh nhị nguyên, phân chia nhị ngă. Do biết có cái bệnh phân tán đó nên đă pḥng ngừa và tỉnh ngộ. Đức Lăo Tử nói: “Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh”, nghĩa là biết ḿnh có tâm bệnh th́ tâm bệnh đó sẽ được trị hết. Tâm bệnh này là cái bệnh cứ nói đúng, nói sai, nói phải, nói quấy rồi khen chê, thương ghét, v.v. Đúng sai nào có khác hai bề mặt của một đồng tiền, đúng đó rồi cũng có thể sai đó. Phải quấy cũng do một người, chỉ v́ tâm bệnh mà ra. Có ǵ là hai, có ǵ cố định. Vậy th́ c̣n khen chê làm chi, thương ghét làm ǵ. Nếu cần phải khen là cốt để khuyến thiện, cốt để giúp người được vui tươi hạnh phúc, ổn định tâm hồn. Nếu cần phải thương là để cứu người sa cơ, thất thế, già cả, tật nguyền hay gặp hoạn nạn, đó là hành thiện tạo nghiệp lành. C̣n phỉ báng chê người, hay hờn giận ghét người chỉ có chuốc lấy ác nghiệp mà thôi. 

Muốn “vô ngôn hành” được như lời Đức Lăo Tử khuyên để tạo phước huệ, để đạt Đạo th́ phải dùng Trí như Đức Ngài đă dạy. Trí đây là Trí Đạo tức Trí Tuệ Giải Thoát mà nhà Phật gọi là Trí Tuệ Bát Nhă, Đạo Cao Đài gọi là Trí Vô Đối chớ không phải trí thế gian. 

Trí Đạo hay Trí Tuệ Giải Thoát, theo tôn giáo Cao Đài, là trí thấy được “Nhược thiệt nhược hư; Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa; thị không thị sắc; vô vi nhi dịch sử quần linh” và c̣n nhiều nữa bàng bạc trong Kinh và Cơ Đại Đạo. C̣n trí thế gian là trí làm cho mạnh được yếu thua, khôn c̣n dại mất… 

Về trí thế gian th́ Đức Lăo Tử chê lắm. Trong Đạo Đức Kinh, Đức Ngài có nói như sau: “Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột”, nghĩa là rất thẳng dường như cong, rất khéo dường như vụng, rất hùng biẹân dường như lấp bấp ấp úng vậy. 

Có người khéo nói, nói giỏi, thường nói thao thao bất tuyệt để tranh biện, chứng tỏ rằng ḿnh giỏi, ḿnh hơn người, lư luận ḿnh sắc bén, v.v. để rồi từ đó thấy người thua, người dở, mà nào có biết đâu khi ḿnh càng trở tài hùng biện, phóng chạy theo sự tướng th́ tâm ḿnh chỉ chứa chấp toàn vọng niệm điên đảo của thế gian chớ nào phải tâm Đạo. Dùng trí thế gian để hơn thua, theo vọng tâm để tranh chấp, chỉ cốt làm bại hoại cái tâm Đạo mà thôi. 

C- Phần A và B đă bàn về Vọng ngữ, Xảo ngữ, Lưỡng ngữ

Con người bản ngă vốn ham sống và bảo vệ cuộc sống của ḿnh bằng mọi cách. Theo triết gia Pháp Henri Bergson th́ đây là một thực tế. Triết gia Bergson mô tả sức sống mănh liệt của con người (élan vital) qua hai bản năng. Đó là bản năng sinh tồn (instinct de conservation) và bản năng tàn phá (instinct de destruction). Hai bản năng này làm cho con người thiên về ác hơn là thiện. 

V́ để bảo vệ ḿnh (instinct de conservation) nên bằng mọi cách con người phải diệt trừ tất cả mọi mầm mống, mọi yếu tố, mọi sự vật có thể làm hại đến ḿnh. Rồi với cái đà sức sống vươn lên (élan vital) con người phải tàn phá tất cả những ǵ cản trở đường ḿnh đi, con đường tiến thủ của ḿnh. Do đó mà trong việc làm hay lời nói, con người thường hay t́m cách vùi dập, đè bẹp người khác, dù cho việc làm ấy có đúng hay sai đối với lương tâm, con người vẫn thường làm. Làm và nói để chứng tỏ ta hay người dở, ta đúng người sai, ta phải người quấy, ta tốt người xấu, và nhất là ta cao và mọi người đều thấp hơn ta. Tất cả việc làm, lời nói càng ngày càng làm cho con người giảm thiện tăng ác nếu chẳng biết tu đúng theo con đuờng Chơn Đạo. 

Biết rơ người thế gian như vậy nên Đức Chí Tôn trước đây đă lần lượt sai các con Ngài xuống trần lập Đạo để dạy người đời tránh ác làm lành. Ngày nay, Đức Chí Tôn tự Ngài giáng trần dạy Đạo với nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài đă qui Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi, v́ vậy mà trong giáo lư Đạo Cao Đài có tất cả tinh túy giáo lư của tất cả các Đạo khác, trong đó việc hành thiện tránh ác là một Giáo pháp. 

Đức Chí Tôn dạy các con Ngài một khi đă nhập môn rồi th́ phải giữ ǵn ngũ Giới, mà trong Ngũ Giới th́ ngữ Giới là khó nhất, vi tế nhất, phạm hay không thường ở tại Giới này. Thật vậy, giết người, trộm cắp hay tà dâm rất dễ tránh, nhưng nói làm cho người đau khổ mà có khi ḿnh hầu như không hay biết, thật khó tránh. Đây là một nét vi tế về ác ngữ, do ác khẩu mà ra. Chính v́ sự vi tế của ngôn ngữ mà Thầy khuyên bảo các con Thầy nên thận trọng cẩn ngôn, ít nói càng tốt, không nói càng hay. 

Không nói đây chẳng phải không nói ǵ cả v́ nếu không nói ǵ cả th́ con người làm sao giao tiếp với nhau được. Có nhiều người hiểu lầm chỗ này rồi tịnh khẩu, không nói lời nào, nhưng đi đâu th́ cầm theo cây viết và tờ giấy. Hễ muốn hỏi ǵ ai th́ viết ra và có ai hỏi ǵ th́ không trả lời thành tiếng mà chỉ viết trên giấy để trả lời thôi. Họ không biết rằng đó cũng là một trong nhiều cách nói. Người ta có thể nói bằng cách ra dấu, bằng hành động (body language) như đưa hai tay lên là nói đầu hàng, nhăn mặt là nói đau hay nói không đồng ư, v.v. Như vậy dù lời không nói nhưng ư lại có nói. 

Tóm lại, như trên đă tŕnh bày, lời nói tự nó không có. Nó do 8 duyên hợp mà thành. Trong 8 duyên hợp này quan trong nhất là ư (năo). Lời nói là do từ ư mà nói. Không nói là không có ư để nói. Ưù là chủ, là thể mà lời chỉ là dụng, là phương tiện mà thôi. Nếu con người không có ư th́ làm sao nói ra lời được. Như vậy, không nói lời ác là tự nơi ư đă không ác rồi.. Tương quan giữa lời nói và ư mật thiết như vậy. 

Do đó, hễ tránh được ư ác th́ sẽ không có nói ác. Điều quan trọng là phải tránh từ ư để không gây ra Thân nghiệp và cả Khẩu nghiệp, chớ lời nói th́ khi cần con người vẫn phải nói. Nhưng cần đây là cần những ǵ?

Phàm con người ai cũng thích nghe lời nói êm tai, lời nói thiện lành. Cái mà con người cần, đó là lời nói nho nhă, thanh tao, ngay thẳng thật thà, thương yêu đoàn kết, an ủi lẫn nhau, v.v.. Vậy để vừa ḷng người cũng như thuận ḷng Trời (thuận nhơn tâm ắt thuận Trời), người tu nếu cần phải nói th́ nên nói những ǵ có đạo lư, thiẹân lành và nên tránh những lời nói ác. 

Thầy có dạy rằng:

“Nho nhă con tua tập tánh t́nh,

Ở đời đừng tưởng một ḿnh lanh.

Một câu thất đức thiên niên đọa,

Nhiều nồi trầm luân bởi ngọn ngành”. 

Chỉ một câu thất đức thôi là có thể bị đọa đến cả ngàn năm. Vậy nói thất đức, nói ác làm chi để phải bị trầm luân. Nói ác là nên tránh. Tránh được nói ác cũng là một bước trong 10 bước tiến tu lên Thập Thiện. 

Muốn đạt đến Thập Thiện để siêu thăng, trước tiên người tu phải giữ Giới cấm, dừng thất ác v́ trong Ngũ Giới Cấm của Đại Đạo có đến 8 điều cấm chớ không phải chỉ có 5 thôi. Dừng thất ác là bước đầu để hành tŕ Thất Thiện. Thất Thiện đo là:

1- Thay v́ sát sanh, nên phóng sanh.

2- Thay v́ trộm cắp, nên bố thí.

3- Thay v́ tà dâm, nên giữ trong trắng, trinh bạch.

4- Thay v́ nói láo, nên nói thật.

5- Thay v́ nói thêm bớt, thêu dệt, nên nói ngay thẳng, trung chính.

6- Thay v́ nói đâm thọc, nên nói lời ḥa hợp, đoàn kết.

7- Thay v́ nói lời độc ác, nên nói nho nhă thanh tao, thiện lành, thương yêu ḥa ái, an ủi người.

C̣n ba thiện nữa là phải tránh tam độc: Tham, Sân, Si (tà kiến). Tam độc này rất khó tránh, dù vậy cũng tránh được, và trong Kinh Cơ Đại Đạo cũng có dạy. 

Để có thể tránh tam độc, hoàn thành tam thiện cuối cùng, điều quan trọng là người tu phải cố gắng trước tiên hành tŕ tam thiện về thân và tứ thiện về ngôn. Đặc biệt về ngôn, người tu nên thận trọng cẩn ngôn và luôn luôn nhớ rằng:

“Đạo bổn vô ngôn

Ngôn sinh lư tán

Ngôn ngữ Đạo đoạn”. 

KẾT LUẬN

1)- Muốn giữ được kiếp làm người trong Luân hồi, người tu nói riêng hay con người nói chung phải giữ ǵn ngũ Giới, nói khác hơn giữ được Ngũ Giới là giữ được kiếp làm người trong tái kiếp mai sau. 

2)- Muốn được siêu thăng “Thiên Đàng liền đến” như lời Lục Tổ Huệ Năng đă nói, người tu phải cố gắng hành tŕ Thập Thiện. Trong hạnh hành tŕ Thập Thiện th́ việc tránh được ba nghiệp nơi thân con người có thể thực hành không khó lắm. Có khó chăng là bốn nghiệp về khẩu tức lời nói. 

Riêng c̣n lại tam độc Tham, Sân, Si nếu muốn tránh được để kiện toàn tam thiện cuối cùng th́ điều cần yếu trước tiên là con người phải cố tỉnh thức, tránh khỏi Si mê. Càng tránh được Si mê th́ con người càng tránh được Tham và Sân. Nói rơ hơn tránh được Si mê càng nhiều th́ con người càng tránh được Tham, Sân và càng dễ dàng đạt Đạo, giải thoát thành Phật, tránh được Luân hồi. 

3)- Quyển sách nầy được viết với mơ ước, nhắn nhủ cùng nhau xa lánh Luân hồi, mà mục đích trước tiên và hiện tại là phải làm sao tránh được bốn nghiệp liên quan đến lời nói. Để tránh được bốn nghiệp liên quan đến lời nói tức khẩu

nghiệp, xin được kể lại hai câu chuyện sau đây: 

Câu chuyện thứ nhứt nói về một nhà Sư:

Có một nhà sư ngày nọ leo lên một cây cao. Có một người bất chợt đi ngang qua thấy nhà sư đang ở trên cây cao mừng quá, v́ ngưới ấy có một việc muốn hỏi nhà sư, nhưng từ lâu không gặp được. Ngưới ấy hỏi nhà sư rằng:

“Vậy chớ ư của Tổ Sư Đông Độ là như thế nào?”

Nhà sư nh́n xuống định đáp th́ rủi xẩy chân té. Nhà sư quơ tay nhưng thay v́ tay chụp trúng th́ miệng lại cắn được một cành cây. Nhà sư lúc đó không làm sao dám hả miệng ra để trả lời v́ nếu hả miệng ra nói th́ sẽ bị rớt xuống đất, tan xương nát thịt. 

C̣n câu chuyện thứ hai được rút ra từ quyển “Giai thoại nhà Thiền” với tựa đề “Họa tùng khẩu xuất”. 

Chuyện kể rằng thuở xưa có con rùa, gặp phải lúc hạn hán, nước hồ ao đều cạn, không biết đi đâu cho có nước. Bấy giờ có hai con hạc trắng đậu trên cây gần đó. Rùa vội vă nhờ hạc giúp ḿnh đến chỗ có nước. Hạc thương t́nh hứa giúp đỡ nhưng trước khi đi lại dặn rùa không được nói chuyện, sẽ có hại. Rùa vâng chịu. Hai con hạc mới dùng mơ kẹp một sợi dây nhỏ và băo rùa ngậm vào. Thế rồi hai con hạc bay lên hư không. Khi bay ngang một làng kia, gặp trẻ nhỏ đang vui chơi nh́n thấy, nói với nhau rằng:

- Ư, ngộ quá bây ơi ! Hai con hạc với con rùa cơng với nhau ḱa. Ư ngộ quá! Ư ngộ quá!

Rùa nảy giờ trong bụng hết sức nhẫn nhục, v́ nhớ lời hạc dặn . Nhưng khổ nỗi, các trẻ nhỏ cứ trêu chọc măi, rùa mới hả miệng định chửi các trẻ nhỏ, nhưng chưa thành lời th́ liền rơi xuống đất và bị chúng bắt ăn thịt. 

Do vậy, tất cả mọi người phải cẩn thận nơi miệng, nếu không sẽ bị hại thân.

“Ai ơi ! ít nói là vàng,

Nói nhiều, nhiều lỗi trái ngang cũng nhiều.

Chi bằng ít nói bao nhiêu,

Khỏi điều phiền năo, khỏi điều thị phi.

Hằng ngày tam nghiệp vô vi,

Không tranh nhân quả có ǵ đảo điên.

Không nghiệp chướng, chẳng lụy phiền,

Vô ưu, vô năo, nương thuyền tiêu dao” 

Người đời nên nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng nơi, nên thận trọng, cẩn ngôn. Nên lựa lời mà nói. Nên nói ít càng hay, chẳng nói ǵ th́ càng tốt. 

Chẳng nói ǵ cả đó là trường hợp của nhà sư. Nhà sư chẳng nói một lời v́ nếu mở miệng ra th́ tan xương nát thịt. Lời nói nó tai hại như vậy đó. Biết bao nhiêu người tán gia bại sản hay tan nát xác thân cũng tại v́ lời nói mà thôi. Nói thiện, nói lành, nói lời nho nhă thanh tao, thương yêu ḥa ái hay nói để an ủi người, cứu vớt người th́ nên nói, bằng trái lại nói láo, nói thêu dệt, thêm bớt, nói đâm thọc hay lời nói độc ác th́ trong hiện đời chỉ tự chuốc họa vào thân và tái kiếp th́ chắc chắn không làm sao tránh khỏi ngữ ngôn nghiệp chướng. 

C̣n về chuyện con rùa: Câu chuyện nầy muốn nói với người đời rằng chỉ v́ tâm c̣n Tham, Sân, Si, miệng c̣n ham ăn nói, chưởi bới mắng nhiếc người mà con rùa phải tan xương nát thịt. 

Có nhiều người ở đời cũng vậy. Chỉ v́ ham ăn ham nói, đôi khi lại nói chẳng thiện lành mà chỉ toàn lời độc ác, v́ thế nên mới rước họa vào thân, tự ḿnh chuốc lấy khổ đau mà lại c̣n gây khổ đau cho bao nhiêu người khác nữa. 

Để kết luận, xin ghi lại đây lời của người xưa thường nói: 

Người xưa thường hỏi rằng tại sao mỗi con người ai cũng đếu có hai lỗ tai, hai con mắt, hai lỗ mũi mà lại chỉ có một cái miệng? Có hai lỗ mũi là để thở được nhiều không khí nuôi thân. Có hai con mắt là để thấy rộng, biết nhiều, giúp con người dễ tỉnh thức giác ngộ và lo tu hành. C̣n có hai lỗ tai là để giúp con người nghe nhiều hơn là nói. Nếu chỉ thích nghe mà ít chịu nói th́ bảo đảm sẽ được mọi người thương, an nhiên tự tại, dù không tu mà khác nào đă có tu nhiều. Con thỏ nó đẹp là nhờ có hai tai đứng, thẳng, cao và dài. Hai tai cao và dài giúp thỏ nghe nhiều, chạy lẹ nên ít khi bị chết oan. Nếu hai tai của thỏ cũng ngắn, nhỏ và hẹp th́ thỏ nào có khác chi mèo. Hai tai là để nghe, cái miệng là để nói. Hai tai là để nghe nhiều, một miệng là để nói ít. Càng nói ít chừng nào th́ càng tốt chừng nấy. Điều nên nhớ, như thế nhân thường nhắc là “Con ếch nó chết chỉ v́ cái miệng mà thôi”.

Càng ít nói, con người càng an toàn và càng dễ tránh khẩu nghiệp. 

Tránh được Khẩu nghiệp cũng như Thân nghiệp và Ư nghiệp, con người sẽ dễ lên Thiên Đàng, dễ dàng thành Phật, có câu:

“Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

Đồng Phật văng Tây Phương”.

 

Soạn giả:

Hiền Tài Lê Văn Thêm (Tự Bạch Y)

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

 

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # HTML Hit Counter                                       Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                               Address: 441 Sparkman Rd- Plant City, FL 33566                                                                                                                                                                  

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 813-716-7634