THẾ NÀO LÀ TÍN ĐỒ CAO ĐÀI?
(*)
Vân Lê
Tôi được đọc bài viết với tựa đề như trên từ ngày 15-5-Đinh Dậu.
Đó là câu hỏi của facebooker Thu Huynh (T.H) đăng trên trang
facebook riêng của ḿnh với lời yêu cầu “Quư hiền hữu Cao Đài
chỉ điểm giúp… để rút ngắn thời gian dự trù là mười năm để hiểu
biết”.
T.H là một Tiến sĩ khoa nhân-học trường Đại Học XH&NV gởi lời
yêu cầu ấy đến cộng đồng. Tôi thấy ḿnh mới chập chững học Đạo,
chưa biết được bao nhiêu, Chưa biết viết lách, trong tủ sách gia
đ́nh lại không có nhiều để tham khảo, không dám tham gia gọi là
chỉ điểm, nên không có một comment nào gọi là chung góp ư. Tuy
nhiên v́ thấy câu hỏi có nhiều ư nghĩa rất hay nên tôi cũng xin
tạm mượn để đặt cho ḿnh t́m hiểu. Một tháng trôi qua mà tôi vẫn
chưa vừa ư với bài viết của ḿnh v́ cảm thấy nó c̣n rất nhiều
thiếu sót. Những sự t́m ṭi được cũng là lời giải đáp cho chính
tôi xin chia sẻ với chư bạn Đạo để góp ư.
Nếu t́nh cờ T.H có đọc được bài t́m hiểu này th́ xem như là một
duyên may để làm quen và trao đổi giáo lư Đạo.
Vân Lê.
---------------------------------------------------
“Thế nào là tín đồ Cao
Đài?”. Câu hỏi mới nghe thấy đơn giản nhưng khi bắt tay vào
t́m hiểu thấy nó không đơn giản chút nào. Nhờ câu chót T.H nói
thêm “ Tín đồ Cao Đài có
2,7 triệu trong sự đa dạng của nhiều Hội Thánh” tôi
mới giật ḿnh. Nên tôi t́m hiểu chủ đề với hướng này: “..nhiều
Hội Thánh..”
Hội Thánh được Thánh Giáo giải thích là h́nh thể của Chí Tôn tại
thế. Hội Thánh thay thế Đức Chí Tôn để phổ độ con cái của người
trong buổi Tam kỳ, tránh cho người khỏi giáng phàm như hồi nhứt
và nhị kỳ phổ độ. V́ vậy, Hội Thánh phải do Đức Chí Tôn tuyển
chọn những lương sanh đă sai xuống trước. Khác với cách hiểu
thông thường của đời, danh từ Hội Thánh chỉ chung cho “Các Chức
Sắc Lănh Đạo Tôn Giáo” Ví dụ: Hội thánh La Mă, Hội Thánh Tin
Lành, Hội Thánh Ban Chỉnh, Hội Thánh Truyền Giáo, Hội Thánh Cầu
Kho, Hội Thánh Tây Ninh v.v.…
Trong bài này danh từ Hội Thánh được viết theo nghĩa Thánh Ngôn
của Đức Cao Đài giảng dạy. Câu hỏi kế tiếp sau đây nhứt thiết
phải được đặt ra để người nghiên cứu dễ tóm tắt để phân tích và
nhận định: “ Đức Chí Tôn
có lập nhiều Hội Thánh để thay thế h́nh thể Ngài không?”.
Muốn trả lời được câu hỏi đó ta phải tham khảo Thánh Ngôn, Pháp
Chánh Truyền và luật-pháp của Đại Đạo được Đức Thượng Đế ban
cho. Ngại nỗi, nếu đem pháp luật phân tích ở đây sẽ thấy rơ
nhưng cũng có chút dị biệt xuất xứ các ḍng Thánh Ngôn là một
điều hết sức tế nhị và nhạy cảm mà nhiều Hội Thánh.(…) không
muốn nghe. V́ sự nghiệp t́m hiểu Đạo Pháp ta cũng không thể né
tránh Pháp Luật Đạo…
Tuy nhiên, dù khó cũng có một cách khả thi: Tôi xin giới hạn sự
t́m hiểu của ḿnh trong 10 năm đầu khai Đạo, tức từ 1926 đến
1936. Lúc đó, Đạo Cao Đài không có nhiều Hội Thánh mà chỉ có một
Hội Thánh duy nhứt do Đức Chí Tôn chọn để thay thế h́nh thể cho
Đức Ngài phổ độ. Khi ta hiểu được những đặc tính của người tín
đồ Cao Đài thời gian ấy, đem nó hiểu chung cho cả nền Đại Đạo
được nối tiếp sau đó 80 năm nữa. Chắc chắn người tín đồ Cao Đài
80 năm sau cũng y như vậy. Luật pháp ban sơ của Đạo (10 năm đầu)
cho đến hiện tại (thêm 82 năm nữa) tổng cộng 92 năm vẫn y nguyên
bất di bất dịch không có ǵ thay đổi.
Sau 10 năm khai Đạo, có thêm nhiều hội-thánh mới được h́nh
thành, luật-pháp đạo dĩ nhiên không giống thời ban sơ. Nếu giống
th́ đă là con một Cha, môn đệ một Thầy đâu cần phải có Hội Thánh
Mới làm ǵ? Sự thay đổi thêm hoặc bớt về pháp và luật của các
Hội Thánh sau này chắc chắn không được sự đồng ư hay cho phép
của Đức Cao Đài. ( xem Đạo Nghị Định thứ tám)
Trở lại câu hỏi “Thế nào là tín đồ Cao Đài?”. Tôi không không
biết T.H muốn t́m hiểu “Người tín đồ” của Cao Đài chung của Việt Nam, hay “Người tín đồ” nguyên thủy
của Đức Cao Đài gầy dựng, dạy dỗ và mong muốn cho chư môn đệ trở
thành?
Tôi xin t́m hiểu hết cả hai trường hợp:
1/- Thế nào là tín đồ Cao Đài (tổng hợp Việt nam):
Cao Đài Việt
Nam
đa dạng do nhiều Hội Thánh khác nhau chưởng quản. V́ nhiều Hội
Thánh khác nhau nên sẽ giáo hóa và tạo ra nhiều dạng tín đồ khác
nhau, không thể có dạng tín đồ hoàn toàn giống nhau của các Hội
Thánh khác nhau. Nếu đă giống nhau th́ các tiền bối đâu cần lập
thêm Hội Thánh mới để gây tranh cải. Tuy nhiên, dù khác nhau
nhưng cũng c̣n một thừa số chung mà các tín đồ của nhiều Hội
Thánh cùng có là sự tin
tưởng một Đấng tối cao duy nhứt, ấy là Ông Trời. Tín đồ Cao
Đài gọi danh Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Đức Cao Đài.
Ngoài ra các thứ đều khác:
- Luật Pháp: khác.
- Phương pháp tu hành: khác.
- Đạo phục: khác.
- Kinh Sách: khác.
- Lễ nghi: khác.
- Mục tiêu đạt được: khác.v.v…
2-/ Thế nào là tín đồ Cao Đài (nguyên thủy)?
Đạo Cao Đài nguyên thủy (1926-1936) và măi đến hôm nay thêm 82
năm nữa tổng cộng 92 năm luật-pháp vẫn trước sau như một dựa
trên một cang-tính hiến-pháp: Pháp Chánh Truyền.
Cao Đài ban đầu có danh gọi là ĐĐTKPĐ. không kèm theo danh từ
Ṭa Thánh Tây Ninh hay khác (1)… Sau 10 năm đầu, có nhiều Chức
sắc không tùng Pháp Chánh Truyền, tách ra lập Hội Thánh khác.
Nên có nhiều văn bản phức tạp và lẫn lộn được ban hành. Từ đó
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mới có thêm chữ Ṭa Thánh Tây Ninh để phân
biệt cho nhơn sanh khỏi lầm lẫn. ĐĐTKPĐ
nguyên thủy với tôn chỉ
Qui Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhứt Ngũ Chi mục đích để phổ độ tất cả
chúng sanh kể cả các chơn linh chưa hiện hữu
(“Chiêu Kỳ trung độ dẫn
hoài sanh”) đều hiểu biết Đạo Trời, để hiểu rơ tất cả loài người
đều là con một cha mà thương yêu nhau, để nhận thức tất cả các
tôn giáo khác nhau đều do một Đức Thượng Đế phân thân giáng phàm
giáo Đạo.
Bài học mà Đức Cao Đài Thượng Đế muốn dạy cho các môn đệ của
Ngài
là Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh. Có Thương yêu, con người
mới không gây nên chiến tranh qui mô lớn trên thế giới; ở phạm
vi nhỏ con người không c̣n ghét lẫn mà hại nhau. Có Công B́nh,
mọi người được quyền sống với những cái ḿnh có, được hưởng
những ǵ mà Thượng đế ban cho. Tức là có cơ hội đồng đều để học
hỏi và tấn hóa. Có cơ hội đồng đều nhưng chưa chắc sẽ tiến hóa
đồng đều. Sự tấn hóa mỗi cá nhân dựa trên sự tích lũy riêng của
sự học hỏi ở ít hoặc nhiều tiền kiếp.
Để vững tâm tin tưởng trọn vẹn sự dạy dỗ của Thượng Đế và chư
Thần Thánh Tiên Phật do Thượng Đế sai xuống, không hoang mang,
không hoài nghi, người tín đồ Cao Đài nguyên thủy đều buộc phải
cam kết với Đức Thượng Đế. Lời cam kết ấy có hai ư chánh:
chỉ biết có một
Đức Cao Đài và
tùng luật lệ của Đức Cao
Đài.
Đức Cao Đài biết rằng con cái của người sẽ bị những lời dạy
ngược lại với Người, hoặc sự giải thích lệch lạc lời dạy của
Người mà giảm hoặc mất đức tin.
Tŕnh độ tấn hóa của mỗi người mỗi cá nhân khác nhưng chân lư có
một, nghĩa là Đức Cao Đài không bao giờ dạy hai lần hai ư khác
nhau trên một vấn đề.
V́ vậy, lời minh thệ là
một điều tối quan trọng của người tín đồ Cao Đài nguyên thủy.
Người ta có thể bỏ tất cả nhưng không bỏ lời minh thệ, đôi khi
dám lấy cả tánh mạng ra để bảo vệ lời minh thệ. Cho nên mới có
những tín đồ đă phải đánh đổi sự tôn trọng đức tin, ḷng trung
thành với Đức Cao Đài bằng tính mạng của ḿnh. Họ phải tuẫn Đạo!
Đường đời của đời không suông sẻ th́ đường đời trong cửa Đạo
cũng không suông sẻ do hoàn cảnh, do lịch sử. Đạo Cao Đài nguyên
thủy 1926-1936 bị một số Chức sắc tự cho ḿnh cái quyền biến
thành một hệ phái đồng đẳng với các phái Cao Đài khác ra đời sau
mười năm đầu khai Đạo. Cụ thể và rơ ràng nhứt là gây
khó khăn bất ổn từ năm 1997.
Sau năm 1975, chánh trị của đất nước có sự thay đổi. Một số nhỏ
chức-.sắc lợi dụng sự thay đổi này, dựa theo quyền lực của đời
lại một lần nữa biến đổi luật-pháp chơn-truyền của Đạo.
Sự canh cải của nhóm này không được tất cả Chức sắc, Chức việc
và Đạo hữu chấp nhận nên việc biến đổi không được như ư họ. Hiện
vẫn c̣n một số đông ǵn giữ nguyên vẹn luật pháp Đạo đă có từ
lúc ban đầu. Những cá nhân tự chuyên canh cải luật-pháp bằng một
phương thức bất hợp pháp với luật Đạo đă bị sự phản đối quyết
liệt của đa số tín đồ. V́ vậy, tuy có đủ uy quyền chiếm đoạt hết
cơ sở vật chất nhưng không chiếm được sự tùng hành, kính phục
của đồng đạo. Tuy đông chưa hẳn là đúng v́ danh không chánh,
ngôn không thuận. Cho nên, người tín đồ Cao Đài nguyên thủy từ
sau năm 1997 có hai cách hành Đạo khác nhau. Một số vẫn giữ vẹn,
tùng luật pháp nguyên thủy như lúc 1926-1936 Tức là
Đạo lập ra để cứu đời.
Và một số chạy theo phong trào, tức là
Đạo lập ra để cho đời
cứu. Họ xếp ḿnh đồng đẳng với các hội-thánh khác không do
Chí Tôn lập.
V́ vậy, để hiểu rơ ư nghĩa “Thế nào là tín đồ Cao Đài” một cách
chung chung th́ không ai có thể nói rơ được v́ nó thuộc Cao Đài
tổng hợp, pha trộn như đă phân tích ở phần trên. Nếu câu hỏi
hướng về ư t́m hiểu Cao Đài của Đức Ngọc Đế hay Cao Đài nguyên
thủy theo ư nghĩa phân tích thứ hai, với những nét chính hư sau:
“..Người đạo cần phải giữ
bổn hạnh cho chánh đáng th́ tinh thần mới mau tấn hóa. Cần phải
có những đức tánh: từ bi, hỉ xả, nhẫn nhục, tinh tấn, b́nh đẳng,
bác ái, nhu ḥa, tự tại, chí thành.
1. Trọng mạng sống tất cả loài tứ sanh, xót thương người đói
khó, cô đơn mà trợ giúp; buồn thấy người làm dữ, vui xem kẻ làm
lành. Đó là từ bi.
2. Ai chê không giận, ai ghét chẳng hờn; đại lượng với người thù
nghịch; dĩ ân báo ân mà không dĩ oán, báo oán; hơn nữa, dĩ oán
vi ân. Đó là hỉ xả.
3. Vui chịu đủ phương thử thách; gặp biến cảnh thế nào cũng biết
chiều theo thế ấy mà không phiền muộn trách than, không ngă ḷng
thối chí. Đó là nhẫn nhục.
4. Cố tâm tiến trên con đường công đức, trong không nhiểm một
mảy vọng niệm để tâm hồn được hư không thơ thới; ngoài không
biếng nhác tháo lui, một mực hăm hở lo tṛn bổn phận. Đó là tinh
tấn.
5. Xem vạn vật vốn đồng nguyên, xem các loài máy động vẫn đồng
tánh. Đối đăi với người không phân giai cấp, không phân quốc
tịch; chẳng so đo phú bần quí tiện; lấy đức làm trọng, lấy đạo
làm cao; không cậy thế ỷ quyền, không xu phụ người thế lực; xem
ta như người; xem người như ta. Đó là b́nh đẳng.
6. Xem tất cả chúng sanh là con một Cha, thương người mến vật,
trọng tất cả sanh mạng mà không phạm giới sát. Đó là bác ái.
7. Dùng nhă lượng, lễ nghi ứng đối với người phỉ báng; mềm mỏng
mà khuyên lơn; ôn ḥa mà hóa độ; dầu gặp rối ren gay cấn thế nào
cũng b́nh tĩnh điều đ́nh ổn thỏa. Đó là nhu ḥa.
8. Phàm ở đời, bất câu vào cảnh ngộ nào, hễ tri túc là toại, tùy
phận là yên; lập công với đời là phỉ nguyện chớ không cần khen
thưởng; thấy lợi sợ điều phi nghĩa; gặp may không đắc chí, gập
rủi chẳng nao ḷng, lành dữ đều phú cơ báo ứng, cứ ung dung thơ
thới, chẳng cho lưới trần lao lung câu thúc. Đó là tự tại.
9. Thành thật với mọi người, dầu trong đạo hay ngoài đời cũng
vậy, trong tất cả hành vi động tác, nhứt nhứt đều ngay thẳng
thật thà; không một lời giả dối, không một ư tà tây; xử sự chẳng
mưu mô lừa đảo. Đó là chí thành…”
Trích: Thiên Đạo –
Nguyễn Trung Hậu.
Kết luận:
Nếu bất cứ ai muốn t́m hiểu theo vấn đề như được
đặt ra, th́ câu hỏi phải
thêm một thuộc từ th́ ta có thể giải đáp không lâu. Nếu hỏi
không xác định th́ mười năm hay hai mươi năm nữa cũng chưa chắc
t́m được ư nghĩa đích thực và đầy đủ.
Mặc dù cố gắng hết sức cũng không tránh khỏi những khuyết điểm
và những điều nhạy cảm mà một số Hội Thánh không c̣n tùng Tân
Luật và Pháp Chánh Truyền không muốn nhắc tới. Nếu có chăng th́
là ngoài ư muốn, mong được sự thông cảm, bỏ qua cho sự ít học,
tài sơ trí mỏng của tuổi đời, tuổi Đạo của cá nhân người viết.
Riêng cá nhân người viết đă khẳng định ḿnh không thể quên hay
phá vỡ lời minh-thệ đă thệ với Đức Cao Đài. V́ vậy, người tín đồ
nào biết trọng lời minh
thệ, biết tùng luật lệ Cao Đài, biết sống thương yêu, biết đối
xử công b́nh với đồng môn, đồng loại th́ đó là tín đồ Cao Đài
chân chính.
Cuối cùng, kính cầu nguyện Đức Cao Đài xoay chuyển giúp cho tất
cả chúng con hữu thệ biết được thương yêu và công b́nh thật sự.
An Giang, ngày 15 tháng 5 Đinh Dậu
Vân Lê
----------------------------------------------------------------
(*)Câu hỏi của facebooker Thu Huynh