ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH LỊNH 257

Dẫn nhập:

            Nghĩ rằng, việc ứng dụng Thánh lịnh 257 trong bối cảnh hiện tại là vô cùng quan trọng và có ư nghĩa không những về mặt lư luận mà c̣n về mặt pháp lư đối với việc củng cố và thành lập thêm Bàn Trị Sự (không phải Tổ nghi Lễ), các Bàn Trị Sự liên hiệp lại với nhau cũng như việc chuẩn bị cho Đại Hội Nhơn Sanh nếu có những điều kiện khách quan cho phép (chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề này trong những bài viết sau). Nên chúng tôi tŕnh bày lại những phân tích về TL 257 để làm cơ sở lư luận cho những bài viết sau này về mặt ứng dụng của Thánh Lịnh 257.

            Luận điểm trong bài viết này đa số được trích từ những bài viết của chúng tôi xoay quanh Thánh Lịnh 257 đă được đăng trên trang Phục Quyền Hội Thánh của huynh Tây Qui (nay không c̣n hoạt động).

 

             Có người cho rằng ( và chánh quyền cũng nghĩ như vậy) bây giờ đă có Hội Thánh rồi th́ cứ do theo đó mà hành đạo, cớ ǵ phải bày vẻ ra thêm. Đây là một sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng sản Việt Nam và chánh quyền Việt Nam khi lănh đạo đất nước trong đó có tôn giáo. Bằng ngạo mạn vô thần cùng với lối suy nghĩ duy ư chí và phương tiện là bạo lực và trấn áp (đây là cốt lơi của chuyên chính vô sản), đảng Cộng sản VN đă chen vào lănh vực tôn giáo, một lănh vực tâm linh mà với thói ngạo mạn vô thần, họ không thể nào hiểu được và làm được. Vô t́nh hay hữu ư, họ đă tạo ra một rạn nứt, một bất ổn lớn và lâu dài trong ḷng người dân có tôn giáo tức trong lănh vực tôn giáo. Đây là một mảng xă hội dân sự quan trọng và cơ bản nhứt trong xă hội Việt Nam.

            Do tầm quan trọng của TL 257 trong việc ứng dụng vào bối cảnh Đạo quyền hiện tại nên bài viết không tránh khỏi sơ sót, mong được chỉ giáo thêm.   

                                                                                                             Nhất Nguyên.

PHẦN MỘT

Có vị cho rằng năm 1957 (năm Đức Hộ Pháp ra TL) và hiện tại là hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau và TL 257 chỉ áp dụng tại thời điểm mà chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm khủng bố Đạo Cao Đài chớ không áp dụng được trong thời điểm hiện nay. Thiết tưởng cũng nên phân tích thêm để rộng đường dư luận.

Trước tiên, xin điểm qua một vài mốc thời gian :

Vào năm 1955 (Ất Mùi), tướng Nguyễn Thành Phương, theo kế hoạch của chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm, thành lập Ban Thanh Trừng, giam lỏng Đức Hộ Pháp trong Hộ Pháp Đường từ ngày 20 tháng 8 năm Ất Mùi (1955) đến ngày mùng 5 tháng giêng năm Bính Thân (1956) - khoảng 5 tháng – lúc 3 giờ khuya Đức Hộ Pháp quyết định ra đi để tránh cảnh huynh đệ tương tàn. Khoảng một năm sau, ngày 11-01-Đinh Dậu (10-02-1957), TL 257 ra đời và Đức Hộ Pháp qui thiên khoảng hai năm sau đó, ngày 11-01-Kỷ Hợi. Chính v́ hoàn cảnh ra đời của TL như thế nên có người cho rằng TL chỉ áp dụng tại thời điểm đó mà thôi.

Nhưng TL 257 từ đó đến nay vẫn chưa được áp dụng.

Sở dĩ TL 257 tại thời điểm đó chưa được thi hành v́ chưa hội đủ điều kiện cần có theo nội dung TL. Mặc dầu chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm ra sức khủng bố Đạo Cao Đài đến nỗi Đức Hộ Pháp phải lưu vong sang Miên Quốc, thậm chí c̣n có kế hoạch triệt hạ quả Càn khôn tại Đền Thánh để thay bằng cây Thánh giá, v.v… Và ngày 1/11/1963 đă kết thúc chế độ Ngô triều, nên Hội Thánh ĐTKPĐ TTTN vẫn c̣n tồn tại.

Điều kiện cần có trong TL 257 là ǵ? Đó là, xin trích nguyên văn TL, “Dù cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa th́ nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đă chỉ rơ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt”, và “Hể quyền trên của ai đă bị quỉ quyền truất phế th́ dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của Đạo”.

Tóm lại, điều kiện cần có để áp dụng được TL 257 là:

1-      Cội Đạo đă bị cốt từ trên tới gốc,

2-      Quyền trên đă bị quỉ quyền truất phế.

Vào thời chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm dù Đạo bị đàn áp nhưng “cội Đạo chưa bị cốt từ trên tới gốc”“quyền trên (Hội Thánh Anh) chưa bị truất phế” nên chưa hội đủ điều kiện để ứng dụng Thánh lịnh này. Cho nên, không kể chánh quyền NĐD mà là bất cứ chánh quyền A,B nào là tác nhân cho hai điều kiện trên trở thành có thực th́ Thánh lịnh 257 sẽ được áp dụng.

                        Sau đây là những chứng minh chúng ta đă có đủ hai điều kiện cần có nêu trên:

            - Bằng công cụ của chuyên chính vô sản (bạo lực và trấn áp), đảngCộng sản VN và chánh quyền VN đă dựng lên Bản Án Cao Đài (1978) để dọn đường cho việc giải thể toàn bộ các cơ cấu tổ chức Chánh trị đạo từ trung ương Ṭa thánh đến các địa phương qua Đạo lịnh 01 (1979).

            - Tiếp theo là Quyết định số 124/QĐ-UB ngày 04/6/1980 của UBND tỉnh Tây ninh nhằm chiếm đoạt tất cả “các cơ sở vật chất ,thiết bị vật tư, lương thực, tài chánh, động sản và bất động sản của Đạo” (trích điều I mục 5 của QĐ).

            - Chưa hết, Ban Bí thư Trung ương đảng Cộng sản VN ra Thông Báo số 34-TB/TW ngày 14-11-1992, với nội dung chủ yếu là: “ Chủ trương của ta là không khuyến khích phát triển các tôn giáo, trong đó có đạo Cao Đài”“ Về tổ chức, không cho phép đạo Cao Đài lập bộ máy hành chính như bộ máy hành chính nhà nước và không cho thống nhứt các hệ phái Cao Đài toàn quốc dưới bất cứ h́nh thức nào, kể cả h́nh thức liên hiệp”. Thông báo này là tư tưởng chủ đạo để dẫn đến những văn bản tiếp theo:

1)      Hướng dẫn số 21-HD/DV ngày 29-01-1994 của Ban Dân vận Trung ương đưa ra chủ trương: “ Công tác tranh thủ Chức sắc, khẩn trương xây dựng lực lượng cốt cán trong các hệ phái Cao Đài là một yêu cầu quan trọng”. Cụ thể là: “ Có thể lựa chọn sử dụng các cán bộ đảng viên xuất thân từ đạo Cao Đài là cán bộ Cao đài vận trước đây, nay c̣n uy tín trong tín đồ, chức sắc, vững vàng về chính trị, có sức khỏe,  tham gia các cơ quan lănh đạo của các hệ phái Cao Đài”, và “ tên gọi của cơ quan đứng đầu có thể là : Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Lănh đạo Hội thánh, Hội thánh….tùy theo từng hệ phái”.

Vậy là rơ. Thành phần lănh đạo trong cơ quan đứng đầu của Đạo là “ những cán bộ đảng viên xuất thân từ đạo Cao Đài” hoặc là “ lực lượng cốt cán” được Đảng Cộng sản xây dựng chớ không phải là những bậc chơn tu, không phải là hàng thánh thể của Đức Chí Tôn trọn hiến thân ḿnh để phụng sự vạn linh, phụng sự Đạo nghiệp. Và ta thấy xuất hiện những danh từ ngoài luật pháp chơn truyền như Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Quản lư…..cũng được đảng Cộng sản đặt tên cho.

2)      Kế đến là Thông báo số 10-TB/TGCP ngày 30-12-1995 của Ban Tôn giáo Chánh phủ. Trong mục t́nh h́nh một số hệ phái Cao Đài, Thông báo này xác nhận: “ Sau giải phóng, TA ( xin nhấn mạnh chữ TA ) giải tán bộ máy hành chánh đạo, trưng thu cơ sở vật chất …”.

Vậy là rơ. Ai c̣n mơ hồ hay nguỵ biện rằng Hội Thánh đă tự giải thể các cơ quan hành chánh đạo ?! Và có người c̣n hô hào phải nh́n nhận/chấp nhận/phục hồi Đạo lịnh 01!

3)      Đặc biệt là Kế hoạch số 01-KH/TU ngày 27-5-1996 của Tỉnh ủy Tây ninh đưa ra những bước thực hiện cụ thể nhằm xóa sạch một Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn lập ra theo đúng luật pháp chơn truyền . Nếu dùng từ ngữ trong Thánh Lịnh 257 th́ Đạo Cao Đài từ đây đă “ bị cốt từ trên tới gốc” bởi chánh quyền Cộng sản Việt Nam qua Kế Hoạch 01 này !

4)      Tiếp theo là Thông tư số 02/1999/TT/TGCP ngày 16-6-1999 của Ban Tôn giáo Chánh phủ quy định các phẩm Chức sắc từ Lễ Sanh cho đến Hộ Pháp, Giáo Tông đều phải được sự chấp thuận của chánh quyền Việt nam.

Điều này đi ngược lại với Luật và Pháp của Đại Đạo. Và hàng ngũ Chức sắc bây giờ là do sự chuẩn y của chánh quyền tức Chức sắc phàm phong, không phải Thiên phong.

      Xin mở ngoặc. Có người cho rằng tôn giáo tại bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải chấp hành luật lệ của quốc gia đó. Điều này hoàn toàn đúng. Vào thời Việt Nam Cộng Ḥa, Hội Thánh cũng phải chấp hành luật lệ của nhà cầm quyền lúc đó. Vấn đề ở chỗ là tại sao nhơn sanh không gọi Chức sắc của Hội Thánh thời VNCH là Chức Sắc phàm phong mà họ gọi là Chức Sắc Thiên phong. Như vậy là do bản chất nội tại của sự việc chớ không do lệ thuộc vào điều kiện ngoại lai (luật lệ của nhà cầm quyền). Đóng ngoặc.

 

      Qua những văn bản trên, rơ ràng cội Đạo đă bị cốt từ trên tới gốc và Hội Thánh Cao Đài TTTN hiện nay không phải là Hội Thánh của Đức Chí Tôn lập thành mà là của đảng Cộng sản VN tức Quyền trên (Hội Thánh đúng luật pháp chơn truyền) đă bị quỉ quyền truất phế. Đảng CS đă có một quá tŕnh lâu dài để xây dựng một “lực lượng cốt cán” trong giới lănh đạo giáo hội Cao Đài TTTN, đă “phàm hoá” Thánh thể của Đức Chí Tôn; nhằm biến Đạo Cao Đài thành một ban ngành đoàn thể của chánh quyền như ta thấy những ǵ mà Hội đồng Chưởng quản (Hội thánh hiện nay) đă làm. Họ đă lèo lài con thuyền Đạo theo đúng ư đồ chính trị của đảng CS chớ không theo những ǵ mà luật pháp chơn truyền của Đạo đă có từ xưa.

            Hội Thánh Cao Đài hiện nay, bằng đạo diễn của nhà cầm quyền, là một biến thân của Hội Đồng Chưởng Quản, được xây dựng từ Hiến chương Đinh Sữu (1997), rồi Tu Sửa Hiến chương năm Nhâm Ngọ 2002 và sau cùng là Hiến chương Đinh Hợi 2007. Xin nghe phản ứng của Chức sắc Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện về Hiến chương sau cùng này:

            - Phản ứng của Chức sắc Hiệp Thiên Đài ngày 9/11/2007 gồm có các vị : Cải Trạng Lê Minh Khuyên, Giám Đạo Lê Minh Thơ, Giám Đạo Trương văn Cánh, Thừa Sử Đỗ Quang Hanh và Truyền Trạng Trần Anh Dũng cho rằng Bản Dự thảo Hiến chương 2007 đă: “ Không được thông qua lấy ư kiến rộng rải trong giới Chức sắc, Chức việc và Tín đồ, nên nhiều thiếu sót, phạm Pháp Chánh Truyền và thiếu dân chủ”, và “nếu Bản Dự thảo Hiến chương do Hội Đồng Chưởng Quản dự thảo mọi t́nh tiết như hiện nay đem thông qua Hội thánh tới đây, Ban Thường Trực Hội Thánh sẽ mang tai tiếng hành đạo độc tài, phạm pháp”.

            - Bản Kiến nghị của Chức Sắc Cơ quan Phước Thiện ngày 27/11/2007 gồm có sáu vị Giáo Thiện, một vị Hành Thiện cho rằng Bản Dự thảo hiến chương năm Đinh Hợi “có nhiều điều khoảng chưa đúng theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền và Đạo luật, thiếu dân chủ…”

            - Ư kiến của Phối Sư Thái Vân Thanh, Từ Hàn HĐCQ: “ Chức danh Chưởng Quản Hội Thánh, Phó Chưởng Quản Hội Thánh là không phù hợp với luật pháp của Đạo, tất nhiên sẽ không được Nhơn sanh chấp nhận…”.

            - Trong Kiến Nghị Thư ngày 11/12/2007 của Truyền Trạng Trần Anh Dũng gởi cho Cải Trạng Lê Minh Khuyên có đoạn: “Nếu Bản Hiến Chương 2007 không được tu chỉnh bổ sung…(th́) đồng bào, đồng đạo sẽ gán tội cho chúng ta là kẻ hậu bối c̣n quá ham danh, lợi, quyền, tiền, t́nh mà không thực hiện việc Đạo theo đúng Pháp Chánh Truyền, Đạo luật, Đạo Nghị Định của Thầy, Đức Giáo Tông, Đức Hộ Pháp dày công dạy bảo khi thời cơ thuận tiện”.

            C̣n nhiều, nhiều nữa…. Nhưng trên đây là những ư kiến điển h́nh của những vị Chức Sắc là thành viên trong HĐCQ nhận định về Hiến Chương 2007 mà Hội Thánh hiện nay được h́nh thành dựa trên cơ sở Hiến Chương này. Dựa vào những chứng minh trên (bao gồm những văn bản của chánh quyền) cho thấy Hội Thánh hiện nay không phải là Hội- Thánh-Thay-H́nh-Thể-Chí-Tôn-Tại-Thế tức là Quyền Trên (Hội Thánh) đă bị quỉ quyền truất phế. Tóm lại, hai điều kiện cần có để thực thi Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp trong bối cảnh hiện nay là có thật, là một thực tế hiển nhiên không thể chối cải hay nguỵ biện được.

Phần Hai

            Nếu phân tích kỹ về Thánh lịnh 257 ta thấy nội dung được chia làm hai phần:

                        - Phần nói về Bàn trị Sự ( Hội Thánh Em)

                        - Phần nói về Chức Sắc Thiên Phong.

            1/ Phần nói về Bàn Trị Sự

Xin trích: “….Trên th́ có Giáo Tông, Hộ pháp và Đầu Sư c̣n dưới th́ có Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự là Giáo Tông, Hộ Pháp và Đầu Sư em. Vậy th́ dù cho cội Đạo có bị cốt từ trên tới gốc đi nữa th́ nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Nó chỉ rơ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.

Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên: Hể quyền trên của ai đă bị quỉ quyền truất phế th́ dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của Đạo”.

            Phân tích:

                        - “Cội Đạo có bị cốt từ trên tới gốc”: Hội Thánh Anh không c̣n.

                        - “Nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Nó chỉ rơ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt”: Hội Thánh mà Đức Hộ Pháp đề cập trong đoạn này là Hội Thánh nào vậy – HT Anh hay HT Em ? Hội Thánh Anh có thể biến thành năm, bảy Hội Thánh Anh khác, được không?

                        - “Ấy vậy, chiếu theo khuôn luật trên”: Đây là một nhóm từ làm nhiệm vụ của một liên từ (conjunction) để nối mệnh đề trước/ư tưởng truớc (mệnh đề điều kiện) với mệnh đề sau (mệnh đề kết quả). Và kết quả là:

                        - “Hễ quyền trên của ai bị quỉ quyền truất phế th́ dưới phải tiêp tục cầm quyền thiêng liêng của Đạo”

 Do tính liên tục của mạch văn đă cho thấy là Đức Hộ Pháp đang đề cập đến Hội Thánh Anh bằng những từ như: Giáo Tông Hộ Pháp Đầu Sư, Gốc, Quyền trên, Hội Thánh Em như: Giáo Tông Hộ Pháp Đầu Sư Em, Hội Thánh (trong câu: HT của Đạo CĐ chẳng hề bị tuyệt), Dưới (trong đoạn: dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của Đạo). Ta không thấy có bất cứ từ ngữ nào đề cập dến CHức Sắc Thien Phong ở đoạn văn này. Chẳng qua là con người không chịu hiểu.

                        - “Nói cho cùng nước: Chức Sắc Thiên Phong mà bị bắt đi nữa th́ dưới này các Bàn Trị Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ”: Đức Hộ Pháp dùng từ “các” Bàn Trị Sự và Tín đồ để chỉ một kết hợp rộng lớn giữa Chức việc Bàn Trị Sự và Tín đồ chớ không phải chỉ giới hạn tầm hoạt động là một Hương Đạo .

            Theo mạch văn trên, ta thấy ư của Đức Hộ Pháp là các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử nhau khi Chức Sắc Thien Phong bị bắt (hoặc Hội Thánh Anh bị giải thể) chớ không phải bảo công cử Chức sắc khác thay thế cho họ như có vài vị không hiểu hay cố t́nh diễn giải sai Thánh ư của Ngài trong đoạn văn này. Bởi v́ tại một đoạn văn khác Ngài có dặn ḍ hai Hội thánh phải dự định sẵn người thay thế cho ḿnh trước khi bị bắt hoặc công cử người thay thế để đương đầu cùng thời cuộc.

                        2/ Phần nói về Chức sắc Thiên Phong :

                        - “Có lẽ Chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm sẽ bắt những Chức Sắc trọng yếu của HT Cữu Trùng Đài và Phước Thiện th́ tức cấp giờ này công cử người thay thế đặng đương đầu cùng thời cuộc”.

                        - “Chức Sắc Thiên Phong đương cầm quyền cuả hai Hội Thánh phải dự định sẵn người thay thế cho ḿnh trước khi bị bắt”.

 

            Tóm lại, ta có thể hiểu thánh ư của Đức Hộ Pháp khi ra TL 257 như sau:

            “Nếu t́nh h́nh Đạo biến xảy ra th́ HT Cữu Trùngđài, Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện phải dự định sẵn người thay thế trước khi bị bắt hoặc công cử người thay thế đặng đương đầu cùng thời cuộc. Và cho tới nước cùng mà những t́nh huống trên không thể thực hiên được th́ các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.

            Đến đây bài viết tương đối dài nên những ứng dụng TL 257 sẽ được tŕnh bày trong trong những bài viết kế tiếp.

                                                            Florida chớm Thu 2014

                                                                     Nhất Nguyên

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # HTML Hit Counter                                       Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                               Address: 441 Sparkman Rd- Plant City, FL 33566                                                                                                                                                                  

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 813-716-7634