TẠI SAO HỘI THÁNH THAY ĐỘI NHIỀU LẦN
NGHI LỄ TANG TẾ SỰ ?
Nguyễn Tâm
Nghi lễ tang-tế-sự của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được thay đổi rất
nhiều lần xin kể ra như sau:
1. Giai đoạn đầu: Không biết từ ngày Khai Đạo Rằm tháng 10 năm
Bính Dần đến năm 1936 tang-tế-sự của đạo được thực hành như thế
nào? chưa t́m được tài liệu nói về thời gian này. Xin quư Tiền
Bối nếu ai c̣n giữ xin chia sẻ cho hậu thế.
2. Từ ngày có Kinh Tận Độ ban hành cho Đại Đạo (tức sau 10 năm
khai đạo) cụ thể là năm 1936 trong phần dẫn giải của Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo có chỉ rơ. Mời đọc trong Kinh Thiên Đạo đă được
tái bản nhiều lần.
3. Năm 1947 sau khi Đức Hộ Pháp bị Pháp bắt lưu đày tại
Madagascar trở về có ban hành một nghi thức tang lễ tạm đặt tên
là tang lễ 1947. Phần cuối quyển tang lễ này Đức Hộ Pháp có ghi
sau này có Tướng Lễ sẽ tŕnh một bản hoàn chỉnh về nghi lễ tang
tế sự lên cho Đức Ngài.
4. Năm 1956 Lễ Viện Cửu Trùng Đài củng ban hành một quyển Quan
Hôn Tang Tế.
5. Năm 1963 Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng soạn một quyển Tang
Lễ có Đức Thượng Sanh kư Đạo Lịnh ban hành tạm gọi là Nghi Lễ
tang lễ 1963.
6. Từ năm 1974 đến năm 75 Hội Thánh Lưỡng Đài đă lập một ủy ban
soạn thảo nghi lễ tang Quan Hôn Tang Lễ tŕnh lên Đức Lư Giáo
Tông phê chuẩn tạm gọi là quyển Tang Lễ 1975.
Ngoài ra, sau năm 1979 tức là năm 1991 Hội Đồng Chưởng Quản một
cơ quan không có trong Pháp Chánh Truyền đă soạn thảo quyễn Tài
Liệu Thực Hành Nghi Tiết Cúng Lễ của Đạo gọi là nghi lễ 91.
Quyển này không được kể là của Hội Thánh Đại Đạo ban hành.
Sự thay đổi Nghi Lễ Tang Tế Sự nhiều lần như vậy, ít ai nghiên
cứu t́m hiểu nguyên nhân tại sao.
Nhận thấy trong quốc nội các Bàn Tri Sự Hội Thánh em các nơi
đang mâu thuẫn nhau rất lớn. Nay chúng tôi xin tŕnh bày một số
chi tiết gọi là: Những điều cần biết ít được đồng đạo chú ư.
Mong muốn qua bài phân tích này các Bàn Tri Sự cảm thông nhau
hơn để xích lại gần nhau.
Chúng tôi xin mạo muội liệt kê ra như sau:
1. Trong tất cả các nghi lễ tang tế sự trước năm 1936, trước năm
1947, trước năm 1956, trước năm 1963, và cuối cùng là trước năm
1975 đều không có một lời phủ nhận nghi lễ tang tế sự trước ḿnh
là không hợp pháp, không hợp lệ, hay là ngưng thi hành vv...
Trên danh nghĩa, xem như những văn bản chưa bị hủy bỏ ( coi như
c̣n giá trị).
Thật sự đây là một việc tế nhị và lễ độ của Hội Thánh (trong đó
có cả tang lễ 1947 của Đức Hộ Pháp) đều không có lời phủ nhận
những nghi lễ tang tế sự trước đó. Đó là sự kính trọng đối với
Thánh Thể của Đức Chí-Tôn qua từng giai đoạn.
Chính Đức Hộ Pháp cũng đă dự trù cho phép có một bộ Quan Hôn
Tang Lễ hoàn hảo ra đời do Tướng Lễ lập thành dâng lên.
Tướng Lễ là người trực thuộc Hiệp Thiên-Đài.
2. Chỉ duy nhất quyển Tài Liệu Thực Hành Nghi Tiết Cúng Lễ Của
Đạo năm 1991 ( nghi lễ 1991) của Hội Đồng Chưởng Quản mới dám
phạm thượng ghi rơ câu trong phần cuối của thông tri ban hành số
01/ 66 HĐCQ-TT nguyên văn như sau: "
Nay Hội Đồng Chưởng Quản căn cứ quyết
nghị trong các biên bản nêu trên ban hành tài liệu thực hành
Nghi tiết cúng lễ của đạo cho toàn đạo thi hành thống nhất. Các
Nghi Tiết liên hệ trái với quy định này đều không c̣n phù hợp."
Nhận xét: chỉ duy nhất Hội Đồng Chưởng Quản một cơ quan không
c̣n tùng Pháp Chánh Truyền mới dám cả gan phủ nhận những công
tŕnh văn bản trước đây của Hội Thánh. Tại v́ Hội đồng Chưởng
Quản đă không c̣n Tùng Pháp Chánh Truyền tức là không tùng lệnh
Đức chí Tôn th́ những văn bản của Hội Thánh họ nghiễm nhiên xem
không ra ǵ.
3. Nghi lễ tang tế sự của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một nghi thức
phải có đủ hai phần quan trọng:
- Phần thiêng liêng tức Thiên Đạo
- và phần phàm trần tức Thế Đạo.
Trong các Nghi Tiết tang tế sự đă ban hành được phân loại như
sau:
1. Dạy phần Thiên Đạo sơ lược (đọc kinh ǵ) không dạy phần Thế
Đạo (cúng tế) : th́ có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
2. Dạy phần Thế Đạo ( cúng tế) không dạy Thiên Đạo ( đọc kinh)
th́ có: Quan Hôn Tang Tế 1956 và Tang Lễ 1947 của Đức Hộ Pháp.
3. Dạy chi tiết phần Thiên Đạo (đọc kinh) không dạy phần Thế Đạo
( cúng tế) th́ có Tang Lễ 1963 do Đạo Lịnh Đức Thượng Sanh ban
hành.
4. Dạy đầy đủ cả hai phần đọc kinh (Thiên Đạo) và phần cúng tế
(Thế Đạo) chỉ có Quan Hôn Tang Lễ 1975.
V́ đây là một nghi thức hữu h́nh do Hội Thánh hữu h́nh biên soạn
và ban hành phù hợp theo từng giai đoạn tấn hóa của nhơn sanh,
Nên sau một thời gian có thể được thay đổi theo sự tấn hóa này.
Với ư nghĩa này, khi thấy văn bản ban hành trước có khiếm khuyết
nên Hội Thánh mới ban hành văn bản sau để chấn chỉnh.
Đương nhiên các cấp hành chánh đạo phải thi hành văn bản sau.
Theo ư nghĩa của chính trị đạo các văn bản của Hội Thánh tuy
không nói rơ vô hiệu văn bản trước, nhưng trên thực tế có hiệu
lực bắt buộc chấp hành.
Trong thực tại việc tụng kinh cho người chết có một số Bàn Tri
Sự Hội Thánh em vẫn tiếp tục đọc kinh theo phần tiểu dẫn trong
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Tính ra các chức việc này bất tuân
lệnh Hội Thánh sau bốn lần ban hành Nghi Tiết thay đổi mới.
Mong các Chức Việc này hăy tự xét ḿnh coi có phạm tội bất tuân
lệnh Hội Thánh không???
Riêng phần " Thọ Truyền Bửu Pháp, Làm phép Xác hay cắt dây
oan nghiệt" khi không có chức sắc hành pháp hầu như đa số
Chức Việc đều không thi hành theo lời dạy ở Tân Kinh. Mỗi lần
tái bản đều được nhắc lại. Đến Quan Hôn Tang Lễ 1963 và 1975
cũng nhắc ư này.
Lời kết:
1. "Thời Đạo b́nh nói Luật và Lệ, thời Đạo Loạn nói Pháp".
Đó là lời dạy của Ngài Thái Thế Thanh (thừa quyền Thái Chánh
Phối Sư) khi c̣n sanh tiền. Mong các Chức Việc Hội Thánh em tuy
áp dụng các Nghi Lễ Tang-tế-sự khác nhau nhưng chúng ta vẫn c̣n
tùng Pháp Chánh Truyền, vậy nên bỏ qua sự khác biệt để giúp nhau
bảo vệ con cái Chí Tôn.
2. Riêng phần làm phép xác cho người ăn chay đủ khi gặp nghịch
cảnh không có chức sắc hành pháp, ḿnh không nên bỏ. Quư huynh
Chức Việc nên áp dụng theo Tân Kinh đă dạy để giúp cho người quá
cố được hưởng ân huệ của Đức Chí-Tôn
3. Trong các quyển Nghi Lễ Tang tế sự của Đại Đạo th́ chỉ có
quyển Quan Hôn Tang Lễ 1975 được hoàn chỉnh nhứt. Thi hành quyển
này có hai bộ phận: phần Thiên Đạo (đọc kinh) do Bàn Tri Sự
lănh, phần Thế Đạo (cúng tế) do các ban bộ lănh. Các chức việc
không v́ đổ thừa cho Ban Bộ không chịu áp dụng mà ḿnh nghe theo
không đọc kinh đúng theo được chỉ dạy tội nghiệp cho người chết.
Nay kính.
Nguyễn Tâm