Trong những lúc đàm đạo cùng nhau để t́m hiểu Giáo Lư Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ. Có số bằng hữu hỏi tôi rằng : Tôi nghe nhiều lần
danh từ TẢ ĐẠO BÀNG MÔN, nhưng thật sự không rơ nghĩa lắm, mong
Huynh Điền Lạc chỉ giúp.
Được hỏi một cách bất ngờ tôi không thể giải đáp được nên xin
phép hẹn lại để sưu tầm t́m kiếm và thỉnh giáo để t́m câu giải
đáp thuyết phục nhứt.
Câu hỏi này tôi đă t́m hiểu rất lâu.
Câu giải đáp sẽ là một vấn đề nhạy cảm. Lời thật mất ḷng. Trong
Đạo học không thể không nói đúng sự thật. v́ vậy chúng tôi chỉ
dựa trên nội dung Kinh Luật và Luận của Đại Đạo mà kể lại. Mong
rằng một số ít người vô t́nh hay cố ư khoác vào hoàn cảnh tương
tự xin thông cảm. Chúng ta có thể cùng nhau bàn bạc thêm trong
tương lai.
Đă lâu rồi, tôi cũng chưa gặp được các Huynh Tỷ cao minh để
thỉnh giáo. Nhưng với tinh thần học hỏi cầu tiến, tôi tự ḿnh
suy nghi và t́m kiếm trong Kinh Điển, Giáo Lư và Luật Pháp của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh để mong gặp lời giải
nghĩa rơ nhứt, nhưng vẫn chưa hài ḷng.
Phần tŕnh bày có hai mục chánh:
I/- Trích các văn bản của đạo nói về Tả Đạo và Bàng Môn.
II/- Phần t́m hiểu và đối chiếu
Sau đây xin trích y nguyên văn phần giải thích từ “BÀNG MÔN và
TẢ ĐẠO” mà chúng tôi t́m kiếm được:
1-Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
"Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Độ, Quỷ
Vương đă khỏi khuấy phá chơn đạo, đến danh Ta nó c̣n mượn, duy
Ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi. Lại c̣n hiểu rơ rằng, Ta đến
với huyền diệu này mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam Thập Lục
Động đổi gọi Tam Thập Lục Thiên, các tên chư Thần, Thánh, Tiên,
Phật bị mạo nhận mà lập nên Tả Đạo".
2/-Nội dung Đạo Nghị Định Thứ Tám do Đức Lư Giáo Tông và
Đức Phạm Hộ Pháp lập
"Những Chi phái nào do ĐĐTKPĐ làm gốc lập thành mà không do nơi
mạng lịnh của Hội Thánh th́ cả chúng sanh chẳng đặng nh́n nhận
là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn – Tả Đạo".
3-Trong Hội Lư Xiển Chơn Luận của tác giả Giáo Sư Ngọc
Kinh Thanh (Nguyễn văn Kinh), phần Bàng Môn luận có viết:
"Đạo Bàng môn dị thuật phần nhiều tham danh thủ lợi, tài sắc
trái lẽ đạo đức, nên khiến học thoạt qua mà không gặp đường ngay
lư chánh, v́ căn duyên suyễn bạc, phước đức chưa đầy đủ, dẫu cho
gặp nẻo chánh rồi cũng khiến ḷng nghi hoặc thối chí, lại đem
mối chánh đó biến ra tà.
Nho nói rằng: Tiểu đức xuyên lưu, Đại đức đôn hóa. Nghĩa là:
Người ít phước đức phải tuôn rơi, kẻ phước đức đầy đủ th́ ngưng
đọng lại đặng. Thương ôi! Lấy sự dối giả lầm lạc mà dạy cho
người khác nữa th́ muôn kiếp không thành, lạc ngơ sai đường,
thiệt hại cho đời lắm lắm".
4-Trong Cao Đài Tự điển của Đức Nguyên, tức Hiền Tài Nguyễn Văn
Hồng:
Bàng: Bên cạnh.
Môn: Cửa.
Tả: Trái lẽ, không
chánh. Đạo: Tôn
giáo.
Bàng Môn là cửa hông,
không phải của chánh. Tả
Đạo là tôn giáo sai trái. Bàng môn Tả Đạo là chỉ chung các
tôn giáo, học thuyết dẫn dắt con người vào đường tà vạy quanh
co, có xu hướng trục lợi cầu danh, không đạt được kết quả chơn
chánh.
Bàng Môn đối với các Chánh Đạo do các Đấng Phật, Tiên mở ra hay
Tả đạo do Qui Vương lập ra, để ḱnh chống và giành giật nhơn
sanh do Đức Chí Tôn mở ra.
Với trí xét đoán phàm phu, chúng ta khó phân biệt đâu là Chánh
Đạo, đâu là Tả Đạo Bàng Môn, v́ Tả Đạo được Quỹ Vương phủ lên
một lớp nước sơn hoa mỹ tinh vi; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều
bị chúng mạo danh, lại c̣n dùng nhiều h́nh thức huyền diệu hơn
cả Chánh Đạo, để mê hoặc nhơn sanh.
II/- Phần t́m hiểu và đối chiếu
Theo những lời giải thích trên đây ta có thể hiểu Bàng Môn – Tả
Đạo không phải là Đạo chân chánh gọi là Chánh Đạo. Nó không giúp
ích con người đạt kết quả dù tu học hữu công. Nhưng có lẽ ta vẫn
chưa thỏa măn với những câu giải thích như vậy. Chắc chắn phải
có sự khác biệt nào đó trong hai danh từ BÀNG MÔN và TẢ ĐẠO
Nếu không khác nhau th́ làm ǵ các Đấng phải dùng riêng cho rắc
rối? Căn cứ danh từ mà giải ra ta t́m hiểu có thể thấy manh mối
rơ thêm như sau : Môn : nghĩa là cửa. Đạo : nghĩa là đường. Dịch
nôm ra th́ Bàng Môn là cửa bên hông (tức không phải cửa chánh).
Tả Đạo là con đường bên trái (tức không phải đường chánh). Suy
diễn thêm ta sẽ thấy:
1-TẢ ĐẠO:
Ư nghĩa về phần đời
Tả Đạo (con đường bên tả), lúc nào cũng đi bên trái con đường
chánh. Đứng trên đường chánh ta nh́n thấy ngay con đường bên
trái. Nhưng giữa hai con đường không có một sự liên hệ dính líu
ǵ nhau về cả cấu trúc, lẫn quy luật.
Ư nghĩa về phần Đạo:
Tả Đạo là mối Đạo được lập ra phân biệt hẳn với mối Chính Đạo đă
được thành lập từ buổi sơ khai. Họ có danh xưng riêng, Luật lệ
riêng, cơ cấu tổ chức riêng, phong chức riêng, phong thưởng
riêng. Tất cả các thứ đều được định rơ bằng văn bàn.
Ví dụ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ - Cao Đài Tây Ninh hiện nay là một giáo hội hoàn toàn độc lập
với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh của Đức Chí Tôn
thành lập. Thoạt nh́n, có những danh từ vay mượn giống, nhưng đă
được rạch ṛi tách biệt bằng văn bản là Hiến Chương năm 1997 và
sau này sửa đổi bổ sung.
Tả Đạo, nhờ có văn bản cụ thể v́ vậy mà nhơn sanh dễ nhận thấy,
dễ nhận thức nên nhơn sanh khó lầm lẫn tin theo. Nếu ai đó đă
chọn theo Tả Đạo là chính ư chí họ muốn vậy.
2-BÀNG MÔN:
Bàng Môn ( là cửa bên hông), tức là không phải cửa chánh.
Ư nghĩa về phần đời.
Bàng môn là cái cửa bên hông của một căn nhà, một mối Đạo. Do
theo cửa này người ta có thể vào nhà chánh được. Vào nhà chánh
th́ đă có cửa chánh sao họ không đi mà đi bằng cửa hông? V́ cửa
chánh đă có sẵn pháp luật nghiêm minh, được kiểm soát gắt gao,
một mảy sai trái không lọt. V́ có một chút gian ư, bất đồng nên
mang vào cửa chánh sợ bị ngăn cản không được vào, nên họ cổ t́m
cách vào đường cửa hông để ít bị kiểm soát hơn.
Ư nghĩa về phần Đạo:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có Pháp Chánh Truyền, Đạo Nghị Định, Tân
Luật, Đạo Luật... rất chặt chẽ. Một chút thay đổi đều làm
sai Tôn chỉ của Đấng Chi Tôn Thượng Đế. Tùng theo tuyệt đối Luật
Pháp của Đạo là đương nhiên đi vào cửa Đạo bằng cửa chánh. Tuy
nhiên, bên cạnh vẫn cố một số người, muốn vào cửa Đạo bằng ư
riêng của ḿnh nên t́m cách lách luật; hay nói rơ hơn là canh
cải luật pháp, sửa đổi luật làm cho có kẽ hở cho người không
đàng hoàng xâm nhập vào.
Bàng Môn không lập luật riêng, giáo hội riêng, tổ chức riêng,
phẩm tước riêng như Tả Đạo nhưng họ với phẩm trật và phận sự
được phong trong chánh Đạo, họ cố điều hành và lèo lái thuyền
Đạo theo ư riêng của ḿnh.
V́ không có minh thị bằng văn bản cụ thể, nên nhơn sanh rất dễ
lầm lẫn tin theo. Chí Tôn có than rằng: nhơn sanh đa phần tin
chức sắc chớ không tin Đạo là như vậy đó. Tả Đạo không biến
Chánh Giáo thành phàm giáo được, v́ chính họ đă là phàm giáo
rồi.
Bàng Môn vốn xuất thân trong Chánh Giáo, nên họ có thể và có khả
năng lợi dụng sự cả tin, thiếu học của nhơn sanh biến Chánh Giáo
thành phàm giáo được. Về mức độ tội phạm: Bàng Môn nặng tội và
nguy hiểm hơn Tả Đạo. V́ Tín hữu theo Bàng Môn, chính họ không
hay tức không do ư chí của họ. C̣n theo Tả Đạo là họ có được một
quyết định tự do của chính ḿnh, không ai gạt gầm được. Cái
chuẩn để phân biệt được Bàng Môn, Tả Đạo là Luật Pháp. Mà người
cầm giữ luật pháp là Hội Thánh. V́ vậy, Đạo Nghị Định Thứ Tám
dạy rằng:
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ TÁM
Điều thử nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, th́ cả
chúng sanh chẳng đặng nh́n nhận là của Chi Tôn và phải định
quyết là Bàng Môn Tả Đạo.
Điều thứ hai: - Các Tôn giáo xin nhập môn vào mỗi Chơn truyền
phải có đủ Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công nhận.
Giáo Tông LƯ THÁI BẠCH
Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC
Theo Đạo Nghị Định này các Giáo Hội Cao Đài dù mang tên Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ nhưng không do mạng lịnh của Hội Thánh th́ người
tín hữu nói riêng mà cả chúng sanh nói chung chẳng được nh́n
nhận là của Thầy tức Đức Chi Tôn mà phải định quyết là Bàng Môn
Tả Đạo.
Trước đây, trong mười năm đầu khai đạo, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
chỉ có một. Lúc ấy Danh đạo không có thêm cụm từ Ṭa Thánh Tây
Ninh.
Sau đó, có nhiều chức sắc cao cấp của Đại Đạo không tùng Pháp
Chánh Truyền tự tách ra lập các phái Cao Đài khác. Tất cả đều
lấy danh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhưng không tùng Pháp Chánh
Truyền. với cách hành đạo khác, kinh tụng thay đổi, cầu phong
phẩm tước đều thay đổi. Nhơn sanh thật sự bối rối giữa một rừng
các phái Cao Đài nên bị hoang mang và khủng hoảng đức tin. Từ đó
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ mới thêm cụm từ Ṭa Thánh Tây
Ninh cho nhơn sanh phân biệt để tiện nhập môn tu học.
Trước khi phân tích những điều sau đây, chúng tôi xin phép các
bạn đồng sanh ở các phái Cao Đài rằng, chúng tôi không dám b́nh
phẩm ǵ đến tín ngưỡng của quư bạn, chỉ nói lên một sự kiện lịch
sử cho hậu thế am tường. Xin miễn chấp. Cảm ơn trước.
Nhiều văn bản hay lư luận cho rằng Chí Tôn giao cho Tây ninh
phần ngoại giáo công truyền tức tu phần hữu h́nh và giao cho các
phái Cao Đài khác phần nội giáo tâm truyền tức tu phần vô vi
v.v. đó là những thông tin không chính xác.
Thật sự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh có đủ tất cả
hai phần ngoại giáo công truyền và nội giáo tâm truyền. Tân Luật
Đại Đạo có quy định phần Tịnh Thất. Chi đạo Hiệp Thiên Đài thống
quản Tam Cung. Trí Huệ cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung cùng
Tam động : Thiên Hĩ động, Địa Linh động, và Nhơn ḥa động…
V́ sự truyền giáo đôi khi mâu thuẫn và trái ngược nhau. Nên mới
có Đạo Nghị định Thứ Tám ra đời để định danh chính chức Đạo của
Chí Tôn và không phải của Chí Tôn gọi là Bàng Môn Tả đạo cho
nhơn sanh rơ.
Đặc biệt trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh lại có
một biến cố vô cùng đau xót. Nhơn sanh đau xót, Thiêng liêng
cũng đau xót. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử không thể nói sai sự
thật.
Do áp lực của Bản Án Cao Đài, Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây ninh ra
nghị quyết tịch thu hết các cơ sở vật chất của Đạo. Giải tán tất
cả hành chánh của Đạo năm 1979. Giao cho một nhóm nhỏ 12 người
quản lư nền đạo v.v. gọi là Hội Đồng Chưởng Quản.
18 năm sau, Hội đồng Chưởng Quản lập một hiến Chương mới để
xin pháp nhân. Trong khi Hiến Chương của Đạo trước đó vẫn c̣n
hiệu lực v́ không có văn bản nào hủy bỏ hay sửa đổi…
Do đó, Đạo Cao Đài tại Ṭa Thánh Tây Ninh có hai Hiến chương.
Một của Chí Tôn tùng Pháp Chánh Truyền và một của Hội đồng không
tùng Pháp Chánh Truyền. Với đạo Nghị định thứ Tám, nhơn sanh ai
cũng biết Cao Đài của Hội Đồng Chưởng Quản không phải của Chí
Tôn mà phải định quyết là Bàng Môn Tả Đạo.
Liên hệ tới Đạo Sự cụ thể ta sẽ thấy rơ hơn như sau. Từ năm 1979
trở về trước: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh được điều
hành đúng theo Pháp Chánh Truyền. Trich Quyền Hành Chưởng Pháp
và Đầu Sư trong Pháp Chánh Truyền như sau:
…...Ấy vậy Chương Pháp có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi
hành. Luật lệ nào không có ba ấn Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp
Thiên Đài phê chuẩn th́ cả chư Tin Đồ của Thầy không tuân mạng.
Hay!(2), " “Bất câu luật lệ hay là kinh điển nào, đầu đă đăng
hai vị Chưởng Pháp phê chuẩn rồi mà thiếu một, th́ cũng không
đặng phép ban hành; nghĩa là: trên Giáo Tông không đặng phép thị
nhận; dưới Đầu Sư không đặng phép thi hành.
“PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Chúng nó có ba cái ấn riêng nhau; mỗi tờ
giấy chi chi phải có ấn mới thi hành, nghe à!
CHỦ GIẢI: Ba ấn ấy là: Thái, Thượng, Ngọc; mỗi tờ giấy chi hễ
định thi hành th́ buộc phải có đủ ba ấn Đầu Sư mới đặng”.
Với các trích dẫn nói trên, Từ khi Đạo Lịnh 01 ra đời, các văn
bản Đạo sự do Hội Đồng Chưởng Quản kư đều được ban hành bởi một
con dấu duy nhứt. Điều này được Đạo Nghị định thứ tám cho phép
chúng sanh định quyết là Bàng Môn Tả Đạo.
Hội Đồng Chưởng Quản chiếm quyền Đạo từ năm 1980 đến nay 2021
được 41 năm. Thời gian này được chia ra làm hai giai đoạn:
-Từ 1980 đến 1997: Tuy ban hành các Văn bản không đúng quy định
trong Pháp Chánh Truyền, nhưng Đạo vẫn c̣n mang danh Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ - Ṭa Thánh Tây Ninh. Tuy Luật Pháp và nghi lễ có thay
đổi nhưng vẫn c̣n cái h́nh dáng củ của Đạo: Đây là thời kỳ Hội
Đồng Chưởng Quản từng bước lập Bàng Môn.
-Từ 1997 đến nay 2021: Hội Đồng Chưởng Quản đă lập hẳn Hiến
Chương và sau đó nhiều lần thay đổi cập nhật. Tuy có dùng nhiều
chức danh phẩm cấp của Đại Đạo nhưng vẫn không do Hội Thánh Ban
hành, Cũng theo Đạo Nghị Định thứ tám, chúng sanh phải định
quyết là BMTĐ; v́ đă minh thị có văn bản rơ ràng. Đây là thời kỳ
Hội Đồng Chưởng Quản lập Tả Đạo.
Ngày nay, có một số Ban Trị Sự các Hương Đạo theo hệ thống Hành
chánh Đạo của Hội Thánh, sau một thời gian dài tùng theo Pháp
Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Nghị Định và Đạo Luật của Đại Đạo để
giữ quyền Hội Thánh phổ độ nhơn sanh. Do đă mệt mỏi hoặc do các
suy nghĩ cá nhân lệch lạc hoặc do bệnh Danh Lợi Quyền bộc phát
đă tự ư xé rào xâm phạm địa phận người đồng phẩm; lôi kéo, xúi
giục làm cho quyền Đạo nơi đó bị lung lay.v.v. Mặc dù không tùng
Tả Đạo Hội Đồng Chưởng Quản, nhưng các BTS ấy đă không c̣n giữ
và tùng Pháp Chánh Truyền. Đây là lúc các Ban Trị Sự đang đi dần
đến con đường Bàng Môn vậy.
Kết luận:
Với các trích dẫn từ Luật Pháp của Đại Đạo và các giải thích của
tiền bối để lại. Chúng tôi xin mạn phép hệ thống hóa ư nghĩa
riêng biệt của hai từ Bàng Môn và Tả Đạo. Tuy nhiên, với sự hiểu
biết giới hạn và chủ quan sự nhận định và giải thích này có thể
c̣n nhiều điều không làm hài ḷng vài huynh tỷ. Chúng tôi
xin hoan hỷ đón nhận lời góp ư của chư Huynh Tỷ để có dịp học
hỏi và bổ sung kiến thức Đạo học. chúng tôi xin đa tạ.
Kính Chúc Quư Huynh Tỷ được nhiều hồng ân chan rưới của hai Đấng
Phụ Mẫu thiêng liêng.
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ
Tát Ma Ha Tát.
Lê Thị Minh Trang
(Lược ghi theo bài nói chuyện của
tác giả Điền Lạc trên Kênh Luận Đàm Đạo Sự để cống hiến cho quư
đồng đạo tiện nghiên cứu)