SỰ KHÁC NHAU GIỮA
QUYỀN CỦA ĐẠO và QUYỀN CỦA ĐỜI
Dương Xuân Minh
1/- Quyền Đời:
Người ta thường nói Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhứt. Nó
đúng với đa số các quốc gia, nhưng cũng có một số quốc gia
không đúng.
Đó là chuyện chánh trị đời, ta không tiện cũng không nên lạm
bàn. Trong phạm vi bài này, vản bối chỉ xin đi sâu t́m hiểu sự
khác nhau giữa hai quyền của Đạo và quyền của Đời.
Nguồn gốc của quyền:
Trong một đất nước có tam quyền phân lập: LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP và
TƯ PHÁP th́ quyền hạn từng cơ quan được Hiến Pháp qui định rơ
ràng. Không ai có thể vi phạm Hiến Pháp.
- Nhà lập pháp làm nên luật,
- Nhà hành pháp thi hành luật,
- Nhà tư pháp phán định đúng sai của từng sự việc lớn nhỏ dựa
trên luật của Lập Pháp làm ra.
Như vậy, Hành pháp và Tư pháp tất cả nhứt nhứt đều dựa trên luật
pháp mà làm nhiệm vụ.
Luật Pháp được cơ quan lập pháp ban hành. Cơ quan lập pháp tức
quốc-hội do toàn dân bầu cử, nên là đại biểu cho ư chí của toàn
dân.
Luật pháp được quốc-hội biểu quyết thông qua và ban hành rồi th́
mọi người phái cúi đầu chấp hành. Kể cả những người kư ban hành
luật ấy cũng không ngoại lệ.
Phạm luật pháp là đi ngược với ư chí của toàn dân.
Nên cơ quan hành pháp phải đem lực ra cưỡng chế. Mọi việc
đúng sai sẽ hồi sau phân giải.Người dân đôi khi cũng bị cưỡng
chế oan, nên được quyền khiếu nại và biện hộ chứng minh ḿnh
không sai.
Trong một cơ chế như vậy người dân vô cùng hạnh phúc và yên tâm
sống, sinh hoạt theo hiếp pháp và pháp luật. V́ vậy mới gọi Quốc
Hội là cơ quan quyền lực cao nhứt. Nhờ hệ thống chánh trị ràng
buộc chặt chẽ như vậy nên không có người vi phạm pháp luật. Cũng
không có sự oan sai nhiều do ư chí chủ quan của cơ quan hành
pháp.
Nguyên tắc của luật pháp vốn công b́nh và vô tư. Mọi người đều
b́nh đẳng trước pháp luật.Luật không cần nghiêm khắc, chỉ cần
nghiêm minh. Ai phạm luật pháp như nhau đều bị h́nh phạt như
nhau, không được miễn trừ hay ân huệ riêng. Việc này sẽ tạo kẻ
hở của pháp luật cho con người luồn lách.
Nhưng có những nơi (quốc gia), luật không do cơ quan lập pháp
làm mà do chính cơ quan hành pháp lập bằng các văn bản hành
chánh.Văn bản này nhiều khi đi ngược với Hiến Pháp và Luật nhưng
người dân vẫn không vẫy vùng thoát được.
2/-Quyền Đạo:
Khi nhắc tới quyền Đạo nhiều tu sĩ ngoài Cao Đài không khỏi ngạc
nhiên.Đă đi tu sao c̣n nhắc tới khái niệm quyền hành.Nhưng người
tín hữu môn đệ Cao Đài th́ rất quen thuộc nên không có chi là
lạ.Phương thức tu hành của Tam Kỳ Phổ Độ không giống của phương
thức của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ.
Ngày xưa (tức nhứt kỳ và nhị kỳ), con người tầm Đạo để học và
chuyên lo tu luyện Đạo để tự giải thoát,gọi là tự độ. Từ những
sở hành và kinh nghiệm trong quá tŕnh tu học, người ngộ đạo đó
viết thành kinh điển cho đời sau học hỏi.Nên người học đạo thời
ấy rất tự giác, chuyên tâm tu học. V́ vậy, mà cả trong hai kỳ
phổ độ nhứt và nhị kỳ, con người chất thánh cao hơn chất phàm.
Tuy nhiên, thời ấy Tam giáo Phật Thánh Tiên chỉ độ được có tám
phần trăm (8%) trong số 100 ức nguyên nhân.C̣n nhiệm vụ của Tam
Kỳ Phổ Độ,Thánh thể của Chí Tôn phải độ 92% c̣n lại (tức 92 ức).
Nếu tu theo pháp môn và qui điều của nhị và nhứt kỳ chắc chắn
con người sẽ rớt hết do luyến mê hồng trần, say mùi vật chất quá
nặng. Nhứt là từ khi có lư thuyết mới vô thần phản đạo đức xuất
hiện đối chọi, bài bác. Nên Ngọc Hoàng Thượng Đế- Giáo chủ Đạo
Cao Đài buộc phải lập chánh thể để nhơn sanh d́u dắt lẫn
nhau,anh trước dắt em sau theo từng cấp học (tức Ngũ-chi của
Đạo).
Ta có thể h́nh dung trường Đạo hiện nay như là một lớp phổ cập
đạo đức. Người biết chữ nhiều dạy người chữ ít, người học trước
dẫn dắt người đi sau,ai cũng học hết.Để cho lớp học được kết
quả, Chí Tôn đă ban cho nội qui gọi là Pháp và Luật. Một khi có
pháp và luật th́ buộc phải có chế tài răn phạt. Phẩm cấp và
quyền hành buộc phải có để thi hành phận sự.Từ đó phát sinh
quyền của Đạo.
H́nh phạt của Đạo rất nhẹ nhàng không nghiêm khắc nhưng rất
nghiêm minh. Người cầm cân luật pháp phải minh thệ rất nặng.
H́nh phạt nhẹ nhứt là qú hương sám hối, nặng nhứt là không nh́n
nhận là môn đệ Cao Đài. Dù h́nh phạt nhẹ nhàng như vậy, nhưng
người tín đồ rất sợ. Đạo không có nhà tù, không có công an,
không có quân đội, mà vẫn có đầy đủ quyền hành. Người cầm quyền
Đạo rất hiền từ, nhu hoà không oai vệ, không dùng thể lực để
trấn áp mà đem thần lực để khắc phục đối phương. Người Đạo chấp
hành luật, th́ Đạo có quyền. Nhưng quyền Đạo sẽ bị vô hiệu hoá
đối với kẻ nghịch Đạo hay phản Đạo.
Tóm lại, quyền đời do lực lượng quân sự, trấn áp buộc phải chấp
hành. Chấp hành một cách cưỡng chế không có ư kiến. Quyền Đạo do
Thương Yêu mà có, do sự H̉A mà tạo nên sức mạnh.
Cái sợ nhứt của học sinh là bị buộc thôi học đuổi khỏi nhà
trường.Tương tự cái sợ nhứt của người tín đồ Cao Đài là không
được công nhận làm môn đệ của thầy Trời.
Thánh ngôn hiệp tuyển có đoạn:
“Hớn Lưu Khoan trách dân bồ tiền thị nhục,
Hạng Trọng Sơn khiết kỷ ẳm mă đầu tiền”
Nghĩa là đời Hớn, người Lưu Khoan làm quan , hễ dân có tội th́
đánh bằng roi lát cho biết nhục vậy thôi. C̣n nước Hạng, người
Trọng Sơn, sạch ḿnh cho đến nỗi cho ngựa uống nước rồi văi tiền
xuống sông mà trả. Trong sạch đến đổi của trời đất cũng không
bợn nhơ…”
(trích TNHT Q2 trang
9-10 ngày
30-9-1926)
Ngày nay, người cầm quyền đất nước nên chăng áp dụng cách trị
thế này? V́ thấy h́nh phạt càng nặng cũng không làm người ta sợ
mà trái lại tội phạm càng nhiều.
DƯƠNG XUÂN MINH