ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

Chủ đề: Những điểm tuyệt vời của đạo Cao Đài,

Các tôn giáo khác không có. 

          Bài Hai:

Quan niệm về

Thiên Đàng và Địa Ngục

của Các Tôn Giáo và Cao Đài

Điền Lạc. 

       Tham khảo giáo lư các tôn giáo chủ yếu chỉ dựa vào kinh và luận của tôn giáo đó. Công giáo th́ dựa vào Kinh Thánh và các bài luận của các trang mạng của Giáo Hội. Phật giáo cũng vậy. 

       A-/ Thiên Đàng và địa ngục theo Công Giáo:

       Xin trích một số ư tiêu biểu trên trang https://dongten.net/... 

       “..Bên cạnh ư niệm Thiên Chúa, th́ ư niệm thiên đàng là một ư niệm lớn nhất đi vào trong tâm tưởng nhân loại. Nếu thời nay nó bị chối từ và bị công kích hơn trong quá khứ, th́ các người hộ giáo ngày nay cần phải giải thích và bảo vệ ư niệm này tốt hơn thời xưa và chắc chắn không để nó trôi đi hay phớt lờ nó.

       Thậm chí có một điều khó để bảo vệ hơn là ư niệm thiên đàng là ư niệm hỏa ngục. Thực vậy, hỏa ngục là một học thuyết Kitô giáo khó bảo vệ nhất, một gánh nặng nhất để tin và là điều đầu tiên đáng loại bỏ. Sự phê phán chống lại nó dường như rất mạnh, và những người tin nó dường như không thể chịu nổi.

       Trọng tâm của chương này là giải đáp những công kích của những người vô tín chống lại thiên đàng và hỏa ngục. 

       Thiên đàng

       Chúng tôi liệt kê dưới đây mười bảy vấn nạn về ư niệm thiên đàng. ( có tất cả 17 vấn nạn người viết xin trích một số có liên quan đến chủ đề)

       Vấn nạn 1: Sự đầu thai là một điều đáng tin.

       Người Kitô giáo chống đối lại sự đầu thai v́ tám lư do. (xem chi tiết theo đường dẫn)

       Vấn nạn 3: Thiên đàng rơ ràng là một ư tưởng đáng ước ao. Nếu không có thiên đàng, th́ chúng ta phải tạo ra nó. Nó là một “giấc mơ tất yếu.”

       Vấn nạn 4: Chính cái khuôn mẫu hay cấu trúc về ư niệm thiên đàng chỉ là huyền thoại hay truyền thuyết. Những con đường bằng vàng là phiên bản khác của “vùng đất săn bắn hạnh phúc” hay cánh đồng nơi các vị thần ở.

       Vấn nạn 5: Việc tin vào thiên đàng là phi thực tế..

       Vấn nạn 6: Thiên đàng là một sự đánh lạc hướng. Dù đúng hay sai th́ thiên đàng làm chúng ta sao nhăng khỏi những nhiệm vụ hiện thời của chúng ta.

       Vấn nạn 7: Thiên đàng là một sự mua chuộc. Thiên đàng làm cho tôn giáo trở nên ích kỷ. Bạn ra sức vì phần thưởng thiên đàng, không vì tình yêu nguyên tuyền mà là v́ hám lợi.

       Vấn nạn 8: Thiên Đàng th́ quá ích kỷ. Thật kêu ngạo làm sao nếu nghĩ rằng bạn được tiền định mệnh để kết hôn với Chúa một cách thiêng liêng!

       Vấn nạn 9: Thiên Đàng sẽ là chán chường. Không có ǵ để làm ngoại trừ việc thờ phượng – một nghi thức phụng vụ vô tận.

       Vấn nạn 10Chúng ta hạnh phúc như thế nào trên thiên đàng nếu như người thân yêu của chúng ta lại ở hỏa ngục? Nếu chúng ta ngừng yêu họ, chúng ta sẽ không tốt; nếu chúng ta giữ t́nh yêu đối với họ, chúng ta sẽ không hạnh phúc.

       Vấn nạn 11: Thiên Đàng là vĩnh hằng. Nhưng dường như sự vĩnh hằng th́ không thuộc con người v́ không có thời gian th́ cũng chẳng có sự thăng tiến, không thay đổi, chẳng có công tŕnh ǵ. Sự thờ phượng cách thụ động và chẳng một chút thay đôi ǵ có vẻ chỉ hợp với các thiên thần chứ không phải cho chúng ta.

       Vấn nạn 12: Trong thiên đàng, chúng ta có tự do để phạm tội hay không? Nếu không, chúng ta là những người máy không có tự do, những con người không có ư chí tự do. Nếu có, th́ thiên đàng cũng nguy hiểm như trái đất vậy. Và nếu có ai ở đó chọn lựa để phạm tội th́ vườn Ê đen và sự sa ngă lại tái diễn thêm lần nữa.

       …

       …

       Vấn nạn 15: Liệu trên thiên đàng có t́nh dục hay không? Nếu không, hầu hết con người hôm nay không muốn vào nơi ấy. Nếu có t́nh dục, th́ thiên đàng chẳng khác nào trái đất, nó mang tính trần tục quá.

       Vấn nạn 16: Yêu mến thiên đàng là trở thành kẻ phản bội đối với trái đất, là bỏ nó lại đàng sau như một con chuột chạy trốn khỏi một con tàu đang ch́m. Điều đó thật bất trung.

       Vấn nạn 17: Thiên đàng nghe có vẻ xa lạ, xa xôi, là một nơi khác, đầy sự đe dọa, “không thích hợp cho con người cư ngụ.” Giống như thử một bộ quần áo không phù hợp và nói: “Cái này không dành cho tôi”

       Hỏa ngục: (Người viết xin trích một số đoạn tiêu biểu có liên quan đến chủ đề) (*)

       1. Tin rằng chẳng có giả định hỏa ngục nào cả mà Kinh Thánh và Giáo Hội đều nói dối, v́ rơ ràng cả hai đều dạy về thực tại hỏa ngục.

       2. Nếu Kinh Thánh và Giáo Hội không nói dối về những ǵ mà Chúa Giêsu đă nói về hỏa ngục, th́ giả định rằng Chúa Giêsu là kẻ nói dối. V́ Ngài khẳng quyết về hỏa ngục hơn bất cứ ai khác trong Kinh Thánh.

       ---

       Nếu không có hỏa ngục, Chúa Kitô không chỉ là một thầy dạy bịp bợm nhưng c̣n là một kẻ khốn nạn, v́ Ngài dọa nạt chúng ta một cách không cần thiết, sai lạc và đầy nguy hiểm.

       …

       6. Nếu không có hỏa ngục để được cứu khỏi đó, th́ Chúa Giêsu không phải là Đấng Cứu Độ của chúng ta mà chỉ là một vị thầy, một ngôn sứ, một vị guru hay mẫu mực của chúng ta mà thôi.

       7. Nếu không có hỏa ngục, một sự dửng dưng tôn giáo sẽ đi kèm theo đó. Nếu đức tin vào Chúa Kitô như là một Đấng Cứu Độ là không cần thiết, thì chúng ta cũng nên nhớ đến tất cả những nhà truyền giáo và tạ lỗi với tất cả những vị tử đạo. Nếu không có một thứ như lửa bộ phận cứu hỏa sẽ là một điều vô ích và lăng phí.

Nguồn Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 

Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

(theo dongten.net) 

       Luyện ngục và hỏa ngục là ǵ và ở đâu? 

       Hỏi: nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rơ về hai nơi gọi là Luyện ngục và hỏa ngục

       Trả lời:

       Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lư của Giáo Hội th́ chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị  phán xét để đến một trong ba nơi này. 

       Thật vây. trước hết là Luyên ngục hay Luyện tội ( purgatory) là nơi mà các linh hồn thánh ( holy souls) đă ĺa đời trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa được hoàn hảo đủ để vào  ngay Thiên đàng. Các linh hồn này phải “tạm trú” trong nơi gọi là Luyện tội này  để được thanh tẩy một thời gian dài ngắn tùy theo mức hoàn hảo đ̣i hỏi trước khi được vào Thiên Đàng vui hưởng Thánh Nhan Chúa cùng các Thánh các Thiên Thần.

       …

       Khác với luyện  ngục và hỏa ngục, Thiên Đàng là nơi dành cho những ai , khi c̣n sống trên trần gian này, đă quyết tâm đi t́m Chúa và sống theo đường lối của Người, để xa lánh mọi sự dữ, sự tội và bước đi theo Chúa Kitô, là : “Con đường là Sự thật và sự Sống”  ( Ga  14: 6). 

       Ngược lại,  hỏa ngục  là nơi dành cho những kẻ -khi c̣n sống- đă hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và t́nh thương của Người để sống theo ư muốn riêng ḿnh , và buông   theo  những quyến rũ của ma quỉ và thế gian để làm những sự dữ như :  giết người, giết thai nhi, thù hận, cướp của , cờ bạc, bất công, bóc lột,  hiếp dâm, ngoại t́nh, khủng bố, gây ra chiến tranh, giết hại dân lành, trẻ em.. buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để bán cho bọn bất lương hành nghề măi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi, như thực trạng của thế giới vô luân , vô đạo ngày nay…

       Sau đây là bằng chứng có nơi gọi là hỏa ngục : 

       I- Thánh Kinh đă cho ta biết về nơi gọi là hỏa ngục như sau : 

       “ Khi ra về, mọi người sẽ thấy xác những kẻ phản loạn chống lại Ta,bị gịi bọ  rúc tỉa, chúng sẽ không chết, lửa thiêu đốt chúng sẽ không tàn lụi. Chúng sẽ là đồ ghê tởm cho mọi người phàm.” ( Ís 60:24)  

       “ Nếu mắt ngươi làm cớ cho ngươi sa ngă, th́ móc nó đi; thà chột một mắt  mà được vào Nước Thiên Chúa c̣n hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục,  nơi  gịi bọ không hề chết, lửa không hề tắt.” ( Mc 9: 47-48) 

       II- Giáo lư của Giáo Hội về Hỏa ngục 

       Giáo lư của Giáo Hội nói rơ hỏa ngục  là “ nơi này dành cho những ai-  cho đến lúc chết- vẫn từ chối tin và trở lại. Đó là nơi cả hồn lẫn xác sẽ bị hư mất . Và danh từ “ hỏa ngục “ được dùng để chỉ t́nh trạng ly khai chung cuộc khỏi mọi hiệp thông với Thiên Chúa và các Thánh ở trên Trời”, ( x. SGLGHCG số 633, 1033). [theo conggiao.info] 

       Nếu bạn đă từng nghĩ như tôi hoặc vẫn c̣n đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn th́ sai rồi! Bạn cứ mở cuốn Toát Yếu Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Benedictô đương kim soạn thảo ra mà xem th́ sẽ thấy quan niệm về NƠI CHỐN của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN là sai bét tè le!

  • Thiên đàng là t́nh trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh … được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12) … sống trong sự hiệp thông t́nh yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta (Toát Yếu Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo # 209).
  • Luyện ngục là t́nh trạng của những người chết trong t́nh thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đă được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ c̣n cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng (Toát Yếu Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo # 210).
  • Hoả ngục là [t́nh trạng] xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa.… Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25:41) (Toát Yếu Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo # 212).

       Hy vọng bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN nữa! (theo mygod.vn) 

       B/- Thiên đàng và Địa Ngục theo Phật Giáo
       Phật giáo có tin thiên đường và địa ngục hay không?
 

       Có tin. Phật giáo không hoài nghi có tồn tại thiên đường và địa ngục, bởi v́ thiên đường, địa ngục đều cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh tử. Phật giáo cho rằng, con người khi chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử luân hồi th́ vẫn có khả năng thực nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm chí có thể nói, mọi người đều đă từng sống qua ở thiên đường và địa ngục. 

       Sống theo 5 giới và 10 thiện ở cấp cao th́ sẽ sinh ở thiên đường. Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch th́ đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có thể sinh lên thiên đường. Ở thiên đường, hưởng phúc báo hết rồi, chúng sinh ở thiên đường lại có thể xuống địa ngục. V́ vậy, Phật giáo cho rằng thiên đường tuy là cảnh giới sung sướng, nhưng không phải là nơi an lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát khổ.

       Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp khác nhau, cho nên thiên đường cũng có thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có đẳng cấp.

       Thiên đường của Phật giáo chia làm 28 cơi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cơi Trời Dục giới, gần gũi với cơi người. Cao hơn nữa, có 18 cơi Trời thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc giới, có 4 cơi Trời thuộc Vô sắc giới. Trên sự thực, làm người mà tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cơi trời và Dục giới. Trong các cơi Trời thuộc Sắc giới, trừ cơi trời Tịnh cư thiên ở Sắc giới, c̣n th́ tất cả các cơi trời khác đều là những cảnh giới thiền định, do tu thiền mà đạt được.

       Địa ngục: nên hiểu như thế nào? 

       Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo của chúng sinh ở địa ngục có khác biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa ngục lớn: Căn bản địa ngục, cận biên địa ngục và cô độc địa ngục. Loại địa ngục thường được nói tới trong kinh Phật là căn bản địa ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng sinh, tùy theo tội ác đă phạm mà đọa vào các cấp địa ngục khác nhau. Người thế gian nói rằng, người làm ác bị quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng thực ra, lên thiên đường hay xuống địa ngục, đều do nghiệp lực thúc đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên các cơi trời th́ được sinh lên các cơi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực hướng xuống địa ngục, th́ đọa xuống các địa ngục để chịu khổ.

                                                 (theo  Ḥa thượng Thích Thánh Nghiêm)

       C/- Thiên Đàng và Địa Ngục theo Đạo Cao Đài:

       Khái niệm tương tự như Thiên đàng và địa Ngục của các tôn giáo gọi, đạo Cao đài khẳng định có.

       Đạo Cao Đài không gọi các nơi ấy Thiên Đàng và Địa Ngục. Cao Đài gọi nơi ấy bằng những danh từ khác : cơi Thiêng Liêng

       Cơi Thiêng Liêng là một nơi vô h́nh ngoài giác quan của con người nhận thức. Cơi Thiêng Liêng được cấu tạo thành bằng những chất liệu khác hơn cơi phàm. Nó không được tạo nên bằng vật liệu như đất nước gió lửa như cơi phàm. Xin nói rơ một vật ngoài sự nhận thức bằng giác quan của con người không có nghĩa là vật ấy không có. Ví dụ cụ thể: Lư trí, ư thức của con người ai nhận thấy bằng ngũ giác quan? Nhưng không ai phủ nhận các thứ ấy không có.

       Minh chứng cụ thể các trường hợp thử Cơ Bút: 

       a/ Cụ Yết Ma Luật chủ chùa Hội Phước Tự ở làng Phước Hậu, tổng Phước Điền, thuộc quận Cần Giuộc, là một tu sĩ được nhiều người kính trọng, nghe có cơ bút Tiên Phật giáng, nhưng cụ không tin, liền lên Sài G̣n, đến tận nơi cầu cơ nhà ông Cao Quỳnh Cư đặng thử. Cụ viết một bài thơ để trong túi áo, cụ vái: Nếu Thượng Đế giáng cơ thật linh hiển, xin họa bài thơ trong túi tôi.

       Đấng Cao Đài Thượng Đế họa:

Hăy tỉnh cho mau giấc mộng tràng,
Đời cùn Tiên Phật giáng trần gian.
Chẳng ai hay giỏi bày thi phú,
Chính thật Ta đây Đấng Ngọc Hoàng.
Cao Đài Thượng Đế

       Nhận xong bài họa, cụ Yết Ma Luật đă trọn tin và cho xem bài thơ của Cụ xướng:

Ấm ức tâm tư suốt mộng tràng,
Có đâu Tiên Phật giáng trần gian?
Văn hay chữ giỏi bày thi phú,
Họa đặng thơ đây mới Ngọc Hoàng.
Yết Ma Luật

       Cụ Yết Ma Luật tin tưởng Đức Chí Tôn nên nhập môn vào Đạo Cao Đài. 

       b/  Ông Phan Khắc Sửu thử cơ bút.

       Tuy đă có nhiều người thử thách, nhưng ông Phan Khắc Sửu vẫn không tin. Ông đến dự đàn cơ, âm thầm viết một bài thơ 5 vần mà 2 vần trên khác 3 vần dưới, không nói một lời, đến đốt trước đàn cơ, xin họa y 5 vần.

        Đấng Cao Đài đang dạy Đạo cho chư môn đệ, bỗng cơ ngưng đề tài đang giảng dạy, họa lại bài thơ y theo 5 vần của ông Phan Khắc Sửu, khiến mọi người ngạc nhiên:

Cơ Trời khó tỏ hỡi con ơi!
Nghiệp quả tiền khiên của giống ṇi.
Bởi luyến mồi thơm, cam cá chậu,
V́ ganh tiếng gáy, chịu chim lồng.
Trời khai Đại Đạo nên yên dạ,
Đất dậy phong ba cứ vững ḷng.
Gắng trả cho rồi căn nợ ấy,
Tu mà cứu thế dễ như không.
Cao Đài Thượng Đế

       Ông Phan Khắc Sửu nhận được bài họa, liền xin làm môn đệ Đấng Cao Đài Thượng Đế v́ bài thơ của ông xướng có tám câu mà 2 vần trên khác 3 vần dưới, chép ra như sau:

Cao Đài Tiên Trưởng hỡi ông ơi!
Linh hiển sao không cứu giống ṇi.
Trăm họ điêu linh thân cá chậu,
Muôn dân đồ thán phận chim lồng.
Coi ṃi diệt chủng càng đau dạ,
Thấy cảnh vong bang bắt năo ḷng.
Nạn nước ách dân như thế ấy,
Ngồi mà tu niệm có yên không?

 (Trích tài liệu của Ban Đạo Sử quay ronéo, trang 88) 

       Cơi thiêng liêng được chia ra làm hai h́nh thức: Cơi Thiêng Liêng Hằng Sống và Cơi Thiêng Liêng (không hằng sống). 

       Cơi Thiêng Liêng Hằng Sống là cơi đă thoát khỏi ṿng sanh tử. Không c̣n luân hồi nữa. 

       Cơi thiêng liêng c̣n lại được chia làm nhiều thứ bậc. Thấp nhất là Âm Quang cao nhất là Cơi Thánh.  Xin trích dẫn các Kinh Điển Cao Đài như sau: 

       1/- Trong sách Thiên Đạo của Bảo Pháp Chơn Quân nói:

       CUỘC SÁNG TẠO

       Đấng Tạo Hóa, ngự trong Ngôi Tứ Tượng, dùng quyền Chí Tôn lập phép Vô Vi Bát Quái mà tác thành Vơ Trụ (Cosmos).

       Trước hết, Ngài lập ba cơi Thanh Thiên:

       1. Thái Thanh Thiên (Adi), Phật giáo gọi Đại Bát Niết Bàn (Mahaparanirvana).
       2. Thượng Thanh Thiên (Anupadaka), Phật giáo gọi Bát Niết Bàn (Paranirvana).
       3. Ngọc Thanh Thiên (Atma), Phật Giáo gọi Niết Bàn (Nirvana), tức là Bạch Ngọc Kinh (1).

       Lập xong ba cơi Thanh Thiên, đấng Tạo Hóa lập thêm ba Cảnh giới là: Thượng giới, Trung giới, Hạ giới.

       Thượng giới gồm ba cơi Tiên là:

       1. Cơi Thiên Tiên, cũng gọi là cơi Bồ đề (Monde Spirituel ou Monde Bouddhique).
       2. Cơi Địa Tiên (Monde Mental supérieur - Manas supérieur).
       3. Cơi Nhơn Tiên (Monde Mental - Manas).

       Mỗi cơi chia làm ba từng, cộng chung là chín từng, gọi là Cửu Trùng Thiên. (2) Trung giới gồm có cơi Thánh (Monde Mental inférieur) và cơi Thần (Monde Astral).

       Mỗi cơi cũng chia ra nhiều từng, đây chỉ nói đại lược thôi.

       Hạ giới là cơi Phàm trần, có tinh tú và thất thập nhị địa cầu, đều có nhơn loại cùng các thứ sanh vật, mà địa cầu chúng ta ở đây lại đứng vào hạng 68.

       Từng cao nhứt cơi Phàm trần chứa đầy một chất tinh khí nhẹ nhàng hơn không khí, người có thần nhăn thấy màu nó vàng vàng. Người Pháp gọi tinh khí là éther, người Trung Hoa dịch âm là dĩ thái.

       Tóm lại, trong vơ trụ, kể từ trên đổ xuống gồm có: Thái Thanh Thiên, Thượng Thanh Thiên, Ngọc Thanh Thiên, Tiên Giới, Thánh Giới, Thần Giới và Phàm Giới. Tam Thanh Thiên và Cửu Trùng Thiên gọi chung là: "Thập nhị Thiên".

       Trong khi sáng tạo, đấng Tạo Hóa dùng Chơn linh biến ra mười hai đấng gọi "Thập nhị Thời Thần" (Jayas), mỗi vị lo phận sự trong một phần mười hai của thời gian sáng tạo chia làm: tư, sửu, dần, măo, th́n, vân vân.

       Chơn linh ấy có ba Ngôi, th́ hồn cũng có ba bực:

       1. Linh Hồn (Âme divine - Atma) cũng gọi Phật hồn, Chơn hồn, Chơn ngă, Chơn tâm, Ngươn thần.

       2. Anh hồn (Âme spirituelle - Boddhi) cũng gọi Tiên hồn, Bồ đề, Bát nhă, Trí huệ.

       3. Nhơn hồn (Âme humaine - Coprs mental supérieur) cũng gọi Giác hồn, Thần thức, A lại Da thức, Thượng trí Thức, Tâm Thức, Nghiệp thức.

       Nhơn hồn đồng nguyên chất với cơi Tiên. Anh hồn đồng nguyên chất với cơi Thiên Tiên, cũng gọi cơi Bồ đề (Monde spirituel ou Boddhique). Linh hồn đồng nguyên chất với cơi Ngọc Tiên Thiên, cũng gọi là cơi Niết bàn (Nirvana).  

       Thể th́ có bốn thứ là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể. Vật thể (Corps physique: Rupa) là xác thịt, thể thứ nhứt của con người. Nó do bốn nguyên tố lớn hiệp thành (Tứ đại giả hiệp). Bốn cái nguyên tố ấy là: đất, nước, lửa, gió (1)

       Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí (éther), gọi là Khí thể (Double éthérique: linga-sharira), cũng gọi là cái Phách, kêu nôm là cái Vía, thuật âm phù gọi Tướng tinh.

       Khí thể dùng rút sanh lực vào Vật thể đặng giữ cho Vật thể được sanh tồn. Nhờ có Khí thể chở che bao học, Vật thể mới không tan ră.

       Khí thể dính với Vật thể bởi một sợi từ khí (lien magnétique). Khi nào Khí thể bứt sợi dây ấy mà ĺa khỏi Vật thể, th́ con người phải chết. Lúc bấy giờ, Vật thể mất sự che chở của Khí thể, nên lần lần tiêu ră.

       Nhà âm phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí thể của người sống xuất khỏi Vật thể trong một lúc (nhưng không cho dang ra xa, sợ đứt sợi từ khí mà nguy cho tánh mạng).

       H́nh nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần (voyant), trông thấy được.

       Lúc bấy giờ, xác phàm hết cử động, hết biết cảm giác, trơ trơ như một tử thi.

       Người hít thuốc mê không c̣n biết đau đớn là v́ thuốc mê đă làm cho một Khí thể ra khỏi xác thịt.

       Thể thứ ba là Thần thể hay Chơn thần (Corpsastal: Kama). Dính với Khí thể bởi một sợi từ khí, Chơn thần làm trung gian cho Vật thể và Hồn.

       Chơn thần là tạng chứa dục vọng và t́nh cảm tức là nguồn gốc sự cảm giác. Hể nó vọng động, th́ mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị và thân tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn.

       Tâm lư học gọi là ư thức.
       Người ta có thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân du trên cơi Thần (Trung giới) là cơi thích hạp với Chơn thần v́ đồng một nguyên chất.

       Chơn thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu vô cùng tuy c̣n ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt dạo khắp ba ngàn thế giới, tiếp xúc với Thần tiên.

       Người đồng tử (médium) nhờ xuất được Chơn thần ra khỏi Phách mà thông công với các đấng Thiêng liêng.

       Thể thứ tư là Thánh thể (Corps mental inférieur: manas inférieur). Phật giáo gọi Matna thức hay Truyền thống thức; Tâm lư học gọi Trí thức.

       Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân biệt cái ǵ là tốt, cái ǵ là xấu, hoặc điều ǵ là thiện, hoặc điều ǵ là ác nó cũng tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền sang cho Nhơn hồn hay biết.

       Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể.
Và ba hồn là: Nhơn hồn, Anh hồn và Linh hồn.
Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là bất tiêu bất diệt, đi đầu thai kiếp nầy sang kiếp khác, cho tới khi được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).
 

       NHƠN HỒN SAU KHI GIẢI THỂ

       Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật thể và Khí thể bị bứt đi ( (1), thế là Khí phách và Thần hồn ĺa xác thịt.

       Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật thể và Khí thể. Khí thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó ĺa khỏi Vật thể th́ Vật thể hết sanh lực, phải lần lần tan ră.

       Vài ngày sau khi con người chết, Khí thể của người ấy ĺa khỏi Chơn thần. Nó không cử động mà cứ vơ vẩn gần tử thi. Ban đêm, đi đến nơi thanh vắng, nhứt là nơi mồ mả, những người tánh nhát hay sợ sệt; sự sợ sệt ấy khích thích thần kinh hệä (système nerveux) làm cho họ thấy được h́nh dạng Khí thể vẩn vơ nơi đó. Họ cho là "gặp ma" (fantôme éthèrique).

       Khí thể của người chết tiêu tan một lượt với tử thi. Tần nhơn (Người Cao miên) có tục hỏa táng (Crémation), nghĩa là thiêu tử thi, rồi chôn tro, hoặc đựng trong hủ đem thờ nơi chùa. Dùng hỏa táng, th́ Khí thể tiêu liền theo xác thiêu.

       Khi Hồn người chết cổi hết Vật thể và Khí thể, nó được nhẹ nhàng thong thả như trút được một gánh nặng. Lúc bấy giờ, nó lại linh hoạt hơn khi c̣n tù túng trong xác phàm. Nó vẫn sống như thường ở cơi vô h́nh; cái sống nầy mới là sống thiệt, có điều Nhơn hồn không cảm xúc theo phàm trần v́ nó không c̣n Vật thể.

       Lúc nầy Nhơn hồn linh hoạt nhờ Chơn thần là cái vỏ bao bọc nó như Khí thể bao bọc xác thịt vậy. Chơn thần vốn đồng nguyên chất với Trung giới là cơi Thần (Monde astral). Cho nên, sau khi rời bỏ xác phàm và cái phách (Vật thể và Khí thể), Hồn nhờ Chơn Thần làm chiếc xe đưa vào cơi Thần là nguyên quán, là quê hương của Chơn thần vậy.

       Vẫn biết Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về dục vọng và t́nh cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đă chú trọng vật chất, chỉ lo thỏa măn dục vọng, tất nhiên Chơn thần bị trọng trược bởi những hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan ră. Chơn thần ấy chẳng khác nào cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn người trong một thời gian rất lâu ở Trung giới.

       Vậy nên chú trọng điều nầy: ở cơi phàm, con người hành động thể nào, sự hành động ấy, dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng, cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất (matière astrale) của cơi Thần. Đến khi Hồn trở về cơi Thần, th́ cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ lớp rơ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một phim chớp bóng (Đó là "Nghiệt cảnh đài" (Psyché astrale) của nhà Phật.)

       Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi nhơn thiện và cao thượng của ḿnh khi c̣n ở thế, hoặc ăn năn và đau khổ mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của ḿnh đă tạo. Sự sung sướng và sự đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng liêng cho hồn người tại Trung giới, tức là miền Âm cảnh mà người ta quen gọi là Địa ngục (Enfer), tiếng Phạn là Kama Loca.

       Hồn những người tu mà giữ tṛn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức và hồn của chiến sĩ đă liều ḿnh v́ nước, khi về đến cơi Thần đều được hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng cho sự hành vi của ḿnh khi c̣n ở thế. Đó là đắc Thần vị (thành Thần).

       Ở cơi Thần, những Hồn đồng một tŕnh độ tấn hóa với nhau đều liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên.

       Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cơi Thần trong một thời gian lâu hay mau tùy theo căn nghiệp của ḿnh. Nhơn hồn giải thoát được Chơn thần v́ chơn thần đến ngày tiêu tán. Chơn thần tiêu tán, th́ bao nhiêu hột giống của nó tàng trử bấy lâu, tức là những hột giống luân hồi (atomes permanents) đều rút vào cái thể thứ tư là Thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái sanh.

       Chỉ c̣n cái Thánh thể bao bọc, Nhơn hồn bỏ cơi Thần mà vào từng cao nhứt của Trung giới, tức vào cơi Thánh (Monde mental inférieur). Nhơn hồn ở cơi nầy lâu hay mau cũng tùy theo kiếp sống của ḿnh tại thế. Như lúc sanh tiền con người đă hành động cao thượng về tinh thần trí thức, nếu con người đă có những tư tưởng thanh cao và những t́nh cảm cao siêu của phàøm tánh, nếu con người đă biết quên ḿnh để phụng sự một lư tưởng cao cả, hoặc một chủ nghĩa vị tha, th́ Nhơn hồn được hưởng bền lâu những khoái lạc, những hạnh phước thiêng liêng nơi cơi Thánh tốt tươi vui vẻ, và được tiếp xúc với các v́ minh Thánh nơi đây. Đó là đắc Thánh vị (thành Thánh).

       Nên biết rằng ở cơi Thánh, chẳng một việc ǵ là phát đoan (khởi đầu). Những công việc ở đây toàn là tiếp tục. Nói một cách dễ hiểu là: một hạnh phước không thể bắt đầu tạo ra ở cơi nầy. Nó phải phát đoan từ cơi Phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát triển thêm.

       Cho nên con người khi c̣n ở thế, cần phải sống một cuộc đời nhơn thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lư tưởng, chớ không phải đợi lên đến cơi thiêng liêng mới lo hành thiện, th́ muộn lắm rồi. Luật nhơn quả (Loi de Karma) vốn chí công: nhơn nào, quả nấy.

       Khi c̣n ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng ta là cái kết quả của những hành vi thuận hay nghịch với Thiên đạo (Loi divine).

       Khi c̣n ở thế, chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho ḿnh. Chớ nên quá hẫng hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi buộc trói lấy ta.

       Khi Thánh thể tiêu tan, những hột giống luân hồi tàng trữ bấy lâu trong đó rút vào Nhơn hồn (Thần thức) để làm nghiệp nhơn cho kiếp tái sanh như đă nói trước kia.

       Nhơn hồn lúc bấy giờ hết bị thể phách ràng buộc, nó được thong thả trở về bổn nguyên là Tiên cảnh (Monde mental supérieur), nơi mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đàng (Paradis), tiếng Phạn là "Devakan".

       Điều cần yếu nên biết là tất cả Nhơn hồn sau khi rời bỏ bốn thể, đều trở về cơi Tiên trong một thời gian lâu hay mau tùy theo duyên nghiệp của ḿnh, nhưng đó chưa phải là đắc quả Tiên.

       Đắc quả là những Nhơn hồn lúc ở thế biết tu hành theo chánh pháp mà được sáng suốt. Cho nên khi về cơi Tiên, th́ có linh cảm hiểu biết và hưởng được những điều khoái lạc thiêng liêng và những thanh phước của Tiên cảnh (Điều nầy sẽ giải trong bài luận "Chơn Ngă".) u nhàn xinh đẹp.

       Nhơn hồn của những bực chơn tu đắc Tiên vị, khi ĺa cơi phàm, th́ cổi luôn tất cả bốn thể một lượt; vượt khỏi cơi Thần và cơi Thánh mà lên thẳng cơi Tiên. Nhưng sau khi hưởng hết quả vị, nói một cách khác, sau khi măn hạn (2), Nhơn hồn c̣n phải luân hồi lại nữa.

       Đến như Nhơn hồn, khi c̣n ở thế không biết tu hành, th́ lúc trở về Tiên cảnh, vẫn mờ mờ mịt mịt, không hiểu biết chi hết. Tại cơi thiêng liêng nầy, những Nhơn hồn ấy ở vào trạng thái vô vi vô giác (état inconscient).

       Có lẽ độc giả lấy làm lạ, sao lại Trung giới, Nhơn hồn ở vào trạng thái hữu giác (état conscient), mà khi đến Thượng giới nó lại vô tri vô giác.

       Điều đó cũng không khó hiểu. Lẽ thường, hai cái thái cực vốn bằng nhau, nhứt là hai cái thái cực về quang độ (degré de lumière). Nếu ánh sáng lu lờ, người ta chỉ thấy mờ mịt, như ở vào cơi u minh. Nếu ánh sáng có cái quang độ trung b́nh, người ta được thấy tỏ rơ, như ở vào cơi Thần, cơi Thánh.

       Đến như quang độ lên đến cực điểm, th́ ánh sáng chói ḷa, người ta bị chóa mắt như bị "nắng quáng đèn ḷa" mà không thấy chi hết, hoặc không thấy chi đặng rơ.

       Ấy vậy, Nhơn hồn mê muội không tu ở vào cơi Tiên là cơi sáng ḷa, th́ chỉ mờ mờ mịt mịt trong trạng tháùi vô vi vô giác đó thôi.

       2/- Thánh Ngôn của Bác Nương Diêu Tŕ Cung nói về Âm Quang:

Bát-Nương Diêu-Tŕ-Cung

(Giải-thích về Âm-quang)

        “Âm-quang là khí-chất hỗn-độn sơ-khai, khi Chí-Tôn chưa tạo-hóa; lằn âm-khí ấy là Diêu-Tŕ-Cung chứa để tinh-vi vạn-vật, tỷ như cái âm-quang của phụ-nữ có trứng cho loài người. Khi Chí-Tôn đem dương-quang ấm-áp mà làm cho hóa sanh, th́ cái khoảnh âm-quang phải thối-trầm làm tinh-đẩu là cơ-quan sanh-hóa vạn-linh. Song lằn âm-quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh-quang của Chí-Tôn chưa chiếu giám đến, th́ phải c̣n tối-tăm mịt-mờ, chẳng sanh, chẳng hóa. Vậy th́ nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đ́nh của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy th́ chính lời nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ mịt-mịt). Ấy là một cái quan-ải, các chơn-hồn khi qui-thiên, phải đi ngang qua đó. Sự khó-khăn bước khỏi qua đó là đệ-nhứt sợ của các chơn-hồn. Nhưng tâm tu c̣n lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng v́ cái quan-ải ấy. 

Thất-Nương Diêu-Tŕ-Cung        

        “…        Âm-Quang là nơi Thần-Linh-Học gọi là nơi Trường-đ́nh của chư hồn giải thể hay nhập thể. Đại-Từ-Phụ đă định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh-Tâm-Xá" nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm, xét ḿnh coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước-tội. Vậy th́ nơi ấy là nơi xét ḿnh. Chớ chi cả nhơn-sanh biết xét ḿnh trước khi thoát xác, th́ tự nhiên tránh khỏi Âm-Quang. Nói cho cùng nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội-t́nh, mà phút chót biết ăn-năn tự-hối cầu-khẩn Chí-Tôn độ-rỗi, th́ cũng lánh xa khỏi cửa Âm-Quang, lại c̣n hưởng đặng nhiều ân-huệ của Chí-Tôn, là các chơn-hồn đặng tự-hối hay là đặng giáo-hóa mà hiểu trọn chơn-truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn-hồn cầu rỗi.

        Ôi! Tuy vân, hồng-ân của Đại-Từ-Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn-hồn sa-đọa hằng-hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và ḷng trông cậy nơi Thầy; đó là mấy đạo-hữu tín-đồ “

       Kết Luận:

       Cũng như bài trước (bài số 1) người viết không bao giờ có ư định phê phán đúng sai cách nh́n các tôn giáo về Thiên Đàng và Địa Ngục.

       Qua các trích dẫn kể trên cho chúng ta một cái nh́n khách quan của các tôn giáo về Thiên đàng và Địa Ngục khác hơn với cách nh́n của Cao Đài lạc quan và khẳng định hai nơi ấy là có thật. Với cái nh́n ḥa nghi của Công Giáo và với cái nh́n cho Thiên đàng và Địa ngục c̣n trong ṿng sinh tử của Phật giáo. Cao Đải đă rạch ṛi đường đi nước bước của các chơn hồn về cơi Cơi Thiêng Liêng Hằng Sống (Con đường TLHS-Đúc Hộ Pháp) Điều này chứng tỏ không phải Đạo Cao đài là một tôn giáo dung hợp các tôn giáo trên thế giới.

Thánh địa, Trung tuần tháng Chạp Tân Sửu.

Điền Lạc

 
 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000