ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ Đề:

Những điểm tuyệt vời 

của Đạo Cao Đài (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ),

Các tôn giáo khác không có.

ĐIỀN LẠC

========

      Lời dẫn:

       Sở dĩ chúng tôi có loạt bài chủ đề “Những điểm tuyệt vời của Đạo Cao Đài (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) Các tôn giáo khác không có.”  là v́: Thấy đa số các học giả trí thức trong và ngoại đạo sau khi nghiên cứu đă cho rằng : Đạo Cao Đài là một tôn giáo tổng hợp (hay dung hợp) nhiều tôn giáo cổ trên thế giới. Đây là những hiểu lầm rất lớn và đáng tiếc khi nghiên cứu Cao Đài của các học giả ngoại đạo, khi dịch kinh sách Cao Đài sang tiếng nước ngoài của các nhân sĩ đại đạo chỉ v́ dựa trên cụm từ Tam Giáo Qui Nguyên và Ngũ Chi Phục Nhứt mà suy luận.

       Chúng tôi xin dẫn chứng cụ thể trong giáo lư Cao Đài để chứng minh rằng kết luận của chúng tôi về “những hiểu lầm” này là có cơ sở. 

       Những vấn đề sau đây sẽ được chúng tôi lần lược tŕnh bày trong loạt bài này: 

       1/- Quan niệm về linh hồn con người của các tôn giáo và Cao Đài.

       2/- Quan niệm về Thiên Đàng và Địa Ngục của các tôn giáo và Cao Đài.

       3/- Quan niệm về Đấng Tạo Hóa của các tôn giáo và Cao Đài.

       4/- Quan niệm về nhân quả và luân hồi trong các tôn giáo và Cao Đài.

       5/ Quan niệm về mục đích cuối cùng (cứu cánh) của các tôn giáo và Cao Đài. 

       Năm vấn đề căn bản trên không có tôn giáo nào đă và đang truyền giáo trên hành tinh này giống như của Đạo Cao Đài. Kể cả các chi phái Cao Đài ngoài Pháp Chánh Truyền cũng không có. Chúng tôi chứng minh những việc khác nhau đó để cống hiến cho đồng Đạo môn đệ Cao Đài rơ được tôn giáo ḿnh đang tín ngưỡng và tu học. Đồng thời cũng giúp cho các chuyên gia ngoại đạo nghiên cứu Cao Đài thay đổi cách nh́n để có được cái nh́n đúng đắn về Đạo Cao Đài. 

       Chúng tôi sẽ lần lượt tŕnh bày từng chủ đề một và xin phép Diễn Đàn Về Nguồn cho đăng lên công cộng, một Diễn Đàn chuyên t́m hiểu và phân tích về Đạo Cao Đài chính thống.

==========================

 

Bài 1

Quan niệm về linh hồn con người của các tôn giáo và Cao Đài.

 

       Trừ những nhà duy vật không tin có một thế giới tâm linh, tất cả các tôn giáo hiện hữu đều tin tưởng mỗi con người có một thể xác và một linh hồn. Nhưng mỗi tôn giáo đều có cách hiểu, quan niệm và định nghĩa về linh hồn khác nhau: 

       A/- Linh hồn theo Đạo Công giáo: 

       1/- Con người có linh hồn bất tử không? 

       Câu trả lời của Kinh Thánh:

       Danh từ “linh hồn” mà nhiều bản Kinh Thánh tiếng Việt dùng th́ trong nguyên ngữ là neʹphesh (tiếng Hê-bơ-rơ) và psy•kheʹ (tiếng Hy Lạp). Từ Hê-bơ-rơ này có nghĩa đen là “một sinh vật thở” và từ Hy Lạp có nghĩa “một sinh vật sống”. * V́ vậy, các từ neʹphesh và psy•kheʹ nói đến toàn bộ sinh vật, chứ không phải điều ǵ đó bên trong, vẫn tồn tại sau khi thể xác chết. Thế nên, nhiều bản dịch Kinh Thánh dịch hai từ ấy tùy theo văn cảnh, dùng những từ như “sự sống”, “người”, “sinh vật” hoặc “tôi”. Hăy so sánh những câu sau đây trong các bản dịch Kinh Thánh: 

       A-đam, một neʹphesh sống, lúc được tạo ra

       A-đam không được ban cho một linh hồn, nhưng ông trở thành một neʹphesh sống (tức một người sống)

       (theo JW.ORG -  Con người có linh hồn bất tử không?)

---------------------------------

 

       Ông có những bằng cớ nào để biết linh hồn bất tử? 

       Sự kiện linh hồn bất tử có thể giải thích bởi nhiều điểm. Thứ nhất, bản chất cấu tạo của nó khiến cái chết không làm ǵ được. Chết là sự phân hủy các bộ phận. Chỉ một hợp chất mới có thể bị phân tán và hủy diệt. Tuy nhiên linh hồn không phải là một hợp chất. Bản chất vô h́nh của nó chứng tỏ nó không lệ thuộc vật chất. Nó được ban cho các khả năng tinh thần, và nó thiêng liêng giống như các khả năng mà nó đă lănh nhận, giúp nó sống và hoạt động khi tách rời khỏi thân xác. V́ không phải là vật chất, nó không bao giờ bị tiêu hủy hay phân ră như vật chất. Thiên Chúa cũng không ban cho nó một bản chất chỉ thích hợp để sống trong một giai đoạn, và sau cùng th́ bị hủy diệt. 

       Thứ hai, mọi người đều cảm thấy có một bó buộc về luân lư, và mỗi một ràng buộc đ̣i hỏi phải có sự hy sinh. Thí dụ nhà nước nói, “Đây là luật,” và tôi trả lời, “Nếu tôi không tuân theo luật th́ sao?” Nếu nhà nước trả lời, “Ồ, th́ đâu có sao. Tôi chỉ nói đó là luật thôi. Bạn muốn vi phạm th́ vi phạm,” điều đó thật lố bịch, thật khôi hài chứ không phải là luật. Tôi biết, một ngày nào đó tôi sẽ phải trả lời về thái độ của tôi đối với ư thức luân lư. Tôi có thể sống qua đời này mà không ai có quyền phán xét tôi về những ǵ tôi làm. Nhưng thực sự th́ linh hồn tôi sẽ phải trả lời trước ngai Đấng Chí Công. Điều đó có nghĩa, linh hồn phải c̣n sống. 

       Thứ ba, quan điểm tổng quát về đời sống con người cho chúng ta thấy có nhiều bất công đi ngược với ư thức công bằng. Chúng ta biết một ngày nào đó sự công bằng sẽ được thể hiện, nhưng không ở đời này mà ở đời sau. Điều đó có nghĩa phải có sự hiện diện của chúng ta, do đó, chúng ta vẫn sống sau khi chết. 

       Thứ tư, mỗi một linh hồn đều có sự khao khát không thể thỏa măn được về hạnh phúc, hạnh phúc lâu dài. Không một điều ǵ trên trái đất này có thể thoả măn được sự khát khao ấy. Tuy nhiên, khuynh hướng tự nhiên bẩm sinh này phải có mục đích chính đáng của nó. Cũng giống như đôi mắt của con người, nếu được dựng nên mà không có ánh sáng th́ cũng vô ích.

       Như vậy, khi suy tư về cấu tạo đơn thuần của linh hồn, về sự thưởng phạt tương lai có liên hệ đến ư thức luân lư, về việc chấn chỉnh sự bất công của thế giới, và về khuynh hướng nhắm đến cùng đích tối hảo và cuối cùng, th́ từ chối sự hiện hữu của linh hồn là điều không hợp lư. 

       Linh hồn có trước khi được thụ thai? 

       Không. Thiên Chúa dựng nên linh hồn cho mỗi một thân xác đang được tạo thành. Thật khó để biết chính xác là lúc nào, nhưng quan điểm chung cho rằng ngay khi bào thai bắt đầu xuất hiện....  

       Có phải linh hồn th́ bất tử? 

       Phải. Theo lẽ tự nhiên thân xác sẽ chết; nhưng bản chất của linh hồn th́ bất tử 

       (theo Kiến Thức Công Giáo

-------------------------------------- 

       B/- Linh hồn Theo Đạo Phật: 

       Vấn đề linh hồn trong đạo Phật 

       Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần c̣n lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là ǵ đi nữa th́ theo giáo lư duyên sinh , vô thường, vô ngă, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, c̣n được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.        (theo phatgiao.org.vn)  

       Thực ra, đạo Phật chủ trương rằng sau khi con người chết, không có cái ǵ thoát ra ngoài xác thân để rồi nhập vào một xác thân khác cả. Như chúng ta đă thấy trong bài trước, đạo Phật dạy rằng sinh mạng là sự cấu hợp liên tục của ngũ uẩn, tức là những yếu tố sinh lư, tâm lư (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Sắc uẩn là phần vật chất. Thọ uẩn (sensations), tưởng uẩn (perceptions), hành uẩn (formations mentales) và thức uẩn (conscience) là phần tinh thần. Những tác dụng tinh thần này chỉ có thể "hiện hành" được khi có căn cứ phát sinh. Căn cứ phát sinh đó là phần thể xác, sinh lư; cũng v́ thế mà thể xác được gọi là thân căn. Nếu thân căn thiêu hoại, các tác dụng tâm lư kia không hiện hành nữa mà trở lại thế tiềm phục, nghĩa là trở thành chủng tử. 

       Nếu căn thân là một cấu hợp của tứ đại chủng, luôn luôn chuyển biến, th́ những tác dụng tinh thần kia cũng hợp thành một ḍng liên tục biến động không ngừng. Con người của ta đổi mới từng giây phút; thân xác trong giờ phút trước. Ḍng tâm lư kia cũng vậy, luôn luôn biến động. Mỗi phút, có những cảm giác mới, những tư tưởng mới, đến thay cho những cảm giác và những tư tưởng cũ đang phai dần, hoặc đang nép sâu vào kư ức - đang lùi về tiềm thế chủng tử – V́ luôn luôn biến chuyển, nên ḍng tâm lư ấy không phải là một cá thể đồng nhất, vĩnh cữu, do đó, không thể gọi là một bản ngă được. Cái mà người ta cho là linh hồn phải là một bản ngă đồng nhất, bất biến, làm chủ thể cho sinh mạng. Ở đây, đạo Phật chủ trương không có bản ngă, nghĩa là không có linh hồn: những tác dụng tâm lư của con người vẫn chỉ là những tác dụng tâm lư. Chúng phát hiện và hoạt động khi có điều kiện (thân căn sinh hoạt) và trở về trạng thái chủng tử tiềm phục khi các điều kiện kia tan ră (thân căn tiêu hoại). 

       "Cho nên, không có yếu tố nào bất biến, nghĩa là không có linh hồn, không có bản ngă. Chỉ có những hiện tượng vật lư và tâm lư chuyển biến. (theo phatgiao.org.vn) 

       Bảo rằng, con người sau khi chết c̣n có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo ǵ hết, theo Phật giáo, th́ quan niệm lư giải đó không thể chấp nhận được. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử. V́ đó là lối chấp của ngoại đạo.

      (theo kienthuc.net.vn)   

---------------------------------------------

 

       C/- Linh Hồn theo Giáo Lư Cao Đài. 

       1/-Thánh giáo đức Cao Thượng Phẩm:

       “…Con người có ba thể:

       - Thể thứ nhứt là xác thân do cha mẹ sanh ra.

       - Thể thứ nh́ gọi là Đệ Nhị Xác Thân của đức Phật Mẫu ban cho.

       - Thể thứ ba là linh hồn do Đức Chí Tôn ban cho.

       Trong ba thể ấy phải hiệp lại mới thành con người, nhưng bản chất nó khác nhau:

       Thể thứ nhứt là xác thân có ngũ quan, biết cảm giác xúc động,  do nơi khia bẩm của cha mẹ mà biến tướng ra. Nó cũng như con vật.”

       Thể thứ hai là đệ đệ nhị xác thân, tức nhiên là chơn thần của con người. Người ta gọi là cái vía hay là hào quang đó. Nó do theo cái thể thứ nhứt mà biến h́nh. Nó cũng như đồ bắt kế con vật (gọi là dây cương).

       Thể thứ ba là linh hồn, do Đức Chí Tôn ban cho, tức nhiên là một điểm linh quang của Đức Chí Tôn chiết xuống, để cho con người biết hiểu và khôn ngoan hơn loài vật. người ta gọi là “Thiên hạ” đó. Thể thứ ba như người cầm cương con vật….”. (Trích Thánh Giáo Tam Thể Xác Thân.).

------------------------------------ 

       2/- Đạo Cao Đài xác định mỗi một con người có ba phần chính gọi là tam bửu: ba món báu đó là Tinh (xác phàm), Khí (chơn thần hay trí khôn) Thần (linh hồn).

       Thần (linh hồn) do Đức Tạo Hóa ban cho: hiểu theo câu Thánh Ngôn “ Nhăn thị chủ tâm… Thần thị Thiên. Thiên dă ngă dă.”

       Khí (chơn thần) do Đức Phật Mẫu ban cho: hiểu theo câu kinh trong Phật Mẫu Chơn Kinh:

       “…Diêu Tŕ Kim Mẫu nung ḷ hóa sanh,

       Âm dương kiến tạo chơn thần,

       Lo cho nhơn vật về phần hữu vi…”.

       Tinh (xác phàm) do cha mẹ thế gian tạo nên.

       V́ cớ cả ba món ấy đều là vật quư báu nhất của con người, mọi người phải giữ ǵn cẩn thận. Nên : 

       - Đạo Cao Đài không coi xác thân là giả tạm nên phải ǵn giữ cho tươi đẹp như bông hoa để làm phương tiện tu học và tấn hóa.

       - Đạo Cao Đài rất trân trọng phần chơn thần nên phải trau dồi cho cường liệt như hơi rượu mạnh.

       - Đạo Cao Đài xem linh hồn một phần tối linh, nên nó điều ḥa khắp mọi nơi như trà trong nước. Không nơi nào trong ly trà mà không có trà. 

       3/- “Tà mị cũng như hột lúa bị hẩm mà thúi, th́ thế nào mọc đặng mà sanh bong trổ trái?

       "C̣n bậc chơn tu tỉ như hột giống tốt, hể gieo xuống th́ cây lên, cây lên th́ trổ bông, trổ bông rồi sanh trái mà biến biến sanh sanh càng tăng số. V́ vậy mà các con phải bỏ xác trần mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn thần, chơn thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Đạo. Bởi một chơn thần mà sanh hóa thêm chư phật, chư tiên, chư thánh, chư thần và toàn cả nhơn loại trong càn khôn thế giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con”. (TNHT Q1 ngày 22-juillet 1926).

       4/-Thầy hỏi: “ Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét vui buồn mà trong toàn nhơn loại đều có; khi rốt cuộc th́ trí khôn ấy đi đâu? Không lẽ cái trí không ngoan dường ấy mà cũng mất đi đặng sao các con? Thầy hỏi như vậy đặng cho mỗi đứa về đặng trả lời cho ḿnh. Hể trả lời phù hợp th́ dễ biết Đạo, c̣n ngu xuẩn th́ cũng huờn ngu xuẩn… ” (TNHT Q1 1-Mars 1927). 

       5/-Ai là người đă mang mảnh xác thịt ở trong ṿng vơ trụ này cũng nh́n rằng đă thọ ân của hai đấng tạo công:

       Đấng thứ nhứt là Trời.

       Ban cho ta một điểm linh tâm; chúng ta nhờ nương theo đó mà khôn ngoan hơn vật hầu thay thế cho Trời mà trau giồi cơ hữu h́nh của đời, cho ra tận thiện tận mỹ…

Ấy là cớ chỉ rơ chứng chắc quả có đấng Chí Linh đưa tay thúc giục cả vạn loại vào đường tấn hóa trí thức tinh thần…         

       Đấng thứ nh́ là cha mẹ chúng ta.

       Ban cho chúng ta ,mảnh h́nh hài này, nhờ nuôi mới sống, nhờ dạy mới khôn. Chịu nơi ṿng hữu định của trí lự và phận sự làm người…” (Trích Diễn Văn Đức Hộ Pháp) 

       6/-“Một kẻ phàm dưới thế này đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. C̣n một thiêng liêng gọi spiritual. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu h́nh, v́ nó có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng”. (TNHT Q1. Ngày 17-7-1926) 

       7/-Mục thứ 7 trong Mười Hai Điều Tín Ngưỡng Căn Bản Của Đại Đạo: 

       “Phàm nhơn là hồn tại thế, Âm nhơn là hồn giải thể, cho nên phàm nhơn và âm nhơn có thể thông công bằng cơ bút, đồng cốt hoặc phương thế khác..”.

(sách Thiên Đạo của Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu.) 

       KẾT LUẬN:

       Xin thưa rằng, với loạt bài này chúng tôi hoàn toàn không b́nh luận các quan niệm của tôn giáo về linh hồn là đúng hay sai. Chúng tôi chỉ có mục đích đưa ra chỗ dị biệt để chứng minh Đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo dung hợp các tôn giáo trên thế giới. 

       Sau khi trích dẫn phần tiêu biểu của các tôn giáo Đông và Tây đại diện là Công Giáo và Phật Giáo ta thấy được:

       - Cả Công giáo và Phật giáo đều nh́n nhận con người có linh hồn. Linh hồn không hằng sống bất tiêu bất diệt.

       - Cả Công Giáo và Phật Giáo đều công nhận phần hiểu biết khôn ngoan của con người đặt tên chung là linh hồn không do đức Thượng đế chiết linh ban cho. Nó thoát thai từ thể xác mà có. Nên khi thể xác chết tiêu rả, linh hồn cũng không tồn tại.

       Điều này trùng hợp các đặc tính của nghĩa đệ nhị xác thân hay chơn thần của Đạo Cao Đài do Đức Phật Mẫu ban cho.

       - Phần đệ tam xác thân của con người là Linh Hồn (người cầm cương con vật), các tôn giáo Đông và Tây đều không định nghĩa hay đề cập đến.

       Một cách nói khác:  Bác sĩ đứng trước một bệnh nhân. Bác sĩ ấy gồm có ba phần hợp lại: Thân xác bác sĩ, trí tuệ của bác sĩ, và lương tâm của bác sĩ.

       Đă có tờ cam kết của gia đ́nh bệnh nhân trước ca mổ, vị bác sĩ dùng cái tài hay trí tuệ của ḿnh cầm dao mổ có thể và có quyền làm cho bệnh nhân khỏi bệnh hay làm cho bệnh nhân chết đều được mà không chịu trách nhiệm. Lương tâm bác sĩ không cho phép bác sĩ làm ẩu đưa đến bệnh nhân tử vong. Không bao giờ có bác sĩ nào làm vậy..Bằng mọi giá phải cứu cho được bệnh nhân…

       Trí tuệ và lương tâm của bác sĩ đều vô h́nh không ai thấy, nhưng nó không phải là một. mà là hai thực thể riêng biệt. Lúc này lương tâm của bác sĩ chính là người cầm cương con vật.

       Các tôn giáo dù với tên gọi khác nhau đều chỉ công nhận con người có hai phần : thể xác và linh hồn. Đạo Cao Đài ngoài hai thực thể đó c̣n có một thể thứ ba nữa là bán hữu h́nh và bán vô vi.

       Việc có linh hồn hay không chưa kể các quan niệm không thống nhứt trong chính nội bộ tôn giáo .(xem phụ lục bên dưới). 

       Đạo Cao Đài với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên nhưng có giáo lư và triết lư tuyệt vời riêng mà các tôn giáo lớn nhỏ khác đều không có. 

Khai xuân năm 2022.

Điền Lạc.

-------------------------

       Phụ lục:

       Ngày xưa, thời Phật, có 2 phái ngoại đạo nêu ra 2 chủ thuyết: một là "Thường kiến" hai là "Đoạn kiến". Phái Thường kiến cho rằng, linh hồn con người măi măi là con người, dù có tạo tội ác đến đâu, chết rồi cũng tái sinh trở lại làm người. Ngược lại, phái Đoạn kiến th́ cho rằng, con người sau khi chết là không có linh hồn tồn tại đời sau, nghĩa là mất hẳn. Họ chấp như thế, nên Phật gọi họ là phái Đoạn diệt hay Đoạn kiến. V́ quan niệm và tin như thế, nên họ tha hồ làm ác, v́ không có tội lỗi quả báo ở đời sau. Đây là 2 phái gây tác hại lớn làm đại loạn trật tự an b́nh cho xă hội. 

       Hai phái này, theo chủ trương của họ là, không có nhân quả báo ứng. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, nhân quả là một chân lư phổ biến, tiềm tàng trong mọi sự vật và chi phối tất cả. Không một loài nào thoát khỏi nhân quả. Do Phật sau khi giác ngộ chân lư, Ngài nói ra cho chúng ta biết như thế. 

       V́ căn cứ theo luật nhân quả mà nhà Phật nêu ra thuyết nghiệp báo. Hễ chúng ta gây tạo nghiệp nhân ǵ, sớm hay muộn ǵ cũng phải có kết quả. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất tử như thế. V́ như thế là rơi vào lối chấp thần ngă của ngoại đạo như đă nói ở trên. 

       Theo Phật giáo, tất cả đều do nhân duyên sinh. Nghiệp báo cũng từ nhân duyên, nhân quả mà h́nh thành. Theo Duyên khởi luận của Phật giáo, trong đó, có nêu ra thuyết A-lại-da duyên khởi. Thuyết này thuộc Đại thừa thỉ giáo. A lại da là thức thứ tám sau thức Mạt na. Thức này c̣n gọi là Tàng thức. Là cái thức trùm chứa tất cả chủng tử thiện ác. Nói Tàng thức, v́ thức này có 3 công năng: "năng tàng, sở tàng và ngă ái chấp tàng".

       (Trích một đoạn khác trong trang kienthuc.net.vn ).








 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000