ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH TRỊ VÀ QUAN NIỆM NHẬP THẾ TRONG CAO ĐÀI GIÁO

            Hiện tại, trong khi môn đệ Chí Tôn đang miệt mài ngày đêm cho công cuộc bảo thủ nền chánh pháp của Đức Chí Tôn, đồng thời cũng đ̣i hỏi cho người dân có đươc tự do nhân quyền, tự do tôn giáo; họ đă chịu những đe dọa, áp bức từ phía nhà cầm quyền chỉ v́ một khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn c̣n một số đông cho rằng đây là một h́nh thức hoạt động chính trị và nghĩ rằng ai làm ǵ th́ làm, ḿnh chỉ biết đi cúng thôi. Chúng tôi cảm thấy cần làm rơ thế nào là một hoạt động chính trị, thế nào là quan điểm nhập thế trong Cao Đài giáo.

            Đạo Cao Đài chủ trương Nho tông chuyển thế. Chủ trương này dùng tinh hoa của học thuyết Nho giáo để cải tạo cuộc thế trong buổi Hạ nguơn mạt kiếp, phong hoá suy đồi, xă hội đảo điên, nghèo khó, bất công, áp bức, mạnh được yếu thua đầy rẫy trong cuộc sống. Đức Lư Giáo Tông có nói: "Ngày nào c̣n tồn tại một lẽ bất công trên mặt thế này th́ Đạo chưa thành Đạo". Câu này đă chỉ rơ quan niệm nhập thế trong Cao Đài Giáo. Bất công không chỉ trong cuộc thế đảo điên bởi cái chủ nghĩa vô thần, ngoại lai mang lại mà c̣n nằm tại ngay trong cửa Đạo. Mới đây nhứt, tại nghĩa trang Cực Lạc Thái B́nh sự việc xảy ra cho đám tang của ông Trần Xuân Ngọc, cho thấy một sự phi lư, bất công đă và đang diễn ra ngay tại trong cửa Đạo. Người tu hành thuần tuư, không a dua, không xu nịnh th́ bị áp bức, đe dọa đến nỗi khi chết gởi thân xác tại nghĩa trang chung của Đạo mà cũng không được yên.

            Để làm tṛn lời giáo huấn trên của Đức Lư Giáo Tông và cũng để làm cho nền Đạo mà Đức Chí Tôn đă ưu ái tặng cho nhơn loại nói chung và cho Việt Nam nói riêng được vẻ vang cho đến 700 ngàn năm th́ bổn phận người tín đồ ngoài việc trao dồi tâm linh bằng những tín điều của Đại Đạo c̣n phải có bổn phận nói lên/làm cho những bất công kể cả đời và đạo không c̣n nữa. Có như vậy mới xứng phận là môn đệ của Đức Chí Tôn; đừng để, một lần nữa, Ngài lại than rằng: "Làm môn đệ như vậy có ích chi cho nền Thánh Giáo đâu!"

            Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ TTTN có rất nhiều câu liễn về quan điểm nhập thế, chẳng hạn hai câu liễn của Đức Lư Giáo Tông được đặt tại cổng Chánh Môn Toà Thánh hoặc tại cổng chính các Thánh thất:

             Cao thượng Chí tôn, Đại đạo ḥa b́nh dân chủ mục,

             Đài tiền sùng bái, Tam kỳ cộng hưởng tự do quyền.

Ḥa b́nh và dân chủ là mục tiêu tối thượng của nền Đại Đạo, Vào thời buổi Tam Kỳ Phổ Độ này tự do quyền là quyền phải được tôn trọng và mang tính phổ cập, mọi người dân từ Bắc, Trung , Nam đều phải được hưởng.

            [ Đất nước nối liền một dăy đă gần 40 năm nhưng dân chủ và tự do cho người dân vẫn c̣n ở măi tít tận chân trời, vẫn c̣n là một khát vọng! Nhà cầm quyền chỉ cho người dân ăn toàn những bánh vẽ, vậy mà có người vẫn trơ trẻn khen ngon và cho rằng đầy đủ hương vị. Tôi c̣n nhớ nhà văn Xuân Vũ ( nhà văn đă quay về với chánh nghĩa quốc gia khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ trước) có kể một câu chuyện để thay lời tựa cho quyển hồi kư vượt trường sơn "Đường Đi Không Đến" của ông, đại khái: Ở làng của ông, có một phu xe ngựa kiếm ra tiền nhờ dùng con ngựa để đưa khách. Thời gian qua đi, anh phu xe trai tráng giờ trở thành ông lăo và con ngựa th́ nay đă c̣m cỏi, yếu đuối gần như không kéo xe được nữa. Để tận dụng sức lực c̣n lại của con ngựa, hàng ngày lăo phu xe buộc vào càng xe, trước đầu ngựa, một nhúm cỏ non. Tội nghiệp cho con ngựa, v́ thấy cỏ non trước mặt, đă cố gắng hết sức ḿnh chạy tới để có thể ăn được nhúm cỏ non. Nay th́ con ngựa đă sức tàn lực kiệt mà cỏ non đâu không thấy, chỉ thấy lăo già vẫn ngồi chễm chệ trên lưng ngựa và ung dung thâu lợi từ ư đồ ma mănh này! ].

             Để thi hành đúng theo hai câu liễn trên, v́ mục tiêu ḥa b́nh dân chủ nên người tín đồ Cao Đài phải dấn thân, phải nhập thế; v́ mong muốn mọi người dân phải có quyền được hưởng tự do nên người tín đồ Cao Đài đă hy sinh lợi ích cá nhân và gia đ́nh chỉ mong sao mọi người dân từ Bắc, Trung , Nam đều được cộng hưởng tự do quyền.

 Hai câu liễn trên lầu Hiệp Thiên Đài (mặt tiền Đền Thánh):

            Nhơn bố tứ phương, Đại đạo dĩ  nhơn hưng xă tắc,

            Nghĩa ban vạn đại, Tam kỳ trọng nghĩa chấn sơn hà.

Tại cổng Đạo Đức Học Đường:

            Đạo đức lưu truyền hậu tấn hiếu trung pḥ xă tắc,

            Học đường giáo hoá thơ sinh nhơn nghĩa lập giang sơn.

       Theo lời dạy từ các câu liễn này, làm thế nào để hưng xă tắc, chấn sơn hà, làm thế nào để pḥ xă tắc, lập giang sơn? Hành trang nhập thế của người tín đồ Cao Đài là nhơn- nghĩahiếu- trung. Người tín đồ Cao Đài không có tham vọng quyền lực trần thế và cũng không coi đối phương là kẻ thù, nếu không thương yêu được tha nhân th́ cũng không v́ thế mà ghét bỏ họ. "Nếu các con không đủ sức thương yêu nhau th́ cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe à!", lời dặn ḍ của Đấng Cha Lành luôn luôn được khắc ghi trong tâm khảm của họ. "Thầy dạy các con một điều là biết đấu tranh cùng Thầy...", người tín đồ Cao Đài chỉ dùng đức nhơn- nghĩa, đức hiếu-trung để đấu tranh, để nói lên tiếng nói của những người bị bất công, áp bức, những phi pháp, phi lư ngoài mặt đời cũng như trong cửa Đạo, chỉ mong xă hội được công bằng, người dân, người tín đồ được hưởng những quyền mà lẽ ra họ phải được hưởng. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập bất hủ của Hoa Kỳ năm 1776 và được ông Hồ Chí Minh long trọng lập lại trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đă chỉ rơ đ́ều đó: "Mọi người sinh ra đều có quyền b́nh đẳng. Tạo Hoá đă cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngày nào mà người dân chưa thực sự được hưởng những quyền này th́ xă hội vẫn c̣n những bất công. Mà hể c̣n bất công th́ Đạo chưa thành Đạo!

            Trong ư niệm đó, những người tín đồ Cao Đài chơn chánh, không màng áo măo, quyền tước của phàm phong, trần tục đă quây quần bên nhau, cố giữ ǵn những ǵ c̣n lại của nền chánh pháp Đức Chí Tôn. Họ đă bỏ cả thời gian, công sức, tiền bạc của ḿnh, thậm chí những người trong nước c̣n bị tù tội hoặc bị áp lực từ phía nhà cầm quyền chỉ v́ những hoạt động nhập thế thuần tuư bằng nhơn nghĩa và hiếu trung của ḿnh, chỉ v́ mong muốn người dân, người tín đồ thực sự được hưởng những quyền mà Tạo Hoá đă ban cho họ. Mỗi Đoàn thể, Cơ quan đều có những phương hướng hoạt động riêng nhưng không đi ngoài mục tiêu chung là tu tâm và nhập thế. V́ những hoạt động này, người tín đồ bị nhà cầm quyền gán cho họ là hoạt động chính trị; thậm chí những đồng đạo hoặc hiểu lầm, hoặc cố t́nh cũng cho đây là những hoạt động chính trị.

            Bây giờ, ta hăy xem thế nào là một hoạt động chính trị?

            Theo tự điển Bách Khoa toàn Thư Việt Nam th́ chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối liên hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xă hội, mà cốt lơi của nó là giành chánh quyền, duy tŕ và sử dụng quyền lực nhà nước. Tóm lại, tất cả những hoạt động nào nhắm vào việc giành lấy chính quyền, duy tŕ và sử dụng quyền lực nhà nước  đều là những hoạt động chính trị.

            Như vậy, hoạt động của những tín đồ Cao Đài đáng biểu dương nói trên không phải là những hoạt động chính trị.Việc làm của họ không nhắm vào việc giành lấy chánh quyền, duy tŕ và sử dụng quyền lực nhà nước. Họ chỉ thực thi bổn phận nhập thế của người tín đồ Cao Đài như  đă nêu trên.

            Ngoài ra, những cuộc biểu t́nh của người dân chống lại việc xâm lược của Trung Quốc hoặc đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải thực thi dân chủ và nhân quyền cho người dân cũng không phải là những hoạt động chính trị. Bởi v́ những hoạt động này không nhắm vào việc lật đổ chánh quyền mà chỉ biểu hiện ḷng yêu nước thương dân mà thôi. Thể hiện ḷng yêu nước không đồng nghĩa với làm chính trị. Ḷng yêu nước có sẵn trong mỗi con người. Nó là một kết tinh trong từng gịng máu nóng đang luân lưu trong huyết quản nối dài với hơn bốn ngh́n năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Không ai có thể dạy cho ai về ḷng yêu nước. Không ai có quyền định hướng ḷng yêu nước. Nó là một lẽ tự nhiên, một ắt có trong mỗi con người hữu cảm. Dĩ nhiên, những kẻ vô cảm - vô cảm với những nỗi đau đồng loại, những dâu bể của dân tộc giống ṇi - th́ ta không bàn ở đây.

            Cũng vậy, tấm ḷng yêu Thầy, mến Đạo nó đến với chúng ta một cách rất tự nhiên, rất êm ả như mặt nước hồ thu không gợn sóng nhưng cũng hùng dũng long trời như bảo táp phong ba. Đó là do ḷng thành và đức tin của chúng ta hiệp lại. Để thể hiện tấm ḷng yêu Thầy, mến Đạo này, trong bối cảnh hiện tại, người tín đồ Cao Đài không chỉ "sớm mơ chiều chuông" mà c̣n phải thực thi một nghĩa vụ cao cả nữa - đó là dấn thân nhập thế. Nhập thế để đem lại dân chủ nhân quyền cho dân tộc. Nhập thế để đem lại một đạo quyền thực sự cho Đạo nghiệp.

 Thay lời kết,

            Ḷng từ bi và sự thương yêu không chỉ dừng lại ở chỗ sớm mơ chiều chuông, không phải dừng lại ở chỗ không làm điều ǵ ác; mà ḷng từ bi và sự thương yêu phải bước song hành với một trí tuệ sáng suốt và khả năng chiến đấu chống lại điều ác. Như Đức Chí Tôn nói: "Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy. Hể nó tấn th́ ḿnh chống, cân sức cho bằng hoặc trổi hơn mới thắng. Các con chịu nỗi th́ Đạo thành, c̣n các con ngă th́ Đạo suy. Liệu lấy!".

Florida, ngày 8 tháng 7 năm 2017

             NHẤT NGUYÊN

 

           

           

           

 

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

 

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

 

You're visitor # HTML Hit Counter                                       Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000