PHỐI SƯ THÁI KHƯ THANH &
BỨC CẨM NANG CỦA ĐỨC HỘ
PHÁP
Thiên Vân
Phối sư Thái Khí Thanh
I.- TIỂU SỬ PHỐI SƯ THÁI KHƯ THANH
Phối Sư Thái Khư Thanh (1894 – 1967), thế danh là Lâm Tài Khư
sinh năm Giáp Ngọ (1894) tại tỉnh Xoài Riêng (Svay Rieng), Cao
Miên. Ông phối ngẫu cùng bà Dương Thị Chu, hai ông bà có hai
người con, người con gái lớn tên là Lâm Thị Cụt, người con trai
thứ là Lâm Phước Long. Xuất thân từ một gia đ́nh người Đường
Nhơn có đạo đức, nên ông và người chị ruột là bà Lâm Thị Thố
(1888 – 1961), sớm giác ngộ theo Đạo Cao Đài, Người chị thọ
phong Giáo Hữu, Thánh danh Hương Thố, c̣n ông thọ phẩm Giáo Sư
phái Thái vào năm 1941 trong t́nh h́nh cơ Đạo bị chinh nghiêng,
không người đứng ra lèo lái, Đức Hộ Pháp mới ủy nhiệm cho ông
(một người Đường Nhơn là đồng minh với Pháp) bằng một bức cẩm
nang đứng làm chủ Ṭa Thánh và các dinh thự của Đạo để đối phó
trong giai đoạn nguy nan đó.
Năm 1945 ông được thăng lên Quyền Thái Chánh Phối Sư, hành Đạo
tại Ṭa Thánh Tây Ninh. Đến năm 1956 khi Đức Hộ Pháp lưu vong
sang Thủ Đô Nam Vang, vài năm sau ông cũng vượt biên sang Cao
Miên hành đạo tại Thánh Thất Kim Biên. Cho đến ngày 20 tháng 10
năm Đinh Mùi , (Dl 6/12/1967) , sau một cơn bịnh nhẹ, ông Quy vị
tại Nam Vang, hưởng thọ 73 tuổi. Thể hài được an táng tại Kim
Biên, về sau con cháu cải táng hài cốt của ông về táng tại Cực
Lạc Thái B́nh, Ṭa Thánh Tây Ninh.
II.- BỨC CẨM NANG VÀ SỰ TRẤN ÁP CỦA QUÂN ĐỘI PHÁP
Theo Đạo Sử, năm 1940 nhà cầm quyền Pháp muốn tiêu diệt Đạo Cao
Đài, nên từ tháng 5 năm 1941, họ gây ra nhiều h́nh thức khủng bố
Chức sắc và tín đồ Cao Đài. Họ ra lịnh đóng cửa toàn bộ các
Thánh Thất và các cơ Sở Phước Thiện. Đến ngày mùng 4 tháng 6 năm
Tân Tỵ (Dl 28/6/1941), lính mật thám Pháp vào Ṭa Thánh bắt Đức
Hộ Pháp, sau đó họ bắt thêm ba vị Chức sắc nữa là: Phối Sư Ngọc
Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh, Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển.
Đồng thời tại Sài G̣n, chúng đến bắt Ngài Khai Pháp Trần Duy
Nghĩa tại tư gia, và ở Nam Vang, chúng đến Thánh Thất Kim Biên
bắt Giáo Sư Thái Phấn Thanh.
Ngày 4 tháng 6 Nhuần năm Tân Tỵ (Dl 27/1941), nhà cầm quyền Pháp
đưa Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc xuống chiếc tàu COMPIÈGE
đày sang hải đảo Madagascar ở Phi Châu.
Trước khi bị bắt đày đi mă đảo, Đức Hộ Pháp biết rơ Thiên cơ là
Ngài sẽ phải lănh cái khổ nạn nầy, nên Đức Ngài cho gọi ông Giáo
Thiện Đinh Công Trứ đến và giao cho ông lo ǵn giữ luật pháp
chơn truyền của Đạo, khi Ngài vắng mặt.
Ngoài ra Đức Ngài c̣n giao riêng cho Giáo Sư Thái Khư Thanh, một
vị Chức sắc người Đường Nhơn một bức cẩm nang và dặn rằng lúc
nào Ṭa Thánh gặp cảnh nguy nan th́ mở ra xem và làm theo lời
dạy th́ Ṭa Thánh sẽ được b́nh yên.
Cuối năm 1945, nước Nhựt bị hai quả bom nguyên tử phải đầu hàng
quân Đồng Minh, Pháp mới trở lại đánh chiếm Việt Nam. Để tiêu
diệt và trả thù các đoàn thể trước đây theo Nhựt đánh Pháp,
trong đó có quân đội Cao Đài.
Theo lời thuật lại của Giáo Sư Thái Khư Thanh hôm xảy ra sự việc
có vị quan ba người Pháp đem binh đội đến trấn áp vào cửa Hoà
Viện, dùng súng bắn xả vào Ṭa Thánh.
Ông liền cầu nguyện với Đức Hộ Pháp, rồi mở bức cẩm nang ra xem,
trong ấy Ngài dặn: khi Ṭa Thánh có chuyện hỗn loạn, khói lửa,
th́ ông Giáo Sư treo cờ “Trung Hoa Dân Quốc” trước ban-công Đền
Thánh.
Hôm việc xảy ra có mặt Bà Tư (Hương Hiếu) và Bà Tám (Hương
Nhiều), hai bà ngăn cản không cho Giáo Sư Khư treo cờ Tàu. C̣n
đang dây dưa,quân đội Pháp bắn xả vô Nội Ô dữ dội, bổn đạo bị
thương đổ máu, có hai Bảo thể bị tử thương. Hai bà thấy vậy sợ
hăi, bỏ chạy về Báo Ân Từ. Lúc bấy giờ ông Giáo Sư Thái Khư
Thanh mới leo lên ban-công Ṭa Thánh, treo lá cờ Trung Hoa Dân
Quốc. Vị Quan ba Pháp thấy lá cờ Tàu, liền ra lịnh ngưng bắn,
kéo binh đi vào cửa Ḥa viện.
Lúc đó, ông Giáo Sư Thái Khư Thanh đang mặc Thiên phục Giáo Sư,
và ông lấy nang thơ của Đức Hộ đưa cho vị quan ba người Pháp
xem, ông ta xem xong th́ trả thơ rồi ra lịnh kéo binh ra khỏi
Ṭa Thánh.
Bắt đầu ngày hôm sau, nhà binh Pháp ruồng bố dân chúng ở bên
ngoài Ṭa Thánh khổ sở vô cùng, c̣n Nội ô vẫn yên tịnh vô sự.
Thiên Vân