Truyện ngắn Cao Đài
Bài bốn: PHÂN VÂN
Bùi Tứ Ân
Tôi được quen với hiền huynh trong một dịp t́nh cờ hội ngộ. Nhờ
sự cởi mở và hoạt bác của hiền huynh mà câu chuyện giữa chúng
tôi được tiến sâu hơn. Tôi cảm thấy h́nh như hiền huynh là cái
ch́a khóa mở đúng vào những khúc mắc của ḷng tôi. Ban đầu tôi
quen miệng gọi người bằng tiên-sinh cũng như đối với người niên
cao kỷ trưởng khác. Nhưng hiền huynh không cho và bảo rằng như
vậy là cách biệt và khách sáo lắm. Người ta thường gọi người
bằng hiền huynh và người cũng muốn tôi cũng nên xưng hô như vậy.
Thật ái ngại cho tôi quá đổi. Tuổi của người của khá cao có thể
tương đương tuổi của thân phụ tôi. Nhưng dần rồi cũng quen, măi
về sau tôi mới tiếp chuyện được với hiền huynh được tự nhiên
hơn.
Hiền huynh ít khi rảnh rỗi. Ngoài các công việc cúng tế tại
Thánh-Thất; hành lễ tang tế sự cho người đạo lẫn người đời, thời
gian c̣n lại là để hiền huynh tiếp khách. Nhà của hiền huynh lúc
nào cũng có người đến thăm. V́ vậy muốn tiếp kiến với hiền huynh
tôi phải lần lựa lắm mới có dịp. Điều đó sau này hiền huynh trấn
an rằng: "Chớ ngại, nếu cần th́ cứ đến. Khách của tôi (hiền
huynh) chỉ là những bằng hữu đến đàm đạo mà thôi, câu chuyện
không có ǵ thầm kín riêng tư".
Một hôm tôi theo chân bác tư Hậu đến thăm hiền huynh tại tư gia.
Hiền huynh vui vẻ và thân mật bắt tay bác Tư và tôi. Sự ân cần
tiếp đón niềm nỡ làm cho tôi thấy được một sự thân ái sâu xa dù
tôi chỉ mới gặp lần đầu.
Bác Tư Hậu là một người hiền lành xuất thân nhà truyền thống
đạo-đức. Đó là cái di sản mà bác thừa hưởng của tổ phụ để lại.
Bác cũng biết nối chí theo sự nghiệp của tổ phụ mà tu niệm
chuyên tâm chuông mơ kệ kinh, trụ tŕ và sùng tu ngôi cổ tự.
Hiền huynh mời chúng tôi dùng tách trà thơm và khởi chuyện.
- Thật may mắn cho huynh Tư, v́ ít ai có được cái phúc lành là
sinh trưởng trong gia đ́nh đạo đức và chính ḿnh lại chuyên tâm
tu niệm như huynh Tư.
- Nhưng thưa hiền huynh, bác Tư đáp. Tôi đă học hỏi được nơi phụ
thân tôi nhận biết được cuộc đời là bể khổ. Chỉ có tu mới giải
thoát được. Điều đó là chân lư. Hầu như các tôn giáo đều dạy cái
mục đích ấy. Nhưng tôi
nghĩ rằng làm sao giải thoát cho nỗi cái khổ bao la như
biển cả nầy của thế gian, một chút may mắn như huynh nói đó có
giúp ích ǵ được cho chúng sanh?
- Thưa, huynh Tư nghĩ đúng. Cái khổ của chúng sanh chỉ có Đấng
đại-từ đại-bi chúa tể của càn khôn vạn vật mới có thể cứu khỏi.
Những con người hiện như chúng ta th́ đâu dám. Mong thể hiện
được chơn đạo mà góp bàn tay vào giúp cho nhơn sanh bớt khổ, vậy
thôi. Hay ít ra th́ chính ḿnh đừng làm cho nhơn sanh thêm khổ.
Đó là tu. Vậy, lẽ tất nhiên tu phải ích lợi chứ!
- Như hiền huynh nói có hai trường hợp cần lưu ư là: làm cho
nhơn sanh bớt khổ và làm cho nhơn sanh đừng thêm khổ. Phải thế
không thưa hiền huynh? Bác Tư hỏi.
- Thưa đúng vậy ạ!
- Thế xin hiền huynh dẫn giải riêng từng trường hợp tận tường.
- Chân lư tu là để giải khổ cho chúng sanh, mà trong chúng sanh
lại có ḿnh nữa. Làm cho nhơn sanh đừng thêm khổ chính là hành
động tự ḿnh kềm chế tiết dục như thế nào đừng làm cho người
khác v́ hành vi của ḿnh mà phải khổ thêm chỉ để họ tự chịu lấy
cái khổ do họ làm ra thôi. Đó là tự tu. C̣n trường hợp làm cho
nhơn sanh bớt khổ có nghĩa rộng hơn. Cái khối khổ của nhơn sanh
có sẳn do họ tự làm ra. Ta phải ra sức xông pha vào gánh vác
chia sẻ với họ trong sự tích cực yêu thương để cảm hóa họ, nếu
có thể th́ rủ họ cùng tu với ta. Đó là cách tu phổ độ.
- Đó có phải là giáo-lư của Đạo Cao Đài không thưa hiền huynh?
- Vâng chính vậy ạ!
Bác Tư như nhẹ nhàng trút được một nỗi ưu tư bấy lâu ôm ấp suy
nghĩ. Bác trầm ngâm thong thả tiếp.
- Thưa hiền huynh, việc của hiền huynh cũng như các bằng hữu làm
tôi đă nhận thức được. Lắm khi quư huynh đă quên ḿnh để giúp
cho người qua cơn bỉ cực. Những việc hành lễ tang, cứu trợ, chia
cơm sẻ áo, phụng dưỡng người quan quả cô đơn, chăm nom người già
tha yếu thải. Thật là một việc làm cao đẹp vị tha. Tôi dám nghĩ
rằng hiền huynh cùng các anh em đă đem bàn tay của ḿnh để xoa
dịu đau thương của đời. Điều này làm cho tôi mến phục và cảm
kính vô cùng. Tu để giải thoát cho ḿnh tôi thấy c̣n hạn hẹp
quá. Làm thế nào cả nhơn sanh cùng hết khổ mới là đáng quí. Tôi
cũng đă nghĩ phải t́m cách bố thí. Nhưng sự thực hành th́ hết
sức khó khăn. V́ chỉ có một ḿnh làm thế nào bền vững được. Tôi
ước ao làm được những việc tương tự như quư hiền huynh đă làm
nhưng biết đến chừng nào mới toại nguyện. Nên hôm nay tôi đến
đây để nhờ huynh giúp ư.
Hiền huynh vẻ mặt tươi tỉnh chăm chú lắng nghe từng ư từng lời
của bác Tư. Một nét hân hoan hiện lên trên gương mặt của hiền
huynh.
-Thưa! Trước hết tôi thành thật cảm ơn những cảm t́nh mà huynh
Tư đă dành cho chúng tôi. Những điều đó chúng tôi đâu dám thọ
lănh. Biển khổ của đời hết sức bao la. Muốn làm cho đời hết khổ
chỉ có Đấng Tạo Hóa đại từ đại bi mới có thể làm nỗi. Hôm nay
chính đức đại từ đại bi ấy đến với chúng ta. Đức Ngài đă lập tại
mặt thế này một cơ quan cứu khổ. Việc tôi làm chỉ là sự thừa
hành các tôn-chỉ mà đấng Đại Từ Phụ đă dạy. Cũng như biết bao
bằng hữu khác tôi chỉ là một nhân viên nhỏ nhoi trong cơ quan
cứu khổ vậy thôi.
Thưa huynh Tư! Tôi được biết thêm rằng cơ quan cứu khổ ấy được
mở ra. Cho toàn khắp nhơn loại chớ không riêng cho ai cả.
V́ vậy nên chúng tôi nghĩ rằng, cùng chúng tôi cầm cây cờ cứu
khổ đem đến những nơi mà ánh sáng chân lư c̣n chưa soi thấu, hạt
giống lành thương yêu c̣n chưa gieo th́ chắc huynh Tư sẽ thỏa
ḷng toại nguyện. Nếu quả thật duyên may dong ruỗi đưa đường đến
đây th́ huynh Tư hăy cùng anh em chúng tôi mỗi người để tay một
ít mà dâng lên Đấng Cha Lành của vạn loại một hiến lễ trang
trọng quí giá vô song.
Bác Tư cảm thấy vui sướng. Sự tươi vui ấy hiện lên trên vẻ mặt.
Nhưng trong ánh mắt c̣n một chút ái ngại lo âu. Bác thành khẩn:
- Thưa hiền huynh. Lời hiền huynh tôi đă hiểu. Đường hiền huynh
vạch tôi đă thấy. Chính tôi lại cảm thấy được đem đến cây cờ yêu
thương cứu khổ mà hiền huynh nói. Một lần nữa tôi lại càng thắm
thía với cái chân lư yêu thương tối cao tối trọng ấy. Nhưng thưa
hiền huynh, càng thắm thía th́ tôi lại càng băn khoăn. Càng cởi
mở th́ lại càng bị bóp chặt. Điều này đối với tôi có phải là cái
khổ không? Nếu đúng th́ cây cờ nào giải được?
Bác Tư trầm ngâm kể lễ những tâm sự với hiền huynh. Tôi nhận
thấy một bầu không khí thân thiện như bao trùm cả ba chúng tôi.
Lời tuy có ít nhưng sự cảm thông càng sâu xa thắm dịu. Hiền
huynh định hỏi điều ǵ đó, chợt bác Tư tiếp giọng:
-Thưa hiền huynh, như hiền huynh đă biết ông-bà cha-mẹ tôi đều
có truyền thống theo chân Phật mà tu niệm. Bằng chứng là ngôi cổ
tự hiện nay đă lâu đời rêu phong phủ kín. Nếu t́m đường khác mà
đi hay đi theo con đường mà huynh vừa vạch, tức là qui y theo
giáo pháp Cao Đài th́ e ra có lỗi chăng? Mà tội phản sư th́ đời
nào dung tha? C̣n lập vườn bên Ấn trồng cây bên Tàu th́ thật là
chuyện đầy ngang trái.
Hiền huynh – nét vui tươi lộ hẳn trên khuôn mặt hiền lành – thân
mật bảo:
- Huynh Tư! Thật là một phúc lành. Huynh đến với tôi hôm nay
thật đại hỷ. Tâm sự của huynh tôi đă hiểu. Th́ ra sự do dự từ
trước đến nay của tôi hóa ra vô ích. Lẽ ra tôi phải đến thăm
huynh trước. Nói cho huynh tư nghe những điều này trước khi
huynh đến cùng tôi.
Hiền huynh ngưng một chút, rót ly tách trà thơm tiếp tục mời
chúng tôi như để đánh dấu một bước ngoặc của việc tương phùng.
Hiền huynh thong thả tiếp.
- Sự phân vân của huynh Tư rất hữu lư. Ban đầu tôi cũng có cái
phân vân đó như huynh. Chắc huynh
biết truyền thống của tôi cũng theo chân Phật. Dù không
tạo được chùa cảnh. Nhưng tổ tiên tôi là những người rất sùng
Đạo Phật. Sự tín ngưỡng ấy vẫn c̣n chói sáng truyền lại cho tôi.
Quan niệm phản sư là trọng tội, rất đúng. Đó là chân lư! Bất
hiếu với cha mẹ có thể t́m Thầy học đạo để chuộc lại đạo hiếu.
Nhưng phản Thầy rồi th́ không c̣n ai nhận dạy dỗ cho ta nữa. Đó
là Thầy ở thế gian. C̣n Thầy ở thiêng liêng th́ càng khó hơn gấp
trăm ngh́n lần. Thưa huynh Tư, v́ ư nghĩa quan trọng đó, chúng
ta nên phân tích và t́m hiểu sâu xa hơn ư nghĩa phản sư. Như vậy
chúng ta mới có thể
nhận thức được cái chánh lư của đạo học.
Phản sư có nghĩa thật sự là theo học với Thầy, rồi đem chính cái
vốn mà Thầy dạy cho ḿnh đem ra bài bán, chống nghịch lại làm
tổn hại đến danh dự của Thầy đó là hành động phản sư. Các bậc
làm Thầy, chính ḿnh ngày xưa cũng phải học và phát triển. Cho
nên, Thầy nào cũng muốn cho môn đệ của ḿnh phải giỏi, phải tài,
phải giúp ích được cho đời. T́m Thầy học thêm mà ḷng vẫn kính
trọng Thầy củ là một điều vô cùng quí báu. Đó không phải là phản
nghịch. Bậc minh sư ấy chắc chẳng hề trách giận.
Huynh Tư ạ! Trong đạo học cũng vậy, tôn chỉ của Đạo Cao Đài là
phổ độ toàn cả chúng sanh không phân biệt màu da sắc tóc tôn
giáo dị đồng. Nếu vị giáo-chủ Đạo Cao Đài khai đạo với tôn chỉ
cao siêu và to lớn như vậy mà để cho môn đệ của ḿnh - trước đây
là những tín đồ trong Tam Giáo - phải gánh chịu tội phản sư thật
chẳng phải là điều quá vô ích hay sao? Để tâm t́m hiểu thêm th́
huynh Tư cũng sẽ nh́n nhận như tôi vậy. Đạo Cao Đài tuy mới xuất
hiện nhưng lại là một Đạo cổ
được chấn hưng lại.
Tôi sẽ nói điều này cho huynh Tư hiểu sau. C̣n giờ th́,
chắc huynh c̣n nhớ trong sách “Phật Tông Nguyên Lư” có ghi lại
lời Đức Thế Tôn tức Thích Ca Mâu Ni lúc sắp nhập niết bàn : Ngài
nói với đệ tử của Ngài là Ananda rằng: “…
Ta chẳng phải là vị Phật
đầu tiên cũng không phải là vị phật cuối cùng…”. Huynh
Tư tiện miêng đọc tiếp : “…
Ngày giờ đến sẽ có một
Đấng khác xuất hiện cứu đời, một đấng chí-thánh, một đấng
đại-giác, cực kỳ cao thượng một đấng dẫn đạo vô song, một đấng
chúa-tể thánh thần và loài người. Đấng ấy sẽ truyền dạy các con
một mối Đạo: vinh diệu buổi sơ khai, vinh diệều buổi thạnh hành,
vinh diệu buổi kết cuộc. Đấng ấy sẽ xướng xuất một đời sống đạo
đức hoàn toàn thuần khiết…”.
Hiền huynh vui vẻ hẳn lên: Ồ! huynh nhớ rất rơ! Đó là lời tiên
tri của Đức Thích Ca lúc viên-tịch để trả lời cho đệ tử là
A-nan-da khi người than rằng: “
Khi Tôn Sư nhập Niết-Bàn
rồi th́ ai dạy bảo các con?..”.
Câu tiên tri của Đức Thế Tôn có ư dạy rằng sẽ có một đấng khác
đến dạy Đạo. Vậy th́ tôi có thể bảo kiết với huynh rằng học đạo
với một vị giáo chủ khác không phải phản lại thánh ư của Đức
Thích Ca đâu, mà chính là đức Ngài muốn như vậy. Giờ chỉ cần làm
sao t́m cho đúng chơn sư như theo lời Đức Thế Tôn đă dặn.
Thưa huynh Tư, hiền huynh ngưng lại một chút rồi nh́n bác Tư,
như muốn đem tất cả cái sở năng hiểu biết của ḿnh nói với bác
tư, tiếp:
- Đức giáo-chủ theo như tiên tri của Đức Thích Ca Mâu Ni phải là
một Đấng cực kỳ cao thượng, là chúa tể của cả Thánh, Thần và
loài người. Vậy th́ Đấng ấy không thể là một giáo chủ b́nh
thường được. Huynh Tư nghĩ xem ngoài Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
th́ c̣n ai xứng đáng với danh hiệu mà Đức Thích Ca mâu Ni đă bảo
chúng ta?
Ngọc Hoàng Thượng Đế là Đấng Tạo-Hóa, lập ra càn khôn vũ trụ,
phân định âm dương định vị trời đất; rồi lại phân tánh của Ngài
ra để sanh cả bát hồn. Chính Đức Thích Ca Mâu Ni cũng phải thọ
của Đấng ấy một điểm linh quang để tấn hóa. Ấy vậy, nếu học Đạo
với Ngọc Hoàng Thượng Đế, đấng chí-tôn chí-đại ấy th́ chắc chắn
rằng Đức Thích Ca Mâu Ni sẽ rất vui mừng.
Bác Tư Hậu sáng rực đôi mắt nh́n hiền huynh như để nuốt chửng
những điều hiền huynh đă nói và đưa vào đấy tất cả sự mến phục
tận đáy ḷng. Bác hồi lâu mới nói tiếp được:
- Tôi đă nhận rơ được chân lư của con người. Chính câu tiên tri
trên kia của Đức Phật tôi đă đọc hầu như thuộc ḷng nhưng nào có
hiểu hết ư nghĩa… giờ th́ tôi đă vững ḷng tin lời giải thích
của hiền huynh thật chánh lư. Nhưng t́m đâu để gặp được đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn?
- Thưa huynh Tư. Làm sao chúng ta với mắt thị tai phàm này mà
phân biệt được giả chơn. Chính Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đă đến
với chúng ta xưng bằng Thầy gọi chúng ta là các con. Điều này
tôi sẽ nói sau để huynh Tư được rơ. Nhưng có một điều mà chúng
ta dễ thấy là: trên thế giới có rất nhiều tôn-giáo, mặc dù cùng
chung một mục đích khuyên dạy con người bỏ dữ về lành, cải ác
tùng thiện. Thế mà các tôn giáo lại có ư phân biệt nhau nhiều
khi đưa đến nghịch lẫn thù hằn nữa là đằng khác.
- Chính v́ vây mà Đức Chí Tôn mới dạy rằng : “…
Thầy tùy phong hóa của nhơn sanh mà gầy chánh giáo v́ khi trước
càn vô đắc khan, khô vô đắc duyệt, nên nhơn-loại duy có hành đạo
nơi tư phương của ḿnh mà thôi. C̣n nay nhơn loại đă hiệp đồng,
càn-khôn dĩ tân thức, th́ lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại
nghịch lẫn nhau. Nên Thầy mới quyết định qui-nguyên phục nhứt.
Lại nữa trước Thầy lại giao chánh giáo cho tay phàm mà làm ra
phàm giáo..”. Ngày nay, phương tiện giao thông tối tân, con
người có thể giao thiệp mau lẹ,
Thầy đến để qui
các tôn giáo do thầy lập ra về một mối và dạy cho loài người
thấy rằng tất cả nhơn loại đều là anh em dù màu da sắc tóc và
ngôn ngữ dị đồng.
Tôn giáo là một phương tiện giúp cho con người lần hồi t́m về
Đấng Tạo Hóa là cội sanh của ḿnh. Khi xă hội phát triển, tôn
giáo phải thay đổi theo thời gian cho phù hợp với lương tri và
lương năng của con người hiện đại.
Ba tôn-giáo chánh trên thế gian là Phật Giáo, Tiên Giáo Và Thánh
Giáo. Đó là do thánh ư của Đức Chí Tôn khai mở ra để cứu vớt con
cái của người vào hai thời nhứt-kỳ (tức thượng-ngươn) và nhị-kỳ
tức (trung-ngươn) trước đây. Nay thời hạ-ngươn tam kỳ, Đức
Thượng Đế không lập một giáo
pháp khác mà Ngài chỉ chấn hưng ba tôn giáo ấy, qui lại về một
mối để dạy chung cho tất cả loài người. Ngài mới đặt tên cho tôn
giáo qui-nhứt ấy là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Bác Tư chăm chú lắng nghe. Hiền huynh nói tiếp:
Nh́n lên bửu-điện thờ các Đấng, mặc dầu chưa là tín hữu của Đạo
Cao Đài nhưng chúng ta thấy không có cảm giác xa lạ. Nếu trước
kia ta thờ Đức Thích-Ca, th́ nay trên đó ta cũng thấy h́nh ảnh
từ-bi bác-ái của Đức Ngài. Nếu trước đây ta thờ Quan-Âm,
Quan-Thánh hay Giê-Su tất cả đều có đủ hết thảy. Như vậy th́ có
chi là xa lạ và phản nghịch đâu!
Huynh Tư, hiền huynh nói tiếp, tôi đă giải thích một cách hết
sức đại lược cái giáo-lư bao la của nền Tam Kỳ Phổ Độ để tạm gở
mối rối và ưu tư của hiền huynh. Có một điều mà chắc chắn huynh
muốn hỏi luôn là : “Đức Giáo Chủ của Đạo Cao Đài là ai? Có phải
đúng đó là người mà Đức Thế Tôn đă tiên tri không?”.
Thưa huynh Tư, hiền huynh lại đưa mắt nh́n về phía tôi như ngụ ư
thầm rằng những điều sắp nói đây cũng muốn nói luôn với tôi nữa:
- Đạo Cao Đài được khai mở từ năm Bính Dần đến nay. Hẳn ai cũng
biết rơ về mặt hữu vi chúng ta thấy hai vị đại công đầu tiên
trong nền đạo là Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông.
Đức Hộ Pháp khi c̣n tại thế, Ngài tiếp chuyện với tín đồ th́ đều
xưng là bần-đạo. Trách nhiệm của Ngài là ǵn giữ luật pháp chơn
truyền của Đạo.
Song song với Đức Hộ Pháp là Đức Quyền Giáo Tông. Ngài là Anh-Cả
của nhơn sanh. Trách nhiệm của Ngài là giáo hóa và sửa đương
hướng dẫn nhơn sanh trên bước đường tu. Ngài chỉ xưng với nhơn
sanh bằng tệ-huynh, tệ-chức…
Chúng ta thấy cả hai vị tiền bối cao trọng ấy đều không phải là
giáo-chủ của Đạo Cao Đài. Vậy chắc chắn giáo-chủ của Đạo Cao Đài
phải là một đấng cao thượng trong vô h́nh. Giờ th́ ta có thể đặt
ra vấn đề là:
1/- Nếu Đức Giáo Chủ ấy là Thánh Vị th́ Ngài chỉ dạy Thánh Đạo,
đâu nhọc công dạy thêm Phật-Đạo Hay Tiên-Đạo.
2/- Nếu Đức Giáo Chủ ấy có phẩm Tiên Vị, th́ Ngài chỉ dạy Tiên
Đạo đâu nhọc công phải dạy thêm Thánh Đạo hay Phật Đạo.
3/- Nếu Giáo Chủ ấy hàng Phật vị th́ Ngài chỉ dạy Phật Đạo mà
thôi….
Ở đây người tín hữu Đạo Cao Đài tu cả Tam Giáo, đủ cả luật của
Phật Thánh Tiên. Cụ thể việc người tín hữu Cao Đài phải làm:
Tùng Tam-Qui Ngũ-Giới.
Luyện Tam-Bữu Ngũ-Hành.
Giữ Tam-Cang Ngũ-Thường.
Như vậy, phải có một Đấng cao hơn tam phẩm Phật Thánh
Tiên mới có thể làm giáo chủ Đạo Cao Đài. Và đấng ấy phải chính
là Ngọc Hoàng Thượng Đế chí-tôn chí-đại...
Tôi như bừng sáng trước những điều dẫn giải của hiền huynh.
Không biết bác Tư có c̣n những điều ǵ phân vân thắc mắc không,
nhưng riêng tôi th́ cảm thấy tâm ḿnh như căn pḥng đang tối om
được bật sáng một ngọn đèn rực rỡ. Ngọn đèn này đă soi đường dẫn
lối cho biết bao người nay truyền lại cho tôi. Những điều tôi
định hỏi nay đă thỏa măn không cần thiết hỏi nữa. Bác Tư cũng
chẳng hỏi ǵ thêm. Chúng tôi c̣n ngồi lại thật lâu trước khi tạm
biệt hiền-huynh như cố t́nh phát lại cuồn băng ghi âm từ đầu khi
đến tiếp kiến ….
Tú Tề, ngày 15 tháng 2 Kỷ Mùi (1979)
Bùi Tứ Ân