Phải phổ độ ai
trước?
Cả chúng sanh hay
người tín hữu Cao Đài?
Đặng văn Hưởng
..... Ngày nay, tuy lập Minh thệ xong, chưa hẳn là chúng ta
trở thành môn đệ Cao Đài…nếu nơi mà ta lập thệ đi ngoài Pháp
Chánh Truyền. Muốn được làm môn đệ của Chí Tôn ta duy chỉ
nhập môn vào mối đạo do Chí Tôn Lập. Điều kiện duy nhứt để biết
một đạo Cao Đài có phải của Đức Chí Tôn lập hay không là việc có
tùng Pháp Chánh Truyền hay không. Nếu chẳng may nhập môn vào mối
đạo không do Chí Tôn lập coi như chúng ta đã gửi linh hồn cho
chúa quỷ đó.
..... Dù thiểu học, ít hiểu cũng biết Hội Thánh tiếm vị tại nội
ô Tòa Thánh không phải của Chí Tôn. Tội nghiệp những bạn đồng
sanh trên mặt địa cầu 68 này, vì thấy lẽ diệu huyền mầu nhiệm
của đạo Trời, thiếu phân biệt nội dung thật của mối Đạo này, đã
nhập môn vào mối Đạo lại không phải của Trời.
.....Vì thế, nhiệm vụ của tất cả Chức sắc và Chức việc của Đức
Lý lập thành phải ưu tiên phổ độ những người lầm
đường lạc lối đã
trót nhập môn tu học ngoài Pháp Chánh Truyền. Thời điểm hiện
tại, nhiệm vụ phổ tế lại cần thiết và quan trọng hơn cả nhiệm vụ
hành chánh.(ĐVH)
o o o O o o o
Câu hỏi đặt ra có vẻ hơi có phần kỳ quặc? Khi xét kỹ chúng ta
thấy nó thật gần và rất thực tế với người tín hữu môn đệ Cao Đài
hiện tại.
Nếu trước đây 45 năm, câu hỏi này nêu lên chắc chắn khiến cho ai
nấy cũng phải bật cười. Đã là tín đồ Cao Đài sao còn phải nhọc
công phổ độ? Hội Thánh đã đưa họ vào làm môn đệ Cao Đài rồi coi
như đã phổ độ được một chơn linh.
Thật vậy, lúc đó Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ có một
nhiệm vụ duy nhất là phổ độ tất cả chúng sanh đưa vào cửa Đạo.
Việc học đạo do các cấp hành chánh đạo giáo huấn pháp luật
và giáo lý để người ấy tu học.
Ngày nay nhiệm vụ phổ độ có phần nặng nề hơn trước rất nhiều.
Ngoài việc phổ độ người
ngoài vào cửa đạo, chư môn đệ Cao Đài còn phải lo phổ độ những
người đã lỡ bước sa chơn nhập môn vào mối Đạo không phải của Chí
Tôn thành lập.
Trong Đạo Luật Mậu Dần cơ bản được chia làm bốn chương cho bốn
cơ quan. Ngoài chương nói về Hành Chánh, chương Phước Thiện và
chương Tòa Đạo có một chương đặc biệt để phổ độ đó chương 3 nói
về Cơ Quan Phổ Tế. Chương này có đoạn như sau:
“.ĐIỀU THỨ MƯỜI BỐN: Phương Cách Đối Phó Cùng Các Chi Phái Phản
Đạo
LUẬT:
Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định số 8 của
Đức Lý Giáo Tông, thì toàn cả Chúng Sanh nhứt định không nhìn
nhận các Chi Phái phản Đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH: (có tất cả 8 ý: xin trích ra sau đây một
số ý chánh có liên quan để minh họa cho chủ đề bài viết như
sau):
1/ Phần đông con cái của Đức Chí Tôn có một hạng biết rõ mối Đạo
là một cơ bí mật của Trời sáng tạo, đặng cứu vớt sanh linh khỏi
trầm luân khổ hải, song vì còn yếu ớt đức tin nên hãy còn đứng
ngoài vòng để mắt xem chừng vào cửa Đạo, còn một hạng nữa thì
lại đang mê mẩn trong vòng vật chất, lầm tưởng cho nền Đạo là
một cơ quan xảo kế của phàm nhơn sáng tạo để mê hoặc tâm lý của
người Đời mà xem dường như rẻ rúng; thành thử con cái của Đức
Chí Tôn vẫn còn mịt mờ trong màn hắc ám. Vậy phương diện Phổ Tế
Nhơn Sanh là một hành vi cần cấp để dẫn dắt người Đời vào trường
học Đạo của Trời cho mau chóng, đặng sớm tầm con đường siêu rỗi
tội tình cho nhân loại.
2/ Hội Thánh phải tuyển chọn những Chức Sắc Thiên Phong đủ tài
đủ đức đặng thuyên bổ qua cơ-quan Phổ Tế.
3/ Chư vị Chức Sắc lãnh phần Phổ Tế phải kể mình như các vị Quan
Phương Bá nhà Châu buổi nọ, nghĩa là mảnh thân gánh nặng nghĩa
vụ nơi vai, thì phải châu lưu cùng khắp trong chốn thôn quê sằn
dã, vào tận nơi nào có lấp loáng bóng người đặng đem chơn lý Đạo
mầu thức tỉnh cho thế gian hồi tâm giác ngộ, kẻo một ngày trễ là
một ngày hại cho nhơn sanh chưa biết Đạo.
4/ Đối với các Chi Phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn Chơn
Truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, thì xin Hội Thánh thể
lòng đại từ đại bi của Đức Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập
môn tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18 tháng 9 năm Bính
Tý, duy trong Châu Thành Tòa Thánh, những kẻ phản Đạo không đặng
nhập môn trở lại mà thôi.
5/…
6/ Ngoài ra các vị Phổ Tế, nếu có Chức Việc hoặc Đạo Hữu nào độ
đặng 500 tới 1.000 người ngoại đạo nhập môn, thì vị ấy sẽ đặng
Hội Thánh đem ra Quyền Vạn Linh cầu xin phong thưởng vào phẩm Lễ
Sanh, độ đặng từ 1.000 tới 3.000 người thì được vào phẩm Giáo
Hữu, độ đặng từ 3.000 tới 10.000 người thì đặng vào phẩm Giáo
Sư.
7/….
8/ Chức Sắc Phổ Tế, khi gặp đặng những điều bất hợp pháp, cùng
việc bất hòa xảy ra giữa các cơ-quan có đủ bằng cớ, hoặc bên
quyền Hành Chánh, bên Phước Thiện, bên Tòa Đạo, thì đặng quyền
dâng sớ kêu ca ngay cho mỗi vị Chưởng Quản 3 cơ-quan ấy.”
Nội dung điều 14 chương Phổ Tế cho thấy rất quan trọng trong
việc phổ độ. Ngoài phổ độ người ngoại đạo vào đạo Cao đài, còn
có nhiệm vụ phổ độ người đã nhập môn rồi mà đi ngoài hay phản
loạn chơn truyền lỗi thệ cùng Thầy để tái thệ cải tà quy chánh.
Phổ độ là nhiệm vụ chung của tất cả môn đệ của Chí Tôn. Nếu có
khả năng, một người chức-việc hay đạo-hữu cũng có thể lập đại
công và được thăng phẩm đến Giáo Hữu hay Giáo Sư. Chứ không phải
chen chúc nhau cúi đầu xin phẩm xin tước.
Quan trọng hơn hết việc phổ độ chúng sanh là đem người ngoại đạo
vào đại đạo. Chứ không phải
“lẻo đẽo chui vào các gia
đình đạo hữu hữu thệ để lôi kéo”. (LTMT).
Hiện tại, ngoài nhiệm vụ chung phổ độ cả chúng sanh
của Đại Đạo, quý Chức sắc và Chức việc đạo Cao Đài còn có một
nhiệm vụ quan trọng hơn nữa đó là phổ độ tất cả những người đã
lập Minh Thệ nhập môn vào mối Đạo không được Giáo Tông và Hộ
Pháp công nhận. (Đạo
Nghị Định thứ tám)
Ngày xưa, tức trước năm 1975 hễ nhập môn rồi đương nhiên được
xem là môn đệ Cao Đài Ngọc Đế. Sau sáu tháng biết cúng lạy, ăn
đủ thập Trai người tân tín hữu này được công nhận là môn
đệ chính thức. Lúc ấy chỉ cần giồi mài học hỏi và thực hành đạo
pháp. Ngày nay, tuy
lập Minh thệ xong, chưa hẳn là chúng ta trở thành môn đệ Cao
Đài…nếu nơi mà ta lập thệ đi ngoài Pháp Chánh Truyền.
Muốn được làm môn đệ của Chí Tôn ta duy chỉ nhập môn vào mối đạo
do Chí Tôn Lập. Điều kiện
duy nhứt để biết một đạo Cao Đài có phải của Đức Chí Tôn lập hay
không là việc có tùng Pháp Chánh Truyền hay không. Nếu chẳng
may nhập môn vào mối đạo không do Chí Tôn lập coi như chúng ta
đã gửi linh hồn cho chúa quỷ đó.
Trong thời buổi loạn Đạo, không ít chức sắc của Đức Lý phong đã
tham quyền tước áo mão, quên nhiệm vụ của mình là tùng luật pháp
chơn truyền của Chí Tôn đã ban.
Họ lập riêng mối đạo Cao Đài. Họ cũng thờ Thiên Nhãn, cũng mang
phẩm tước và áo mão nhái theo Pháp Chánh Truyền, nhưng tất
cả đều là giả cuộc. Hội Thánh thì tự dựng lên bằng phàm ý, làm
việc thì tùy thích, dùng quyền và lịnh để buộc tín đồ cúi đầu
qui thuận chứ không dùng Luật để rèn tính chấp hành thượng tôn
pháp luật… việc này khiến nhiều người nhầm lẫn cúi đầu tùng
phục.
Đó là những người anh em đáng thương của chúng ta. Thà chưa nhập
môn, tùng cựu luật tu hành, ta bị nhẹ tội hơn khi đã lập thệ rồi
lại đem lòng bội phản vi phạm luật Đạo bằng cách canh cải chơn
truyền.
Đạo Luật Mậu Dần như trên đã nhắc có một chương nói về Cơ Quan
Phổ Tế. Cơ Quan này là một trong 4 Cơ Quan Chánh Trị Đạo phải có
của nền đại đạo. (Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo).
Chúng ta không thể tưởng tượng một nền đại đạo không có cơ quan
Phổ Tế.
Cơ quan Phổ Tế ngoài nhiệm vụ phổ độ cả chúng sanh còn có nhiệm
vụ phổ độ những môn đệ sa ngã, thối bước lui chơn hay nhầm
đường lạc lối.
Nhìn lại nền đạo Cao Đài theo Hiến chương 1997 tại Tây Ninh hiện
tại không có đủ bốn cơ quan ấy. Để nắm quyền cai trị đạo, họ chỉ
cần có một cơ quan Hành Chánh thôi. Cao Đài tại Tây Ninh hiện
tại không có cơ quan Phổ Tế, cũng không có Tòa Đạo. Họ lập cơ
quan Hành Chánh để trị đạo chứ không giáo hóa dẫn dắt chư tín
đồ. Văn Phòng Cơ Quan Phước Thiện mới được nhà nước trả lại cũng
chỉ mang hình thức chứ không có làm gì.
Dù thiểu học, ít hiểu cũng biết Hội Thánh tiếm vị tại nội ô Tòa
Thánh không phải của Chí Tôn.
Tội nghiệp những bạn đồng sanh trên mặt địa cầu 68 này, vì thấy
lẽ diệu huyền mầu nhiệm của đạo Trời, thiếu phân biệt nội dung
thật của mối Đạo này, đã nhập môn vào mối Đạo lại không phải của
Trời.
Vì thế, nhiệm vụ của tất cả Chức sắc và Chức việc của Đức Lý lập
thành phải ưu tiên phổ độ những người lầm
đường lạc lối đã trót
nhập môn tu học ngoài Pháp Chánh Truyền. Thời điểm hiện tại,
nhiệm vụ phổ tế lại cần thiết và quan trọng hơn cả nhiệm vụ hành
chánh.
Việc phổ độ tất cả chúng sanh theo câu nhì nguyện mỗi môn đệ
thành kỉnh đại nguyện dâng lên Chí Tôn khi hiến lễ tứ thời hằng
ngày là một nhiệm vụ nặng nề. Do đặc điểm hiện tại thời loạn
đạo, ta cũng vẫn có thể thực hiện ngũ nguyện không cần phẩm tước
hay chùa cao, thất đẹp.
Giả sử, khi ta làm nhiệm vụ truyền tải giáo lý cho nhân loại
trên thế giới hiện tại. Sách vở ta soạn, luận thuyết ta biên về
Đạo quá hay, thuyết phục được người ngoại đạo. Họ tìm hiểu ưng
lòng muốn nhập môn cầu Đạo. Họ liên lạc với chúng ta nhờ tiến
dẫn. Ta sẽ dẫn đi đâu? Dắt họ đến Tòa Thánh hoặc Thánh Thất để
đẩy họ vào con đường tu học ngoài Luật Pháp? Lúc ấy, ta có tự
xét mình đã lập công hay lập tội?
Hiện tại đa phần đều được nhập môn cầu đạo theo hình thức bất
minh này. Có thể nói có nhiều triệu tín đồ đang chờ chúng ta
thắp một cây nến chơn lý dù nhỏ cũng đủ giúp cho họ tự soi đường
tìm đúng hướng để định phận cho mình.
Thời buổi hiện tại, Hành Chánh Đạo bị cướp mất, nhiều người bi
quan cho rằng đạo đã bị cướp nên không làm gì được. Thật ra con
đường Phổ Tế họ không cướp. Đây là một con đường rộng thênh
thang cho chúng ta gìn giữ và phổ độ cả nhơn sanh trở về chánh
đạo. Phổ tế hiện tại thành công, con đường hành chánh đạo ngoài
luật sẽ bị khép lại. “ánh sáng thấp lên đẩy lùi nẽo tối”
Chư huynh tỷ hãy ngẫm nghĩ lại xem, đâu phải có hành chánh đạo
mới phổ độ được? Con đường phổ độ đang thênh thang rộng mở cho
chư môn đệ Cao Đài.
“Gia bần tri hiếu tử,
Quốc loạn thức trung thần”.
Người xưa đã nói vậy.
Còn câu nữa: “Ví phỏng
đường đời bằng phẳng cả. Anh hung hào kiệt có hơn ai!” Có
khó công mới cao, quả mới dày.
Đây là lúc, Đức Lý Giáo Tông, Đức Chí Tôn Từ phụ đang mòn mỏi
trông chờ chúng ta như câu:
Lão muốn sao cho Lão có
mặt khắp nơi hang cùng ngõ hẻm để phổ độ cả chúng sanh.
Có nhiều người còn chấp ngã, nghe một vài người gièm pha: “Tu
không chùa” rồi đem lòng thất vọng. Có nhiều bàn Tri Sự Hội
Thánh Em giờ chỉ còn co cụm lại làm nhiệm vụ tang tế sự khi có
đạo hữu yêu cầu. Những nhiệm vụ quy định trong Pháp Chánh Truyền
các anh quên hết sao?
Có chùa để làm gì? Đến đó để phô trương áo mão thanh thế. Tu
không đúng luật rồi thì dù cho dập đầu bể trán cũng không được
hưởng hồng ân.
Nếu Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chấp nhận các mối
đạo sai chơn truyền như nhiều người thường mơ ước thì quý ngài
đâu nhọc công khai Đại Đạo kỳ ba? Rồi lại ban cho cả Pháp Chánh
Truyền để giữ đạo?
Nhiệm vụ phổ độ chúng sanh là việc phải làm, nhưng trước tiên
phải làm cho mỗi người tín hữu Cao Đài biết trọn tùng Pháp Luật
đạo, phải biết hòa đồng chư môn đệ, phải biết gìn Luật lệ Cao
Đài”. Lúc đó nhơn sanh khắp thế giới mới thấy được cái tôn chỉ
cao siêu của Chí Tôn từ phụ, thấy được cái ưu việt của nền đại
đạo. Lúc đó người ta mới tâm phục khẩu phục mà xin làm môn đệ
của ông Thầy Trời.
Phổ độ không phải bằng thủ đoạn, bằng giựt dành môn đệ vốn đã
trung kiên với đạo, đem quyến rũ bằng cách hứa hẹn ban phẩm tước
cho người đời ham mà vào Đạo là tà đạo.
Thế giới ngày nay dĩ tận thức, tuy đang tín ngưỡng một tôn giáo
nhưng người ta đã tìm hiểu nhiều tôn giáo khác để so sánh và
chọn lựa.
Phổ độ bằng đem tình thương yêu phủ sóng cho thế gian để người
ta tin tưởng đạo Cao Đài là một cái đại gia đình an toàn và hạnh
phúc cho nhơn loại.
Với những ý tưởng như trên, ai cũng đồng ý là
muốn phổ độ tất cả
chúng sanh, đạo Cao đài phải phổ độ những người đã nhập môn
nhầm, gởi thân cho một mối đạo không phải của ông Thầy Trời sáng
lập.
Thực tế hiện tại, có không ít những người bị cơ ngơi vật chất
làm mờ. Chiếm được Tòa Thánh và các Thánh Thất nhờ chánh quyền
giúp sức rồi tự hào, tự đắc chê cười những bạn hữu đồng môn vì
gìn giữ chơn truyền không đến các nơi ấy để học hỏi những
nộ khí do các phàm nhân tiếm vị dạy bảo.
Chúng ta nên thương cho những người có tầm nhìn nặng vật chất.
Phần lớn họ thuyết đạo, nói đạo, luận Đạo chỉ mượn danh nghĩa
việc làm và sách vở của các bậc tiền bối trước kia mà chính họ
kết tội lên án.
Tôi dám cam đoan rằng, nếu không nhắc đến công lao hạng mã, chịu
bao đắng cay của tiền nhân, Vượt qua được sự thúc phược của nhà
cầm quyền các chế độ, những chức sắc hiện tại không có gì để nói
cả. Những cây bút nhân sĩ
đại đạo đã thấy rõ điều này hơn ai hết. Ngòi bút của họ thay vì
giúp nhơn sanh vẹt tan mây mù tâm tối để tìm về nẻo sáng
thì lại luận đạo giúp cho Hội Thánh ngoài Pháp Chánh Truyền
thoát vòng lúng túng. Tôi chỉ nói đến vậy, mong những huynh
đệ có điều chi bất đồng xin vui lòng bỏ qua những lời nói
thẳng.
Nhân vào thời kỳ đại dịch Covid 19 hoành hành khắp thế giới, mọi
công dân Việt Nam đều phải chấp hành giãn cách, tạm ngưng mọi
sinh hoạt làm ăn kể cả sinh hoạt tôn giáo tập thể. Chúng ta có
dư dã thời gian để suy ngẫm. Chúng ta hãy đọc lại giáo lý, luật
Đạo… để chiêm nghiệm xem, cách tu hành của chúng ta có phù hợp
với luật đạo hay không.
Giờ đây, chư huynh tỷ (có chùa) không thể đến chùa Thất như
trước đây các huynh tỷ khác đã làm bị các huynh tỷ vội cười nhạo
họ rằng tu không chùa. Hôm nay và không biết đến ngày nào có thể
hết dịch bệnh? Chư huynh tỷ có chùa thất để làm gì? Trong khi
cái mà Chí Tôn cần nơi chúng ta là tâm đạo. Ta không tùng luật
Đạo thì tâm đó là tâm giả. Chùa Thất không làm cho ta đắc đạo
đâu!
Rồi đây mùa Hội Yến năm nay sẽ quạnh quẽ, Thánh địa sẽ dìu hiu
vắng tanh do dịch bệnh. Các vị đã chiếm quyền Hiệp Thiên Đài bồi
tửu Hội Yến các năm qua giờ đây có nhiều thời gian giãn cách để
suy nghĩ lại hành tàng phạm pháp của mình!
Cuối cùng kính dâng lên Phật Mẫu cùng Cửu Vị Nữ Phật nơi cõi
thiêng liêng lời nguyện cầu của chúng con, mong ơn trên giúp cho
Đại Đạo sớm được phục hưng đúng chơn truyền chánh pháp.
Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực
Thiên Tôn.
Thánh địa mà Hội Yến, năm Tân
Sửu 2021.
Đặng Văn Hưỡng.
=============
Phụ lục:
Xin trích sau đây một bài viết đăng trên báo “The Sun” để chư
huynh tỷ đệ muội chúng ta cùng suy ngẫm về cơ Đạo hiện tại. Bài
viết có tựa đề
THÔNG ĐIỆP
TÂM LINH
Từ đại dịch
covid-19
Thông điệp này đầu tiên xuất hiện trên tờ báo “The Sun"
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng có một mục đích tâm linh
đằng sau mọi thứ đang xảy ra, cho dù chúng ta cho rằng điều đó
tốt hay xấu. Đại dịch Covid - 19 không phải là thảm họa, virus
giống như một "sự sửa chữa tuyệt vời" cho thế giới. Virus Corona
thực sự dạy chúng ta điều gì?
Khi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những gì tôi
cảm thấy virus Corona/Covid-19 thực sự đang tác động tới chúng
ta:
1. Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng.
Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính ra
sao, hay chúng ta nổi tiếng như thế nào. Bệnh này đối xử với tất
cả chúng ta giống như nhau.
Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks, hay TT Trump
2. Nó đang nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối và ảnh
hưởng.
Mỗi người đều có thể ảnh hưởng đến mọi người khác. Nó nhắc nhở
rằng, những đường biên giới mà chúng ta đặt ra hầu như chẳng có
giá trị gì với loại virus đang lây lan không cần "hộ chiếu" này.
Nó đang nhắc nhở rằng, nó có thể "áp bức" chúng ta - những người
dành cả cuộc đời sống trong áp lực.
3. Nó nhắc nhở rằng, sức khỏe là quý giá.
Covid- 19 cho chúng ta nhận ra rằng: Sức khoẻ của chúng ta quý
giá đến thế nào và chúng ta sống thế nào đến nỗi bỏ bê nó bằng
việc ăn thực phẩm chế biến và nước uống bị ô nhiễm đủ mọi loại
hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe bản thân, tất
nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.
4. Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống!
Và về những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm như là
việc giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là những người già hoặc bệnh
tật.
Mục đích của chúng ta là không phải việc thu mua những cuộn giấy
vệ sinh để tích trữ.
5. Nó nhắc nhở rằng, xã hội vật chất của chúng ta đã phát triển
ra sao?
Và khi gặp khó khăn, chúng ta nhớ rằng đó là những thứ thiết yếu
và giá trị mà chúng ta cần cho cuộc sống (thực phẩm, nước,
thuốc...) trái ngược với những thứ xa xỉ không cần thiết mà đôi
khi chúng ta chi quá nhiều tiền để mua.
6. Gia đình & tình thân!
Nó đang nhắc nhở chúng ta, cuộc sống gia đình và tình thân quan
trọng như thế nào và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó
buộc chúng ta trở lại nhà để có thể xây dựng lại và củng cố gia
đình của chính mình.
7. Công việc thực sự của chúng ta?
Nó nhắc nhở rằng,việc chúng ta làm không phải chỉ là nghề
nghiệp, nó là những gì chúng ta tạo ra và duy trì. Công việc
thực sự của chúng ta là chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau, mang lại lợi
ích cho nhau.
8. Nó nhắc nhở chúng ta kiểm soát bản ngã của mình.
Nó đang nhắc nhở rằng cho dù
chúng ta nghĩ con người vĩ đại, tuyệt vời đến mức nào, thì vẫn
có một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta "dừng
lại".
9. Nó đang nhắc nhở rằng, sức mạnh của sự tự do nằm trong tay
chúng ta.
Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho
đi, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ,
tích trữ, chỉ chăm sóc duy chỉ cho bản thân.
Thật vậy, những khó khăn hiện tại đã làm nổi bật màu sắc thực sự
của cuộc sống con người hiện nay.
10. Nó đang nhắc nhở rằng, chúng ta có thể kiên nhẫn, hoặc có
thể hoảng loạn.
Chúng ta có thể bình tĩnh và hiểu rằng, tình huống bệnh dịch
tương tự có thể đã xảy ra trong lịch sử và rồi chúng sẽ đi qua.
Hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và coi như đây là tận thế. Vì
vậy, lựa chọn thái độ tiêu cực chỉ gây hại nhiều hơn cho bản
thân bạn, chứ không có lợi.
11. Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, đây có thể là một kết thúc
hoặc một khởi đầu mới.
Đây có thể là thời gian suy ngẫm và thấu hiểu, học hỏi từ những
sai lầm của mình. Hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ
tiếp tục diễn ra cho đến khi chúng ta học được bài học mà chúng
ta phải học.
12. Nó đang nhắc nhở rằng, Trái Đất này bị bệnh.
Chúng ta cần xem xét tốc độ phá rừng, cũng khẩn cấp như tốc độ
các cuộn giấy vệ sinh đang biến mất khỏi giá trong siêu thị.
Chúng ta ốm vì ngôi nhà Trái Đất của chúng ta bị bệnh.
13. Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, sau mỗi khó khăn, luôn có sự
dễ dàng.
Cuộc sống có chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ
tuyệt vời của cuộc sống. Chúng ta không cần phải hoảng sợ, giai
đoạn này rồi cũng sẽ qua.
Trong khi nhiều người coi virus Corona/Covid-19 là một thảm họa
lớn, tôi thích ý nghĩ cho rằng nó giống như một sửa chữa tuyệt
vời. Nó được gửi để nhắc nhở về những bài học quan trọng mà
chúng ta dường như đã quên.
Và điều quan trọng hơn là liệu chúng ta có học được các bài học
hay không.
“Sau một đêm, chúng ta thức dậy và thấy mình ở một thế giới
khác.
Ở đó, Disney bỗng dưng chẳng còn phép màu.
Paris chẳng còn lãng mạn.
New York chẳng còn đứng lên.
Vạn Lý Trường Thành chẳng còn là pháo đài
Và Thánh địa Mecca hoàn toàn trống trải.
(chắc chắn Tòa Thánh Tây Ninh cũng chịu chung số phận như vậy)
Những cái ôm và nụ hôn trở thành vũ khí sát thương, không thăm
viếng bố mẹ và bạn bè trở thành cử chỉ yêu thương.
Đột nhiên ta nhận ra sức mạnh, sắc đẹp và tiền bạc đều vô nghĩa,
vì ta chẳng thể có được nguồn oxy mà ta mặc nhiên vẫn có.
Thế giới thì vẫn tiếp tục đời sống của mình, một đời sống thật
đẹp. Nó chỉ nhốt con người lại trong những cái lồng. Phải chăng
nó muốn gửi đến ta một thông điệp:
“Này loài người, ta không cần các ngươi. Không khí, đất đai,
nguồn nước và bầu trời vẫn ổn dù không có ngươi. Khi trở lại,
hãy nhớ: các người chỉ là khách trên hành tinh này, chẳng phải
là chủ của ta”.
Ai đó đã viết những dòng trên và nó đang viral trên các mạng xã
hội phương tây. Tìm mãi không ra tác giả của lời đó, ngoài những
chữ “Anonymous” ở cuối trích dẫn. Cuối cùng, xin các thêm một
câu, được cho là của Tiên tri Muhammad:
“Hãy đến và rời khỏi hành
tinh này như một người xa lạ, hoặc một lữ khách”.
Kết luận:
Con người ta thật ra chỉ cần rất ít.
Hầu như tất thảy chúng ta đã và đang tất bật vội vàng, sân si,
giãy nảy lên để nhất định tìm kiếm thật nhiều tiền bạc dù phải
thiên di, xa Tổ quốc, xa gia đình, mẹ cha, vợ chồng và con cái
để mưu cầu một cuộc sống thật tốt thật hoàn hảo. Ai nghĩ rằng
chỉ cần thật giàu có là đã được an toàn trong cái mớ hỗn độn của
thế nhân.
Sau tất thảy kiếm tìm, phát triển và toan tính. Thứ cần nhất để
người ta an toàn thật ra lại quá đỗi giản đơn, một cuộc sống
giản dị có đủ thức ăn và nước uống trong ngôi nhà bé nhỏ của
mình với những người thân. Thật ra chúng ta đã và đang làm gì từ
trước đến giờ vậy nhỉ?
Con người Muốn quá nhiều thứ trong khi lại Cần rất ít
Mong dịch bệnh này cuối cùng cũng sẽ trôi qua. Và khi rời khỏi
những “cái lồng”, tâm hồn của mỗi người đã ít nhiều được thanh
tẩy.
Theo “The Sun”