ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những lời dạy trong Kinh Thế Đạo

Lê thị Minh Trang

       Hằng ngày vào cúng Chí Tôn tự kiểm điểm bản thân coi có tùng theo pháp luật đạo Trời không? Có thương sanh chúng không? Quư ngài có làm ǵ không?

       Luật công b́nh Thiên đạo một mảy may không lọt. Mấy mươi năm ngồi cai trị Đạo từ trung ương đến địa phương quư ngài không lẽ không ăn cơm của Đạo lần nào? Quư ngài muốn trả th́ trả cho ai? Quư ngài có cách trả duy nhất là thực hành câu: Trên theo pháp luật đạo Trời. Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh - một lời hứa chắc. (L.T.M.Tr.)

 

       Người tín hữu Cao Đài có hai phần để tu là: phần hồn và phần xác. Phần hồn tu Thiên đạo, phần xác tu Thế đạo. Trong  tạng kinh của Đại Đạo,  Hội Thánh đă ban hành bộ KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO.

       Trong bài Cảm nhận này tiểu muội chỉ gói gọn trong phạm vi Kinh Thế Đạo mà thôi.

       Vừa qua, đi dự lễ tang của một người đạo hữu quá cố trong Hương Đạo, tiểu muội có tham gia tụng rất nhiều bài Kinh cả Thiên Đạo lẫn Thế Đạo trong suốt tang lễ. Đặc biệt tiểu muội xin tŕnh bày cảm nhận  về bài Kinh Khi Ăn Cơm Rồi.

       Nội dung bài kinh này như sau:

      “ Nguyện nhớ ơn Nông-canh nhằn nhọc,

       Nguyện ơn người lúa thóc giă xay.

       Ngậm cơm ơn ngậm hằng ngày,

       Nên người con nguyện ra tài lợi sanh.

       Con cầu xin mảnh h́nh tráng kiện,

       Giúp nên công xây chuyển cơ Đời,

       Trên theo pháp luật đạo Trời

       Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh.” 

       Bài kinh được viết theo thể song thất lục bát với từ ngữ b́nh dân thông thường   không khó đọc nên dễ nhớ. Ai đọc cũng có thể hiểu ngay. Trong bài Kinh chỉ có một từ duy nhứt hơi trừu tượng cần phải giải thích thêm là từ đinh ninh”.

     Theo bản tra từ của đạo, tác giả Thiên Vân (Hiền tài Quách Văn Ḥa) chủ thích như sau:

      “đinh ninh”: dặn ḍ một cách trịnh trọng.

        C̣n có nghĩa là yên chí hoặc khăng khăng.

       Chí Tôn cũng có dùng từ này trong bài thi văn dạy đạo:

       “Đinh ninh thầy dặn trẻ đôi lời

        Ḿnh biết đạo ḿnh giữ đó thôi…”

       Bài kinh tám câu ai cũng thuộc v́ đă từng đọc. Những người trong các ban bộ đi hành đám thường xuyên th́ không ai là không thuộc.

       Mỗi khi vào ăn cơm (có đọc kinh sẽ tŕnh bày bài kinh này riêng), ăn xong đọc kinh ăn cơm xong.

       Nội dung bài Kinh có thể tóm lược như sau:

       Mỗi khi ta ăn vào một hạt cơm đă mang biết bao ơn sâu nghĩa nặng: nhà nông dày công cực khổ trồng trọt chăm sóc tưới tiêu thu hoạch mới ra được hạt lúa. Hạt lúa c̣n phải nhờ bàn tay người xay tách vỏ trấu, rồi đến người giă tách cám mới có hạt gạo trắng trong. Cuối cùng phải nhờ bàn tay người nấu mới có bát cơm thơm dẻo đưa đến cho ta ăn. 

       Tất cả đều là ơn và ơn…

       Với ơn sâu nghĩa nặng đó ta hứa đền đáp luôn khi đọc kinh 4 câu cuối:

       “Con cầu xin mảnh h́nh tráng kiện,

        Giúp nên công xây chuyển cơ Đời,

       Trên theo pháp luật đạo Trời

       Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh.”

       Ta đă hứa khi ăn hạt cơm nghĩa ơn đó ta phải giúp nên công xây chuyển cơ đời. Cơ đời hung dữ xây chuyển ra hiền lương, cơ đời thù hận xây chuyển ra yêu thương, cơ đời ích kỷ xây chuyển ra vị tha.

       Ta xây chuyển bằng việc làm hiền lương, thương yêu và vị tha của ta chứ không xây chuyển bằng vũ lực sức mạnh.

       Để  thực hiện được việc đó ta đă hứa:

       “Trên theo pháp luật đạo Trời

       Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh.”

       Trong thực tế, thấy nhiều vị không phải riêng các ban bộ mà những quan viên chức sắc của đạo hiện tại, ăn cơm của Đạo tại trai đường của Đạo hằng ngày vẫn phớt lờ hai câu này:

       Trên họ không tuân theo pháp luật đạo trời.

       Dưới họ không thương sanh chúng dù đă hứa một lời đinh ninh.

       Một lời đinh ninh là một lời hứa long trọng và chắc chắn.

       Tuy là câu kinh ngắn trong một Bài Kinh Thế Đạo. Nó có một giá trị rất lớn bằng như cả một lời minh thệ khi mới nhập môn.

       Hằng ngày, nếu ở tại gia khi ăn vào được bát cơm do ta bỏ tiền ra mua rồi đừng tưởng ta không mang ơn các vị dày công ấy. Đồng tiền không làm cho mảnh h́nh tráng kiện mà phải là hạt cơm mới làm được.

       Tại gia c̣n phải nhớ ơn rồi, huống chi ăn cơm của Đạo tức của cả chúng sanh chung góp mang về…

       Thấy có nhiều người đọc xong bài kinh coi như rồi bổn phận và vô tư không suy nghĩ ǵ thêm.

       Tiểu muội tự dưng cảm nhận một điều sâu xa huyền bí trong hạt cơm.

       Xin trích câu chuyện “Hạt gạo nặng như núi Tu Di” trong truyện cổ Phật Giáo để tham khảo: 

       “Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỳ kheo thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dường. Một hôm, v́ muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỳ kheo ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt.

       Tôn giả A Nan vâng lời mang cà sa xuống sông. Nhưng kỳ lạ thay, khi bỏ chiếc y xuống nước th́ nó không ch́m, cứ nổi lên. A Nan t́m đủ mọi cách, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu ch́m. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hăy đi lấy hạt cơm c̣n dính trong b́nh bát bỏ lên xem sao”. A Nan liền đi lấy một hạt cơm c̣n sót lại trong b́nh bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ ch́m xuống nước.

       Nhóm Lục quần Tỳ kheo vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: “Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dường nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dường mà không tu hành đắc đạo th́ sẽ mang nợ…”.

       (Truyện cổ Phật Giáo) 

       Câu chuyện có thể là một ẩn dụ, nhưng cái ư nghĩa th́ rất thực tế.

       Quư chức sắc chức việc đương quyền ngẫm nghĩ lại xem. Quư ngài đă ăn của nhơn sanh hằng ngày, quư ngài làm ǵ để trả? Đă hứa “trên theo pháp luật đạo trời. Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh”, mà có làm hay hứa suông?

       Ta đă ăn cơm của đời phải giúp cho đời tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Ăn cơm của nhơn sanh mà không làm những điều đă hứa chẳng khác nào là kẻ lừa đảo huỵch nợ?

       Hằng ngày vào cúng Chí Tôn tự kiểm điểm bản thân coi có tùng theo pháp luật đạo Trời không? có thương sanh chúng không? Quư ngài có làm ǵ không?

       Luật công b́nh Thiên đạo một mảy may không lọt. Mấy mươi năm ngồi cai trị Đạo từ trung ương đến địa phương quư ngài không lẽ không ăn cơm của Đạo lần nào? Quư ngài muốn trả th́ trả cho ai? Quư ngài có cách trả duy nhất là thực hành câu:“Trên theo pháp luật đạo trời. Dưới thương sanh chúng  một lời đinh ninh. (một lời hứa chắc) là xong.

       Không làm được được điều này, quư ngài chưa phải là bậc tu hành. V́ c̣n mang một món nợ.

Thánh địa, ngày  10 - 12 - 2020

Lê Thị Minh Trang.

 

 

 

 

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000