NHỮNG ĐẠI CÔNG BẢO VỆ
ĐẠO CHÂN THẬT CỦA CHÍ
TÔN.
Lê Công Chánh
Sau một thời gian dài theo dơi những bài viết chính luận và phản
luận trên các trang mạng có liên quan đến Cao Đài Tây Ninh. Tôi
chợt phát hiện ra một số điều thú vị. Nay xin ghi
lại cống hiến đến chư bằng hữu gần xa để suy gẫm:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) gọi ngắn là Đạo Cao Đài buổi ban
sơ chỉ có một. Danh hiệu Đạo trong khoảng 10 năm đầu trên các
văn bản chỉ để Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và niên đạo, không để thêm
Ṭa Thánh Tây Ninh. Từ khi có các hệ phái Cao Đài khác ra đời
cũng lấy danh hiệu ĐĐTKPĐ. Sợ nhơn sanh nhầm lẫn tin theo nên
Hội Thánh sau nầy mới để thêm câu Ṭa Thánh Tây Ninh để phân
biệt với các phái Cao Đài khác.
Đạo khai tà khởi là như vậy đó. Tức là có Đạo Cao Đài của Chí
Tôn khai sáng th́ có Đạo Cao Đài không phải của Chí Tôn tùng
theo để gạt gẩm nhơn sanh, v́ nó dạy tu hành ngoài Pháp Chánh
Truyền không được luật pháp Đạo nh́n nhận là của Chí Tôn (Đạo
Nghị Định thứ 8). Có nhiều người cố t́nh luyến lái câu Thánh
Ngôn “Đạo khai tà khởi” theo một nghĩa khác có lợi cho riêng
nhóm họ và không có lợi cho cả chúng sanh. Điều đó không quan
trọng. V́ nhơn sanh ngày nay rất khôn ngoan. Họ đă được dạy dỗ
để biết “..ǵn luật lệ
cao Đài như sau có ḷng hai th́ thiên tru địa lục”.
Cái quan trọng là Đạo của
Chí Tôn được ǵn giữ để phổ độ chúng sanh đến thất ức niên th́
không thể đi ngoài luật pháp chơn truyền mà bền vững được.
Nói đến Đạo Cao Đài của Ngọc Đế th́ không thể không nói đến bộ
luật căn bản của Đạo như là một Hiến Pháp cang tính bất di bất
dịch, đó là PHÁP CHÁNH TRUYỀN (PCT).
Dù có giỏi lư luận, nguy biện như thế nào th́ người tín đồ khôn
ngoan của Đức Cao Đài cũng phân biệt được Đạo Cao Đài của Chí
Tôn và Đạo Cao Đài không phải của Chí Tôn nhờ căn cứ vào bộ pháp
luật căn bản PCT. Đạo Cao
Đài không c̣n tùng PCT dù có ở tại Tây Ninh (chi chi cũng tại
Tây Ninh T.N) th́ nhơn sanh cũng biết đó là Đạo mạo danh, không
phải là Đạo mà Chí Tôn mong muốn truyền dạy.
Tưởng cũng nên cung cấp thêm một ư để nhơn sanh dễ phân biệt. Đó
là sự khác biệt hai khái niệm
Đạo Cao Đài và
Tôn Giáo Cao Đài. Đạo là chuẩn mực chân lư tuyệt đối của
Đấng Tạo Đoan. Đạo là nguồn sanh ra trời đất, sau đó sanh ra con
người nên Đạo không
hề bị mất. Cái nầy nhơn sanh không cần bảo vệ.
Tôn giáo là công
tŕnh của các vị giáo chủ lập ra để dẫn dắt con người về với
Đạo. V́ qua nhiều
thời gian tôn giáo có thể đi lạc hướng mà về không đến với Đạo
của Chí Tôn. Cái này (tôn giáo) nhơn sanh phải bảo vệ. Nếu không
bảo vệ được cho tất cả nhơn sanh th́ cũng ít nhứt cũng biết bảo
vệ chính ḿnh. Danh từ bảo vệ Đạo của Chí Tôn trên tựa bài đó là
tôi muốn để cập đến Tôn Giáo Cao Đài.
Bảo vệ Đạo không phải bảo
vệ cái xác Đạo mà bảo vệ cái hồn Đạo là pháp và luật của Đạo.
Khi luật pháp tôn giáo Cao Đài bị canh cải th́ sẽ lạc đường về
cội Đạo. Ứng với câu Thánh ngôn.
“công
có công mà thưởng chẳng hề có thưởng” (TNHT). hay
“tu
hữu công mà đắc quả th́ không có” (TNHT).
Các tôn giáo Nhứt kỳ và Nhị kỳ phổ độ đă rơi vào trường hợp này.
Nên nay Đức Chí Tôn phải khai Đạo lập giáo kỳ ba. Người đă lập
chánh thể, ban PHÁP CHÁNH TRUYỀN để làm khuôn vàng thước ngọc
cho nhơn sanh tu học t́m về được với Chí Tôn Từ Phụ.
Những giai đoạn lịch sữ khác nhau, Đạo bị phá khuấy khác nhau
nên có những bậc vĩ nhân đứng ra bảo vệ Đạo bằng những cách thức
khác nhau. Những cách thức này chỉ tạm thời cho qua cơn sóng gió
rồi sau đó phải trở về
Đạo Chơn Thật của Chí Tôn trên căn bản PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
Qua lịch sử Đạo, ta biết được những sự kiện rối loạn chính đă
được các vĩ nhân bảo vệ Đạo như sau: (nếu c̣n quư cao minh nào
có đầy đủ sử liệu xin bổ sung thêm):
1/-
Trường hợp Ngài Thái Chánh Phối Sư
Thái Khí Thanh:
"Sau
khi Nhựt Bổn đầu hàng đồng minh. Quân Pháp trở lại có ư định trả
thù và tiêu diệt các tổ chức mà trước đây theo Nhựt đảo chánh
Pháp. Pháp tấn công vào Ṭa Thánh (từ cửa Ḥa Viện). Giáo Sư
Thái Khí Thái Thanh lấy cẩm nang của Đức Hộ Pháp ra đọc thấy Đức
Hộ Pháp dặn khi có chuyện hổn loạn khói lửa th́ đem lá cờ Tàu
(Trung Hoa Dân Quốc) treo nơi ban công Ṭa Thánh th́ Ṭa Thánh
sẽ được yên ổn.
Bà tư Hương Hiếu và bà Tám Hương Nhiều đang có mặt tại đó ngăn
cản không cho GS Khị treo cờ Tàu v́ cho rằng đây là cờ của đồng
minh chớ không phải cờ Đạo. Hai bà lôi kéo GS Khị nhứt định
không cho Ông Khị treo cờ Tàu nơi ấy.
Quân pháp bắn phá dữ dội, bổn đạo bị thương đổ máu, có hai Bảo
Thể bị tử thương. Hai bà thấy vậy sợ,, chạy về Báo Ân Từ. Lúc
bấy giờ Ông Khị mới treo được lá cờ Tàu lên Ban Công.
Quan ba Pháp chỉ huy trận đánh thấy cờ Tàu, ra lịnh ngưng bắn
kéo quân từ cửa Ḥa Viện vào Ṭa Thánh. Lúc đó Ông Khị mặc Thiên
phục Giáo Sư lấy cẩm nang thơ đưa cho
tên quan ba Pháp.. xem xong Ông ta trả thơ lại rồi kéo
quân ra khỏi Ṭa Thánh.” (nhựt kư đạo sử- HT Hồng).
Việc cấm cờ Trung Hoa Dân Quốc lên nóc Ṭa Thánh. Lúc đó người
Đạo cũng nóng ḷng không hiểu nên có ư cũng trách móc sao Ông
Giáo Sư Khị lại dám đem một cây cờ khác mà cắm trên nóc
của Ṭa Thánh của Đạo.
Sau khi cứu được Ṭa Thánh khỏi bị quân Pháp tàn phá th́ Ông
Phối Sư Thái Khí Thanh mau lẹ trả về cho Đạo. Ông không vin vào
đó ôm luôn cơ ngơi của Đạo mà cho đó là do công của Ông. Cẩm
nang thơ của Đức Hộ Pháp là giấy bán Ṭa Thánh cho một chức sắc
Người Hoa (GS Thái Khí Thanh)
2/-
Trường hợp Đức Thượng
Sanh:
Đức Thượng Sanh về tiếp quản Đạo quyền sau khi Đức Hộ Pháp đi
Kiêm Biên do bị chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm khủng bố, buộc Đức
Thượng Sanh truất phế Đức Hộ Pháp. Lúc đó có nhiều người không
thông hiểu, lên án Đức Thượng Sanh phản Hộ Pháp. Trích Vi Bằng
ngày số 02/VB ngày 28-3-1957 được toàn cả Hội Thánh Cữu Trùng
Đài và Phước Thiện đồng tâm quyết nghị
như sau:
1-/
Không thừa nhận và không chịu trách nhiệm về các hoạt động chánh
trị của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
2-/ Kể từ nay chấm dứt mọi liên lạc giữa nam Vang và Ṭa Thánh
Tây ninh.
3-/ Tất cả mạng lịnh chi và chỉ thị của Đức Hộ Pháp Phạm Công
Tắc ở ngoại bang đưa về đều coi không có hiệu quả đối với Hội
Thánh Tây Ninh về mặt chánh trị
4-/ Hoàn toàn tín nhiệm Ngài Thượng Sanh cầm giềng mối Đạo và
Thời Quân của Hiệp Thiên Đài để điều khiển Đạo.
Từ Hàn:
Giáo hữu ngọc Triệu Thanh
Giáo Hữu Ngọc Nhượn Thanh
Giáo Hữu Ngọc Giáp Thanh
|
Chủ Tọa:
Tiếp Đạo
CAO ĐỨC TRỌNG
|
Nội dung vi bằng kể trên đă đánh lừa được sự nghi ngờ của Ngô
Đ́nh Diệm về mặt đối ngoại, nên Đạo được yên. Nhưng về đối nội,
đồng Đạo lo lắng là Đức Thượng Sanh đă chống lại ĐHP. Trong số
đó có thân mẫu của Ngài là Bà Đầu Sư Hồ Hương Lự (khi c̣n phẩm
nữ CPS). Đức Thượng Sanh không nở để mẹ già hiểu lầm lo lắng mà
hại cho sức khỏe nên đă nói thật với bà,
nguyên văn;“Mẹ yên
tâm, không ai hiểu Thượng Sanh bằng Hộ Pháp, lại không ai hiểu
Hộ Pháp bằng Thượng Sanh” nên bà Nữ CPS yên tâm ủng hộ Đức
Thượng Sanh. Cái tiếng Đức Thượng Sanh truất phế ĐHP đă làm cho
nhơn sanh lúc ấy hoang mang lo lắng vô cùng nên có nhiều vị
không tuân hành lịnh
Đức Thượng Sanh.
Sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ 1963, tất cả cơ ngơi và
quyền Đạo đều được trả về nguyên thủy cho Đạo. Đức Hộ Pháp vẫn
luôn được Đức Thượng Sanh tôn vinh kính trọng. Đồng Đạo mới vở
lẻ và kính trọng Ngài tuyệt đối là một vị cứu tinh của Đạo.
3/-
Trường hợp Ngài Bảo Đạo
Hồ Tấn Khoa ban hành Đạo Lịnh 01 giải thể Hành Chánh Đạo cho
vừa ḷng các nghị quyết của chánh quyền Trung Ương và tỉnh Tây
Ninh. Việc làm đó là để cứu xác Đạo và cứu nhơn sanh khỏi phạm
Thiên Điều trong thời kỳ quân quản. Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
không coi đó là cái công mà ôm luôn nền Đạo cho riêng ḿnh. Ngày
xưa Đức Chúa Jesus chịu h́nh phạt của quyền đời đóng đinh trên
thánh giá là để cứu cho nhơn loại thoát nạn vây. Nhưng rất tiếc
ngài Bảo Đạo qui thiên quá sớm trong thời kỳ quân quản đang cầm
quyền. Ngày nay thời kỳ quân quản bị sụp đổ, nhường lại cho thời
kỳ Dân Chủ Pháp Trị.
Nếu c̣n sanh tiền, th́ Ngài Bảo Đạo hiện tại cũng phải làm như
hai trường hợp của PS Thái Khí Thanh và Đức Thượng Sanh.
4/-
Trường hợp gay cấn nhứt xảy ra vào thời Ông Phối sư Thượng Thơ
Thanh làm Hội Thưởng HĐCQ và sau này là ông Giáo Sư Thượng Tám
Thanh kế thừa, lập Hiến Chương 1997, mà nhiều người cho là lập
chi phái. Nếu c̣n sống th́ Ngài Thượng Thơ Thanh cũng không để
cho Đạo bị thất chơn truyền măi đến thất ức niên. Nếu việc can
thiệp vào nội bộ Đạo của thời kỳ quân quản c̣n tồn tại đến hôm
nay th́ việc làm hậu Hiến Chương 1997 cũng là một trường hợp để
cứu cái xác Đạo của Chí Tôn. Người thừa kế Hiến Chương ngoài PCT
là Ông Giáo Sư Thượng Tám Thanh. Ông có một trong hai hướng phải
thực hiện: Nếu Ông v́ Đạo
v́ Thầy th́ Ông cũng sẽ trả lại cái
Đạo chơn thật cho
Chí Tôn như quư tiền bối đă làm. Nếu Ông v́ cá nhân ḿnh th́ Ông
ôm luôn cơ Đạo và tự thỏa măn cho đó món đồ Ông xí được.…
Nhơn sanh đă nghĩ tốt về Ông, đă không nghĩ Ông Thượng Tám Thanh
có tánh tham lam như vậy! Ông Nguyễn Minh Thiện đă suy nghĩ tốt
về Ông nên tin tưởng chỉ chờ thời cơ chín muồi để trả lại cái
Đạo chơn thật cho Chí Tôn.
Đức Hộ Pháp đă giao phó cho GS Thái Khị Thanh, Thượng Sanh, hai
vị đă làm xong sứ mạng. Tương tự, Đức Lư Giáo Tông giao phó cho
Ông Thượng Tám Thanh, Ông cũng phải làm xong sứ mạng!
Một điều vô cùng lư thú mà không ai để ư. Ông Phối Sư Thượng Thơ
do hoàn cảnh đành
chịu phàm thăng Đầu Sư!!! Đến ngày ra cơ quan nhận quyết định
th́ bị đột tử! Thiêng Liêng đă triệu hồi Ông! Không để cho Ông
phải lụy quyền đời. Nhưng Ông Tám th́ khác,
nhận Đầu Sư phàm mà vẫn không sao, đủ thấy Ông được Đức
Lư che chở để cho Ông làm cho xong việc mà Đức Lư đă tiên tri từ
trước?!
Nghĩ về một góc độ
khác, giả sử Đạo Cao Đài hiện nay được lớn mạnh khắp cả thế giới
như nhiều người kể công, nhưng tu hành ngoài Pháp Chánh Truyền
th́ có khác ǵ các Tôn Giáo lớn của nhị kỳ đang phát triển hiện
nay? Vậy có ích ǵ cho cơ phổ độ mà Chí Tôn mong muốn? Nếu công
nhận điều đó th́
Thầy đâu cần khai Tam Kỳ Phổ Độ làm chi cho mệt?!
5/-
Trường hợp hiện nay
nhiều Cây Bút trên các trang mạng chính thống của Cao Đài
Tây Ninh có pháp nhân trong nước. Với sức mạnh ngôn ngữ thiên về
quyền lực cơ bắp, thiếu đạo đức cũng có thể xem là đang làm công
việc bảo vệ Đạo chơn thật của Chí Tôn nhưng trên một lănh vực
khác, màu sắc khác và phạm trù khác bằng h́nh thức phản lực.
Nhiệm vụ của các cây bút này là đem cái ngôn phong “phi đạo đức”
sao cho càng nhiều nhơn sanh ghê tởm xa lánh cái Đạo ngoài PCT
để t́m về cái Đạo nhơn thật. Công của các tác giả này nằm ở phạm
trù đó.
Xin tóm lược như sau: Đạo Cao Đài Tây Ninh sau khi biến
thành phàm giáo ngoài PCT bằng Hiến Chương tự lập, tự nâng cấp
được nhà nước Việt Nam công nhận th́ các vụ thúc phược như hồi
thời quân quản thập niên 80-90 thế kỷ 20 không c̣n nữa. Nhơn
sanh hiện được hưởng phần hữu h́nh, nhưng mất trắng phần vô vi
do đi ngoài luật pháp. Hiện nay thập niên 20 của thế kỷ 21, hội
nhập quốc tế được phát triển. Nhà nước Việt Nam cũng đă mở
thoáng cho Đạo hoạt động. Việc trả lại Đạo chơn thật của Chí Tôn
là chuyện hẳn nhiên. Nhơn sanh phải lên tiếng đ̣i nếu người đứng
đầu giáo hội không biết tự giác điều chỉnh lại. Những cây bút
(quyền lực cơ bắp) này v́ sợ mất quyền lợi sau khi Đạo lập lại
được trật tự kỷ cương. Họ cố ư xuyên tạc luyến lái ngụy biện
giải thích. Họ mạnh mẻ trút nộ khí lên những bài viết mang tính
chân thật bằng những ngôn từ khó nghe mà gần đây trên facbook cá
nhân và trang diễn đàn Trinh Nữ (trinhnu.net) có một bạn trẻ
nhận định trong bài viết “NGÔN NGỮ VÀ NHÂN CÁCH” xem đó là “ngôn
phong bẩn”.
Những cây bút này càng nóng giận, càng thô lỗ, càng chửi bới th́
càng làm nhơn sanh xa lánh mà t́m về cái Đạo chơn thật của Chí
Tôn hơn. Đây là một cách giúp cho nhơn sanh thấy rơ nhứt bằng
cách đem cái đen đặt kế bên làm nổi bật cái trắng
(góc-nh́n-nguyễn-minh-thiện). Nói theo động-lực-học các bài viết
này chính là những cây đ̣n bẩy. Càng nhận đầu này xuống (dùng
lời thô lổ) th́ đầu kia (Đạo chân thật) càng được nâng cao lên.
Một h́nh ảnh khác, nó giống là những chùm cây, biển báo hố sụp
trên đường cho khách lưu thông né tránh. Tất cả điều này đă được
các Đấng thiêng liêng lập tŕnh sẳn.
Theo thiển kiến và cũng
đă học được từ góc-nh́n-nguyễn-minh-thiện là nhờ những cây bút
thô lỗ này làm cho nhơn sanh thức tỉnh mà xa lánh Đạo giả dối để
t́m về Đạo chân thật là một dạng cứu nguy cho chư Đạo tâm khỏi
nhầm lẫn. Riêng cá
nhân tôi cũng nghiêng ḿnh cảm ơn quư bút. Mong quư bút hảy chửi
thật mạnh, chửi thật nhiều hơn nữa!!!
Kết Luận:
Các trường hợp 1,2,3 là bảo vệ người ngoan đạo giữ Đạo. Trường
hợp 4 và 5 là bảo vệ người Đạo chậm thấy bằng cách giúp cho họ
hiểu Đạo qua hai h́nh ảnh đối nghịch nhau mà chọn cách xa lánh
cái đạo giả dối ngoài chơn pháp. Mỗi cách có một ư nghĩa và
phương pháp thực hành khác nhau. Tôi rất tâm đắc với góc nh́n mà
Nguyễn Minh Thiện đă tŕnh bày. Từ đấy tôi mới hiểu dược cặn kẻ
sự mầu nhiệm của Đạo Trời.
Thánh Địa Tây Ninh, ngày 15 tháng 10 Bính Thân
Mừng Đạo bước qua
Cữu Thập Nhị Niên
LÊ CÔNG CHÁNH