NHỮNG BÀI THI HỎNG
Nguyễn Chuyên Nghiệp
Trong đời người ai cũng phải tham dự những cuộc thi khác nhau.
Cuộc thi nào cũng có kẻ đậu người rớt. Dù bài làm có hay đến đâu
vẫn bị rớt do vi phạm nội quy trường thi. V́ vậy nếu không đi
thi th́ thôi. Đă đi th́ phải nghiên cứu kỹ nội quy.
Trong xă hội, kẻ hữu thần có nhiều hơn người vô thần một cuộc
thi. Đó là bài thi cuối cùng người vô thần không muốn dự. Ấy là
trường Đạo. Chuyện ngày xưa là vậy. Ngày nay người vô thần vẫn
đăng kư vào trường Đạo đi thi cho có h́nh thức; nhưng thật ra là
những giả-sư vào để làm rối cho chơn-sư không thể thi được.
Trường học nào cũng có một cuộc thi để đánh giá kết quả học tập.
Trường phổ thông, Trường đại học, Trường đời. Cuộc thi quan
trọng và cuối cùng của chúng ta không ở trong các trường đó, nó
ở trường Đạo
Trong trường học phổ thông. Trường đại học người chấm điểm cho
chúng ta là các người Thầy đă dạy ta.
Trường đời không ai chấm điểm ta, do ta tự chấm lấy, ta chịu
trách nhiệm về thánh quả của việc làm, của suy nghĩ và cách ứng
xử của ta. Các trường này khi thi hỏng ta c̣n cơ hội có thể rút
kinh nghiệm thi lại khóa sau hay kỳ kế tiếp dù sớm hay muộn vẫn
c̣n. Tuy nhiên ít ai đủ can đảm làm lại từ đầu. Đa số bỏ cuộc
gục ngă v́ những lư do không xứng đáng.
Riêng trường Đạo Học chỉ có một cuộc thi duy nhứt trong đời một
con người. Nó kết thúc khi ta trút hơi thở cuối cùng. Các
phán-quan của Thập Điện Diêm Cung xét cho ta. Nếu làm đúng bài
th́ đậu, không đúng bài th́ rớt luôn. Không c̣n cơ hội cho ta
làm lại lần thứ hai. Nếu muốn thi lại phải tái sanh một kiếp
khác. Đó là nói về các kỳ thi của hai thời Nhứt và Nhị kỳ phổ
độ. V́ vậy, chỉ có 100 ức nguyên nhân, cả hai kỳ này Tam Giáo và
Ngũ Chi chỉ đem về được có 8 ức tức chưa được một phần mười.
Chí Tôn và Phật Mẫu đau ḷng, quyết định một phen ân xá đem về
cho hết 92 ức c̣n lại trong lần khai kỳ này tức kỳ thứ Ba.
Trở lại nội quy trường thi có nhiều h́nh thức bắt buộc phải
tuân, nếu phạm th́ không thể đậu.
Trong bài viết này người viết muốn chia sẻ với quư đồng môn về
những dạng bài thi bị đánh rớt dù rằng nội dung bài làm rất hay:
-/ Phạm húy: Danh từ Phạm Húy có lẽ tuổi trẻ hiện nay
không biết. Đó là chế độ gắt gao phổ biến trong thời phong kiến
Việt Nam. Bài làm của thí sinh dù rất hay, kể cả hay nhất trong
kỳ thi. Khi bị phạm-húy th́ bị đánh rớt đáng tiếc. Phạm húy là
vô t́nh viết trong bài thi có chữ là tên của vua và các thành
viên trong hoàng tộc. Ví dụ triều vua Minh Mạng. Khi làm một bài
văn tả về một tấm gương anh dũng không được dùng từ CAN ĐẢM mà
phải nói CAN ĐỞM. v́ Đảm là tên của vua Minh Mạng : Nguyễn Phúc
Đảm. V́ vậy muốn thi đậu kỳ th́ trong thời này ngoài việc giỏi
văn chương c̣n phải học thuộc làu tên các “húy” để tránh.
-/ Sai kiến thức: là lỗi nặng của thí sinh: Ví dụ nói Vua
Minh Mạng thuộc triều đại Tây Sơn, hoặc người tổ chức Cần Vương
là vua Thành Thái chẳng hạn, hay công thức hóa học của Acid
Sulfuric là NaCL.. v.v. Như vậychứng tỏ học sinh này không học
thuộc kiến thức, nên thi hỏng là điều đương nhiên.
-/ Lạc đề: Phần lớn các thí sinh làm sai mục đích yêu cầu
của đề thi đề ra.
-/ Phạm quy: Bài thi có thể hoàn hảo, nhưng phạm nội quy
cũng bị rớt. Đến trễ, gà bài cho bạn, không đánh số báo danh,
đều là những h́nh thức phạm quy.
Thi hỏng là những cụm từ chỉ chung các cho các thí sinh thi rớt.
Cảm giác thật đau đớn khi biết kết quả. Có những kỳ thi nộp bài
xong ta biết ngay chắc chắn rớt. Có những bài thi hồi hộp chờ
kết quả xong mới biết. Đó là các kỳ thi của Đời.
Có kỳ thi mà ta biết rớt ngay khi đang làm bài. Do tâm lư cầu
cạnh nên thường thấy các thí sinh này hay đi chùa cầu phước cầu
may là vậy. Đó là bài thi Trường Đạo Học.
Trong Đạo Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh: Đức Chí Tôn, Thầy Mẹ
thiêng liêng đă đau ḷng thấy con cái của ḿnh thi hỏng phải lặn
hụp trong chốn trần gian biển khổ nên tổ chức cho một kỳ thi
cuối cùng để cứu vớt. Nên đề thi rất dễ. Người đem đề thi trải
trắng công khai không ẩn ư hay khuất tất điều chi. Đánh
ván bài lật ngửa cho các con của người thấy mà thi đậu. Đức Chí
Tôn cho một đề thi duy nhứt cho tất cả các thí sinh mọi thế hệ.
Quá khứ, Hiện tại, cả Tương lai xa đều làm chung một đề thi với
cùng một nội dung. Nội dung đề thi ta biết trước. Nhưng dù có dễ
đến vậy mà vẫn có người bị thi hỏng vẫn bị rớt v́ có thể phạm
các h́nh thức đă kể ở trên.
Đề thi đó gồm có các yếu tố cần thiết được dạy ngay từ khi bước
vào cửa Đạo là: “.. Chỉ biết có một Đạo Cao Đài Ngọc Đế..
phải ǵn luật lệ Cao Đài...” Ngoài ra có bài thi kiếm
thêm điểm phụ là thi công quả…
“..một Đạo Cao Đài Ngọc Đế…” là chỉ một Đạo Cao Đài. Vậy
mà vẫn có người cho các Chi Phái đều do Thầy lập lại c̣n hy vọng
Thầy sẽ hợp nhứt…
“..ǵn luật lệ Cao Đài..” tức phải giữ Thiên Điều tại thế
gồm: Cao nhứt là Pháp Chánh Truyền, Đạo Nghị định, Tân Luật, Đạo
Luật cuối cùng các Lệ thành văn tức các văn bản của Hội Thánh.
Vậy mà có kẻ công khai phạm luật pháp mà dám nói Thầy bác-ái
từ-bi sẽ không phạt.
Thầy là một đấng đại từ đại bi nhưng cũng tuyệt đối công bằng.
Ngay cả chức việc rồi chức sắc khi lănh chức vụ cũng phải lập
thệ giữ dạ vô tư, nói chi một đấng thiêng-liêng cao trọng. Vậy
mà vẫn có người tin theo cách giải thích sai lầm của những người
dốt Đạo do ham danh giành quyền đi dạy Đạo…
Bài thi của kỳ phổ độ lần này rất dễ và công khai. Chỉ một đời
tu cũng có thể đắc đạo, đắc hay không do ta muốn hay chăng mà
thôi. Bài thi dễ như vậy vẫn có đa số các trường hợp người sĩ tử
thuộc bài làm bài rất tốt nhưng do tâm lư ỷ lại không để ư nội
quy. Dù rất đơn giản mà bị hỏng thi thật là đau không ǵ bằng!
Tâm lư người tín hữu Cao Đài chỉ muốn làm công quả hơn là tùng
luật pháp, tức kiếm điểm phụ mà không lo điểm chánh. Điểm phụ dù
có nhiều đến đâu cũng không đậu v́ bị điểm cản: phạm quy.
Theo Tân Luật Đại Đạo: những người ăn chay đủ 10 ngày trong một
tháng đổ lên khi thoát xác được thọ truyền bửu pháp. Có nghĩa là
người tín hữu không làm công quả, không phạm minh thệ mà có ăn
đầy đủ chay kỳ cũng được chấm đậu nhưng mức không cao. Lúc này
thi thêm công quả để lấy điểm cho cao thăng thiên vị. Người viết
muốn nói rơ cho đồng đạo, bằng hữu thấy rằng:
Nếu ăn chay mà không công
quả ǵ hết vẫn đậu. Ngược lại làm công quả cao nhưng phạm minh
thệ vẫn rớt. Nên chăng ta mỗi ngày xét câu Minh Thệ? Đừng đợi
hấp hối rồi mới xét.
Thế nào là xét câu minh thệ? Ai xét cho ta? Ta tự xét ḿnh hay
có người khác xét cho ḿnh?
Câu Minh Thệ cho người tín đồ mới vào cửa Đạo như sau: “Từ
đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế chẳng đổi dạ đổi ḷng. Hiêp
đồng chư môn đệ ǵn luật lệ Cao Đài. Như sau có ḷng hai th́
thiên tru địa lục.”
Trong câu minh thệ trên có chứa ba ư chính:
Hai ư chứa nội dung ḿnh hứa phải làm, và một ư nếu không làm
th́ bị phạt như thế nào. Ta lần lượt t́m hiểu cả ba ư chính
trong đó.
1/-“..một Đạo Cao Đài Ngọc Đế..”
Rất nhiều người hiểu sai ư này do trách nhiệm giải thích của
người hướng dẫn không đầy đủ hay không rơ ràng. Tam Giáo Ngũ Chi
đều do Đức Cao Đài Ngọc Đế chiết chơn linh xuống thế giáng lập
tùy theo phong hóa của nhơn sanh mà mỗi nơi mỗi mối Đạo có những
màu sắc riêng không giống nhau. Đó là thời nhứt và nhị kỳ phổ
độ. V́ nhiều tôn giáo như vậy nên nhơn loại mới phân biệt do bất
đồng xă hội mà sanh nghịch lẫn. Nay Đức Thượng Đế một lần nữa
đến lập cho toàn thế giới một mối Đạo duy nhứt gọi Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ gọi ngắn đạo Cao Đài. Thầy đă sợ các
con nghịch lẫn v́ nhiều Đạo nên mới lập một đạo Cao Đài. Th́ hà
cớ ǵ phải lập nhiều đạo Cao Đài khác nhau? Không bao giờ có
chuyện này. “Qui các đạo hữu h́nh làm một” là câu kinh
trong bài Đại Tường Kinh chỉ vị Thiên Sứ Di Lăc Vương Phật đến
qui các mối Đạo đă có từ trước khi Khai Tam Kỳ Phổ Độ, chứ không
qui các mối Đạo tách ra sau này. V́ vậy Ngoài Thập Nhị Thời Quân
tướng soái của Thầy buổi ban sơ, không bao giờ Thầy giáng nơi
này nơi nọ mà lập Đạo. Câu minh thệ trên chỉ có trong Đạo Cao
Đài Ṭa Thánh Tây Ninh mà thôi.
2/-“..ǵn luật lệ Cao Đài..”:
Ư chánh thứ hai là ǵn luật lệ. Luật Thầy ban cho buổi Tam Kỳ
Phổ độ là: PHÁP CHÁNH TRUYỀN, ĐẠO NGHỊ ĐỊNH, TÂN LUẬT và ĐẠO
LUẬT. C̣n Lệ th́ có đầy đủ các văn bản dưới luật của Hội
Thánh. Tất cả Luật và Lệ đó người tín đồ Cao Đài từ lớn đến nhỏ
đều phải chấp hành. Dù cho đang ở tại gốc đạo Tây Ninh mà không
ǵn luật lệ cũng bị Thập H́nh nghiêm trị. Trong đó án nặng nhứt
là đệ nhứt h́nh. H́nh TRỤC XUẤT ra khỏi Đạo.
3/-“..có ḷng hai th́ thiên tru địa lục.”:
đây là h́nh phạt khi phạm lời minh thệ như trên, rất rơ ràng
không cần phải thuyết minh nhiều.
Cuộc thi trong Đạo Cao Đài có nội quy rất rơ như thế, không mơ
hồ, không giấu giếm, không úp mở. Nếu vi phạm th́ dù bài làm có
hay đến đâu, công quả lập có dày đến đâu cũng phải đánh rớt.
Trong Tam Kỳ phổ độ người đánh rớt ta chính là ta chứ không phải
ai khác. Ta xét án cho ta là công bằng nhứt. không tư vị cũng
không oan ức. Khi nói đến đây có một số ư kiến cho rằng ta xét
cho ta th́ ta có thể bỏ lỗi của ta mà chớ. Ư kiến này chỉ đúng ở
ngoài đời. Người đời luôn thiếu công bằng, việc bỏ lỗi của chính
ḿnh hẳn nhiên là có.
Ở cơi thiêng liêng, ta xét cho ta có nghĩa là Trời xét cho ta.
Theo câu Thánh Ngôn: Thầy là các con, các con là Thầy.
Thầy Trời công bằng tuyệt đối, không bao giờ tư vị ngay cả ḿnh.
Trở lại chủ đề được đặt ra ở đầu bài; Những bài thi hỏng: Tất cả
các cuộc thi ai cũng c̣n cơ hội học lại thi lại một lần thứ hai
nếu c̣n nghị lực. Riêng kỳ thi Đạo Học ta chỉ thi được có một
lần, nếu hỏng rồi th́ lặn ngụp trong biển khổ mênh mông vô tận.
Lại cũng có người cường điệu, cùng lắm kiếp sau sẽ lại thi tiếp
trong trường thi Cao Đài. Không bao giờ có được cơ hội đó. Tại
sao?
Khi tái kiếp ta không có được huệ trí nhớ được tiền kiếp. Nên
việc thi rớt lần trước không giúp ích ǵ cho ta trong kiếp tái
sinh.
V́ có thể được may mắn sanh trên địa cầu 68 này, nhưng không
phải quốc gia Việt Nam, mà sanh ở một quốc gia khác trên thế
giới.
Nếu may mắn hơn được sanh tại Việt Nam nhưng chưa chắc sanh nhằm
gia đ́nh truyền thống Cao Đài. Mà sanh vào một gia đ́nh Đảng
viên cộng sản. v.v.
“ Thầy mở cho các con một trường thi công quả. Nếu không đến
trường của Thầy mà thi th́ không thể đến nơi nào”
TNHT.
V́ vậy Chí Tôn có bài dạy quá quen thuộc ai cũng biết: “Đừng để
uổng kiếp sanh may duyên gặp Đạo (tức Đạo Cao Đài).
Trường thi nào cũng có nội quy. Trường thi của Thầy Trời nội quy
cho chúng ta là: “..Ǵn
luật lệ Cao Đài và chỉ biết có một Đạo Cao đài Ngọc Đế…”
(Trích Lời Minh thệ).
Kính chúc quư bạn đồng môn đừng để phạm thiên-điều tức là phạm
quy trong trường thi Đại Đạo để qua khỏi kỳ khảo hạch trong thời
đại ân xá này.
Sài
g̣n, ngày 08 tháng 06 năm Canh Tư.
(dl
28/07/2020)
Nguyễn
Chuyên Nghiệp.