Chủ đề:
Những điểm tuyệt vời trong đạo Cao Đài mà các tôn giáo khác
không có.
Bài Ba:
Nhơn quả và Luân Hồi
theo các tôn giáo và Đạo Cao Đài.
Điền Lạc.
Tiếp theo hai bài trước tŕnh bày những điểm ưu việt của đạo Cao
Đài các tôn giáo khác không có. Hôm nay tôi xin tŕnh bày chủ để
thứ ba :
“Nhơn quả và Luân Hồi
theo các tôn giáo và Đạo Cao Đài”.
Nghiên cứu một tôn giáo chỉ có thể dựa vào kinh điển của tôn
giáo ấy. Hai tôn giáo lớn trên thế giới Công Giáo và Phật Giáo,
chúng tôi không thể nào tiếp cận được các bộ kinh nguyên thủy
cảc tôn giáo ấy. Chỉ c̣n dựa vào luận thuyết của các nhân sĩ
chức sắc tôn giáo được phổ biến trên internet. Do đó chắc không
tránh khỏi phần chủ quan của các tác giả. Ở đây chỉ trích dẫn
những điều cơ bản nhứt hội tụ được các tác giả đồng thuận. Có ǵ
không chính xác mong quư chức sắc tôn giáo chỉ giáo chúng tôi sẽ
đính chánh. Xin cảm ơn trước.
A/- Nhơn quả và Luân Hồi
theo giáo lư Công Giáo
- Trong bài
“Nghiệp quả từ góc nh́n của đức tin Công giáo” của tác
giả Giuse Cao Gia An, th́, xin trích:
“…Tuy nhiên, cần lưu ư rằng giữa niềm tin Công Giáo và niềm tin
vào thuyết nghiệp quả có những khác biệt rất tận căn.
“…Mặt khác, niềm tin Công Giáo dạy rằng con người chỉ có một
cuộc đời làm người để sống. Một người sống cuộc đời duy nhất của
ḿnh thế nào sẽ quyết định vận mệnh đời đời của người ấy. Nhưng
sự quyết định này không nhất thiết hoàn toàn tuân theo Luật
nghiệp quả. Trong hành tŕnh cuộc đời của của mỗi con người,
Thiên Chúa có một phương pháp sư phạm để dạy con người lớn lên.
Sự lớn lên ấy có khi phải ngang qua những vấp ngă và thất bại,
ngang qua những lỗi lầm và sai trái. Nhưng niềm tin Công Giáo
dạy rằng nếu Thiên Chúa đối xử với con người theo luật nghiệp
quả, khó một ai có thể đứng vững và được cứu thoát. “Ôi lại
Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?”
(Tv 130,3). Không một con người nào thật sự có khả năng tự cứu
ḿnh, bởi có những yếu đuối bất khả vượt qua của thân phận con
người.
“…Quan trọng hơn hết đối với một
người Công Giáo là những giáo huấn và gương sống cuộc đời của
Đức Giê-su. Xuyên suốt các trang Tin Mừng, có thể thấy Đức
Giê-su không cho rằng vận mệnh của một con người tuyệt đối bị
khuôn định bởi Luật nhân quả. Ngài không dạy rằng một người đă
gieo nhân nào th́ đương nhiên sẽ nhận quả ấy.
“…Ngài không rao giảng rằng họ sẽ phải nhận quả xấu. Ngài
mời họ hoán cải, thay đổi đời sống để được cứu. Với Đức
Giê-su, bất cứ một tội nhân nào cũng có một tương lai phía
trước nếu họ biết từ bỏ đường tội lỗi, thay đổi cuộc đời để
sống tốt và để làm người tốt. Có nhiều câu chuyện và dụ ngôn
có thể minh hoạ rất tốt điều này.”
- Theo tác giả Phùng văn Hóa, trong bài
“Người Công giáo và vấn đề luân hồi”:
“… Giáo
lư Công Giáo dạy rằng con người được Thiên Chúa phú cho một linh
hồn bất tử và chỉ có một kiếp sống mà thôi, không c̣n kiếp sống
nào khác. Nếu quả thật niềm tin ấy là đúng th́ làm sao có thể
giải thích được các vấn nạn rất ư quan hệ đến cuộc sống tâm
linh. Chẳng hạn như con người bởi đâu sinh ra ? Chết rồi đi đâu
? Do đâu mà có khổ đau ? v.v…
“…Người Công Giáo sở dĩ không chấp nhận Luân Hồi v́ nó trái với
giáo lư. Tuy nhiên đấy mới chỉ là một lư do. Nhưng c̣n một
nguyên nhân sâu xa khác đó là tin vào Luân Hồi có nghĩa là đă
chối bỏ…Đấng Tạo Hóa, trong khi đó chối bỏ Đấng Tạo Hóa là tội
lớn nhất của loài thụ tạo: Thiên thần bị thành quỷ. Loài người
phải đau khổ và phải chết.” ( Nguồn: Cộng Đoàn Ḷng Chúa Thương
Xót Liên Giáo Phận – Nguyễn Hy Vọng – 10 Sai Lầm của Thuyết Luân
Hồi ).
Tin có Đấng Tạo Hóa chẳng những không bao giờ
có thể chấp nhận Thuyết Luân Hồi mà c̣n bác bỏ lẽ Nhân Quả
Báo Ứng. Sao có thể nói thế ? Bởi v́ với quan niệm Tạo
Hóa này th́ tất cả mọi sự mọi vật đều do Tạo Hóa sinh ra.
Tạo Hóa quyết định hết kể cả đau khổ cũng như hạnh
phúc của con người.
- C̣n trong
“Kinh Thánh nói ǵ về sự
luân hồi” của tác giả Ariel Alvarez Valdes do Mát-Thêu
Vũ văn Lượng chuyển ngữ th́:
Điều Đức Giê-su đă nói:
“Đức Giê-su không nói rằng ông nhà giàu phải đầu thai lại để
chịu khốn khổ do tội lỗi đă phạm trên trần gian gây nên. Trái
lại, dụ ngôn chỉ giải thích rằng v́ đă có thái độ sống bất chính
mà ông nhà giàu đă nhận được nhiều phần phước trên trần gian
rồi, c̣n “bây giờ” (nghĩa là vào lúc chết trong đời sống vĩnh
cửu chứ không phải trên trần gian) ông nhà giàu phải chịu khốn
khổ v́ tội lỗi của ông (x. Lc 16,25).
“Lời mời gọi thiếu trách nhiệm
Tuy nhiên, không chỉ có Kinh Thánh mà c̣n cả đa số mọi người cấm
tin vào sự luân hồi.
“V́ thế, thuyết luân hồi là một giáo thuyết chẳng đem lại lợi
ích ǵ, chẳng thích hợp ǵ với niềm tin Ki-tô giáo, tiêu biểu
cho một tâm trí ngây dại, là kẻ huỷ diệt niềm hy vọng vào sự
sống mai sau, chẳng giúp ích ǵ cho việc lư giải những bí ẩn
cuộc sống và, v́ là điều tệ hại, c̣n nguy hiểm đến độ nó là một
lời mời gọi vô trách nhiệm nữa.
=========================
B/- Nhơn quả và Luân Hồi theo giáo lư Phật Giáo
- Theo tác giả Thích Thông Huệ trong bài
“Thuyết Nhân Quả”, th́:
“…Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự
nhiên. Đức Phật khám phá lư nhân quả cũng chính là khám phá lư
khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lư tưởng siêu
nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên, vừa là
khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đă nói:
“Đạo Phật là khoa học
vừa mang tính tự nhiên vừa siêu nhiên”.
“…Đức Phật khám phá lư nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối
cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới
của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lư để
chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa
học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để
tạo ra sản phẩm cung ứng cho ḷng tham vô bờ của con người. C̣n
Đạo Phật cũng khám phá về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng
giúp con người hiểu đạo lư, sống biết cách đối nhân xử thế, làm
đẹp bản thân, gia đ́nh và xă hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là
đến với đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân
quả, chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và
làm có lợi cho ḿnh, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời
xấu và làm việc ác.
“…Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được
t́m thấy ở đạo lư nhân quả. Khi chúng ta làm một việc sái quấy,
có hại cho người khác, có khi trốn được ṭa án ở thế gian nhưng
không trốn chạy được chính lương tâm của ḿnh. Ḿnh chính là
gương nghiệp in bóng trước đài, là quan ṭa xử án công minh cho
những hành vi tội lỗi nơi bản thân. Giáo dục về nhân quả giúp
ḿnh sửa đổi cái hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải
giúp ḿnh trốn chạy trước pháp luật bên ngoài. Nhân quả nhà Phật
chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, pḥng cháy chứ
không chờ chữa cháy”.
================
- Trong bài
“Thuyết luân hồi trong đạo Phật”, tác giả Thích Nữ Hằng
Như viết:
“…Qua sự tự chứng này Đức Phật cũng ngộ ra rằng: Luân hồi vốn là
một sự thật hiển nhiên, nó áp đặt lên tất cả chúng sanh không
chừa một người nào. Sự kiện này không phải do Đức Phật suy nghĩ
tưởng tượng ra mà do Ngài chứng ngộ nh́n thấy và biết nó hiện
diện trên thế gian này từ vô thủy vô chung,
trước cả khi Đức Phật ra
đời.
"
Con người sanh ra do Nghiệp lực, theo quy tŕnh Tương Quan Nhân
Quả -- Hễ có Nhân th́ sẽ có Quả: “Cái này có cái kia có. Cái này
sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không. Cái này diệt cái
kia diệt”.
“…Thiên Nhăn Minh là mắt tuệ sáng suốt, thấy tường tận chi tiết
về quá khứ và tương lai của chúng sanh. Ngài thấy chúng sanh
chết ở chỗ này lại sanh ở chỗ kia trong sáu nẻo. Ngài thấy cảnh
con người đi tái sanh rơ ràng tựa như người đang đứng trên lầu
cao nh́n xuống ngă tư đường thấy kẻ qua, người lại bên dưới. Như
vậy, con người chết rồi không phải là hết, mà bị nghiệp dẫn đi
thọ sanh trong lục đạo luân hồi.
"Sau này khi đi hoằng pháp, Đức Phật đă mang thuyết luân hồi ra
giảng giải cho chúng sanh. Ngài thuyết rằng sở dĩ con người chịu
cảnh luân hồi sinh tử hết đời này sang đời khác, là do họ tự gây
ra, chứ không một thần linh hay thượng đế nào nhúng tay vào việc
này.
"LUÂN HỒI KHÔNG PHẢI LÀ SỰ TƯỞNG
TƯỢNG MÔNG LUNG..
“…Thuyết luân hồi bao trùm cả vũ trụ.
Trong vũ trụ có con người, vạn vật. Nói chung là bất cứ thứ ǵ
có mặt trên thế gian này đều bị nằm trong ṿng quay của luân
hồi.
“…Nh́n chung, mọi hiện tượng thế gian họp tan là do duyên quyết
định, khiến vạn vật thay đổi h́nh tướng hay trạng thái. Ví dụ
nước do duyên nóng bốc thành hơi, gặp duyên lạnh đóng thành khối
(nước đá). Sự biến thái này do duyên quyết định. Đối với con
người, Đức Phật xác định con người bị luân hồi là do lậu hoặc.
Lậu hoặc c̣n th́ sanh tử c̣n. Lậu hoặc hết th́ chấm dứt luân hồi
sanh tử".
C/- Nhơn quả và Luân Hồi theo Giáo lư Cao Đài:
Về Nhơn quả, có bài Thánh Huấn dưới đây, cũng trích ở Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển:
"Chư môn đệ và chư nhu nghe: Chim ĺa cội, nước tách nguồn, từ
xưa con người giữa thế chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn
cho hoàn toàn, cần phải bền chí và khổ tâm, có bền chí mới đoạt
được phẩm vị thanh cao, có khổ tâm mới rơ tuồng đời ấm lạnh,
lăng xăng xạo xự mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc chẳng khác
chi một giấc huỳnh lương mộng. Mỗi bực phẩm đều đặng một vai
tuồng của Đấng cầm quyền thế giái ban cho, dầu thanh cao, dầu
hèn hạ, cũng phải gắng làm cho rồi trách nhiệm, hầu buổi chung
cuộc, hồn ĺa cơi trần đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán,
ai giữ trọn bực phẩm đặng Ṭa Nghiệt Cảnh tương công chiết tội
để vào địa vị cao hơn chốn địa cầu 68 này, ai chẳng vẹn trách
nhiệm nhơn sanh phải bị đọa vào nơi U Minh Địa để trả xong tội
t́nh căn quả cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi
ngôi cũ, bằng chẳng biết sửa ḿnh th́ luật Thiên điều chồng
chập, khổ A Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bậc
nhơn sanh v́ đó mà phải chịu thiên niên ch́m đắm vào sổ luân hồi
vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng".
·
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo:
“…Nhân-quả là cái nguyên-nhân và kết-quả (causes et effets), c̣n
quan-hệ nhân-quả (causalité) có nghĩa là cái nguyên-nhân thuở
trước sinh ra quả-báo ngày nay. Luật Nhân-quả (Principe de
causalité) cho rằng sự-kiện nào cũng đều có nguyên-nhân của nó
và cùng những nguyên-nhân đó sẽ sinh ra cùng kết-quả của nó.
“…Chữ Nhân-Quả dịch ra nghĩa lư tiếng Phạn là tiếng Karma, thiệt
tiếng Phạn có nghĩa là : Làm cái chi phải trả cái ấy, phải bồi
thường, ta có thể hiểu nó là khuôn luật "vay trả".
“…Năy giờ nói của người ta, bây giờ ḿnh phải nói tới của ḿnh.
Đức Chí- Tôn nói với môn-đệ của Ngài. Ngài lấy kẻ nghèo khó,
hạng nhứt là Ngài đến với một Quốc-Dân hèn-hạ, Quốc-Dân c̣n bị
lệ thuộc của người
“…Cả con cái của Ngài tạo-dựng nên h́nh-tướng của nó, không
cướp-bóc của ai không cầu-lụy ai cho ḿnh mà làm cái nhân ấy
quư-báu làm sao, lại nữa người tượng-trưng lấy nó, cơ thể
hữu-h́nh là người chủ-quyền lo tạo dựng nó, thân phải hèn-hạ
truân-chuyên, bị thiên-hạ áp-bức đè-nén hiếp-đáp, đến nổi thân
của họ bị đồ-lưu, tù-tội, cái nhục-nhă hèn-hạ của họ, ngày nay
đem vô Luật Nhân-Quả thế nào ? Th́ toàn-thể con cái của Đức
Chí-Tôn luận lại th́ hiểu.
Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp tại Đền Thánh, đêm 30 tháng 5
năm Nhâm Th́n (1952) Về:” Luật nhân-quả”.
·
KINH GIẢI OAN có dạy:
“.. Luật nhơn-quả để răn Thánh đức,
Cửa luân-hồi nhắc bực cao siêu
Dầu chăng phải mực Thiên điều
Cũng quyền tự chủ dắt d́u thiên lương…”.
·
Trong sách THIÊN ĐẠO có nói rất rơ về LUÂN HỒI và NHƠN QUẢ.
Không thể t́m ở đâu nói rơ hơn thế. Xin trích ra sau đây:
"KIẾP
LUÂN HỒI:
Điểm linh quang (Hồn) thác sanh xuống cơi Phàm mục đích là để
học hỏi kinh nghiệm và tấn hóa. Chuyển thân xuống cơi sắc giới,
tất phải mượn sắc thân mà hành động. Càng hành động, càng tạo
nhơn. Tạo nhơn, nhơn hồn phải tái sanh thọ quả theo phép công
b́nh của luật nhơn quả.(Loi de cause à effet ou de Karma).
Khi nhơn hồn đă măn hạn ở cơi Tiên, nó phải chuyển sanh xuống
phàm trần, mang theo những hột giống luân hồi của kiếp trước để
làm nghiệp nhơn và định dạng cho kiếp tái sanh. Kiếp hiện tại,
con người sẽ được giàu sang sung sướng hay bần hàn cơ cực, là do
cái nghiệp nhơn của ḿnh đă tạo trong tiền kiếp vậy.
Khi chuyển sanh, Nhơn hồn rời cơi Tiên mà xuống cơi Thánh, dùng
tinh chất cơi sau này bao ḿnh một lớp đặng làm cái Thánh thể
mới. Đoạn xuống cơi Thần
bao thêm một lớp tinh chất cơi Thần mà làm một Thần thể
mới nữa (Chơn thần).
C̣n Khí thể (Phách) và Vật thể (Xác thịt), th́ nhơn hồn tạo ngay
trong thai bào Nhơn hồn rút tinh khí ngoài mà tạo Khí thể và nhờ
tinh cha huyết mẹ mà thành vật thể. Làm những việc trên đây,
Nhơn hồn phải có sự trợ giúp của các đấng Thiêng Liêng có phận
sự coi sóc về việc đầu thai…
Ấy vậy, hai cái thể tinh vi hơn hết là Chơn thần và Thánh thể,
khi sanh th́ sanh trước Khí thể và Vật thể c̣n khi tiêu tán th́
tiêu tán sau. Cũng như Nhơn hồn lúc đầu thai th́ đến trước, mà
khi bỏ xác lại đi sau. Cho nên có câu: “Khứ hậu, lai tiên tác
chủ ông” (đi sau, đến trước mà làm ông chủ). Ông chủ ở đây là
chủ sắc thân, tức là chủ tứ thể đó vậy.
Như vậy, mỗi lần chuyển kiếp, Nhơn hồn mỗi lần tạo ra bốn thể
mới, phù hợp với tŕnh độ tấn hóa của ḿnh.
Hồn vốn không thuộc loại nam hay nữ nhưng lúc chuyển sanh, có
khi mang lớp đờn ông, có khi mang lớp đàn bà, là bởi mượn h́nh
thể ấy mà học hỏi và kinh nghiệm về mỗi phái đặng phát triển hai
thứ đức tính Âm Dương khác nhau. Trong kiếp làm đờn ông, những
đức tánh cương quyết thuộc nam phái như cam đởm dơng cảm, đều
được mở mang. Những đức tanh nhu ḥa thuộc nữ phái th́ lại được
mở mang trong những kiếp Nhơn hồn chuyển sanh làm đờn bà. Nhơn
hồn phải gồm đủ hai thứ đức tánh cang và nhu mới được hoàn toàn.
Không khỏi có người lấy làm lạ sao Nhơn hồn chuyển sang kiếp này
sang kiếp kia mà không nhớ được tiền kiếp của ḿnh (V́ không nhớ
kiếp trước, nên có người, tuy tin thuyết luân hồi song nói rằng
“Kiếp này tôi là Nguễn Văn Mít, kiếp sau tôi đâu c̣n là Nguyễn
văn Mít nữa? Tôi sẽ là một kẻ khác như Trần văn Xoài chẳng hạn.
Kẻ khác ấy, nếu có chịu quả báo của tôi làm đi nữa th́ cũng
không quan hệ ǵ cho tôi, v́ kẻ khác ấy đâu nhớ rằng kiếp trước
ḿnh là Nguyễn Văn Mít. Thế là Nguyễn văn Mít làm mà Trần văn
Xoài chịu; vậy th́ Nguyễn văn Mít sợ ǵ mà không làm ác. ” Nói
vậy là không biết Đạo. Phàm người ta khi ngủ th́ không biết,
không nhớ ǵ hết. Biết được nhớ được là khi ḿnh thức. Sống ở
kiếp này đối với người không biết Đạo, cũng như là thức, v́
người sống biết suy nghĩ, biết tưởng nhớ, biết hành động. Chết,
theo họ là ngủ, nên mới nói sự chết là giấc ngủ ngàn năm. Người
biết Đạo lại hiểu khác sống tức là chết, là ngủ: chết tức là
sống là thức. Sống là chết ở cơi vô h́nh đặng chuyển sanh vào
kiếp hữu h́nh. V́ chết người đương sanh không nhớ tiền kiếp của
ḿnh. C̣n chết là bỏ cơi hữu h́nh để vào sống cơi vô h́nh. Nhờ
sống lại ấy nên nhơn hồn, ở cơi vô h́nh, nhớ rơ tất cả tiền kiếp
của ḿnh. Dầu mấy kiếp trước, là Nguyễn văn Mít hay Trần văn
Xoài hay ǵ ǵ nữa, lúc về cơi vô h́nh, tức là khi sống lại nhơn
hồn nhận rơ những nhơn cách đó nó chỉ là những phàm thể biến
chuyển của ḿnh trong kiếp trước).
Sống ở cơi vô h́nh mới thiệt là sống, sống một thời hạn rất lâu,
sống lại những buồn thảm, sung sướng,những đau đớn hối tiếc của
kiếp luân hồi, sự nhớ ấy mới thật là quan trọng bội phần hơn sự
nhớ ở phàm gian, nơi đây chỉ là chỗ của Nhơn hồn chết tạm, ngủ
tạm, để quên nhứt thời sự luân chuyển của ḿnh).
Nên biết rằng những việc của ta đă làm, tuy qua rồi, song cái ấn
tượng của nó vẫn c̣n, nhờ vậy người ta mới nhớ được. kư ức “sức
nhớ” không phải ở óc mà thôi, nó c̣n ở tại mấy thể khác bằng
những ba động tinh vi (vibrations subtiles). Sự thí nghiệm cho
chúng ta biết nếu dùng phép thôi mien trục Thần của một người
nào, th́ người ấy, trong khi ở vào trạng thái thôi miên, nhớ lại
những việc họ đă làm trong kiếp trước. Đó là bằng chứng rằng kư
ức ghi trong Chơn thần.
Mỗi lần chuyển kiếp, bốn thể đều thay đổi; bốn thể cũ đă tan,
th́ con người nhờ đâu mà nhớ được việc trước?
(Có khi Nhơn hồn mới
vừa bỏ xác thịt và phách, lại được đi dầu thai liền, cho nên c̣n
giữ Chơn thần và Thánh thể cũ. Nhờ vậy mà khi tái sanh, nó nhớ
được tiền kiếp. Cái hiện tưsợng nầy, báo giới Việt văn đă có lần
nói đến. Các nhà Thần linh học bên Pháp cũng có tường thuật
chuyện nhiều người c̣n nhớ được kiếp trước của họ.). Thế
mà kư ức không mất, nó chỉ rút vào Nhơn hồn như những hột giống
luân hồi rút vào đó vậy. Nhơn hồn nào c̣n thấp thỏi th́ chưa có
thể nhớ được những việc đă qua và những điều học hỏi và kinh
nghiệm của ḿnh trong mấy kiếp trước. Lần lần tấn hóa cao lên,
th́ nhớ được mang máng vậy thôi. C̣n những bực thượng trí
(Intelligence supérieure) và thần đồng (enfant prodige) vẫn ở
vào trường hợp nầy. Có khi chúng ta bỗng nhiên hiểu được nhiều
vấn đề đạo lư cao siêu, không cần lư trí và học cứu. Đó là nhờ
cảm giác những điều học hỏi và kinh nghiệm trong kiếp trước. Sự
cảm giác ấy gọi là trực giác (intuition).
Không nhớ được kiếp trước vốn là một việc hay. Như kiếp trước
chúng ta đă làm nhiều việc đê hèn xấu xa, tội lỗi mà kiếp nầy
c̣n nhớ, th́ chúng ta phải chịu biết bao khổ nhục. Hoặc giả kiếp
trước, chúng ta được cao sang th́ kiếp nầy phải hối tiếc hay
phát động tánh kiêu căng. Phương chi, nếu ḿnh biết được tiền
kiếp kẻ nầy là thù nghịch, người nọ là thân nhơn, th́ sự giao tế
lấy làm lộn xộn mà ḿnh cũng khó chịu.
Đức Tạo Hóa không muốn cho chúng ta dễ dàng nhớ được tiền kiếp,
tức là Ngài đem một tấm màn bí mật che đậy Thiên cơ.
Nhưng tấm màn ấy, Ngài để cho chúng ta phải có công tự ḿnh lần
lần vén lên.
Nhơn hồn nào tấn hóa cao siêu, hoàn toàn sáng suốt, th́ cái kư
ức tiềm tàng bấy lâu trong đó cũng phát triển hoàn toàn. Trong
trường hợp nầy, con người tuy c̣n tại thế mà vén được tấm màn bí
mật ấy, nên nhớ được tất cả những tiền kiếp của ḿnh. Đó là "túc
mạng thông", một trong lục thông (abhijna) của bực chơn tu đắc
đạo.
Đại để, Nhơn hồn chuyển sanh xuống thế chỉ tạm quên tiền kiếp
của ḿnh thôi.
Kết luận:
- Với Công Giáo, Nhân quả và Luân hồi là không có ư nghĩa. Giáo
lư của Công giáo không tin là có. Với niềm tin Công Giáo, điều
tuyệt đối không phải là một Luật, nhưng là một Đấng làm chủ mọi
Luật. Niềm tin Công Giáo không chỉ dạy người ta làm lành lánh dữ
v́ giá trị tuyệt đối của Luật nhân quả, nhưng là để xây dựng một
tương quan cá nhân thiết thân và bền chặt giữa ḿnh với Đấng
Tuyệt Đối là Thiên Chúa của ḿnh.
- Thuyết nghiệp quả theo nhà Phật là một Luật vận hành tuyệt
đối. Không điều ǵ có thể thoát ra ngoài Luật ấy.
Theo thuyết nghiệp quả của nhà Phật, không nhất thiết
phải tin có một Đấng Tuyệt Đối nào ???
- Đạo Cao Đài hoàn toàn tin tưởng vào Luật Nhân quả và Luân Hồi.
Kinh điển của Cao Đài nói rất cụ thể từng chi tiết cuộc sống
trên cơi Thiêng Liêng.
Trái hẳn với Công Giáo và Phật Giáo, Đạo Cao Đài c̣n khẳng định:
Luật nhơn quả và Luân Hồi của mỗi cá nhân do con người tự chọn,
muốn hay không muốn. Ta có thể giải thoát khỏi sanh tử luân hồi
vẫn được. “ĐỊNH MẠNG DO THIÊN. LẬP MẠNG MẠNG DO M̀NH” (trích
sách Thiên Đạo).
Một lần nữa khẳng định, Đạo Cao Đài không phải là
một tôn giáo đung nạp hay tổng hợp các tôn giáo trên thế giới
bởi những khác biệt của từng chủ đề đă tŕnh bày. Trái lại Cao
Đài là một tôn giáo có những nét khoa học siêu h́nh thật ưu việt
không tôn giáo nào khác có được.
Có nhiều ư tác giả cho rằng nên nghiên cứu các tôn giáo cổ trên
thế giới để bổ sung cho kiến thức Cao Đài. Chúng tôi thấy ngược
lại th́ chính xác hơn. Nên nghiên cứu Cao Đài để bổ sung kiến
thức tôn giáo thế giới.
Thánh Địa ngày 18 tháng giêng năm Nhâm Dần
Điền Lạc