NHỒI QUẢ
Thiên Vân
Nhồi quả là những kết quả xấu từ nhiều kiếp trước dồn lại để báo
đáp trong ṿng một kiếp sống hiện tại. Nhồi quả là một quả
nghiệp nặng nề, khiến người thọ
quả phải chịu liên tục, dồn dập trong ṿng một kiếp.
Nhưng nhồi quả là một đặc ân của Đức Chí Tôn trong thời kỳ Đại
ân xá này, nếu ai chịu đựng được sự nhồi quả th́ sẽ mau hết
nghiệp để có thể trở về với ngôi xưa vị cũ.
Trong quyển
Thiên Đạo, hai Ngài
Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh nói về luật nhồi quả như
sau: “Nhồi quả” là một
cách trả quả rất nặng nề nhưng cũng là một phương giải thoát.
Cho nên người biết đạo luôn luôn vui chịu những hoạn nạn, tai
ương dồn dập đến cho ḿnh. Và nếu thấy người nào đạo đức chơn tu
mà bị hoạn nạn cùng tai biến bất ngờ, tưởng chẳng nên lấy làm
lạ, v́ người ấy đương chịu “nhồi quả” đó vậy.
Trong Thi Văn Dạy Đạo có dạy:
Ơn Trời cho mở Đạo Kỳ Ba,
D́u dẫn nhơn sanh lánh vạy tà.
Ví muốn tu thân NHỒI QUẢ trước,
Gắng công sau sẽ đến cùng Ta.
Người không hiểu về luật nhồi quả th́ cho rằng trời đất bất
công, nhưng đó là hồng ân của thiêng liêng ban cho người thọ
quả.
Câu chuyện sau đây của người chịu nhồi quả kiếp:
Ngày xưa có vị Hoà thượng muốn tu sửa lại ngôi chùa cổ, nên ra
chợ làng để hoá duyên. Ông đi từ sáng đến chiều, chẳng có người
nào chịu bố thí cả. Sau cùng, có một em bé bán bánh nghèo nàn,
ăn mặc rách rưới chạy đến, đem hết số tiền bán được cúng dâng
cho vi Hoà thượng. Tấm ḷng hỷ xả và nghĩa cử cao quư của đứa
bé, làm động ḷng trắc ẩn của những người trong chợ, nên kẻ ít
người nhiều, ai nấy đều đua nhau bố thí cho vị cho vị Hoà thượng
để có tiền bạc cất chùa. Ngôi chùa đó v́ thế mà được đổi mới
khang trang.
Chùa cất
xong chưa được bao lâu, th́ dân làng được tin đứa bé bán bánh
mắc bệnh nặng và bị mù cả hai mắt. Dân trong vùng đều oán trách
rằng Trời Phật bất công đă hại người hiền lương, đạo đức. Không
bao lâu, v́ mù loà, đứa bé đi lọt vào hầm phân mà chết.
Dân làng lại xôn xao bàn tán về số phận của đứa bé xấu số đó, ai
nấy đều cho rằng bố thí hành thiện là một việc không nên làm, v́
sợ sẽ rơi vào trường hợp của đứa bé.
Một hôm, vị Hoà thượng
đang ngồi thiền, bỗng nhiên thấy h́nh ảnh của đứa bé chập chờn
xuất hiện và quỳ lạy trước Hoà thượng.
Hoà thượng hỏi: Con có oán trách Trời Phật bất công chăng?
Đứa bé đáp: Không, Diêm Vương đă cho con biết tam thế nhân quả
của con. Kiếp trước con tạo nghiệp quả xấu quá nhiều, nên kiếp
nầy phải đầu thai trong một gia đ́nh nghèo khổ, cha mẹ mất sớm,
suốt đời bần cùng lang thang; kiếp sau nữa đầu thai sẽ bị bệnh
mù; kiếp thứ ba cũng phải chịu khổ sẽ chết trong hầm phân.
Khi thầy hoá duyên ở chợ, con thấy không người nào chịu bố thí
cả, nên con động ḷng, đem hết số tiền con có được dâng hiến cho
thầy. Diêm Vương phán rằng con có công trong việc tu sửa ngôi
chùa, v́ sự bố thí của con cổ động ḷng hỷ xả của nhiều người,
nên đem tam thế nhân quả của con rút ngắn lại, tức là con phải
chịu luật nhồi quả trong kiếp nầy. Mong thầy từ bi, đem chuyện
của con kể lại cho dân làng hay, như thế con mới yên tâm.
Hoà thượng bèn đem chuyện tam thế nhân quả của đứa bé kể lại cho
dân trong làng hay. Từ đó, dân làng mới biết luật nhồi quả là
một đặc ân của Trời Phật dành cho người biết tu hành.
05/11/2015
Thiên Vân