NGÔ VĂN CHIÊU
VÀ PHÁI CHIẾU MINH TAM THANH VÔ VI
Thiên Vân
I.- TIỂU SỬ NGÔ VĂN CHIÊU
Ngô Văn Chiêu sinh ngày 7 tháng giêng năm Mậu Dần (Dl
28/02/1878) trong một căn nhà lá nằm ở phía sau một ngôi chùa
thờ Quan Đế tại quận B́nh Tây, Chợ Lớn. Thân phụ là ông Ngô Văn
Xuân và thân mẫu là bà Lâm Thị Quư.
Khi sinh ra Ngài Chiêu được sáu tuổi, ông bà thân của Ngài phải
làm việc tại Hà Nội, nên gởi Ngài cho người em ruột là bà Ngô
Thị Đây ở Mỹ Tho đem về nuôi dưỡng.
Ngài sống với người cô nầy đến 12 tuổi
th́ được vào ở nội trú trong trường Collège Mỹ Tho, rồi sau đó
được học bổng nhà nước cho lên học ở trường Chasseloup Laubat
Sài G̣n. Đến năm 21 tuổi, Ngài đậu bằng Thành chung và ra làm
quan.
Ngày 23 tháng 3 năm 1899, Ngài được nhận vào làm thơ kư tại ở sở
Tân Đáo Sài G̣n. Ngài theo sự hướng dẫn của người cô ruột kết
hôn với bà Bùi Thị Thân, người làng Thạnh Trị, chợ Mỹ Tho. Ông
bà sinh được vừa trai, vừa gái, cả thảy là chín người con.
Đến năm 1902, v́ mẹ bị bịnh nên Ngài
đến một đàn cầu Tiên của chi Minh Thiện ở Thủ Dầu Một, B́nh
Dương để xin thuốc. Ngài bắt đầu làm quen với việc hầu đàn thỉnh
Tiên từ đó.
Đến năm 1909, Ngài đổi về làm việc ở Ṭa Hành Chánh tỉnh Tân An
và đến năm 1917 Ngài thi đậu Tri huyện, nhưng vẫn tiếp tục làm
việc ở Tân An cho đến cuối năm 1919, sau khi thân mẫu từ trần,
Ngài mới được lịnh đổi đi Hà Tiên.
Hà Tiên có rất nhiều đàn cầu Tiên: Nào đàn ở lăng Mạc Cửu, nào
đàn ở Thạch Động. Đàn ở lăng Mạc Cửu th́ do các ông Lâm Tấn Đức,
Phán Ngàn, Cao Văn Sự làm đồng tử. Trước đây, đàn cầu Tiên thỉnh
thoảng bị quỷ ma khuấy phá, nên ít khi có Tiên giáng, đến khi
Ngài Ngô về tham dự hầu đàn th́ không c̣n xảy ra nữa mà có Tiên
giáng liền. Do đó các người hầu đàn hết mực kính trọng Ngài.
Một trong những đàn cầu cơ nơi đây có vị Tiên nữ xưng là Ngô Kim
Liên giáng cho Ngài hai bài thi tứ tuyệt có ư khuyên Ngài tu
hành:
Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa thu,
Rằng trời cùng đất vẫn xa mù.
Non Tây ngảnh lại đường gai góc,
Gắng chí cho thành bực trượng phu;
***
Ngần trăng tỏ rỏ giữa trời thu,
Cái cảnh Tây phương vẫn mịt mù.
Mắt tục nào ai trông thấy đấy,
Lắm công tŕnh mới đúng công phu.
Ngài Chiêu trấn nhậm ở Hà Tiên được tám tháng th́ Ngài được lịnh
đổi đi làm Chủ Quận Phú Quốc ngày 26 tháng 10 năm 1920 và làm
việc tại đây được bốn năm. Tại Phú Quốc Ngài Ngô văn Chiêu
thường lên núi Dương Đông cầu cơ thỉnh Tiên nhiều lần, nhưng có
một vị Tiên giáng cơ chẳng chịu xưng tên, bảo Ngài làm đệ tử th́
Tiên Ông sẽ dạy đạo cho, và bảo đừng tụng kinh Minh Thánh nữa.
Sau đó vị Tiên Ông khuyên Ngài lo tu và rán ăn chay mười ngày
trong một tháng. Chưa kịp ăn chay mười ngày th́ trong đàn cơ
ngày 8 tháng 2 năm 1921, tại chùa Quan Âm Phú Quốc, vị Tiên Ông
giáng cơ bảo Ngài: Chiêu! Tam niên trường trai. Kể từ ngày mùng
1 tết năm Tân Dậu (1921), Ngài Chiêu bắt đầu ăn trường chay và
học đạo.
Một chiều kia, vào khoảng cuối tháng giêng âm lịch năm Giáp Tư
(1924), trong lúc đang ngồi hóng mát nơi ven biển, bỗng nhiên
Ngài thấy một cảnh thật đẹp hiện ra trên biển cả nơi chỗ trời
nước giáp nhau. Cảnh đó vừa khuất lại hiện ra một cảnh khác.
Ngài ngồi ngắm một cách mê say, hơn mười lăm phút sau, cảnh thần
Tiên mới biến mất. Sau nầy trong đàn cơ, vị Tiên Ông cho Ngài
biết đó là cảnh Bồng Lai. Từ đó Ngài hết ḷng tin tưởng Tiên Ông
và quyết chí lập bàn thờ để thờ phụng Người, nhưng chưa t́m được
h́nh ảnh ǵ để thờ phụng.
Một buổi sáng, trong khi Ngài đang ngồi trên một chiếc vơng sau
dinh quận Dương Đông, bỗng nhiên Ngài thấy xuất hiện trước mặt
con mắt thật lớn, hào quang chói ngời như mặt trời. Ngài sợ hăi
vô cùng vội nhắm mắt lại, không dám nh́n lâu. Một lúc sau, khi
Ngài mở mắt ra th́ con mắt vẫn chưa biến mất, mà lại có phần
chói ngời hơn nữa. Ngài chợt hiểu rằng Tiên Ông cho Ngài h́nh
tượng để thờ phụng. Ngài vội vàng quỳ xuống chắp tay khẩn
nguyện, con mắt liền tự nhiên lu dần rồi biến mất.
Ít lâu sau, chưa kịp vẽ h́nh tượng con mắt để thờ th́ Ngài thấy
con mắt xuất hiện lần thứ hai. Do đó Ngài vội vẽ “con mắt”
(Thiên Nhăn) để thờ phụng, không dám chậm trễ nữa.
Sau khi Ngài Chiêu thờ Thiên Nhăn rồi th́ Tiên Ông mới xưng danh
là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” và chỉ dạy Ngài phải
kêu Tiên Ông bằng Thầy, chứ không cho phép dùng danh xưng khác.
Ngày 1 tháng 1 năm 1924, Ngài được nhà nước thăng lên ngạch Tri
Phủ. Khi Ngài Chiêu sắp đổi về Sài G̣n, Đức Cao Đài Tiên Ông
giáng cơ ban cho Ngài một bài thi sau đây:
Kín ngoài rồi lại kín trong,
Đường xa phong cẩn thưởng ḷng để vui.
Công đầu chịu cực đừng lui,
Thiên tào thăng thưởng đạo mùi ngọt ngon.
Ba năm ḷng sáng như son,
Trèo non xuống biển vuông tṛn công phu.
Chớ phiền mỏi mệt ḷng tu,
Trăng kia mây vẹt, Đường Ngu gặp hiền.
Mựa toan vụ thấy Thanh Thiên,
Các đào rơ biết mối truyền chánh tông.
Giờ nầy Thầy điểm thâm công,
Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.
Ngoài trong sạch tợ bạch liên,
Khá ḷng ǵn giữ mối giềng chớ xao.
Chiêu chiêu nguyệt thấu thanh thao,
Trên đầu cũng có Thiên Tào xét xem.
Thấm mùi con biết lân nem,
Đề hồ con uống Thầy xem ân cần.
Đạo luyện khắc kỷ phục thân,
Chiêu con khá giữ, Thầy phân cạn lời.
Đến ngày 29 tháng 7 năm 1924 Ngài được lịnh rời Phú Quốc để đổi
về làm việc tại Pḥng Thương Mại trong Dinh Thống Đốc Nam Kỳ.
Trong thời gian ở Sài G̣n, ngày hai buổi Ngài làm việc tại dinh
Thống Đốc, ngoài ra Ngài cũng thường lui tới chùa Ngọc Hoàng ở
Dakao, ít giao thiệp với người khác, dành th́ giờ để lo cho việc
công phu.
Trên bước đường làm quan, Ngài Ngô Văn
Chiêu có tiếng là vị quan thanh liêm, chánh trực, công b́nh. Đối
với bạn đồng sự, Ngài rất khiêm tốn, ôn ḥa. Đối với dân chúng,
Ngài tận tụy, hết ḷng giúp đỡ, nhưng không bao giờ nhận tiền
bạc, vật phẩm đền ơn đáp nghĩa của người khác.
Vào cuối năm Ất Sửu (1925), Đức Cao Đài dạy Ngài Chiêu phải đem
mối đạo truyền ra. Ngài độ được các ông quan Phủ Vương Quan Kỳ,
ông Phán Nguyễn Văn Hoài, ông Phán Vơ văn Sang, và Đốc Học Đoàn
Văn Bản.
Trong lúc đó, có một nhóm pḥ cơ ở Sai G̣n đă được thành lập vào
ngày 22 tháng 1 năm 1926. Nhóm nầy được lịnh dạy của Đức Chí
Tôn, bảo quư Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang,
Cao Quỳnh Diêu, Lê Văn Trung, Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức
phải đến chung hiệp với quan phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở đạo.
Ngài c̣n dạy thêm: Mỗi việc chi phải do nơi Chiêu là anh Cả.
Đêm giao thừa năm Ất Sửu, Đức Chí Tôn dạy quư Ngài trong hai
nhóm đến thăm từng nhà của nhau. Tới khuya, gần đúng giáo thừa
th́ đến nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn, th́ Đức Chí Tôn giáng
dạy:
Chư môn đệ nghe.
Chiêu, buổi trước hứa lời truyền đạo cứu chúng sanh, nay phải y
lời mà làm chủ mối đạo, d́u dắt môn đệ Ta vào đường đạo đức đến
buổi chúng nó lập thành, chẳng nên tháo trút. Phải thay mặt Ta
mà dạy dỗ chúng nó.
Sang năm Bính Dần (1926), nhằm đêm vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế,
tại nhà ông Phủ Vương Quang Kỳ, Đức Chí Tôn ban cho một bài thi
nêu tên 13 vị đệ tử để kỷ niệm buổi họp mặt:
CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG QUƯ GIẢNG thành.
HẬU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,
Hườn Minh Mân đáo thủ đài danh.
Mười ba vị đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn là Ngô Văn Chiêu,
Vương Quang Kỳ, Lê Văn Trung, Nguyễn Văn Hoài, Đoàn Văn Bản, Vơ
Văn Sang, Cao Hoài Sang, Lư Trọng Quư, Lê Văn Giảng, Nguyễn
Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư. Do chữ
Sang trong bài thi là tên của hai vị Vơ Văn Sang và Cao Hoài
Sang.
Sau đêm vía, Đạo càng ngày càng mở rộng, Đức Chí Tôn thâu phục
thêm rất nhiều đệ tử và việc truyền đạo tiến hành rất tốt đẹp.
Riêng Ngài Chiêu v́ theo tôn chỉ “Ngô thân bất độ hà thân độ”,
nên Ngài ở nhà lo tự giác, tu luyện theo phép tu đơn và bắt đầu
từ đêm 14 tháng 3 năm Bính Dần (Dl 24/4/1926), Ngài tách riêng
ra, cùng với quư ông Nguyễn Văn Hoài, Vơ Văn Sang, Lư Trọng Quư.
Từ đây, tuy tôn chỉ khác nhau, một đàng lo phổ thông mối đạo,
một đàng lại chuyên bề tự giác, nhưng tựu trung về phương diện
tín ngưỡng vẫn thờ kỉnh Đức Cao Đài Thượng Đế.
Sau khi tách rời khỏi nhóm Phổ Độ, Ngài Chiêu lập Cơ Tuyển Độ
Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, gọi tắt là Chiếu Minh Vô Vi. Do vậy
Ngài đổi chữ lót trong tên Ngài thành chữ Minh và từ đó người ta
gọi tên Ngài là Ngô Minh Chiêu.
Tháng 4 năm Mậu Th́n (1928) Ngài xin nghỉ phép sáu tháng để tổ
chức đi du lịch núi Tà Lơn và Đế Thiên Đế Thích. Sau đó Ngài trở
lại làm việc tại dinh Thống Đốc Nam Kỳ như trước.
Cuối năm 1931, Ngài bị mệt nhiều nên xin phép Chánh phủ cho nghỉ
ở nhà dưỡng bịnh.
Ngày 30 tháng 3 năm 1932, Ngài lại đi núi Tà Lơn với ư định bỏ
xác nơi đây, nên không muốn trở về. Các đệ tử đi theo nài nỉ
lắm, Ngài mới chịu về ở trong một cái Thảo lư cách châu thành
Cần Thơ khoảng ba cây số.
Ngài Ngô Văn Chiêu thường nói rằng, Đức Chí Tôn định cho Ngài sẽ
liễu đạo trên sông Cửu Long, nên mới ban cho câu:
Giờ nầy Thầy điểm thâm công,
Ngày sau con sẽ cỡi rồng hồi nguyên.
Thật vậy, đến sáng ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân (Dl 18/4/1932),
Ngài quyết định về Tân An.
Trên đường đi, lúc xe chở Ngài xuống bến phà Mỹ Thuận, phà chạy
gần nửa sông th́ Ngài Ngô Văn Chiêu xuất thần thoát xác một cách
êm ái vào lúc 3 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân, hưởng
dương 55 tuổi.
II.-
PHÁI CHIẾU MINH TAM THANH VÔ VI
Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là một Chi Phái đầu tiên của
Đạo Cao-Đài, thành lập sớm nhứt, từ cuối năm Bính Dần (1926) khi
Ngài Ngô Văn Chiêu không nhận chức Giáo Tông, cùng với quư ông
Nguyễn Văn Hoài, Vơ Văn Sang, Lư Trọng Quư lo bề tự giác, tu
luyện theo phép tu đơn và bắt đầu từ đêm 14 tháng 3 năm Bính Dần
(Dl 24/4/1926), Ngài tách riêng ra lập Cơ Tuyển Độ Chiếu Minh
Tam Thanh Vô Vi, gọi tắt là Chiếu Minh Vô Vi, Trụ sở Thánh Đức
Tổ Đ́nh tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Khi thành lập Chi phái nầy, Ngài đổi chữ lót trong tên của Ngài
thành chữ Minh và từ đó người ta gọi tên Ngài là Ngô Minh Chiêu.
Khi Ngài Ngô qui Tiên năm 1932 rồi th́ ông Tư Huỳnh đứng ra lănh
đạo Chi Phái nầy.
Nguyên hồi mới khai nền đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn dự định phong
phẩm Giáo Tông cho Ngài Ngô Văn Chiêu, nên trong Đàn cơ ngày 17
tháng 4 năm 1926, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy ba ông Lê Văn Trung,
Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc đến nhà Ngô Văn Chiêu bảo ông phải
may một bộ Thiên phục Giáo Tông và dạy Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu
lănh nhiệm vụ may bộ Đại phục đó cho hoàn thành.
Bài Thánh giáo ấy được chép lại như
sau: “Trung, Cư, Tắc ba con lập tức lên Chiêu biểu nó phải
sắm sửa liền một bộ Thiên phục màu trắng. Trên đầu chẳng phải
bịt khăn mà đội măo trắng có chữ Càn thêu bằng chữ vàng. Dặn nó
mua thứ hàng thiệt tốt, măo cũng vậy, áo cũng vậy.
Hiếu lại phải nhọc công nữa, Thầy giao phần may sắm cho con. Con
liệu cho kịp, Rằm phải có nghe con”.
Rồi Ngài lại bảo bà Hiếu: Hiếu lấy chén nước lạnh, Thầy vẽ
kiểu măo cho con coi.
Mme Cư bạch Thầy.... Măo nầy là măo Giáo Tông.
Trước ngực ngay trán phải để chữ cung Càn - chữ vàng, chữ
Bát Quái - C̣n cái áo con phải tái cầu Thầy trong lúc may đặng
Thầy chỉ sắp mấy cung kia trên áo. Nghe và tuân theo nghe con.
Trung, đêm nay đừng cầu Thầy nghe con.
Cũng trong ngày ấy, Đức Chí Tôn lại giáng cơ dạy:
Mừng sắp con,
Hiếu qú bạch Thầy chỉ dạy may măo Đức Giáo Tông bề cao bao
nhiêu và mang giày thứ nào? Thầy sẽ nhứt định mọi việc.
Thầy dạy: Măo bề cao ba tấc,
ba phân, ba ly thước Lang Sa; may giáp mối lại th́ thế nào cho
có trước một ngạnh, sau một ngạnh hiệp lại có một đường xếp ấy
là Âm Dương tương hiệp, Hiếu biết mà.
Sợi dây xếp hai lại c̣n bên
trái có hai dải tḥng xuống một mí dài một mí vắn, mí dài ba
tấc.
Giáo Tông- Thảo hài.
Chỉ dạy bà Hiếu may xong, nhưng năm ngày sau, tức là ngày 22
tháng 4 năm 1926, Đức Chí Tôn giáng cơ bảo Bà Hương Hiếu:
Hiếu! Dâng măo Giáo Tông cho Thầy xem. Trúng, mà ai đội con
pḥng lật đật.
Bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn cho biết rằng ông Chiêu sẽ
không nhận chức Giáo Tông. Quả thật Ngài Ngô Văn Chiêu không đến
lănh chức, v́ Ngài theo một hướng tu khác, nên đến gần ngày Khai
Đạo, Đức Chí Tôn mới giao chức Giáo Tông cho Đức Lư Đại Tiên
Trưởng, Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm nhiệm, theo tịch đạo là Thanh,
Hương.
Điều nầy trong Thuyết Đạo, Đức Hộ Pháp cũng thắc mắc việc Ngài
Ngô không thọ lănh ngôi Giáo Tông, Ngài nói: “Về quyền hành
của Đạo, không biết v́ cớ ǵ Đức Chí Tôn đă định cho Ngô Văn
Chiêu làm Giáo Tông của Đạo, Đức Chí Tôn biểu may Thiên Phục
Giáo Tông và may rồi trong 10 ngày lại thôi, Ngô Văn Chiêu bị
biếm vậy”.
Việc Ngài Ngô Văn Chiêu không nhận lănh chức Giáo Tông, hiện nay
có hai quan niệm nói về việc đó:
-
Quan niệm thứ nhứt căn cứ theo bản Thánh Ngôn chép tay của Ngài
Thái Thơ Thanh cho rằng Ngài Chiêu trước khi nhận lên ngôi Giáo
Tông th́ bị Quỷ vương thử thách, Ngài không thắng nổi cơ thử
thách của Quỷ vương, nên đành chịu mất ngôi.
-
Quan niệm thứ hai cho rằng Ngài Chiêu sở dĩ không nhận chức Giáo
Tông là v́ ông muốn theo phép tu đơn. Chính cụ Huệ Lương, trong
quyển Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Sơ Giải có viết: “V́ mỗi ngày
phải tứ thời công phu tịnh luyện lại theo phép tu đơn không nên
xen lộn vào chỗ đông người để khỏi nhiễm trược, cho nên Quan Phủ
Ngô Văn Chiêu phải nhường phận sự độ dẫn đahi chúng cho chư vị
nói trên. Tuy vậy, ông vẫn khuyến khích anh em làm việc ấy bằng
cách giúp cho một số anh em có đủ phương tiện vật chất để hành
đạo”.
Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, trong quyển Đại Đạo Căn Nguyên
cũng có nêu ư kiến như sau: “Ông Trung vẫn vâng theo Thánh ư
lo thiết đàn giảng Đạo. Ông Chiêu lại ở nhà lo bề tự giác, ư ông
không muốn truyền bá mối Đạo ra cho nhiều người. Ông vẫn lấy câu
“Ngô thân bất độ hà thân độ” làm tôn chỉ. V́ vậy mà ông tách
riêng ra kể từ ngày 14 tháng 3 năm Bính Dần (Dl 24/4/1926).
Đồng một ư kiến ấy th́ có mấy ông: Nguyễn Văn Hoài, Vơ Văn Sang,
Lư Trọng Quí.
Từ đây, tuy đôi bên chủ nghĩa khác nhau, v́ một đàng (Lê Văn
Trung) th́ lo phổ thông mối Đạo, một đàng (Ngô Văn Chiêu) lại
chuyên bề tự giác, nhưng về phương diện tín ngưỡng th́ cũng đồng
thờ kỉnh Đức Cao Đài Thượng Đế.
Ngoài ra, khi phát biểu về Đạo Sử, Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đăi,
Trưởng Ban Đạo Sử có thuật lại rằng: Khi đó quan Phủ Ngô Văn
Chiêu lại muốn êm tịnh đặng có th́ giờ tham thiền nhập định,
không khứng đi phổ độ v́ dân chúng ồn ào như thế. Ông thường
nói: “Ngô thân bất độ hà thân độ” nghĩa là thân ta chưa độ được
,huống ǵ đi độ ai! Nếu ai muốn tu Tiên th́ phải từ từ đến nhà
tư của ông, ông sẽ chỉ cho cách thờ phượng để tâm tu niệm.
Hơn nữa, ông cho biết, nếu lập đàn cầu Tiên mà người tụ họp đông
quá th́ mất vẻ tôn nghiêm tất là khiếm lễ. Nếu khiếm lễ v́ đông
người th́ các Đấng Thiêng-Liêng và Tiên Ông không giáng. Chí
hướng của ông Ngô Văn Chiêu th́ không muốn hội họp đông người
khi lập đàn, v́ sợ mất sự an ninh trong Đô Thành. Quan Phủ Chiêu
muốn giữ an ninh v́ sợ đám chính trị gia trà trộn vào quấy phá
và v́ ông là một công chức của chánh phủ nên muốn như vậy là lẽ
phải của ông đó, nên ông từ chối, không chịu hợp tác với quí vị
Chức-Sắc Đại Thiên Phong đầu tiên cùng nhau đi phổ độ chúng sanh
theo lời Đức Chí-Tôn đă dạy. V́ vậy Ngài mới tách riêng ra để
lập Chi phái Chiếu minh Tam Thanh Vô Vi để chuyên lo về Nội giáo
Vô Vi, Tâm pháp bí truyền luyện đạo, nên phái nầy lựa chọn và
thâu nhận rất ít tín đồ, hoạt động hạn hẹp ở ba nơi: Cần Thơ (Tổ
đ́nh), Phú Quốc và Sài G̣n. Hiện nay Phái Chiếu Minh lại phân
ra: Chiếu Minh Long Châu và Chiếu Minh Đàn.
Thiên Vân
(21/6/2020)