ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

T̉A THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

 

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NH̀N

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XĂ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH LUẬN NGÔ VĂN TRÍ – CHỦ ĐỀ BỐN

 

Image may contain: text

       Tổng kết Thảo Luận:

       Tŕnh tự các bước của người học Đạo:

       Trước tiên xin cảm ơn tất cả chư bằng hữu đă tham gia có ư kiến trong chủ đề.
Sở dĩ có câu hỏi này là bản thân nhận thấy một số người bạn của tôi đă cố t́nh đi giảng Đạo cho người khác mà bản thân ḿnh chưa tin Đạo nên chẳng biết ḿnh nói cái ǵ.

       May mắn được gặp lại cánh thiệp Chúc Xuân năm Tân Tỵ của chư Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, trong đó có ghi câu rất ư nghĩa như sau:

       “CỬA ĐẠO LUÔN RỘNG MỞ, AI ĐI NGANG QUA RỒI ĐI LUÔN LÀ VÔ DUYÊN, AI GHÉ QUA MỘT LÚC RỒI ĐI LÀ VÔ PHẦN, AI LƯU TRÚ LẠI MÀ CHẲNG LO TU HÀNH LÀ VÔ PHƯỚC.”

       Nhờ câu nói đó mà tôi thay đổi cuộc đời học Đạo của tôi. Ba chữ Duyên, Phần, và Phước đă giúp tôi luôn tỉnh táo sợ ḿnh vô Duyên, hoặc vô Phần hay vô Phước mà tích cực học hỏi.

       Có ư kiến của các bằng hữu cho rằng ba chữ NGỘ ĐẠO, ĐẮC ĐẠO, và THÀNH ĐẠO cùng một nghĩa. Tôi thấy cũng hữu lư khi chúng được dùng riêng lẻ. Tất cả ba chữ đó đều chỉ chung việc một cá nhân đă thấy được ẩn số một bài toán, ở đây là bài toán tu hành.

       Sự cố ư đặt chung ba từ ấy vào một chuỗi tŕnh tự, không mang hàm ư cao siêu như ư nghĩa ở trên, V́ ngoài ba chữ đó nó c̣n nhiều từ khác (7 từ) để tạo thành một tŕnh tự. Nên tất cả được dùng chung với một nghĩa phổ thông của từ ngữ.

       Giờ xin bắt đầu đi sâu vào nội dung tŕnh tự. Đặt kế nhau những từ đều có chữ Đạo đi kèm, khiến cho người trong cuộc phải suy nghĩ cách sắp xếp từng bước. Việc sắp xếp này giúp cho hành giả có phương pháp tu hành khoa học hơn.

       Các từ: đứng liền kề nhưng phải logic mới thấy được chuỗi ư nghĩa. Không thể thay đổi vị trí được. V́ vậy mà tôi đă t́m ṭi trong kinh điển của các tôn giáo.

       May mắn, đă t́m thấy trong quyển Hội Lư Xiển Chơn Luận của Đạo Cao Đài, tác giả Nguyễn Văn Kinh có trích một câu trong Nội-Hoàn Kinh như sau:

       “- biết Đạo dễ, tin Đạo khó,
       - tin Đạo dễ, hành Đạo khó.
       - hành Đạo dễ, đắc Đạo khó.
       - đắc Đạo dễ, giữ Đạo khó.
       - giữ Đạo dễ, thành Đạo khó.
       Nhược bằng Đạo không khó, th́ Thần Tiên đều đầy dẫy như chợ đông.”
(trích Hội Lư Xiển Chơn Luận trang 58).
       Đây là các bước thực tế tu học của người tín hữu Cao Đài buổi Tam Kỳ Phổ Độ.

       Nếu hiểu các bước này theo như Phật giáo của Nhị Kỳ tức thời Phật Giáo c̣n thịnh hành th́ không có nghĩa ǵ hết. Lúc ấy, người hành giả mục đích cuối cùng là Đắc Đạo hưởng phước tức độ ḿnh hay tự độ.

       Buổi Tam Kỳ Phổ Độ có khác, sau khi độ được ḿnh c̣n phải độ cả chúng sanh. Độ xong cả chúng sanh th́ nhiệm vụ của Đạo mới Thành.

       Quay trở lại cái từ then chốt là Đắc Đạo.

       Ta lại đặt câu hỏi đắc Đạo khó hay dễ? Ngày xưa không mấy người học Đạo mà đắc Đạo, nên chữ đắc Đạo của người tu thời ấy rất khó. Chữ đắc Đạo ở đây là ám chỉ một ngôi duy nhứt là đắc Phật vị. Nếu không đắc được Phật vị th́ các chơn linh ấy không biết đi đâu, ở đâu, làm ǵ người ngoài không ai biết.


       Do cái khó đó mà ngày nay Chí Tôn hiệp nhứt Ngũ Chi lại thành một cái thang cho môn đệ Cao Đài lần bước leo lên: năm bậc ấy là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Phật Đạo là nấc cao nhứt. Người đại chí đại công có căn duyên tốt mới có thể leo lên tới. Nhược bằng không tới được, th́ người đệ tử Cao Đài cũng có thể biết ḿnh hay thân nhơn ḿnh đang ở đâu và phải làm ǵ.

       Với ư nghĩa đó, chữ Đắc Đạo trong Cao Đài không khó lắm.

       Khi dùng chữ đắc đạo trong Cao Đà́ th́ không phải hiểu chung là đắc Phật Vị nữa, mà phải xác định đắc Đạo ǵ trong ngũ Chi?

       Mỗi mức, có thang điểm và cách thức rơ ràng nên rất dễ tu học.

       - Nhơn Đạo: người tu học phải giữ được Tam Cang Ngũ Thường, ăn chay thập. phải Tùng được Khổ.

       -Thần Đạo: ngoài Nhơn Đạo, phải trau dồi thêm chữ TRUNG (thập hoặc trường trai cũng được) cần thiết phải luyện thêm trường trai. Khi không trọn trường trai, bị mất ba quyền (theo luật định). phải Thắng được Khổ.

       -Thánh Đạo: ngoài thành tích của Nhơn và Thần Đạo, phải rèn thêm được chữ Chánh trực. Chữ Thánh hán ngữ được chiết tự thành chữ “KHẨU” hiệp với chữ “NHĨ” trên chữ “VƯƠNG”.phải Thọ được Khổ.

       -Tiên Đạo: ngoài thành tích của ba bực Nhơn, Thần, Thánh Đạo th́ bản thân phải tự Thoát được Khổ. Biểu thị chữ “Tiên” chiết tự bằng chữ “Nhơn” trước chữ “Sơn”. Tức con người tiêu diêu tự tại, không lụy phiền với cơi trần.

       - Phật Đạo: từ ấn chứng đạt được của Tiên Đạo, người tu hành c̣n phải lập thêm hạnh Bồ Tát, tức phải cứu độ chúng sanh trong chừng mực là Giải Khổ cho chúng sanh.

       Như vậy, người tu trong Cao Đài bậc nhơn Đạo mà tṛn th́ có thể coi là Đắc bậc Hiền. Sau đó, c̣n ư chí tiến thủ th́ cầu phong lên Lễ Sanh hàng Thần đạo để học (tu) tiếp. Nếu trọn th́ có thể coi là Đắc Thần Đạo, có duyên nghiệp với Đạo th́ xin cầu thăng lên Giáo Hữu hàng Thánh đạo để tu tiếp... Trong hàng Thánh Đạo phải dày công phổ độ mới Đắc được ba bậc Địa, Nhơn, Thiên Thánh... và lập công tiếp. v.v.
Nói chung, ư nghĩa đắc Đạo trong Cao Đài có tính khả thi.

       Người tu hành cũng dễ tự tin lần lược hành Đạo đi lên.

       Trường hợp, người đắc được một trong năm bực ngũ chi rồi, không có khả năng tu lên tiếp, ngồi lại đó cho đến cuối đời. Có người, thời gian đó lại không giữ được việc đă hành, th́ coi như công toi. Thưởng phạt cuối cùng thánh đức thôi là vây.

       Một vị Lễ Sanh sau khi xuất sư hoàn thành nhiệm vụ, tuổi cao không thăng Giáo Hữu về tu tại gia, vô t́nh không ăn chay được th́ coi như không giữ được phẩm Thần đă Đắc…

       Phẩm Thánh và phẩm Tiên cũng vậy. Trường hợp ba ngài Đầu Sư (phẩm Tiên): Thái Ca, Thượng Tương, và Ngọc Trang đă không giữ được phẩm Tiên vị của ḿnh. Ai dám chắc ba vị ấy c̣n giữ được Tiên vị của ḿnh theo Luật Đạo?

       Đến đây, các bằng hữu hẳn không c̣n thắc mắc: Giờ xin xếp thứ tự các từ như sau:

       - Muốn Thành Đạo, trước phải Giữ được Đạo,
       - Muốn Giữ được Đạo, trước phải Đắc được Đạo ( 1 trong ngũ chi)
       - Muốn Đắc được Đạo, trước phải Hành Đạo,
       - Muốn Hành Đạo, trước phải Tin Đạo.
       - Muốn tin Đạo trước phải Biết Đạo.
       - Muốn Biết Đạo, trước phải Gặp Đạo. (Ngộ Đạo)
       Cửa đạo luôn rộng mở, nhưng có người đi ngang mà đi luôn nên không gặp (chữ Ngộ trong trường hợp này). có người gặp rồi vào chơi một lát, có người vào ở luôn nhưng không hành…

       Hành vi không tùng Luật Pháp Đạo là biểu thị sự không tin Đạo. Những bước tiếp theo sẽ không c̣n ư nghĩa.

       Câu tôi nói phần trên: các bạn tôi bản thân không tin Đạo mà thích làm thầy giảng Đạo cho người khác là ư này.

       Dĩ nhiên đây là ư kiến cá nhân. Mong nhận được sự chỉ giáo của quư Cao minh tiền bối.

       Xin mượn câu trong Giác Mê Diễn Ca của Ngọc Lịch Minh kinh:
       ...Ngó Nam Lănh vui màu ṭng bá,
       Nh́n Bắc Hà rùa cá nhởn nhơ,
       Chốn đơn pḥng bày tỏ huyền cơ:
       Mặc dù ngộ cùng không ngộ.
       Có duyên gặp Tam Kỳ Phổ độ
       Muôn đời c̣n tử phủ nêu danh...

       để chấm dứt bài tổng kết thảo luận.

       Nay kính
       Chính Luận Ngô Văn Trí

 

 

   

 

THƯ GIĂN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

 

 

 

 

 

You're visitor # Hương Đạo Florida
                           Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

      www.huongdaoflorida.com                                                                                                                                                             Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000                                                                                                                                                                 

                                                                                                                                                                                                                                                     Tel: 000-000-0000