Nghi TUẦN CỬU và
Nghi BẠT TIẾN
Những nội dung
quan trọng cần biết.
Điền Lạc
Hai chữ Tuần Cửu và Bạt Tiến là hai danh từ chuyên
biệt trong Đạo Cao Đài. Chỉ người tín hữu Cao Đài mới biết. Biết
đây là biết tên gọi và biết chín ngày diễn ra một kỳ… Chứ biết
chuyên sâu th́ ít ai dám tự hào ḿnh hiểu trọn vẹn. Đây cũng là
một nét ưu việt đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài mà các tôn giáo
khác không có.
Trong loáng thoáng suy nghĩ, ai cũng có cảm giác Bạt Tiến là
nghi thức thấp kém hơn nghi Tuần Cửu. V́ vậy có không ít người
không đủ điều kiện nhưng cố t́m cách giải thích biện hộ để thân
nhân ḿnh được hưởng nghi Tuần Cửu. Không ai có thể biết đằng
sau sự gian dối hữu h́nh ấy có một tác hại vô cùng nghiêm trọng
với linh hồn người quá cố.
Hôm nay tôi xin mạn phép sưu tầm trong Kinh điển Cao Đài tổng
hợp lại để cống hiến đến toàn thể quư đồng môn suy ngẫm.
Người viết bài này cũng v́ cảm thông nỗi niềm riêng tư của một
số bằng hữu gặp phải nên cố gắng thật khách quan t́m hiểu
để chia sẻ chung đến tất cả đồng đạo. Sự t́m hiểu có thể là có
một sự chủ quan. Nhưng người viết cố gắng t́m hiểu dựa trên kinh
điển cố gắng hạn chế tối đa cảm nghĩ chủ quan của ḿnh để phụng
sự cho đạo pháp. Mong được nhiều ư kiến đóng góp cho bài viết
được thêm hoàn hảo.
Với Phật giáo, một người quá cố theo thông lệ cứ mỗi bảy ngày có
một kỳ cúng, tụng kinh cầu nguyện.. người ta gọi đó là Tuần
Thất tất cả bảy lần tổng cộng 49 ngày. Với đạo Cao Đài
Tuần Cửu cũng tương tự. Nhưng chu kỳ mỗi chín ngày một lần
cũng cầu nguyện cho người quá cố. Tuần Cửu được gọi tên là cho
mỗi chu kỳ chín ngày. Tất cả chín kỳ như vậy tổng cộng 81 ngày.
Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết trong phần hai.
Tuần Bạt Tiến chỉ Cao Đài mới có. Bên Phật Giáo và các
tôn giáo khác không có lễ nào tương tự như vậy. Chín ngày và
chín kỳ …Con số chín có nhiều ư nghĩa. Ư nghĩa quan trọng nó
trùng với hàng Cửu Thiên Khai Hóa. Chúng ta nếu có dịp sẽ bàn rơ
hơn.
Chữ Bạt Tiến của đạo Cao Đài nhiều nơi ghi chép vào văn
bản lại khác nhau. Chỗ ghi BẠC chỗ ghi BẠT. Hai
chữ Bạt và Bạc hoàn toàn có nghĩa khác nhau rất xa. Chính v́
cách ghi không thống nhứt như vậy nên đă giải thích rất khác
nhau nếu không nói là tùy tiện.
Không biết trong kinh sách của Đạo Cao Đài có bài viết nào giải
thích rơ ràng ư nghĩa Bạt Tiến hay không, nếu chư tiền bối hoặc
hậu nhân c̣n lưu trữ lại vui ḷng chia sẻ tư liệu quư báu này,
xin đa tạ trước.
Người viết bài này sau khi sưu tầm chỉ thấy hai chỗ có ghi chữ
này, lại ghi khác nhau dù rằng đây là sách chánh thống của Đại
Đạo làm cho sự nghiên cứu bị lúng túng không ít:
1/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo:
của Hội Thánh xuất bản (có Thời Quân Trưởng Ban Kiểm Duyệt
Kinh Sách kiểm duyệt ấn kư)
Quyển xuất bản năm 1936 ghi Bạt Tiến (trang 13 ḍng cuối)
(Kinh đầu tiên)
Quyển xuất bản năm 1972 ghi Bạt Tiến (trang 18 ḍng 11)
Quyển xuất bản năm 1974 ghi Bạt Tiến (trang 18 ḍng
9)
Quyển xuất bản năm 1975 ghi Bạt Tiến (trang 18 ḍng 9)
(Kinh cuối cùng). Tất cả Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo sau nhiều lần
xuất bản có kiểm duyệt đều ghi Bạt Tiến.
2/- Quyển Quan Hôn Tang Lễ
năm 1975 (Hội Thánh giữ bản quyền)
Ghi Bạc-Tiến: trong phần Sơ Giải (trang 41 ḍng 12)
3/- Các tác giả hiện đại:
a/-Trong quyển Từ Ngữ Điển Cố Cao Đài của Hiền tài Quách
Văn Ḥa ghi:
Bạt Tiến: giải thích
(Bạt: cất lên, đề cử. Tiến: giới thiệu dâng lên)
b/- Trong Cao Đài Tự Điển của Hiền tài Nguyễn Văn Hồng
ghi:
Bạt: cất lên, đề cử.
Tiến: dâng lên, tiến cử
(Bạt Tiến là đề cử dâng lên các đấng thiêng liêng cứu
giúp một linh hồn cho được siêu thăng).
Với các sự dị biệt như đă tŕnh bày. Người viết đă định hướng
t́m hiểu ư nghĩa theo cách ghi BẠT TIẾN. V́ hầu hết các kinh
điển và sách của các nhân sĩ đại đạo đều ghi như vậy. (Trường
hợp quyển Quan Hôn Tang lễ ghi BẠC TIẾN, không thấy chỗ nào khác
ghi, có lẽ sai do khâu sắp chữ gọi là lỗi in ấn?) Trong từ điển
Việt Nam hoặc Hán Việt Tự điển, chữ BẠC chỉ có một vài nghĩa
(bạc: Kim loại; bạc: mỏng như bạc bẽo, bội bạc v.v.) không ư
nghĩa ǵ về mặt đạo học.
Phần phân tích chánh thức:
A-/ TUẦN CỬU:
Kể từ ngày người tín hữu Cao Đài chết, mỗi chín ngày Bàn Tri Sự
và đồng đạo đến tư gia người quá cố hành lễ Đệ Nhất Cửu, Đệ Nhị
Cửu… đến Đệ Cửu Cửu… cho người quá cố. Trước đây, nghi thức này
được thực hiện tại Ṭa Thánh hoặc Thánh Thất sở tại. Ngày nay,
do Thánh Thất thay đổi nghi thờ cúng không giống trong Tân Kinh
đă dạy (nên gọi là loạn pháp) các Bàn Tri Sự sở tại thực hiện
nghi cúng này tại tư gia người quá cố (hoặc tại tư gia chức sắc
chức việc gần nhứt nếu tư gia tang chủ không có nghi thờ Chí
Tôn.)
Nghi tiết Tuần Cửu gồm có: Lễ cúng Thầy có thượng Sớ Nhứt,
Nhị… Cửu Cửu… sau đó đến phần tụng Khai Cửu tiếp tụng Kinh đệ
Nhứt, Nhị … Cửu Cửu. Cuối cùng phần tụng Di Lặc Chơn Kinh.
Nghi Tuần Cửu này chỉ áp dụng cho người tín hữu không phân biệt
phẩm tước đă ăn chay đúng theo Tân Luật, tức ăn chay 10 ngày một
tháng hoặc trường chay. Những người ăn chay không đủ 10 ngày
trong tháng th́ chỉ hành lễ Bạt Tiến. sẽ nói ở phần sau:
B-/ BẠT TIẾN:
Như phần trích dẫn ở trên ư nghĩa Bạt Tiến được hiểu là nghi
thức tiến cử đề cử dâng lên các đấng thiêng cứu giúp một linh
hồn cho được siêu thăng (Cao Đài Tự Điển).
Cũng như nghi Tuần Cửu, nghi Bạt Tiến được thực hiện tại tư gia
người quá cố hoặc nhà chức sắc chức việc gần nhứt nếu tư gia
không có nghi thờ Đức Chí Tôn.
Nghi Bạt Tiến được tiến hành như sau: tính từ ngày chết của
người tín hữu đến chín ngày ( trùng với ngày tuần Nhứt Cửu, Nhị
… Cửu Cửu). Bàn Tri Sự và đồng đạo đến tư gia người quá cố hành
lễ: Gồm cúng Thầy thời ngọ không dâng sớ, Tiếp theo Bàn Tri Sự
và đồng đạo cùng tang quyến cầu nguyện cho người quá cố được
siêu thoát. Cuối cùng, Tang gia tiếp quỳ cầu khẩn các đấng
thiêng liêng cứu độ vong hồn cho người quá cố do đồng đạo hộ đọc
bài Kinh Cầu Siêu. Không có Khai Cửu, cuối cùng tụng Di Lặc Chơn
Kinh. V́ không có thượng sớ nên lễ cúng Thầy không dâng đủ Tam
Bửu.
Lời bàn:
1/- Trong buổi làm Tuần Cửu và cầu nguyện Bạt Tiến: có những nét
giống và khác nhau:
Giống:
Cả hai đều cùng thực hiện mỗi chín ngày một kỳ.
Cả hai đều cầu nguyện các đấng thiêng liêng giúp cho chơn hồn
được siêu thoát.
Cả hai đều có tụng bài Di Lặc chơn Kinh
Khác:
-/ Tuần Cửu có dâng Sớ, Bạt Tiến th́ không có dâng Sớ.
-/ Tuần Cửu có Khai Cửu, Bạt tiến th́ không có.
2/- Để hưởng được nghi tuần cửu, điều kiện duy nhứt người
tín hữu Cao Đài phải ăn chay 10 ngày đổ lên trên một tháng theo
Tân Luật. Dầu cho là phẩm chức sắc đi nữa mà không đủ thập trai
cũng chỉ được hưởng nghi Bạt Tiến mà thôi. Tuy người ăn chay đủ
10 ngày trong một tháng chưa chắc không phạm lỗi, phạm Luật.
Thậm chí cả ăn trường chay mà phạm Pháp Chánh Truyền, cũng không
được hưởng Tuần Cửu. Đă là luật th́ phải áp dụng nghiêm chỉnh và
triệt để. Ví dụ Phẩm Hiền Tài đối phẩm ngang với Lễ Sanh
nếu giữ đủ 10 ngày cháng một tháng được hành lễ tang theo hàng
phẩm Lễ Sanh. Vị Hiền tài nào ăn chay dưới 10 ngày một tháng chỉ
được hành lễ Bạt Tiến mà thôi ( trích tóm lược phần phụ chú nghi
tang tế sự cho hàng Thần Vị Lễ Sanh và tương đương)
3/- Trong nghi Tuần Cửu, Người chủ lễ thượng sớ tŕnh báo lên
thiêng liêng: phẩm tước, tên, tuổi, ngày nhập môn, ngày quy vị
của người quá cố. Mỗi kỳ đưa lên một cảnh giới mới trên chín
tầng Trời. Người đạo hữu hay chức sắc trong nghi Bạt Tiến không
được đưa lên như vậy. Đọc nội dung bài Kinh Cầu Siêu ta thấy
tang chủ và đồng đạo cầu khẩn các Đấng có nhiệm vụ nơi cơi Diêm
Đ́nh chứ không phải cơi thiêng liêng. Ví dụ, Địa Tạng Vương Bồ
Tát, Thái Ất Tiên Tôn, Thập Điện Từ Vương… có lẽ những chơn hồn
ăn không đủ trai giới 10 ngày phải qua Âm Quang chăng?
Quang Thế Âm: vớt lê
thứ khổ trần đọa lạc.
Địa Tạng Vương Bồ Tát:
tế bạt vong hồn
Thái Ất Thiên Tôn:
khai giải ngục môn
Đông Nhạc Đế Quân:
chế cải tai ương
Thập Điện Từ Vương:
giảm h́nh phạt, tiêu diệt tiền khiên..
Rồi cuối cùng cũng đến cung Tiên tu luyện.
4/- Với những bài Kinh tụng cho nghi Tuần Cửu, dù không hiểu chữ
Nho nhiều, ai cũng cảm thấy chơn hồn đều được đưa lên được chín
từng Trời. Với bài Kinh Cầu Siêu tụng cho Nghi Bạt Tiến ai
cũng thấy được đang cầu xin cho các chơn hồn nơi cơi Diêm Đ́nh.
V́ vậy Luật Pháp của Đạo vô cùng quan trọng. Luật sẽ không tư vị
một ai. Nhứt là khi người ngồi ghế Ṭa căn cứ Luật để xét xử ta
lại chính là ta. Ta không hề xử oan cho ta cũng không hề tư vị
cho ta…
5/- Các điều bàn trên đây (từ ư 1 đến 4) đều thật vô tư và chính
xác y như lúc chức việc và chức sắc minh thệ lập minh thệ nhậm
chức vụ hữu h́nh vậy. Những ai đang phạm luật lại mong mỏi Chí
Tôn và các Đấng gia giảm tội t́nh cho ta với lư do bị hoàn cảnh
bất đắc dĩ mới phạm tội hăy thức tỉnh: Thay v́ nhúng vào tội rồi
ngồi mong chờ được giảm nhẹ, Sao ta không giữ luật pháp đúng như
đă minh thệ ngay khi c̣n sinh tiền sẽ hay hơn. C̣n tại thế là
chúng ta c̣n cơ hội ăn năn sám hối lập công chuộc tội. Đừng đợi
chết rồi th́ quá muộn.
6/- Câu hỏi quan trọng: Có phải mọi chơn hồn được hưởng nghi
Tuần Cửu đều được thăng hết? và có phải tất cả các chơn hồn
hưởng Nghi Bạt Tiến đều bị đọa vào Âm Quang hết? Xin nhấn
mạnh một lần nữa: Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng cho các
chơn hồn suy xét. Xin giải đáp như sau:
6.1/- Trường hợp ăn chay đủ (10 ngày một tháng). Trong những
người này cũng có người phạm tội chứ không phải trọn vẹn, hay
nói rộng hơn phạm Pháp Luật Đạo. Người này vẫn được hưởng nghi
Tuần Cửu mặc dầu, tội th́ vẫn phải xét. Trong tuần:
a/- Tuần tứ Cửu: câu kinh:
“Cửa lầu Bát Quái chun ngang,
Hỏa tinh Tam muội thiêu tàn oan gia.”
Cho chúng ta hiểu rằng: Oan gia không phải chỉ là ăn chay thiếu
10 ngày một tháng mà thôi. C̣n bao hàm các việc vi phạm Luật
Pháp Đạo nữa. Ăn chay dù đủ nhưng phạm Luật Đạo vẫn bị hỏa tinh
tam muội thiêu tàn…
b/- Tuần Ngũ Cửu: Câu Kinh:
“Đài Chiếu Giám cảnh minh nhẹ bước,
Xem rơ ràng tội phước căn sinh..”
Cho chúng ta thấy rơ tội phước ta làm nơi thế gian đều hiện rơ
không thiếu chi tiết nào tại Đài Chiếu Giám. Lúc này ta không
thể chối tội. Trong các tôi đó có tội
“Phản Loạn Chơn Truyền”
và lập “Bàng Môn Tả Đạo”
là trọng tội.
c/- Tuần Cửu Cửu: Câu Kinh:
“Ngọc Hư Cung, sắc lịnh kêu,
Thưởng, phong, trừng, trị phân điều đọa thăng…”
Cho chúng ta thấy rằng dù ăn chay đủ 10 ngày hoặc ăn chay trường
cũng có thể bị tội phải trừng trị hoặc bị đọa nếu đă phạm tội.
Ăn chay là điều kiện cần nhưng chưa đủ để được thăng! Đến Cửu
thứ chín chưa chắc các chợn hồn c̣n được đi tiếp đến Tiểu hay
Đại Tường. Nếu có sắc lịnh kêu và phân định đọa xuống th́ chơn
hồn cũng phải quay đầu về thế gian trả quả.
6.2/- Trường hợp ăn chay không đủ 10 ngày một tháng do không cố
ư: (Ví dụ con cháu hay người thân nóng ruột cho ăn nhầm đồ mặn
vào những ngày thập trai lúc người bệnh hôn mê không làm
chủ ư thức.) Tuy không được hưởng Tuần Cửu, nhưng công đă lập
cũng vẫn phải được xét theo luật Công B́nh Thiên Đạo.
Đó là trường hợp đa số gặp phải lúc gần cuối đời; người bệnh
tinh thần không c̣n tự chủ đă bị con cháu hay người thân nóng
ruột lại thiếu hiểu làm cho vi phạm trai giới; hoặc bị bệnh viện
chăm sóc đă cho bệnh nhân dùng mặn. Sau đó người bệnh qua đời.
Chơn hồn này phải chịu nghi Bạt Tiến. Tức không được thượng sớ
tŕnh tấu lên các Đấng thiêng liêng mỗi chín ngày.
Do quá tŕnh hành đạo luôn nghiêm chỉnh giữ ǵn luật pháp tức
không phạm lời minh thệ, không phạm luật pháp đạo, ăn chay đúng
theo Tân Luật giờ phút chót lại vi phạm trai giới, theo luật
công b́nh Thiên Đạo chơn hồn này đều phải bị hành lễ Bạt Tiến.
Khi vào Tịnh Tâm Xá để xét ḿnh: Kết quả ǵn giữ luật Đạo là bản
chất, ăn chay thiếu là ngộ nhận nên thời gian xét ḿnh sẽ không
lâu. Các Đấng thiêng liêng nói ở điểm 3 sẽ giúp về cung
Tiên trong thời gian rất mau.
Theo Thánh giáo của Thất Nương và Bát Nương nói về Âm Quang có
đề cập đến nhiều chơn hồn phải ở đó hàng ngh́n năm, hàng trăm
năm để xét v́ phạm tội phạm luật là bản chất chờ cho đến khi
nhận thức được chơn
truyền của Chí Tôn ban cho mới có thể ăn năn sám hối thoát
khỏi âm quang. Chơn truyền của Chí Tôn: Thánh Ngôn, Pháp luật,
Lời minh thệ đều có nói đủ nhưng lúc c̣n sống không tin nên ra
nông nổi.
Ư KẾT:
Qua các trích dẫn và lời bàn ở trên, Chúng ta sẽ thấy: ǵn giữ
Luật Pháp là điều kiện tiên quyết, ăn chay là thứ yếu. Ăn
chay trường mà phạm luật vẫn bị đọa. Ăn chay thiếu, nhưng nghiêm
chỉnh ǵn giữ Luật vẫn được về Cung Tiên tu luyện..(theo Kinh
Cầu Siêu)
Có nhiều trường hợp do sĩ diện với đời sợ mang tiếng chức sắc
hoặc chức việc mà bị nghi Bạt Tiến làm xấu hổ; gia đ́nh khai
gian với Bàn Tri Sự chủ lễ. Lúc này mặt hữu h́nh chơn hồn có
tiếng thơm, nhưng mặt vô vi sẽ vô cùng tai hại.
Tôi c̣n nhớ đâu đó có đọc bài nói chuyện của đạo thỉnh giáo Đức
Hộ Pháp trả lời thà làm nghi Bạt Tiến khi phạm ăn chay ngày cuối
đời mà hưởng đủ. Hơn là khai dối để làm đủ (thượng sớ cúng tuần
cửu) lại hưởng thiếu rất nguy hại cho linh hồn (không nhớ nằm
trong văn bản nào? Nếu chư đồng đạo nào có văn bản này xin chia
sẻ để chứng minh. Nếu không có, coi như đây là một góc nh́n
tham khảo do đă không ghi được xuất xứ.
Đến đây, bài t́m hiểu về ư nghĩa và tầm quan trọng trong nghi
Tuần Cửu và nghi Bạt Tiến xin tạm kết thúc. Rất mong đón nhận
lời góp ư của quư nhân sĩ Đại Đạo.
Nay kính
Thánh Địa Tây
Ninh, ngày 24 tháng 2 năm nhâm Dần,
Điền Lạc